Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Happy New Year: Best of 2013

2013 has been such an incredible year. I never dreamed that a little blog which I started five years ago would allow me the opportunity to travel the world and meet so many amazing and inspiring people. I am truly thankful for everyone who visits  and comments regularly. Your encouragement and support are the driving force behind a growing movement and shift in how we view the aging process. Here are some of my favorite photos from 2013. Thanks so much for all of your continued support and have a happy, healthy, and safe New Year!!!!!

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Bliss is Back

A trip to Pasadena is never complete without stopping into to see Bliss. She brought along her friend Sox and we had a great lunch at Julienne. I highly recommend the green omelet. Check out her amazing collection of Heavenly Handbags HERE.

Silver Age

Linda Davis is the owner of Koi, a wonderful boutique in South Pasadena. Doesn't she have the most incredible hair?!!!

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Suzi Click at The Grau Haus

Last weekend I visited artist and designer Suzi Click at the historic Crossroads of The World Shopping Mall in Los Angeles. She was having a sale of her work at The Graus Haus, an incredible shop full of wearable art and accessories. I picked up a great jacket for my mom and got some new shots of Suzi. Check out more of her fantastic work HERE  .

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Happy Holidays

The first time I met Maureen she was decked out in leopard print and Bakelite. When she invited me to her home in Pasadena, I knew I was in for a real treat. This past weekend I was finally able to make a trip back to California to see Maureen and meet her adorable basset hounds. It was the perfect time to visit as Maureen had just finished her annual holiday decorating. Her gorgeous home, built in the 1920's, dazzled with vintage Santas and snowmen. Candy canes and snow flakes lined every hallway. Check out some of her wonderful decorations above and have a healthy and beautiful holiday!

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Biệt khu Tàu+ ở Đà Nẵng

Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2013-12-20

da-nang-1-305.jpg
Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng.
RFA


Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.

Đâu rồi Đà Nẵng xưa?

Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.
Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!”
Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ.
Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.
da-nang-2-250.jpg
Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Một người dân khác, tên Oanh, sống ở Đà nẵng lâu năm, chia sẻ với chúng tôi thêm về người Tàu ở thành phố này, bà Oanh cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ.
Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.

Thả con tép câu con tôm

Một người dân Đà Nẵng khác tên Dũng, chia sẻ với chúng tôi rằng ông thấy người Tàu quá nguy hiểm, họ đã dễ dàng qua mặt nhà cầm quyền cũng như qua mặt nhân dân ở đây. Ông này nói thêm là thực ra, người Tàu trở lại Đà Nẵng không phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ.
Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.
da-nang-3-250.jpg
Khách sạn thuộc một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam tại Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Và việc mua được những diện tích đất vàng ở Đà Nẵng cũng nhanh chóng kéo theo hệ quả là người dân ở khu vực này bị Tàu hóa vì động cơ kiếm tiền, không ít các cô gái ở đây sẵn sàng làm phục vụ ở các bar, nhà hàng của người Tàu vì theo họ, các ông chủ người Tàu trả tiền rất mát tay và xài rất sang. Hơn nữa, nếu không chọn làm việc cho các ông chủ người Tàu vốn sống gần nhà mình, các cô gái này phải đi làm việc trong khu công nghiệp cách nơi họ ở quá xa và đồng lương cũng còm cỏi.
Thuyền, biệt danh là “Thuyền Ba đờ ghe”, từng làm việc lâu năm với người Tàu trên đường Hoàng Sa, cho chúng tôi biết: “Họ qua mình họ ở thì đầu tiên cũng thiện cảm với mình. Nhưng khi mình đã làm việc cho họ rồi thì mình cũng không khác chi người ở cho họ thôi. Cái cách của họ với mình không thiện cảm lắm đâu. Không giống như người mình với người mình, có nghĩa là mình làm lấy lương nhưng người ta quý trọng mình. Còn họ mình làm được thì làm, không làm được thì họ nói khó chịu lắm! Không dễ đâu! Riêng ở Đà Nẵng đây thì nhiều lắm!”
Hiện tại, Thuyền không còn làm việc với người Tàu ở đây nữa, và cô cũng ngậm ngùi nhận ra rằng người chủ Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với nhân viên Việt Nam cả, một đồng xu của họ bỏ ra, bao giờ cũng ngầm chứa một phép toán bên trong mà ở đó, nếu là con gái, phải cộng trừ nhân chia cho ra đáp số bằng xác thịt, nhục dục và tiết hạnh. Còn nếu là con trai, cái giá phải trả là những đường dây ma túy, xã hội đen, làm kẻ bưng bô cho ông chủ, phải trả giá bằng sự vong nô tuyệt đối.
Điều này cho thấy các ông chủ Trung Quốc bao giờ cũng biết sử dụng đồng tiền và tùy từng tình huống mà kinh doanh nó, chiêu thức thả con tép để lấy con tôm của họ luôn đắc địa, luôn mang về cho họ phần thắng lợi. Và trên một mảnh đất, một quê hương mà kẻ ăn không hết, người làm không ra, thì những “kẻ ăn không hết” sẽ dễ dàng trở thành những tên Việt gian để đưa kẻ ngoại bang vào làm chủ, còn những “người làm không ra” sẽ rất dễ sa ngã vào những đồng tiền mị dân của kẻ thực dân mới với vỏ bọc nhà đầu tư, ông chủ tốt bụng.
Tạm biệt thành phố Đà Nẵng, chúng tôi ra thẳng sân bay và mua vé quay trở về miền Bắc, một cảm giác buồn xâm chiếm đến nghẹt thở, một nỗi bất an và trĩu nặng khi nghĩ đến chuyện trước đây, Bình Dương, Hà Tĩnh đã dày đặc người Tàu. Không ngờ, chưa bao lâu sau đó, Đà Nẵng cũng dày đặc người Tàu, rồi đây, không biết sẽ đến thành phố nào trở thành phố Tàu trên đất nước Việt Nam nữa đây? Đương nhiên là người Trung Quốc đã có mặt trên khắp ba miền đất nước! Thật là buồn khi mơ hồ nhận ra rằng mình đang lưu vong trên quê cha đất tổ của mình!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

3dũng thả cửa cho côn an được quyền bắn bỏ dân Việt

Bị chống lại bằng tay an ninh vẫn bắn?

Cập nhật: 12:21 GMT - thứ sáu, 20 tháng 12, 2013

Cảnh sát Việt Nam thường xuyên bị tố cáo là hành xử thô bạo
Chính phủ Việt Nam vừa ra nghị định trong đó cho phép lực lượng an ninh được dùng vũ lực hoặc nổ súng đối với những trường hợp 'chống cán bộ thi hành công vụ'.
Nghị định 208/2013/ND-CP được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành vào ngày 17/12 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2 năm sau.
Nội dung nghị định viết "trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí ... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực ... hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ”.
Hành vi 'chống người thi hành công vụ' trong nghị định này được xác định là "hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực" đối với người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, việc "không chấp hành hiệu lệnh," "có hành vi nhằm cản trở người thi hành công vụ hoàn thành nhiệm vụ" cũng bị quy là "chống người thi hành công vụ".

Vượt giới hạn phòng vệ?

Trả lời BBC ngày 20/12, luật sư Nguyễn Văn Miếng, từ văn phòng luật sư Hồng Đức, cho rằng nghị định này đã "vượt quá giới hạn phòng vệ".
"Trong Bộ luật hình sự có điều khoản nói về việc phòng vệ chính đáng, trong đó quy định hai bên phải dùng vũ khí tương đương," ông nói.
"Người ta chống cự mình như thế nào thì mình chỉ được chống lại theo một cách tương đương, chứ không thể vượt quá giới hạn chính đáng được."
"Nếu người ta chống bằng tay không mà anh lại nổ súng, thì đó là sai rõ ràng."
"Cái cơ bản là quy trình tác nghiệp của người thi hành công vụ. Phải đặt ra dấu hỏi là nổ súng vào ai, chứ không phải ai vi phạm cũng nổ súng"
Luật sư Hoàng Văn Hướng
Trong khi đó, luật sư Hoàng Văn Hướng, thuộc văn phòng luật sư Hoàng Hưng, nói cần phải có quy định cụ thể trong trường hợp nào thì được phép nổ súng.
"Cái cơ bản là quy trình tác nghiệp của người thi hành công vụ. Phải đặt ra dấu hỏi là nổ súng vào ai, chứ không phải ai vi phạm cũng nổ súng," ông Hướng nói.
"Thứ nhất, đó là loại súng gì? Súng gây sát thương hay chỉ mang tính chất đe dọa?"
"Thứ hai, mức độ vi phạm là như thế nào? Phải quy định chắc chắn trong văn bản hướng dẫn là người thi hành công vụ chỉ nổ súng vào người vi phạm khi người đó vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm cho người thi hành công vụ."
"Nếu như trong trường hợp người ta vi phạm chưa đến mức độ phải nổ súng gây sát thương thì việc nổ súng là một hành động vượt quá thẩm quyền công vụ".
"Trong trường hợp đó, nếu xác định được thiệt hại của người bị vi phạm về mặt tài sản và tính mạng thì phải áp dụng Bộ Luật hình sự đối với những người thi hành công vụ đó."
"Nếu xác định có thiệt hại về vật chất do người thi hành công vụ lạm quyền thì qua xét xử bằng bản án hình sự hoặc trách nhiệm dân sự, hành chính có thể xác định được mức thiệt hại để yêu cầu người thi hành công vụ phải đền bù," ông Hướng nói.

Vụ Tiên Lãng và khái niệm 'công vụ'

Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng bị phán quyết là trái pháp luật
Khi được hỏi liệu vụ cưỡng chế trái phép ở Tiên Lãng có cho thấy khái niệm 'công vụ' chưa được quy định đúng đắn tại Việt Nam hay không, và nếu những trường hợp tương tự xảy ra, liệu người dân có bị nguy hiểm đến tính mạng nếu chống đối hay không, luật sư Hướng trả lời:
"Thực ra nhìn về góc độ pháp luật thì hành vi công vụ đã được phân định rõ ràng rồi, nhưng ở đây thì có nhiều góc độ khác nhau."
"Nếu nhìn về vấn đề Tiên Lãng thì đó không phải là trách nhiệm của một người mà là trách nhiệm của cơ quan chủ thể, ở đây là UBND huyện Tiên Lãng."
"Đây cũng là hành vi công vụ, nhưng không phải của riêng một viên công an nào mà là của một tổ chức chính quyền và trong trường hợp đó người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm."
"Nhưng ví dụ như một cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ mà lại có hành động vượt quá giới hạn thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."
Ông Hướng cho rằng nếu người dân chỉ chống đối cưỡng chế bằng cách "đứng hô hào mà không làm ảnh hưởng đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiến hành cưỡng chế" thì việc nổ súng là trái pháp luật.
"Nhưng nếu những người cản trở bằng các hành vi như dùng bạo lực hoặc hung khí" thì "việc nổ súng để trấn áp hoặc bảo vệ tính mạng của người thi hành công vụ là hợp pháp," ông nói.
"Tuy nhiên tôi cho rằng việc nổ súng diễn ra rất là ít chứ không phải chỗ nào cũng nổ súng được. Chắc chắn là thủ trưởng các cơ quan đấy phải chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và siết lại về trách nhiệm của người thi hành công vụ chứ không tùy tiện được."
"Phải xác định rõ trong trường hợp nào người thi hành công vụ mới được nổ súng, chứ nếu chỉ tham gia cưỡng chế mà nổ súng thì không thể chấp nhận được," ông Hướng nói.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Đại sứ Việt+ bị thuế vụ Đức Túm đầu tại phi trường Frankfurt

Đại sứ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bị giữ vì chuyển tiền lậu



FRANKFURT, Đức (NV) .-
Hải quan phi trường Frankfurt - Đức, đã tạm giữ ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ vì mang 20,000 Euro mà không khai báo.



Ông Nguyễn Thế Cường, Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ gặp ông Hayati Yazici, Bộ Trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 năm ngoái. Ông Cường vừa bị cảnh sát Đức tạm giữ vì nghi rửa tiền. (Hình: website Đại sứ quán CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ)

Trang web vietinfo.eu, dẫn tin của báo điện tử Bild.de cho biết, ông Cường đã bị cảnh sát Đức thẩm vấn vì nghi viên Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ rửa tiền. Ông Cường thì khai rằng khoản tiền này là do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam.
Thông thường, các cơ quan, tổ chức luôn thông báo công khai về hoạt động cũng như kết quả quyên góp do họ thực hiện. Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ có trang web riêng (http://www.vietnamembassy-turkey.org/vi/).

Nhật báo Người Việt đã thử vào trang web này để tìm kiếm những thông tin có liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam nhưng không tìm thấy bất kỳ thông tin nào về khoản tiền 20,000 Euro vừa kể.
Trang web vietinfo.eu dẫn một số nguồn tin tại Đức cho biết, Tổng lãnh sự CSVN tại Frankfurt đã gửi công hàm hàm phản đối đến chính phủ Đức về chuyện tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các nhân viên ngoại giao. Tuy nhiên ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3,500 Euro.

Chuyện Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ bị tạm giữ vì vận chuyển một lượng tiền mặt lớn mà không khai báo chắc chắn không làm nhiều người ngạc nhiên. Các viên chức ngoại giao của chế độ Hà Nội đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì tống tiền kiều dân khi họ phải liên lạc để làm những thủ tục hành chính cần thiết như gia hạn, đổi passport, xin visa,… nhận hối lộ, bảo kê các hoạt động phi pháp, buôn lậu và thực hiện những hành vi bất xứng khác làm nhục cho quốc thể.

Cuối năm 2008, báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán CSVN tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, Đại sứ CSVN tại Nam Phi lúc đó là ông Trần Duy Thi phủ nhận việc các viên chức ngoại giao Việt Nam có dính líu tới chuyện buôn lậu sừng tê giác. Viên đại sứ này tuyên bố, không có nhân viên nào của ông ta nhận đã làm chuyện như truyền thông Nam Phi đề cập và ông ta “thường xuyên nhắc nhở nhân viên không được buôn lậu”.
Ngay sau đó, chương trình 50/50 đưa một đoạn video clip lên hệ thống truyền hình Nam Phi, cho thấy bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Đáng chú ý là trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng. Trong hồ sơ của cảnh sát Nam Phi, hồi đầu năm 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao của ông Dũng đã từng bị tạm giữ khi một người Việt dùng nó dể vận chuyển 18 ký sừng tê giác.

Đó cũng là lý do CSVN phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Cũng tới lúc đó, ông Trần Duy Thi mới thừa nhận sự việc là có thật. Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Thi nhìn nhận đây là “chuyện đáng tiếc vì hám lợi”.
Thật ra bà Vũ Mộc Anh không phải là trường hợp làm điều “đáng tiếc vì hám lợi” duy nhất trong số các viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán CSVN ở Nam Phi. Hồi 2006, một tùy viên thương mại của cơ quan này tên là Nguyễn Khánh Toàn bị bắt quả tang đang tìm cách đưa 9 ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi.
Năm nay, RFA lên tiếng tố cáo một nhóm người Việt ở Moscow, cầm giữ 15 cô gái, buộc họ phải bán dâm. Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA) khẳng định nhóm người này là một tổ chức buôn người. Đáng chú ý là CAMSA công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một vài nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. (G.Đ)

Nguồn nguoiviet.com

__________________

Friday, December 20, 2013

Vụ xì căng đan của đại sứ Việt Nam tại sân bay Frankfurt, Đức

Ngày 19.12.2013 hải quan/quan thuế phi trường Frankfurt, CHLB Đức, đã chặn bắt đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nguyễn Thế Cường, vì tình nghi ông ta mang 20.000 € tiền mặt mà không khai báo.

Cảnh sát đưa ông Cường về đồn, tra hỏi và cáo buộc ông tội „rửa tiền“. Đại sứ Việt Nam biện minh số tiền này là tiền ông mang về nước giúp nạn nhân bão lụt.

Vụ xì căng đan của ông Cường đang có đà dẫn đến một xì căng đan chính trị. Tỗng lảnh sự Việt Nam tại Frankfurt lập tức khiếu nại nhà nước Đức và than phiền hải quan Đức đã vi phạm trầm trọng hiệp ước ký tại Wien/Vienna bảo đảm tính miễn nhiễm dành cho quan chức ngoại giao.

Cảnh sát thả ông đại sứ Việt Nam sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3500,00 €.

Grüne Zone für Anmeldefreie Ware am Zoll Flughafen Frankfurt am Main


Source: www.bild.de

  • Von MAX SCHNEIDER
Frankfurt – Skandal um einen hochrangigen Diplomaten. Zollbeamte stoppten einen Botschafter von Vietnam bei der Einreise – Geldschmuggel-Verdacht!
21.45 Uhr, Diplomat The Cuong Nguyen landet mit „Turkish Airlines“-Flieger „TK 1619“ aus Ankara auf Rhein-Main.
Als er durch die Zollkontrolle huscht, stoppen ihn Beamte. Der Leiter der vietnamesischen Vertretung in der Türkei hat knapp 20 000 Euro dabei – nicht angemeldet.



 
Vergrößern Grüne Zone für Anmeldefreie Ware am Zoll Flughafen Frankfurt am Main
Beamte stoppten den Botschafter als er den „GrünenKanal“ passierte

Foto: dpa Picture-Alliance
Verboten! Nguyen muss mit aufs Revier, Strafverfahren wegen Verdachts auf Geldwäsche!
Jetzt droht die Zollkontrolle zum politischen Skandal zu werden.
Das Generalkonsulat von Vietnam beschwerte sich per „Verbalnote“ beim Zoll: „Durch die Handlungen von den Zollbeamten wurde das Wiener Übereinkommen (Immunität von Diplomaten, d. Red.) deutlich verletzt.“
Mittlerweile gibt es sogar intern beim Zoll Zweifel, ob „die Kontrolle des Botschafters rechtsmäßig“ war.
Unangenehm für Zoll-Chef Albrecht Vieth, der bereits wegen sichergestellter Luxus-Geigen von Star-Musikern und Park-Skandal mit seinem Privatwagen unter Druck ist.
P.S.: Nach Zahlung einer Sicherheitsleistung (3500 Dollar) durfte der Botschafter gehen. Das „Schmuggel-Geld“ wollte er angeblich als Spende für Flutopfer in seine Heimat bringen ...Mehr aktuelle News aus Frankfurt und Umgebung lesen Sie hier auf frankfurt.bild.de.

Nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời, ở CaLi. ....





Việt Dzũng mất lúc 1000am sáng hôm nay 20 tháng 12, 2013 tại

Fountain Valley Hospital
In California.

________________________________
Nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời, ở CaLi.


WESTMINSTER (NV) - Nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời lúc 10:35 phút sáng, ngày 20 tháng 12, 2013, sau một cơn trụy tim, tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn.

Thân phụ của ông là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long. Ông theo gia đình di tản từ năm 1975, định cư tại các tiểu bang Nebraska, Texas và cuối cùng là California.


Nhà báo Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do cho biết, thân mẫu của nhạc sĩ Việt Dzũng nói với ông rằng, hệ miễn nhiễm của con trai bà bị yếu từ lâu.
Việt Dzũng là tác giả của nhiều ca khúc được đồng bào hải ngoại yêu mến, như “Chút Quà Cho Quê Hương,” “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về”…

Việt Dzũng là một người đa tài và có lòng với cộng đồng tị nạn hải ngoại. Ông là một trong những MC chính của tất cả các chương trình của Trung Tâm Asia.

Ông cũng là một nhà báo, là xướng ngôn viên của các đài phát thanh tại nam California, như Little Saigon Radio (1992-1996), Bolsa Radio từ 1996 đến nay.

Trong các sinh hoạt cộng đồng, ông hoạt động tích cực, đấu tranh cho các vấn đề tự do, nhân quyền cho Việt Nam. (H.G.)

Nguồn : Người Việt online.
 ________________
 Việt Dzũng, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động quên mình, tận tâm, không ngừng cùng đồng bào hải ngoại giương cao ngọn cờ vàng chính nghĩa chống cộng sản, tranh đấu cho quyền làm người, tình thương và công lý, chân thiện mỹ, truyền thông và nghệ thuật. Anh Việt Dzũng là con cưng của nước Việt, vừa qua đời tại nam California hôm nay Thứ Sáu ngày 20.12. 201 3.
Nguyện cầu cho linh hồn Việt Dzũng vĩnh viễn bình an ở Nuớc Trời cùng Thiên Chúa, các Thánh, và các Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam muôn thuở.

Nghệ sĩ Việt Dzũng

Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh..Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu.

Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mane dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm. Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.

Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… … Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò.

Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn.

Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường Lasalle Tabert chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v..

Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas.

Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ. Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield.

Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River. Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.

Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay.

Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”

Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu.

Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).

Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi.

Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống.

Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin.

Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù.

Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…

Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.

Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”

Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon.

Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này.

Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giỡn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư.

Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v…Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994.

Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Khúc Minh, Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…

Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào. ( http://www.radiobolsa.com/ )

Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ.

Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v. Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982).

Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết.

Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem… Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …

Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau: “Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm.

Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995) Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp.

Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004 Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.

Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005) Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita. Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi …. Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.

Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …

Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành 27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005).

Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 “Vinh Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC.

Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.

Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.

Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng

From Email người bạn.... 
________________
 Tổng cộng nhạc sĩ Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài

Sáng tác âm nhạc tiêu biểu:

Bên đời hiu quạnh
Bài tango cuối cùng
Có những cuộc tình không là trăm năm
Dấu chân của biển
Giòng cuồng lưu
Hát cho người dân oan
Khóc ru đời trinh nữ
Lời kinh đêm; ý thơ Mãn Thuận
Một chút quà cho quê hương
Mời em về
Noel rồi! Đừng hờn anh nữa bé ơi
Ngày con về
Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn
Tình như cây cà-Rem
Thung lũng chim bay
Và em hãy nói yêu anh


Băng nhạc

Anh vẫn còn thương
Bên bờ đại dương
Bên em đang có ta
Hát cho Tự do
Hùng ca quật khởi
Lên đường
Mình ơi, đưa em về quê hương
Quê hương và em
Ru em sông núi đợi chờ
Tuổi trẻ về nguồn
Thánh ca vào đời
Thắp lửa Tự do
Thắp lửa yêu thương
Trái tim ở lại
Vuốt mặt 
__________________