Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Tù nhân nổi dậy ở trại giam Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai


BẠO LOẠN K1 XUÂN LỘC
 (AUDIO DÀI 385 MB; ĐẦY ĐỦ CHƯA CẮT XÉN) cuộc phỏng vấn với Tù Nhân Trại Xuân Lộc về cuộc nổi dậy ngày 30 tháng 6 /2013 vừa qua



Phạm Văn Trội nhận xét vụ tranh đấu tại trại Xuân Lộc


Tù nhân nổi dậy ở trại giam Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok


Các phạm nhân xếp hàng nhập trại, sau giờ lao động tại trại giam Xuân Lộc
Các phạm nhân xếp hàng nhập trại, sau giờ lao động tại trại giam Xuân Lộc (2007, ảnh minh họa)
Courtesy Vietnamnet
Nghe bài này
Một vụ nổi dậy của tù nhân chính trị tại phân trại 1, trại tù Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai diễn ra sáng ngày hôm nay 30 tháng 6 năm 2013.
Nổi dậy cướp điện thoại báo ra ngoài
Thông tin từ cuộc gọi của điện thoại mang số 962467908 được chuyển ra ngoài cho biết một số tù nhân chính trị đang thụ án tại phân trại 1 của trại Z30A Xuân Lộc bắt giám thị có tên Hồ Phi Thắng làm con tin. Mục đích được nói nhằm phản đối việc đánh đập tù nhân và phần ăn bị cắt xén…
Chúng tôi nhiều lần gọi điện vào số điện thoại vừa nói từ lúc 11:30 sáng đến lúc 1 giờ chiều, nội dung cuộc gọi như sau:
Gia Minh: Có phải ông Hồ Phi Thắng không?
Trả lời: đang bận ăn cơm, chốc nữa gọi lại sẽ nói; 30 phút nữa gọi lại.
Theo như hẹn đúng 30 phút sau chúng tôi gọi lại nhưng máy đã bị cắt không thể liên lạc được.
Trong số những người tù chính trị đang bị giam tại phân trại 1, trại tù Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai, có ông Nguyễn Ngọc Cường bị kết án về tội rải truyền đơn chống Nhà Nước.
Người con của ông là Nguyễn Ngọc Trường Thi cũng từng bị giam tại đó ba tháng, cho biết nay ông bố là Nguyễn Ngọc Cường cũng ở đó với sáu tù chính trị khác trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…
Tháng vừa rồi gia đình có đi thăm và biết bố đang bị nhốt chung với các anh em tù chính trị, gồm 6 người, trong một khu khoảng 100 mét vuông. Trong đó có những người là Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…
Cựu tù nhân chính trị Lê Thăng Long, người từng bị đưa ra xét xử trong cùng vụ án với ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung cho biết bản thân ông nhận được thông tin từ máy điện thoại mang số 962467908 về cuộc nổi dậy vào sáng ngày 30 tháng 6 vừa như sau:
Khoảng 11 giờ 30 tôi nhận được một cuộc điện thoại từ phân trại 1, trại giam Xuân Lộc gọi ra. Anh em trong đó thông báo cho tôi biết tình hình của trại giam: lúc khoảng 7-8 giờ sáng nay, anh em tù nhân đã nổi dậy và bắt giữ ông giám thị của Z30A, Hồ Phi Thắng. Nguyên nhân là việc đối đãi trong tù không được tốt; đặc biệt là đánh đập tù nhân, cắt xén khẩu phần ăn của tù nhân, cũng như không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của anh em tù nhân.
Khoảng 11 giờ 30 tôi nhận được một cuộc điện thoại từ phân trại 1, trại giam Xuân Lộc gọi ra. Anh em trong đó thông báo cho tôi biết tình hình của trại giam: lúc khoảng 7-8 giờ sáng nay, anh em tù nhân đã nổi dậy và bắt giữ ông giám thị của Z30A, Hồ Phi Thắng
Ông Lê Thăng Long
Phân trại 1, tức K1 của trại giam Z30A trại giam Xuân Lộc là nơi có một số tù nhân lương tâm đặc biệt như ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng…
Cho đến lúc 11:30 và sau đó anh em trong đó vẫn làm chủ tình hình và giữ ông Hồ Phi Thắng.
Khu trại có mấy lớp tường và hàng rào xung quanh, biệt lập.
Theo kinh nghiệm ở những cuộc nổi dậy tương tự ở những trại khác, nếu lực lượng bên ngoài không dùng bạo lực thường họ đàm phán để trao đổi về các yêu sách của anh em tù nhân và sau đó diễn ra các bước tiếp theo để hai bên có những thỏa thuận, đáp ứng yêu cầu anh em tù nhân.
Khắc nghiệt với tù chính trị
Ông này cũng trình bày lại tình hình điều kiện nhà tù khi ông bị giam:
Khi tôi ở trại tạm giam điều kiện tương đối khắc nghiệt hơn. Đặc biệt trong thời gian đầu tôi không được tiếp xúc gì với gia đình hết. yêu cầu gặp luật sư cũng không được. Đó là những quyền căn bản nhưng không được đáp ứng; người ta lấy lý do vì an ninh quốc gia. Nhưng theo tôi đây là việc sử dụng những điều luật về an ninh quốc gia mơ hồ để hạn chế quyền của công dân. Những tù nhân chính trị khác cũng bị trường hợp này. Trong thời gian này còn bị gây sức ép rất nhiều như mớn cung, ép cung. Như trường hợp anh Thức họ nhốt vào xà lim kín khiến anh ngộp thở và sắp nguy hiểm đến tính mạng.
Khi vào tù thì cũng có những khắc nghiệt như yêu cầu phải nhận tội thì mới được điều kiện thăm nuôi của gia đình, hay giảm án…
Ông Lê Thăng Long cũng nhắc lại một trường hợp các tù nhân nổi dậy ở Trại giam A2 của Bộ Công An tại Khánh Hòa hồi ngày 28 tháng tư năm ngoái. Một số tù nhân sau vụ nổi dậy đó bị chuyển về trại Z30 A Xuân Lộc và kể lại cho ông này.
Xin được nhắc lại tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là nơi từng giam giữ những tên tuổi như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hài, Tạ Phong Tần trước khi bị chuyển ra bắc.


Hãnh diện là người Việt Nam?

Hãnh diện là người Việt Nam?


“Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?” (Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)

Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!” Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”

Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”

maybay vn airlineMột chuyến bay của Vietnam Airlines cất cánh tại phi trường Ðà Nẵng. Nhân viên hãng này từng bị tố cáo đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật vận chuyển về Việt Nam. (Hình minh họa: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người Việt Nam.

Chúng ta cũng không hãnh diện là người Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.


Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”

Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.

Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.

Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.

Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu nghiệp sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành Việt Nam.

Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.

Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.

Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!

Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.

Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ Việt Nam.”

Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.

Ở Ba Lan: “Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)

Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.

Trên VietNamNet, người Việt Nam sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt cũng không tha.

Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.

Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”

Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”

Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.

Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Xấu Xa”.

Chúng ta đang nói chuyện người Việt dưới chế độ Cộng Sản. Ðể công bằng chúng ta nên có thêm một cái nhìn về người Việt ở Mỹ. Ngoài những chuyện được đề cao là làm “vẻ vang dân tộc Việt,” không có gì hơn là xin trích dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu thống đốc ngân hàng VNCH:

“Những năm tiếp theo đó ở nước Mỹ, tôi lại càng thêm ngao ngán và tuyệt vọng. Ngoài một số thành tích sáng chói của sinh viên Việt Nam và một vài thành công đáng kể của các chuyên gia Việt Nam trẻ tuổi, thì cộng đồng người Việt di tản đã gây nên tai tiếng xấu xa trong cái xã hội đã dung dưỡng họ: Bên cạnh những người đang cố gắng làm lụng để nuôi nấng con cái, một số người di tản lại đem qua đây những thói xấu cũ, lừa đảo và chôm chỉa bất cứ khi nào có dịp. Không phải chỉ có những người nghèo khổ phải sống bằng tiền trợ cấp, mà cả những tầng lớp trên (bác sĩ, dược sĩ, những người môi giới cổ phần, mua bán bất động sản, v.v.). Một ngày nọ tại Westminster, bang California, người ta trông thấy 80 vị bác sĩ và dược sĩ Việt Nam bị còng tay dẫn đi sau một toán cảnh sát Mỹ. Xấu hổ thay cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây, và xấu hổ lây cho cả quê hương đất nước chúng ta bên kia nữa!” (“Lời Nói Ðầu” - “Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” hồi ký, XB 2004.)

Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”
Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”

Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”

Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến!

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

DS các đảo ở QĐ Trường Sa bị bọn tàu+ chiếm đóng

DS các đảo ở QĐ Trường Sa bị bọn tàu+ chiếm đóng

Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.


(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô).

1. Đá Châu Viên

Đá Châu Viên
Đá Châu Viên
A Cuarteron Reef
F Calderon
H 华阳礁

Tọa độ: 8°54′B 112°52′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.

2. Đá Chữ Thập

Đá Chữ Thập
Đá Chữ Thập
A Fiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
F Kagitingan
H 永暑礁

Tọa độ: 9°35′B 112°54′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km2. Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.

3. Cụm đá Ga Ven

Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
A Gaven Reefs
H 南薰礁

Tọa độ: 10°12′B 114°13′Đ
Mô tả sơ lược: Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lí về phía tây.

4. Đá Gạc Ma

Đá Gạc Ma
Đá Gạc Ma
A Johnson South Reef
F Mabini
H 赤瓜礁

Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.

5. Đá Tư Nghĩa

Đá Tư Nghĩa
Đá Tư Nghĩa
A Hughes Reef
H 东门礁

Tọa độ: 9°56′B 114°31′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở phía tây tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống.

6. Đá Vành Khăn

Đá Vành Khăn
Đá Vành Khăn
A Mischief Reef
F Panganiban
H 美济礁

Tọa độ: 9°55′B 115°32′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lí về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong thập niên 1990.

7. Đá Xu Bi

Đá Xu Bi
Đá Xu Bi
Mô tả sơ lược: Đá Xu Bi là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
(Theo phungquangthanh.net)


Sau khi tấn công chiếm đóng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) năm 1988, Tàu+ đã xây dựng  tại đây một công trình quân sự kiên cố.

http://thethaovietnam.vn/thoi-su-xa-hoi/201306/can-canh-cong-trinh-trung-quoc-xay-trai-phep-tren-dao-gac-ma-314048/

25 năm sau khi đổ quân chiếm đóng trái phép Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Tàu+ đã biến nơi đây thành một căn cứ quân sự để nhòm ngó sâu hơn vào Trường Sa.

http://thethaovietnam.vn/thoi-su-xa-hoi/201306/can-canh-trung-quoc-xd-can-cu-phi-phap-tren-da-chu-thap-cua-vn-313715/

Ngang nhiên xây dựng phi pháp nhà kiên cố, bãi đáp trực thăng, vòm radar… trên Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Tàu+ bộc lộ rõ ý đồ biến nơi đây thành một cứ điểm phục vụ mưu đồ bá quyền trên biển Đông.

http://thethaovietnam.vn/thoi-su-xa-hoi/201306/trung-quoc-chiem-va-xd-phi-phap-tren-da-xu-bi-nhu-the-nao-315410/



 Nếu csBắc Việt không lấn chiếm miền Nam VN ,không có chiện tháng 4 1975  thì bọn tàu+ có chiếm được biển đảo VN hay không ?


Một vài suy nghĩ về Xã Hội Đen và Cộng Sản

Một vài suy nghĩ về Xã Hội Đen và Cộng Sản

Người Quan Sát (Danlambao) - Cái khác nhau duy nhất là bộ mặt của xã hội đen là bậm trợn, trong khi bộ mặt của cộng sản thì có vẻ tươm tất hơn nhưng rất láu cá và hèn...

*

Khi nói đến xã hội đen làm người ta nghĩ ngay đến một thế lực ngầm chi phối xã hội bằng những biện pháp vũ lực bất chấp luật pháp nhằm một đích duy nhất là trục lợi cho bản thân, cho băng nhóm của mình. Điều này không một chính quyền, một nhà nước, một xã hội nào chấp nhận. Nhưng nó vẫn cứ tồn tại và phát triển. 

Trong một thời gian dài, người ta cứ lầm tưởng là cái thế lực đen này không thể nào tồn tại được dưới chế độ Cộng Sản, vì người ta nghĩ rằng với một tổ chức chặt chẽ, một quan điểm “chuyên chính vô sản” và “bạo lực cách mạng” thì những cái nhóm tép riu kia khó lòng mà ngóc đầu lên. Nhưng tất cả đều lầm, khi nhận ra là cái gọi là xã hội đen cũng có một tổ chức chặt chẽ, cũng chuyên chính và bạo lực không kém gì chế độ cộng sản. Cả hai chưa hề là đối lập nhau mà trái ngược lại cùng song song tồn tại. Cái kiểu cách thanh trừng nội bộ của cộng sản không khác với xã hội đen. Cách tiêu diệt băng nhóm đối nghịch không khác gì các cuộc trấn áp biểu tình, hoặc các phe nhóm của cộng sản và cả hai cũng tàn bạo không kém gì nhau và đều được bung bít một cách tinh xảo. Những hình thức trấn lột, cướp bóc đều có chung một cái võ bọc luật pháp và biểu hiện sức mạnh vũ trang.

Tiếng nói chân chính của xã hội hoàn toàn biến mất trong thế giới cộng sản và xã hội đen. Cả hai đều có luật pháp và một cách sử dụng luật pháp cũng không khác nhau với một mục đích duy nhất là trấn áp những người cần trấn áp. Nếu như cộng sản tạo ra một bản án bằng một ông “chánh án làm theo chỉ thị” thì bọn xã hội đen tạo ra bản án bằng “tiền” nhưng khoảng cách giữ hai điều này không xa nhau lắm và lắm khi bằng súng, bằng dao, bằng thuốc độc...

Trong những ngày gần đây, qua nhiều biến động về chính trị, xã hội ở Việt Nam làm cho người ta nhận điều này một cách rõ nét.

Những nhận định trên không nằm trong suy nghĩ đồng hóa cộng sản và xã hội đen mà nhằm khẳng định bản chất của cộng sản và xã hội đen là một.

Cái khác nhau duy nhất là bộ mặt của xã hội đen là bậm trợn, trong khi bộ mặt của cộng sản thì có vẻ tươm tất hơn nhưng rất láu cá và hèn.


Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Kính Hòa, phóng viên RFA 2013-06-26
 
1b1f4abe6920e0a58dc7cb39e2688de1-305.jpg
Sau khi vượt tường lửa mới có thể truy cập trang facebook tiếng Việt tại Việt Nam.
Screen capture


Việt Nam sẽ ngăn chận mạng xã hội Facebook là điều mà giới chơi facebook quan tâm nhất hiện nay. Liệu lo ngại này có trờ thành sự thật?

Ảnh hưởng an ninh quốc gia?

Cộng đồng mạng đang chuyền nhau một công văn của cơ quan công quyền Việt Nam về việc ngăn chặn Facebook. Trước đây ít lâu, một nhân viên của Viettel, công ty cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam có cho thông tín viên An Nhiên của chúng tôi biết rằng:
Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn…”
Hưởng ứng mộp cách nhiệt tình với những tin này, một nhà báo lề phải là Đỗ Doãn Hoàng tuyên bố rằng, muốn trở thành nhà báo tử tế thì phải bỏ Facebook đi.

Từ khi trang mạng Facebook ra đời đã có nhiều lời đồn đoán rằng nó bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn, tới mức có lần cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phải đối diện với một câu hỏi của truyền thông nước ngoài rằng tại Việt Nam Facebook có bị chặn hay không. Trên thực tế việc truy cập Facebook trong nước thường xuyên gặp khó khăn.
Ông Triết, cũng như nhiều nhà chính trị Việt nam đương đại, đã không trả lời câu hỏi đó một cách trực tiếp. Công luận không lạ gì cách trả lời không trực tiếp của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cũng như những chuyện kiểm duyệt, ngăn cấm không bao giờ được công khai.
Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn.
-Một nhân viên cty Viettel
Thế nào là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?
Những facebooker có thể làm gì để có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?
Có hai điều mà các chế độ toàn trị rất sợ khi thống trị xã hội. Thứ nhất là thông tin mà đảng cầm quyền muốn giấu bị tiết lộ ra ngoài. Thứ hai là sự tập hợp lại của các công dân mà họ cai trị. Và đó chính là an ninh quốc gia của họ.
Về điều thứ nhất, dưới sự che dấu thông tin của đảng cộng sản, những tin đồn, những câu chuyện khôi hài chế giễu chế độ, từ lâu vẫn tồn tại, trước khi Facebook ra đời, và thậm chí trước cả Internet. Nhưng trong một cơ cấu cai trị với những tế bào cơ bản là chi bộ đảng bám rễ đến tận làng xã, đảng cộng sản hoàn toàn có thể kiểm soát những tin đồn ấy. Nay với Facebook, nó vượt tầm kiểm soát của đảng, đến từng cá nhân riêng lẻ với tốc độ ánh sáng.
Nhưng tin đồn, ngay cả khi nó là sự thật mà chỉ tồn tại trên màn hình máy tính, hay qua cửa miệng người dân, thì cũng chẳng gây được tác hại gì. Tin đồn ấy chỉ có nghĩa khi được nghe và hiểu bởi một tập hợp con người. Và đó chính là nỗi sợ thứ hai của đảng cộng sản, và có lẽ là nỗi sợ lớn nhất.

Những người tù tiềm năng

IMG_6778-250.jpg
Công văn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chỉ đạo các công ty trực thuộc tại các tỉnh phải chặn truy cập trang Facebook.
Từ khi nắm chính quyền đến nay, đảng cộng sản đã dẹp tan hết các nhóm chính trị hay nghề nghiệp mang tính dân sự mà họ không thể kiểm soát. Nhóm Nhân văn giai phẩm ở miền Bắc trước kia và nhóm Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở miền Nam là những tập hợp như vậy. Tương tự, các hội nghề nghiệp cũng được đảng cộng sản chăm sóc kỹ càng, và trên thực tế không có một hiệp hội thực sự nào ở Việt Nam. Điều đó được minh chứng qua nỗi gian truân của Luật Lập Hội, cho đến ngày hôm nay cũng chưa được ra đời.
Sự thành lập các hiệp hội, tập hợp những con người giống nhau, cùng chia sẻ những giá trị chung, chính là nền tảng của xã hội dân sự hiện đại. Xã hội dân sự ấy góp phần thúc đẩy một tiến trình đối thoại hài hòa trong xã hội, cân bằng quyền lực với giai tầng cầm quyền cũng như giới tài phiệt mà bây giờ được định hình là nhóm lợi ích.
Luật lập hội vẫn chưa bao giờ đuợc thông qua tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và hơn thế nữa, bất cứ một cuộc tập hợp nào từ năm người trở lên đều phải xin phép nơi công cộng, một điều luật làm cho mọi công dân Việt Nam có thể trở thành những người tù tiềm năng.
Nay Facebook, ngoài khả năng truyền tin như ánh sáng của nó, lại thúc đẩy sự tập hợp. Các tập hợp hơn năm người nơi công cộng không được phép, nhưng Facebook lại tạo điều kiện thành lập những tập hợp hàng trăm, hàng ngàn người.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, có nhận xét về sự giành lại không gian công của giới văn nghệ sĩ Việt Nam như sau:
“Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài thì là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet thì người ta có thể nói thật cái gì người ta nghĩ.”
Từ sự chiếm lĩnh lại không gian công cộng, không gian bày tỏ ý kiến, cho đến sự thành lập các nhóm dân sự là không bao xa. Và đảng cộng sản chắc sẽ không thích thú điều đó.
Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài thì là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet thì người ta có thể nói thật cái gì người ta nghĩ.
-Andrew Lâm
Năm 2013 đã chứng kiến Nhóm kiến nghị 72 của các nhân sĩ trí thức ra đời với sự trợ giúp của internet. Sự đòi hỏi thẳng thắn của nhóm này về việc bãi bỏ Điều Bốn trong Hiến pháp, qui định đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền, đã làm cho nó mang hình ảnh, bản chất đúng nghĩa của một nhóm dân sự, đó là cân bằng quyền lực, đấu tranh quyền lực với giới cầm quyền.
Hỗ trợ cho việc lan truyền ý tưởng của nhóm 72 chính là Facebook. Sau đó, một loạt các nhóm khác cũng được hình thành trên sự kết nối mênh mông và hiệu quả của Facebook, một trong những nhóm đó là Nhóm các công dân tự do, cũng đòi viết lại Hiến Pháp.
Nếu không có Facebook thì vẫn có những trung tâm phát tán tư tưởng, ý kiến trái chiều với đảng cộng sản, đó là các trang mạng, các blog vô cùng đa dạng trong cuộc sống hiện đại. Nhưng Facebook lại tạo điều kiện cho các trung tâm ấy kết nối, trao đổi. Trước đây thì chỉ có người quan tâm đến các trang mạng, các blog mới theo dõi những ý tưởng của chúng rồi truyền bá cho nhau. Nay sự kết nối của Facebook cũng có thể khiến kẻ bàng quan cũng phải chú ý, đánh thức những quan điểm tiềm ẩn trong con người họ, và từ đó họ tự nguyện đi đến chia sẻ với những người đồng điệu, đồng lý tưởng với mình trong xã hội dân sự. Cứ như thế mà những nhóm độc lập trên Facebook được hình thành và phát triển.
Và biết đâu những nhóm ấy sẽ xuất hiện một lúc nào đấy trên dường phố. Lúc đó, nỗi ám ảnh của đảng cộng sản sẽ thành hiện thực.
Nếu chỉ có internet, mà khả năng tiếp cận của số đông dân chúng là không cao, nó sẽ không làm đảng cộng sản lo ngại. Nhưng đứa con lanh lợi của internet là Facebook thì lại thúc đẩy sự tiếp cận, và điều quan trọng là nó làm cho người ta tập hơp lại, hình thành xã hội công dân.
Đã có hai blogger bị bắt trong thời gian gần đây, vì lý do này hay lý do khác mà người ta tha hồ đồn đoán. Rồi lại có cả tin đồn rằng một danh sách 20 người khác sẽ bị bắt. Nhưng có vẻ như theo quan điểm của đảng cộng sản thì cũng phải cầm tù luôn cả kẻ đồng lõa của các blogger là Facebook.
 

Facebook VN bị đóng cửa như thế nào?

Facebook VN bị đóng cửa như thế nào?

Canhco 2013-06-27
000_DV262882-305.jpg
Hình minh họa Facebook.
AFP
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, những hy sinh thầm lặng lẫn vang dội của người bộ đội hay các bà mẹ, gia đình của họ tại hậu phương, nhất là miền Nam đã góp phần rất lớn vào chiến thắng 30 tháng Tư năm 1975. Hài cốt những anh hùng liệt sĩ ấy nằm trên tất cả mọi chiến trường trong Nam ngoài Bắc. Một số lớn vĩnh viễn không tìm thấy, số ít còn lại được an táng tại nghĩa trang hoành tráng của các tỉnh thành.


Nhà nước có công tâm?

Đâu đâu cũng thấy liệt sĩ, đâu đâu cũng thấy các bà mẹ của những người đã hy sinh ấy. Có bà trở thành bà mẹ anh hùng vì có hai hoặc nhiều hơn các người của mình đã hy sinh vì cuộc chiến. Những bà mẹ anh hùng hôm nay đa số sống đạm bạc trong những ngôi nhà tình thương do nhà nước cấp. Một số ít khác sống nhờ vào con cháu nay đang có những chức vụ trong bộ máy nhà nước hay ăn nên làm ra vì kinh doanh các thứ, trong đó có bất động sản, một khu vực chóng giàu nhất trong xã hội từ hơn một thập niên qua. Các bà mẹ liệt sĩ anh hùng hiếm hoi này có lẽ hạnh phúc nhất, được cả tiếng lẫn miếng và các bà trân trọng mọi tuyên dương của nhà nước, từ tổ dân phố tới phường tới huyện.
Tuy nhiên không phải bà mẹ Việt Nam Anh hùng nào cũng sung sướng và hạnh phúc như thế.
Báo chí đã từng đưa tin nhiều vụ cưỡng chế đất của những bà mẹ anh hùng này khi căn nhà của họ nằm chỏng chơ trên những mảnh đất heo hút khi xưa nay lại trở thành tầm nhắm của các doanh nhiệp. Nhà của những bà mẹ anh hùng này là vật cản đối với nhà nước địa phương và vì thế nó bị san phẳng như tất cả nhà của các người dân khác.
Hành động này được nhìn dưới hai lăng kính: thứ nhất không có ngoại lệ hay vùng cấm nào trong các vụ cưỡng chế. Thứ hai nhà nước địa phương bất cần tấm bằng mỏng manh treo trên vách của các bà mẹ anh hùng, cái mà họ cần là hoa hồng sau mỗi lần giao đất thành công cho các tập đoàn, doanh nghiệp.
Cái thứ nhất không ai tin, vì sự công tâm mà nhà nước tưởng mình đang có đã phá sản từ lâu trong hồ sơ nhà đất. Khắp nước người dân than oán kêu ca và thậm chí oán hờn vì chính sách phi nhân trong tịch thu, đền bồi giải tỏa không thỏa đáng. Những chính sách ấy dù có công bằng trong giải tỏa đối với mọi người cũng trở thành vô nghĩa khi chính bản thân nó đã đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của người dân. "Sống cái nhà thác cái mồ" là hạnh phúc không gì có thể đánh đổi cho bất cứ ai, ngoại trừ những cộng đồng du mục.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cũng thế.
Cái khác ở đây là khi người ta bốc các mẹ lên quá cao, đến khi rớt xuống thì mẹ đau hơn những người khác.
Giá như nhà nước chỉ trao cho mẹ danh hiệu gia đình tử sĩ, hay gia đình chiến sĩ trận vong thì có lẽ các bà mẹ bất hạnh này sẽ không thấy tủi thân. Gia đình tử sĩ thì cả nước có hàng triệu người, dù có nhiều đứa con hy sinh thì cũng là bà mẹ liệt sĩ bất hạnh hơn những bà mẹ khác. Bà đâu muốn con mình nhiều đứa chết như thế, có chăng sự hy sinh của nhiều người con trong một gia đình như vậy là nỗi đau không thể bù đắp kể cả những danh hiệu vang lừng nhưng không mấy thực tâm.

Doanh nghiệp anh hùng hơn?

danoan250.jpg
Dân oan tập trung khiếu kiện tại công viên tượng đài Lý Tự Trọng ở Hà Nội. RFA PHOTO.
Cả nước có hàng ngàn bà mẹ anh hùng. Cả nước cũng có hàng trăm bà bị đuổi ra đường để lấy đất giao lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngày nay quan trọng và anh hùng hơn các bà khi họ được tiếng là làm cho đất nước giàu mạnh hơn. Phía sau sự giàu mạnh hơn ấy là đồng tiền hoa hồng không hề nhỏ. Phía sau cụm từ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là nghèo nàn, thiếu ăn cần được nhà nước hỗ trợ và nhất là không thể kiếm chác gì trên cái "cơ sở" này đối với những ông kẹ địa phương.
Biết vậy nhưng không thể cầm lòng được khi xem cái clip cưỡng chế có hình ảnh một bà mẹ Việt Nam Anh hùng cương quyết chống lại chính quyền và cũng thế, chính quyền cương quyết cưỡng chế.
Clip xảy ra tại phường Cẩm Bình, cho thấy bà mẹ trơ trọi ngồi trước nhà với một cây gậy nhỏ trên tay. Bà run rẩy quơ gậy một cách tuyệt vọng xua đuổi dân phòng, lực lượng cơ động. Bà bị khiêng lên để qua một bên cho chính quyền làm việc. Phía sau là tiếng gào thét của con cái bà cùng những tranh cãi của người dân đối với người thi hành công vụ. Cuối cùng thì bà thua, rưng rưng nước mắt nhìn căn nhà vào tay người khác.
Người xem clip này sẽ tự hỏi: Không biết các ông lớn trong Bộ chính trị có thấy những cảnh này hay không? và khi thấy thì họ sẽ nghĩ gì, làm gì?
Nhiều người tin là các ông ấy thấy.
Mỗi sáng thứ Hai, các Ủy viên khi họp giao ban tại Bộ chính trị thì việc đầu tiên là đọc báo cáo tin tức xảy ra khắp nơi từ TTXVN gửi về để nắm tình hình. Các ông ấy không thể không biết những Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản, và mới nhất là Trịnh Nguyễn Bắc Ninh. Nghe đâu các ông ấy còn được đọc những bài trích ra từ facebook hay các trang blog lể trái nữa để nắm tin tức nhiều hơn.
Nắm nhiều nhưng không làm gì cả là đặc tính không thể dời đổi của Ban bí thư trung ương, Bộ chính trị và nhiều cơ quan quan trọng khác.
Đặc tính ấy lan sang cả Quốc Hội làm sơ cứng miệng lưỡi của gần 500 ông bà đại biểu khiến họ bỏ phiếu chấp thuận không thay đổi nguyên tắc "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý."
Kịch bản mới và hợp lý nhất:
Bốn ông đầu não ngồi học cách sử dụng facebook, khi thấy cái clip Bà mẹ Việt Nam anh hùng bị cướp đất, người hướng dẫn bảo: Clip này phản động lắm, chỉ là rác rưởi các đồng chí không nên xem, hãy unfriend nó đi.
Ông Hùng bảo: Sao thế? phải xem cho biết rõ dân tình để còn hướng dẫn đại biểu đi đúng hướng chứ.
Ông Dũng bảo: Thôi đi, cán bộ gì khi đi cưỡng chế lại để cho dân chửi bới quá sức như vậy? Không còn lực lượng nào nữa hay sao? Công an đâu?
Ông Sang bảo: Tôi vừa về, bên kia họ bảo facebook của chúng ta quá nhiều vấn đề nhất là việc chống Trung Quốc. Cứ xem để biết mà đối phó với bọn nó.
Ông Trọng thở dài: Tôi thật sự lo cho sự sống còn của Đảng. Chúng ta đã lấy của dân quá nhiều làm sao xây dựng được Chủ nghĩa Xã Hội đây?
Anh hướng dẫn bảo: Vâng, như vậy thì đóng cửa toàn bộ facebook các bác nhá.
Vậy đó, các bạn có tin là cả bốn ông sẽ nghe theo anh cán bộ hướng dẫn kỹ thuật IT quèn để đóng cửa facebook vì cái clip này hay không?
 

Cái đủ cho một chức quan cộng sản


Cái đủ cho một chức quan cộng sản

Phạm Chí Dũng 2013-06-27

Bich chương của Đảng cộng sản tràn ngập đường phố
Bich chương của Đảng cộng sản tràn ngập đường phố
RFA files
Con người đó - với bề ngoài chẳng khác mấy một người đạp xích lô, nhưng bên trong lại chan chứa một trái tim ủ máu đồng loại. Trái tim đó thật quá dị biệt với những xác phàm luôn trương nứt bởi máu của kẻ đói rách.
“Tri túc thường túc” hẳn là một lời tri âm luôn được tuyên giáo cửa miệng trong giới quan chức, nhưng lại trở nên hiếm có trong một trường hợp hiếm hoi quan chức cộng sản như Nguyễn Sự - người giữ chức vụ bí thư thành ủy Hội An và vừa thêm một lần nữa biểu tả cho cái đủ của một chức quan: nói đi đôi với làm.
Mùa hè năm 2013, Nguyễn Sự đã trở thành bí thư thành ủy đầu tiên trong lịch sử đương đại của Đảng cộng sản trực tiếp bắt cướp.
Sự kiện quá đỗi hy hữu này xảy ra vào đêm ngày 22/6, khi ông Sự đang chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự sự kiện tái hiện Đêm phố cổ đầu thế kỷ 20 phục vụ cho Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5. Phát hiện một thanh niên có hành tung nghi hoặc, ông đã bám theo. Đúng lúc thanh niên này giật sợi dây chuyền vàng của một du khách, y đã bị vị bí thư thành ủy Hội An “bắt nóng”.

Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh Việt Nam vẫn tiếp tục thụt lùi trên bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI). Kết thúc năm 2012, quốc gia này yên vị ở thứ 123 trong số 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng lại tụt đến 11 bậc so với năm 2011.
Cùng diễn biến theo chỉ số cảm nhận tham nhũng của TI, một dư luận không thể lu mờ là nhiều “công bộc của dân” đang có tài sản vun vén gấp đến hàng chục ngàn lần gia sản của một hộ nông dân, chưa tính đến hình ảnh “năm gia đình nuôi chung một con bò” hay những đứa trẻ vùng xa phải bắt chuột thay cơm.
Người cán bộ về hưu
Người cán bộ về hưu. AFP

“Tay này hay lắm!”
“Tri túc thường túc, chung thân bất nhục - Anh phải tự biết thế nào là đủ! Nói thật, nếu bây giờ một tháng anh thu một tỷ đồng đi chăng nữa nhưng nếu ham muốn của anh ghê gớm lắm thì anh vẫn cảm thấy thiếu. Phải biết “tri túc” thôi. Không chỉ nhìn lên mà phải nhìn xuống nữa. Như ở xã Cẩm Thanh quê tôi, 95% số gia đình có công với cách mạng, 70% là gia đình liệt sĩ. Tôi nhìn những gia đình liệt sĩ đó và tôi nhìn những cán bộ từ thời kháng chiến bây giờ về hưu, có thu nhập rất thấp, thì phải thấy rằng, bây giờ mình đang sướng gấp nhiều lần các đồng chí ấy. Thậm chí có những Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi “chế độ” được đưa về buổi sáng, thì buổi chiều bà đã mất rồi, không được hưởng ngày nào. Cuộc chiến tranh đã đi qua rồi và những người đi trước chúng ta đã ngã xuống, nhưng vẫn còn bao nhiêu những cảnh đời như vậy thì xót ruột lắm, mà mình không làm cách nào khác được!” - Nguyễn Sự đã trải lòng như thế với một phóng viên.
Trong cái lạnh khắc nghiệt Hà Nội vào tháng 3/2013, tâm cảm ấm áp giữa con người với con người chợt bồng bột nhen nhóm. “Tay này hay lắm! Lần đầu tiên Giải thưởng Phan Châu Trinh trao cho một quan chức nhà nước đấy, mà rất xứng đáng” - giáo sư Hồ Ngọc Đại nói với tiến sỹ Nguyễn Quang A trong lúc ông Nguyễn Sự đọc diễn từ nhận giải.
Trong lời tôn vinh trao giải thưởng Vì sự nghiệp văn hóa giáo dục cho ông Nguyễn Sự, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã đặc tả: “Là một nhà lãnh đạo có quan hệ rất rộng rãi và thân thiết với nhiều nhà khoa học uyên bác, nhiều nhà văn hóa - giáo dục tâm huyết, lại gắn bó sâu sắc với nhân dân trong đời sống hằng ngày, Nguyễn Sự đã thật sự thu hút được về mình cả tầm cao và chiều sâu trí tuệ và tâm hồn của họ, để trở thành người truyền cảm hứng cho Hội An, một trong những không gian văn hóa độc đáo của nước ta ngày nay…”.
Liệu những lời lẽ trên có cường ngôn hay quá đáng không?
Hội An lại vừa kỷ niệm 10 năm nhận danh hiệu Di sản văn hóa thế giới và cù lao Chàm cũng vừa được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Nhiều người dân kể rằng Hội An được như ngày hôm nay là nhờ công của ông Nguyễn Sự.
Nhiều nhà báo trong nước, dù chỉ một lần đặt chân đến Hội An, đã không khỏi chạnh lòng cho những vùng du lịch khác. Họ thốt lên trên trang viết: cái thành phố bé nhỏ, chỉn chu như một bài thơ Đường luật, đi bộ dọc ngang cũng chưa đủ khiến người ta mỏi gối chồn chân mà ám ảnh chi lạ! Hội An mở cửa với Tây phương thuộc hàng sớm nhất, cho đến giờ, mật độ khách du lịch từ bốn phương tám hướng còn đông hơn dân bản địa, mà vẫn giữ được nguyên vẹn là mình. Ấy là nhờ những người như Nguyễn Sự, bởi chẳng có ai yêu và hiểu Hội An như nắm rõ từng đường chỉ tay trong lòng bàn tay mình đến thế.
Hai thái cực
Người ở các địa phương khác vẫn không hết ngỡ ngàng: mỗi năm Hội An đón nhận đến 1,5 triệu du khách, với dân số khoảng 90.000 người, tính trung bình mỗi người dân đón 150 du khách/năm, làm thế nào để Hội An vẫn là mình?
Nhưng chúng ta hãy nghe nhà văn Nguyên Ngọc lý giải về điều mà ông từng bần thần “Hạnh phúc khi nhắc đến Hội An!”. Ông chia sẻ: “Văn hóa Hội An rất hay. Thật ra ở Hội An gần như đa quốc gia vậy, nhưng Hội An lại có sức tiêu hóa lạ kỳ, những người từ nơi khác đến ở với Hội An rồi cũng sẽ thành người Hội An… Ở Hội An rất an toàn mà không hề có công an đứng đường, dù khách du lịch, khách Tây rất nhiều, nhưng họ vẫn thoải mái đi chơi, mua sắm”.
Nét hay ở Hội An còn nổi bật trong buôn bán. Nguyên Ngọc tâm sự: “Trước đây, có một nhà kiến trúc sư đến đây, anh ta vào một hiệu giày, rất thích kiểu giày đó nhưng lại không thích màu phối này, thế là người chủ tiệm giày giới thiệu anh ta sang cửa hàng khác có kiểu cách mà anh ấy thích”; hay như tại chợ Hội An: “Có một chị đi mua thịt, cô bán hàng hỏi rằng mua thịt này để làm gì, thì chị đấy bảo mua về làm chả giò cúng đám giỗ. Nghe xong cô bán hàng liền bảo, thịt của cô hôm nay không được ngon và chạy sang quán khác giới thiệu”.
Nhân dân làm chủ (ảnh minh họa)
Nhân dân làm chủ (ảnh minh họa) AFP
Còn những người dân ở phố Hội đầy tự hào: Nhà ở Hội An không bao giờ cửa đóng then cài. Bây giờ có nhiều người giàu lắm nhưng dù giàu có đến cỡ nào cũng không hợm hĩnh, không thể hiện là mình giàu có. Thậm chí có việc ở Hội An người ta làm từ thiện có thể hàng mấy trăm triệu đồng nhưng người ta vẫn không nói tên ra. Nếu thấy việc cần giúp những hoàn cảnh khó khăn là họ đóng góp nhưng họ không muốn tuyên truyền tên của họ và số tiền họ đóng góp, họ chỉ cần sự đóng góp của họ đến được địa chỉ thực sự cần thiết.
Hội An xuất phát điểm là một nền văn hóa vật thể, tức là khách du lịch đến Hội An thoạt đầu là để khám phá khu phố cổ. Nhưng đến Hội An càng nhiều thì người ta lại càng thích thú không chỉ về mặt kiến trúc của phố Hội, vì chỉ cần đi vài ngày là hết khu phố cổ đó. Khách du lịch thích ở Hội An cả một cái gì đó rất lung linh, không chỉ bằng những đèn lồng mà sự  lung linh ở đây lại thấm vào lòng họ từ nếp sống của người dân Hội An, từ cách hành xử của người dân Hội An. Điều này cực kỳ quan trọng để khách du lịch đến Hội An lại có cảm giác như được trở về nhà của họ.
Một cảm giác rất yên bình và thân thiện…
Chỉ có điều, chất sống thực của Hội An thật khác hẳn với câu chuyện mà Olivier Berger - một giáo viên người Bỉ, vừa kết thúc khóa huấn luyện ngắn hạn về công tác bảo tồn di sản, mô tả rằng tại Việt Nam, cảnh sát nhan nhản ở khắp nơi, nhưng nạn cướp giật không vì thế mà giảm đi. Thậm chí, năm sau còn “phát triển” hơn năm trước.
Hay Natalia Krupxkaia, một nữ du khách Nga thường đến Hà Nội kết hợp với công việc kinh doanh cá hồi, còn ngạc nhiên một cách thành thật bởi một thành phố có bề dày “ngàn năm văn hiến”, nhưng lại “hở ra một cái là bị mất đồ ngay”. Với người đàn bà chịu học tiếng Việt này, thật khó hiểu là với tình hình an ninh như thế, hàng năm Việt Nam lại có thể đón tiếp đến trên 6 triệu khách du lịch nước ngoài – như một con số của ngành du lịch nước này công bố mà cô không mấy tin tưởng vào độ xác thực của nó.
Cho dù Hà Nội có tuyên bố thu hút đến hai triệu du khách nước ngoài hay “mức phấn đấu” gần 4 triệu lượt đối với Sài Gòn cho mỗi năm, vẫn có đến 70-80% du khách trả lời “không có ý định đặt chân đến Việt Nam lần thứ hai” - như kết quả của không ít cuộc khảo sát bỏ túi.
Tri túc cộng sản
Quá xa biệt với giới chức du lịch ở Hà Nội và Sài Gòn, Hội An và Nguyễn Sự lại tô điểm cho nhân tố con người - chiều sâu tận cùng của văn hoá, của kiến trúc.
Công luận đã không ít lần phải thừa nhận rằng có một điều lạ là dân Hội An nghèo nhưng chẳng ai phá nhà cổ làm nhà mới. Thời bao cấp mỗi nhà chỉ sống bằng vài ba khung dệt, nhưng vẫn giữ nguyên nếp nhà như một sự tri ân với cha ông của họ. Họ giữ lại những gì đẹp đẽ của quá khứ, đâu biết ngày mai sẽ thành di sản. Thời đổi mới, nhà nhà làm du lịch, có người giàu lên nhưng cũng chẳng ai đập nhà làm khách sạn. Dân phố không soi mói, nhưng biết quan tâm đến nhau. Điều gì không phải, trái với đạo lý đều khó sống được ở đây. Dù lịch sử đầy biến động, người Hội An vẫn giữ được chiều sâu cốt cách, tâm hồn mình. Nhỏ bé, thân thuộc, không vội vã, không có những con đường rộn ràng, chẳng ai chạy xe quá nhanh. Khi con người sống có trật tự thì trong tâm thức, suy nghĩ cũng chậm lại, nhập thân, nhìn lại mình nhiều hơn. Những con người ấy đã biết tự làm mới mình hàng ngày, tạo ra hồn của phố, sự thân thuộc bình yên và một chút chân quê khiến ai đã một lần tới là nhớ mãi, giống như được trở về nhà.
Dù tự nhận là quê mùa đặc sệt, nhưng cái chân quê của Nguyễn Sự lại được nhà văn Nguyên Ngọc cảm nhận: “Nếu không có Nguyễn Sự sẽ chẳng giữ được Hội An. Nguyễn Sự là tập trung tinh túy của người Hội An: trí tuệ, năng nổ nhưng thật bình dị, chân thật. Sở dĩ ông làm được nhiều điều cho phố cổ vì được dân thương. Quan chức ít ai giống anh, liêm khiết, thương dân, biết văn hóa bao giờ cũng mong manh, luôn lo lắng, suy nghĩ, gìn giữ, không chủ quan”.
Có lẽ đó cũng là thấm cảm trong lời bình luận của cánh nhà báo trong nước. Một quan chức liêm khiết, yêu thương dân và đối đãi với họ bằng chữ “nhân nghĩa” đã là của hiếm đời nay. Một quan chức thấm “đạo làm quan”, điều hành công việc bằng sự am hiểu văn hóa và lẽ đời lại càng hiếm hoi hơn nữa. Hội An đang có cả hai con người hiếm hoi ở trong một con người.
Con người đó - với bề ngoài chẳng khác mấy người đạp xích lô, nhưng bên trong lại chan chứa một trái tim ủ máu nóng đồng loại. Trái tim đó thật quá dị biệt với những xác phàm luôn trương nứt bởi máu của kẻ đói rách.
Thấy đủ là đủ - đó mới là cái tri túc hiếm có nơi một chức quan cộng sản như Nguyễn Sự.
Vào cái thời sâu mọt chen chúc hơn cả cướp cạn…

Những bài thơ yêu nước được sáng tác trong tù

Những bài thơ yêu nước được sáng tác trong tù

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2013-06-29

le-quoc-quan-305
Luật sư Lê Quốc Quân tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 8 tháng 7 năm 2012 tại Hà Nội.
AFP


Việt Nam có lẽ là đất nước có những bài thơ yêu nước được sáng tác trong tù nhiều nhất so với nền văn học thế giới. Nhà tù thời đại nào cũng là nơi giúp người hoạt động cách mạng có cơ hội suy nghĩ, gợi nhớ và nuôi duỡng ngọn lửa yêu nước bên trong bốn bức tường câm nín của trại giam. Bóng tối nhà tù kỳ diệu thay lại làm bùng vỡ ánh sáng trên dòng thơ của những con tim chói chang niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn cho đất nước, xã hội. Nguyễn Chí Thiện là một điển hình như thế.
Nếu thơ của Nguyễn Chí Thiện bay ra ngoài Việt Nam một cách khó khăn với nhiều câu hỏi về tính xác thực của tác giả thì những bài thơ yêu nước trong nhà tù hôm nay lại tiếp cận được với người đọc, người nghe nhanh chóng và căn cước của tác giả không ai có thể nghi ngờ, ngay cả khi tác giả những bài thơ ấy còn ngồi trong bốn bức tường tăm tối của nhà tù chờ ngày ra tòa xét xử.
Trường hợp thứ hai rơi vào luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân, đang bị giam giữ tại nhà giam Hỏa Lò Hà Nội.

Nằm trong trại giam người luật sư ấy làm nên những câu thơ bén và âm ỉ cháy trong lòng người được đọc nó. Lê Quốc Quân làm thơ không để nổi tiếng vì với ông sự nổi tiếng từ thơ có lẽ là điều khôi hài vì con đường dẫn tới công lý, sự thật mà ông đang đi còn lắm chông gai. Thơ không thể thay thế chiếc giày êm ái mà chỉ bằng niềm tin vào tổ quốc mới có thể giúp ông vượt qua con đường khổ nạn.
Cảm hứng đến với thơ của ông không bằng cái lay động của gió, của cỏ cây hay tình tự của những yêu đương thường thấy. Thơ của ông quằn quại với sóng nước Biển Đông cùng những giòng máu đỏ mà quê hương đang chảy. Những giòng máu bất kể từ ngư dân hay người chiến sĩ, đối với tác giả, đều mặn như nhau và từ cái mặn nồng tươi rói ấy Lê Quốc Quân sáng bừng ra tình yêu nước tự nhiên của một công dân đối với non sông của mình.
Ngồi trong tù, Quân nghe rất rõ tiếng vỗ uất ức của những ngọn sóng Việt Nam. Cái âm thanh ấy làm thành thơ, thành hơi thở nặng nhọc của người tù Hỏa Lò vào ngày 25 tháng 3 năm 2013, cùng lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tập Cận Bình và chiếc tàu của ngư dân Việt bị Trung Quốc bắn cháy cabin!

Hỏa lò vọng sóng Biển Đông

Đọc vội trên ngay báo Nhân Dân của Đảng đủ làm dậy sóng lòng tôi.
Đêm nay!
Sóng biển đông uất ức vỗ vào nghềnh đá
Tha thiết gọi tên anh tên tôi.
Đêm nay!
Có đôi tay bất lực ghì vào song sắt
Da diết gọi Hoàng Sa-Trường Sa
Âm vang mãi của sóng giọng của người tù
Rơi vào khoảng không vô vọng!
Lũ giặc cướp tung hoành trên biển đông
Chúng lập tam sa xây nhà tù trên đảo.
Bắn giết hải quân cầm tù ngư phủ
Chúng cắt thông tin xua bình minh trên biển
Xô đổ cả hoàng hôn duyên hải
Đem đêm tối kinh hồn cho vợ con xóm nhỏ.
Biển đảo ta đây!
Tổ quốc ta đây, bao đời ông cha gìn giữ sao chỉ phản đối nước đôi?
Bởi lãnh đạo bị bao vây tứ phía
Chúng lấy học thuyết Tam vô làm vòng kim cô cầm tù não bộ.
Chúng lấy đại cục, phân mảnh lòng người.
Chia chác tài nguyên cướp con cá biển trong bữa cơm chiều con trẻ việt.
Chúng lấy tình môi-răng, căng mình giữ ghế tham quyền cố vị, vơ vét tài nguyên, bỏ đói cả tương lai dân tộc.
Ôi! Tây nguyên, biên giới, cà mau, thanh hóa
Vũng áng, thái bình nhan nhản dấu chân tàu
Hoa quả, gia cầm đồ dùng thức uống
Văn hóa phi trường, tràn ngập tiếng hoa.
Quê hương tôi đã mất thật rồi ư?
Không?
Sóng đã nổi từ trong ngục tối
Nơi anh em nhắm mắt biểu tình
Và lắng nghe tiếng đồng bào cùng bước
Hào khí đông A ngập tràn khóe mắt
Tiếng hô vạng dội một góc trời
Đứng lên đi như ông cha từng đã quét sạch bóng thù nước Việt vững ngàn thu!

Hoả Lò ngày 25 tháng 3 năm 2013
Trong cái nhà tù nổi tiếng ấy, người cha Lê Quốc Quân không thể không chạnh thương đối với những đứa con bé bỏng của mình. An,Thái, và Việt là tên gọi thương yêu, là nìêm tin của người cha vào tương lai của gia đình cũng như những ước mơ thầm kín thể hiện qua cái tên của từng mái đầu nhỏ bé, trong bài An Thái Việt ông nhắn nhủ:
Có tên khắc khoải trong tim óc
Dẫu rất bình yên An-Thái-Việt
Có đêm thao thức lòng đau tức
Ai nghĩ về ai nước mắt nhòa

An Hà năm nay lên lớp 6
Cha chưa về được để dạy thêm
Nghe lời bà dặn ngoan con nhé
Học giỏi chơi vui giúp mẹ Hiền

Thái Hà con ơi Cha nhớ lắm
Không biết bây giờ ai đón đưa
Nhớ khi cha con cùng đến lớp
Hay chốn vườn quê mãi sức đùa

Việt Hà con ơi cha vẫn thấy
Đôi chân công chính đang tập bước
Dẫu sớm đau thương có sá gì
Trên đường thiên lí bóng con đi

Cuộc đời vẫn thế đầy giông bão
Các con gắng sức trước gian lao
Giờ hãy ngủ đi bình an nhé !
Mai sớm cùng cha đón bình minh

Hỏa lò, xuân Q T
Người tù sống nhờ vào bạn tù. Họ chia sẻ cho nhau từng hạt cơm, miếng giẻ cũng như các mẩu chuyện vui buồn. Lê Quốc Quân chia sẻ cái nhìn, niềm trăn trở của nhà thơ về một vấn đề lớn hơn mà khó một người tù hình sự nào để ý tới: Vấn đề tự do dân chủ. Trong bài Tặng người bạn tù ông viết:
Bài thơ này tôi viết tặng anh
Người bạn tù chung manh chiếu rách
Sau song sắt đêm chúng mình tâm sự
Anh có nghe quá khứ vinh quang
Của nước Việt ngàn năm trung dũng
Khi giặc già lăm le bờ cõi
Hội nghị Diên hồng ông cha quyết đánh
Bến Bình than tướng trẻ bóp nát cam
Đại cáo bình Ngô vang dội trời nam
Bỗng tiền nhân như ngọc sáng dọi về

Tôi kể anh nghe hiện tại đau thương
Thời một đảng úp trùm toàn dân tộc
Nhân dân lầm than đói khổ đủ đường
Độc lập đó còn tự do không có
Tham nhũng thành quốc nạn tràn lan
Quyền tự do dân chủ không còn
Người tranh đấu bị giam vào ngục tối

Ta kể nhau nghe về tương lai tươi đẹp
Của Việt Nam trong hòa nhập toàn cầu
Dân chủ có mà nhân quyền cũng có
Và tự do cho tất cả mọi người
Đến lúc đó nước Việt của chúng ta
Không thua kém láng giềng xung quanh
Mà từ hôm nay đến đó còn xa
Còn nhiều việc chúng ta cần làm nốt
Chúng mình cùng gánh vác nghe anh!

Le-quoc-quan-anhbasam-250.jpg
Luật sư Lê Quốc Quân, anh Paulus Lê Sơn cùng một số người khác bị bắt giam khi đang đứng bên ngoài Tòa án Hà Nội hôm xử TS luật Cù Huy Hà Vũ 04-04-2011. Courtesy Anhbasam.
Là một luật sư, Lê Quốc Quân hiểu rõ thế nào là luật pháp. Hiểu rõ và tin tưởng vào những gì mình được học, được bồi dưỡng kiến thức tại nước ngoài. Người luật sư ấy tiếc thay lại không chịu bẻ mình uốn theo những gì mà tòa án Việt Nam muốn với những bản án bỏ túi xử theo chỉ thị chứ không theo pháp luật. Là một luật sư trẻ và mang nhiều hoài bão, Lê Quốc Quân dùng kíên thức luật pháp của mình để lên tiếng chống lại những sai trái của hệ thống tư pháp Việt Nam, hệ quả là cả hệ thống quay ngược lại tấn công ông và cuối cùng thì ông bị tước đi mảnh bằng mà bao nhiêu năm từng theo đuổi.
Những gai góc bất công trong chế độ không thể làm cho người tù Lê Quốc Quân khuất phục mà ngược lại chúng làm ông lớn lên, cứng cáp hơn trứơc những thử thách mà hệ thống tư pháp cộng sản muốn ông nhận lãnh.

Chí người ngục sỹ

Lúc lặng lẽ ngồi trong ngục tối
Là khi ta mưu sự cơ đồ
Đôi mắt nhắm mà lòng cuộn sóng
Chí bừng lên vang dội trăm miền
Ý chí ta vực thẳm núi cao
Trải rộng khắp bình nguyên đại mạc
Chí là hướng lung linh tâm bão
Bão lòng người thổi giữa nhân gian
Chí là hoa nở trong máu đỏ
Máu anh hùng chảy mãi thiên thu
Chí đã chín lòng ta đã quyết
Quyết đứng lên tranh đấu một phen
Vì nhân dân cơ cực bần hàn
Ý chí đó ngàn đời không đổi

Hỏa lò 4/2013
Không ít người cho rằng luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vì chống Trung Quốc. Nếu nghĩ thật cặn kẽ, có người Việt Nam hiểu biết lịch sử nào mà lại không chống Trung Quốc, hay nói đúng hơn là chống tư tưởng Đại hán, bá quyền. Lê Quốc Quân có chống Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ. Trước khi bị bắt ông đã có những bài thơ hùng tráng như bài Tổ Quốc Gọi Tên do chính ông tự đọc sau đây:
Đêm qua tôi nghe tổ quốc gọi tên mình.
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa vang dội vào ghềnh đá
Tiếng tổ quốc vọng về từ biển cả
Nên bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây
Tổ quốc của tôi. Tổ quốc của tôi
Bốn ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ, thắp lên ngọn đuốc hòa bình
Bao người đã ngã, máu của người nhuộm mặn sóng biển đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình, chúng ngang nhiên chia cắt tôi và tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chập vào bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng cuộn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín muơi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam
Chín muơi triệu người lấy thân mình che tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe tổ quốc gọi tên mình.

Người tù trẻ tuổi và đầy chí khí ấy sẽ ra tòa vào ngày 9 tháng Bảy này. Hầu như những người biết chuyện đều nhìn vào cái ngày xử án ấy với tâm lý chờ đợi một diễn biến khác với vụ xử của blogger nổi tiếng Điếu Cày với cùng tội danh trốn thuế. Lê Quốc Quân rất kinh nghiệm đối với chính quyền Việt Nam khi đã chuẩn bị sẵn cho mình tư thế trước tòa và tư thế trước công luận. Ông gửi một thư ngỏ ghi âm tiếng nói của mình để tránh trước những đòn thù dưới thắt lưng mà chính quyền có thể dành cho ông nếu không thể kết án ông một cách hợp pháp.

Thư ngỏ

Là một công dân Việt Nam luôn tha thiết với sự lớn mạnh của đất nước và dân tộc mình, tôi tin rằng chỉ có tự do dân chủ mới giải phóng con người đem lại sức mạnh Việt Nam phát triển.
Là một luật sư bất đồng chính kiến tôi có thể gặp những khó khăn hoặc bị tù đày. Bởi vậy tôi viết thư ngỏ này trình bày những điều phòng sau khi mình không được tự do thì sẽ có nhiều thông tin không chính xác.
Thứ nhất, với sự hiểu biết về pháp luật của mình tôi khẳng định rằng những hoạt động tranh đấu, những bài viết, những lời nói của mình là tốt đẹp và hoàn toàn vô tội theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Thứ hai, tôi không hoạt động vì quyền lợi của quốc gia nào khác ngoài tổ quốc Việt Nam. Tôi hoạt động để góp phần xây dựng xã hội dân sự. Tạo phong trào dân sự rộng rãi nhằm thực hiện nguyện vọng của nhân dân, thông qua cơ chế dân chủ và bằng phương pháp bất bạo động.
Thứ ba, tôi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm và lập trường của mình về những vấn đề tự do dân chủ và nhân quyền. Tôi nỗ lực tối đa để bảo vệ nó trong mọi hoàn cảnh, tuy nhiên, nếu khi tôi không còn được tự do mà có những thông tin đi ngược lại với lý tuởng đấu tranh của mình thì cần được coi là không phản ảnh đúng với ý chí và lý trí của tôi. Những chứng cứ đó là hoàn toàn vô giá trị.
Thứ , tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà tổ quốc đã trao tặng cho mình. Tôi chịu trách nhiệm cá nhân về những hành vi của mình. Tôi sẵn sàng xin lỗi về những thiếu sót, nếu có, đối với anh em bạn bè. Nhưng việc sử dụng các hành vi của tôi để buộc tội, hoặc làm bằng chứng chống lại bất cứ ai đều là vô hiệu. Tôi phủ nhận hoàn toàn mọi bằng chứng liên quan làm phương hại đến các anh em khác đang tranh dấu vì một Việt Nam đổi mới, dân chủ, phát triển và giàu mạnh.
Cá nhân tôi luôn tin vào khát vọng và nỗ lực của chính nhân dân Việt Nam. Tôi tin rằng một ngày không xa chúng ta sẽ có được tự do dân chủ thực sự. Mọi người dân Việt Nam đều có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai. Có quyền mưu cầu hạnh phúc và thành công ngay trên chính quê hương Việt Nam yêu dấu này.
Trân trọng kính thư.
Tôi, luật sư Lê Quốc Quân xin cám ơn.
Những ngày gần đây Luật sư Quân đã gặp khá nhiều sách nhiễu trong nhà tù nhưng với ông có lẽ những sách nhiễu ấy không thề sánh bằng tình cảm người thương yêu ông dành cho một con người ái quốc. Vợ ông kể lại những diễn tiến mới nhất khi luật sư của ông kể lại cho bà biết ông sẽ tịch cốc một tuần lễ để tỏ lòng biết ơn những người thương yêu ủng hộ ông, bà nói:
Hiện tại anh Quân vẫn trong điều kiện khắc nghiệt trong tù vì bị phân biệt đối xử. Tin mới nhất hôm nay do luật sư cho biết anh Quân quyết định sẽ tịnh cốc từ ngày 23 tới ngày 30 tháng 6, anh sẽ chỉ uống nước và không phải là tuyệt thực, anh tịnh cốc thì chỉ uống nước lọc. Anh muốn chia sẻ với những người đang gặp khó khăn và muốn thực sự bày tỏ lòng cám ơn với mọi người đã ủng hộ, lên tiếng cho anh và cho gia đình.
Người tù nhân dũng cảm ấy đã chọn cho mình một hướng đi trung thực, không phản lại với công lý, với lương tâm và nhất là lòng ái quốc của một kẻ sĩ. Thơ của ông diễn tả tâm trạng khắc khoải của một người đi làm cách mạng, cuộc cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh như những người dân Nghệ An quê hương ông từng làm.

UNCLOS 1982: Tàu+ bội ước

UNCLOS 1982: Trung Quốc bội ước

Quân đội Trung Quốc diễu hành trước một căn cứ hải quân tại Hồng Kông ngày 03/03/2010.
Quân đội Trung Quốc diễu hành trước một căn cứ hải quân tại Hồng Kông ngày 03/03/2010.
REUTERS/Bobby Yip

RFI
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.

Cuối tháng Giêng, Manila đã thông báo cho Bắc Kinh biết quyết định đưa hồ sơ tranh chấp ra trước tòa án trọng tài, chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 mà cả Trung Quốc và Philippines đều là quốc gia thành viên. Trung Quốc đã bác bỏ đơn kiện của Philippines và tuyên bố không tham dự vụ xử.
Trang Tin tức Học viện Hải quân Hoa Kỳ - USNI News, ngày 11/03/2013, có đăng bài của giáo sư Carlyle A.Thayer, chuyên gia về châu Á, với tựa đề : « Trung Quốc đi ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc », phân tích vụ kiện này và các hệ lụy.

Ngày 22/01/2013, bà Mã Khắc Khanh (Ma Keqing), đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã được triệu lên Bộ Ngoại giao tại Manila và được trao một công hàm thông báo cho bà biết là Philippines tiến hành khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS.
Công hàm bao gồm Thông báo chính thức và Tuyên bố các yêu cầu của Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc. Tài liệu này là một sự thách thức đối với giá trị pháp lý của các tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông.
Philippines cũng kêu gọi Trung Quốc từ bỏ « các hoạt động phi pháp xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines ». Chiểu theo UNCLOS, Trung Quốc có 30 ngày để đáp lại bằng cách thông báo việc chỉ định đại diện của mình tại tòa án trọng tài.
Ngày 19/02, đại sứ Mã gặp các quan chức Bộ Ngoại giao, trả lại Thông báo và Tuyên bố về các yêu cầu của Philippines và bác bỏ văn bản này. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh nói rằng, Tuyên bố các yêu cầu của Philippines là « không đúng về mặt lịch sử và pháp lý và chứa đựng những cáo buộc không thể chấp nhận được chống lại Trung Quốc ».
UNCLOS và trọng tài mang tính ràng buộc
Theo điều 287 của UNCLOS, một quốc gia thành viên tự do lựa chọn một hoặc nhiều hình thức xét xử trong số bốn hình thức xét xử sau đây : Tòa án Quốc tế về Luật Biển -ITCLOS, Tòa án Quốc tế Công lý, tòa án trọng tài hoặc tòa án trọng tài đặc biệt. Nếu các bên tranh chấp không ra được một thông cáo chính thức về sự lựa chọn tòa án, theo điều 287 (3), họ « được coi như đã chấp nhận hình thức trọng tài, chiểu theo phụ lục VII ». Bởi vì cả Trung Quốc và Philippines không ra được tuyên bố chính thức về sự lựa chọn của họ, vấn đề tranh chấp của họ là đối tượng xét xử của tòa án trọng tài (Thực ra, trong Thông báo và Tuyên bố ngày 28/01/2013, Philippines đã cho biết lựa chọn hình thức tòa án trọng tài – RFI).
Bất kể quốc gia nào đã phê chuẩn UNCLOS đều có quyền chỉ định bốn trọng tài trong danh sách của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Thông thường, tòa án trọng tài bao gồm 5 người rút ra từ danh sách nói trên. Mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định một trọng tài và cùng đồng thuận với bên kia trong việc lựa chọn ra 3 thành viên khác, bao gồm cả chánh án tòa án trọng tài.
Phụ lục VII có những điều khoản liên quan đến các trường hợp một quốc gia không chỉ định trọng tài cho mình trong vòng 30 ngày. Sau khi Trung Quốc bác bỏ, Philippines có hai tuần để đề nghị chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITCLOS) tiến hành chỉ định số trọng tài cần thiết trong danh sách nói trên. Chánh án ITCLOS có 30 ngày để chỉ định số trọng tài cần thiết.
Một khi được thành lập, tòa án trọng tài tự quyết định các bước tố tụng của mình. Các quyết định này được thông qua với đa số phiếu. Tòa án có thể nghe Philippines điều trần vụ kiện cho dù Trung Quốc từ chối tham gia. Theo Phụ lục VII, điều 9 quy định: « Nếu một trong các bên trong vụ tranh chấp không ra trước tòa án trọng tài hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì phía bên kia có thể yêu cầu tòa án tiếp tục trình tự tố tụng và đưa ra phán quyết. Việc một bên vắng mặt hoặc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không thể là trở ngại đối với tiến trình tố tụng. Trước khi đưa ra phán quyết, tòa án trọng tài phải bảo đảm rằng không những tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp mà còn chắc chắn là đơn kiện có cơ sở thực tế pháp lý ».
Tòa án trọng tài được yêu cầu giới hạn phán quyết của mình « trong nội dung vụ tranh chấp » và « phán quyết là tối hậu và không được kháng cáo… Phán quyết phải được các bên trong vụ tranh chấp tuân thủ ». Thế nhưng, UNCLOS lại không hề có điều khoản nào liên quan đến việc thực thi phán quyết.
Trường hợp Philippines
Phần XV của UNCLOS buộc các quốc gia giải quyết các tranh chấp thông qua các phương tiện hòa bình và trao đổi quan điểm để thực hiện việc này. Philippines lập luận rằng họ đã liên tục trao đổi với Trung Quốc kể từ năm 1995 khi Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef – Mĩ Tể tiều).
Tuyên bố của Philippines kết luận : « Trong 17 năm trao đổi quan điểm, tất cả mọi khả năng giải quyết qua đàm phán đã được thăm dò và tận dụng hết ».
Tháng 08/2006, Trung Quốc đã ra một tuyên bố về các trường hợp đặc biệt không nằm trong thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến việc hoạch định biên giới trên biển (lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế - ZEE và thềm lục địa), các hoạt động thực thi pháp luật và quân sự và các tranh chấp dẫn đến việc Hội Đồng Bảo An thực thi chức năng của mình, chiểu theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Philippines đã cẩn thận trong Thông báo và Tuyên bố của mình nói rằng họ không tìm kiếm phán xét của tòa án về các tranh chấp chủ quyền đối với các đảo hoặc hoạch định đường biên giới mà Trung Quốc đã gạt ra khỏi phạm vi thẩm quyền của tòa án trọng tài. Philippines khẳng định rằng các tranh chấp trên biển với Trung Quốc là về « diễn giải và việc các Quốc gia thành viên thực thi nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ UNCLOS » và qua đó, có thể đệ trình một giải pháp.
Vậy Philippines tìm kiếm sự phán xử nào từ phía tòa án trọng tài? Trước tiên, Philippines tìm kiếm một phán xử tuyên bố rằng các vùng biển mà Trung Quốc và Philippines khẳng định có chủ quyền tại Biển Đông là những vùng được quy định trong UNCLOS và đó là lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trên cơ sở này, Philippines yêu cầu tòa án trọng tài tuyên bố rằng các đòi hỏi của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị. Hơn nữa, Philippines đề nghị tòa án trọng tài yêu cầu Trung Quốc đưa những vấn đề này vào luật lệ quốc gia, phù hợp với UNCLOS.
Thứ hai, Philippines yêu cầu tòa án trọng tài xác định quy chế pháp lý của các thực thể (đảo, bãi đá lúc chìm lúc nổi và bãi chìm) ở Biển Đông mà Trung Quốc và Philippines tuyên bố có chủ quyền và liệu các thực thể này có thể tạo ra quyền đối với một vùng biển lớn hơn vùng 12 hải lý. Philippines nêu danh sách cụ thể là bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef – Mĩ Tể tiều), Ken Nan (McKennan Reef – Tây Môn tiều), Ga Ven (Gaven Reef – Nam Luân tiều), Su Bi (Subi Reef – Chử Bích tiều), Gạc Ma (Johnson Reef – Xích Qua tiều), Châu Viên (Cuarteron Reef – Hoa Dương tiều), Chữ Thập (Fiery Cross Reef – Vĩnh Thử tiều) và lập luận rằng Trung Quốc đòi hỏi những vùng biển rộng lớn trên cơ sở cho rằng các thực thể nói trên là những hòn đảo. Philippines cho rằng các thực thể này là « những bãi chìm, mỏm đá, bãi lúc chìm lúc nổi và không thể coi là các hòn đảo theo UNCLOS và những thực thể này là một phần trong thềm lục địa của Philippines hoặc đáy biển quốc tế ». Theo UNCLOS, các đảo có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và các bãi đá có lãnh hải 12 hải lý.
Thứ ba, Philippines lập luận rằng Trung Quốc can thiệp vào việc Philippines thực hiện các quyền hợp pháp của mình ở trong và ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trái ngược với UNCLOS. Philippines đề nghị tòa án trọng tài yêu cầu Trung Quốc từ bỏ (1) chiếm đóng và có các hoạt động tại các thực thể nằm trong danh sách nói trên, (2) ngăn cản các tàu của Philippines khai thác các nguồn lợi sinh vật trong vùng biển cận kề bãi đá Scarborough (Hoàng Nham) và Gạc Ma (Johnson Reef – Xích Qua tiều), (3) khai thác các nguồn lợi sinh vật và không sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, và (4) ngăn cản tự do hàng hải của Philipines ở « trong và bên ngoài vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines ».
Hệ lụy
Nếu tòa án trọng tài chấp nhận Tuyên bố các yêu cầu của Philipines và phán quyết có lợi cho Philippines, điều này sẽ bác bỏ khẳng định của Trung Quốc về « chủ quyền không thể tranh cãi » ở Biển Đông. Tất cả các bên tranh chấp – Việt Nam, Malaysia và Brunei – sẽ được hưởng lợi từ phán quyết này. Tuy nhiên, cũng có một nguy cơ nào đó. Tòa án trọng tài có thể đưa ra phán quyết hỗn hợp, có lợi cho Philippines trong một số trường hợp nhưng cũng thừa nhận sự hiện diện của Trung Quốc trong một số trường hợp khác. Một phán quyết hỗn hợp như vậy có thể tác động đến các đòi hỏi mà các quốc gia ven biển đưa ra, đặc biệt liên quan đến quy chế pháp lý của những thực thể mà họ đang chiếm đóng.
Theo các quan chức Philippines, tòa án trọng tài có thể cần từ 3 đến 4 năm để ra quyết định. Trong thời gian đó, Trung Quốc có thể củng cố và bành trướng thêm sự hiện diện của họ tại các vùng biển mà Philippines tuyên bố là của mình.
Vẫn còn một câu hỏi để ngỏ là tác động của vụ kiện của Philippines đối với Hiệp hội các nước Đông Nam Á và các nỗ lực của khối này trong việc thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin với Trung Quốc chiểu theo Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông và việc đàm phán Bộ Luật ứng xử tại Biển Đông mang tính ràng buộc.