Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Barbara Flood

Barbara Flood is one of those impeccably dressed woman that I see often see around town, but have never had the chance to photograph. I was thrilled to find her in line for the Manhattan Vintage Sale last and asked if I could take a quick photo. I had to hurry as the line was moving fast, but I look forward to meeting Barbara again in the near future!

Hổng dám tháng Hai 28 ngày đâu ....hehe

Hồi mới cưới, tui rất khoẻ, hai tay xách hai bình nước lọc (5 gallons mỗi bình). Bà xã thì yếu, nói năng nhỏ nhẹ. Sau khi có hai mụn con thì hai tay tui ôm một bình nước muốn bá thở. Bà xã thì giờ lại khoẻ hơn, nói nhiều hơn và rất to cả xóm nghe.
Bill Clinton nói: "Mỗi lần tôi nói một câu thì vợ tôi đáp lại một paragraph."
Bà xã tôi giờ cũng y chang ! Bây giờ thì tui thích tháng Hai trong năm vì có 28 ngày nên bà xã nói ít hơn mấy tháng kia !
(Chôm forum)

====> Hổng dám trong năm tháng Hai 28 ngày đâu cha nậu .Thèng ròm nó có bằng chứng đàng hoàng đây nà hehehehe

 https://www.facebook.com/notes/Nam Ròm

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

In The Metro

I started chatting with Natacha on the Paris Metro. She was dressed beautifully in a blue sweater dress and matching blue accessories. When I complimented on her colorful look she replied, " The sky is so grey in Paris so I decided to wear blue."

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Marvelous Magda

I have always been inspired by the seniors in my life and find it refreshing to meet people who share the same attitude towards older people. I asked Magda's dear friend Daniela Arrendondo to share a few words about how she inspires her:

Life is about living and there are special people who show us the way. One of them is Magda Llohis de Gutierrez. I am a 37 year-old woman and there is not a moment that I spend not learning how she lives life. In Magda’s presence I can only feel an eternal summer. Full of color, passion, wisdom, and warmth. I cannot remember a single day where I have not seen her in her own amazing style. Many passersby stopped to admire during Ari's photo session with her, from Lenny Kravitz to a group of five year-olds, who said, “I like her! She looks like Frida Kahlo.  Sara Jessica Parker once saw her at Bergdorf's and complimented her and her trademark flowers. I am sure you will also notice her necklaces. Each one is one-of-a kind, made by her. I could write about Magda forever, but I leave it to you to look at Ari’s photographs and be inspired by her confidence and style.  Magda, you are a true piece of art, you are precious and lovable. And I am lucky to be your friend and student in life.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Manhattan Vintage

Vintage sales are some  of my favorite places to scout for Advanced Style. I always love running into this lovely woman at The Manhattan Vintage Clothing Sale.  She looks picture perfect each time, in a gorgeous vintage coat and hat.

Chỉ 0,1% Việt Kiều Hồi Tịch? ...thiệt không?

Chỉ 0,1% Việt Kiều Hồi Tịch?
(10/28/2013)
Tác giả : Vi Anh
Chỉ có 0,1% “Việt Kiều” hồi tịch VNCS, thiệt không? Xin nói ngay là Không.
Bởi vì:

Một là thời sự, sự kiện, lời nói của cán bộ đảng viên, tổ chức ngoại vi của CS trong nước thường nặng tuyên truyền cho Đảng Nhà Nước, thường tốt khoe, xấu che. Con số 0,1% hay nói cách khác cho dễ hiểu là 1 phần ngàn, tức cứ 1000 người Việt Kiều thì có 1 người xin trở lại quốc tịch VNCS. Chữ Việt Kiều mà chữ CS dùng để chỉ những người Việt đi khỏi nước, định cư ở ngoại quốc, với tư cách là công dân vô quốc tịch nước định cư hay tối thiểu là thường trú nhân hợp pháp, chớ không tính những người Việt Nam đi du hoc, lao động xuất khẩu, du lịch, làm việc ở ngoại quốc.

Con số 0,1% nói trên là của Uỷ ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài, là một cơ quan của VNCS vì trong nước hoàn toàn không có hội của tư nhân. Chủ Tich Trung Ương của Uỷ Ban này là Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn thanh Sơn của VNCS, một người hoàn toàn là CS Việt Nam từ hình thức tới nội dung, chẳng có Việt Kiều việt kè gì cả. Chi nhánh của Uỷ Ban này ở Saigon nói ra con số này trong cuộc họp tổ chức sáng ngày 17 tháng 10 tại trụ sở ủy ban. Báo Tuổi Trẻ ở Saigon là tiếng nói của Thành Đoán Thanh Niên CS HCM loan tải đọc được trên online. Tức con số 0,1% Việt Kiều hồi tịch là con số của CS, vì CS, do CS đưa ra, chớ không phải con số của nguồn tin độc lập. Mà cái tật của CS là luôn luôn tuyên truyền có lợi cho Đảng Nhà Nước của họ.

Và trong cuộc họp các giới chức VNCS nói đang cân nhắc kéo dài thời hạn cuối cùng để Việt kiều nộp hồ sơ xin nhập tịch Việt Nam, bởi vì tỷ lệ hồi tịch của Việt Kiều quá thấp. Có người đổ thừa luật Quốc Tich của Quốc Hội Có người nói ấn định hạn chót là tháng 7 năm 2014 để nộp hồ sơ xin nhập tịch Việt Nam là quá ngắn. Cán bộ Nguyễn Văn Anh, trưởng phòng Quản Lý Xuất-Nhập Cảnh thuộc Công An Sài Gòn đổ thừa Luật Quốc Tịch của Việt Nam chưa quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người công dân song tịch. Các chuyên gia, thì Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008 chứa một số mâu thuẫn khó hiểu, chẳng hạn như vừa công nhận lại vừa không công nhận các trường hợp song tịch.”

Hai, thực tế rõ ràng là, Nghị Quyết 36 của Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN với ngân sách hàng tỷ Mỹ Kim để chiêu dụ người Việt Hải ngoại đem tiền, tài về phục vụ quê hương, hồi tịch để sinh cơ lập nghiệp coi như thất bại thê thảm.

Thực sự xuyên qua mấy chục năm trời đại đa số người Việt hải ngoại là dân tỵ nạn CS. Nay đã gần 39 năm qua số người trong gia đình cốt lõi của người tỵ nạn đã được bảo lãnh đoàn tụ gia đình gần hết rồi. Ở các nước định cư người Việt là một sắc tộc về kinh tế có phát triển, về chánh trị có gắn bó với nhau qua cảm nghĩ thuộc về nhau như một Việt Nam Hải Ngoại.

Nên người VN hải ngoại về thăm bà con, gởi tiển giúp đỡ thì có, chớ ở lại, hồi hương lập nghiệp, hồi tịch trở thành công dân của chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN là quá ít nếu không muốn nói là không.

Ngay những người có chuyện làm ăn ở VN cũng không hồi tịch vì ai dại gì bỏ cái thế quốc tịch của các siêu cường Mỹ, Úc, Pháp, để trở thành thần dân của Đảng Nhà Nước CSVN, một chế độ độc tài đảng trị toàn diện với “một rừng luật và thường áp dụng luật rừng.”

Nhứt là thế hệ thứ hai đang trở thành thành phần trội yếu của số người Việt hải ngoại đã ăn học, suy nghĩ, nói viết bằng chuyển ngữ của quốc gia định cư, coi tiếng Việt như sinh ngữ, đối với thế hệ này trở xuống VN là ngoại quốc. Ngay khi du lịch người lớn tuổi thỉnh thoảng còn về VN, chớ lớp trẻ ít khi đi vì không chịu được cái bộ mặt hình sự, cặp mắt cú vọ của hải quan ở phi trường và công an, cảnh sát Việt Cộng đầy đường, đầy chợ, và khí hậu nóng bức, vệ sinh an toàn thực phẩm thiếu dễ gây bịnh hoạn. Thế thì làm gì có chuyện về VN, vào quốc Tịch VN để sống.

Ba, chính cán bộ đảng viên CS và ‘đại gia” ăn theo CS còn tìm cách chào VNCS bằng chân. Họ cố ‘thu vén cuối đời”, chuyên tiền lậu ra ngoại quốc cất dấu, mua nhà cửa, tiệm quán, gởi con cái qua du học chuẩn bị đầu cầu để có khi chế độ đổi thay là có thể ‘hạ cánh an toàn” như Thủ Tướng Kiệt nói; thì hà cớ gì những người Việt tỵ nạn CS, những người Việt hải ngoại lại chui vào rọ VNCS.

Nếu nhìn đằng sau vụ ‘kiều hối’ mỗi năm một tăng, người ta thấy phong trào chuẩn bị ‘hạ cánh an toàn ở ngoại quốc’ của cán bộ, đảng viên và đại gia ăn theo trở thành phổ biến, như con gái đời vợ sau của Thủ Tướng Kiệt đang ở Mỹ, con rể TT Dũng ở Mỹ đã làm. Tin BBC online 30 tháng 4 năm 2013. “Kiều hối về VN đạt 10 tỷ đôla năm 2012”, đứng thứ hai ở Đông Nam Á, thứ chín trên thế giới. Thử hỏi Việt Kiều tiền đâu mà gởi nhièu dữ vậy. Hiện chỉ có bốn triệu người Việt đang định cư tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, có khoảng nửa triệu lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Nhiều chuyên gia tài chánh và ngân hàng nhận định trừ những người lao dộng “xuất khẩu” có thể gởi nhiều vể trả nợ ngân hàng, giúp gia đình, chớ dân nhập cư cùng lắm không bao giờ gời tiền cho, giúp thân nhân nhiều hơn 5% lợi tức của một cá nhân.

Lệ phí gởi tiển về VN quá rẻ, bao nhiêu, lúc nào ở thành phố cũng như thôn quê VN, lệ phí gởi đi về nước nơi có công đồng đông ngưới gốc Việt chỉ 2 hay 3% là cùng. Tỷ lệ đó nếu chánh thức gởi qua ngân hàng thì cơ sở lổ. Nhưng người Việt rất lời, lời rất nhiều nên cơ sở gởi tiền về VN ngày càng nhiều và càng phát đạt.

Vì rằng số bạc tỷ gọi là kiều hối đó không phải là số tiển gởi về VN, mà là số tiền cán bộ đảng viên và những đại gia ăn theo CS rửa tiền gởi ra ngoại quốc. Thí dụ có vẻ vòng vo tam quốc như sau, một người Việt ở hải ngoại đến dịch vụ gởi 100 USD về VN, lấy 1 hay 2 USD lệ phí của người gởi. Nhưng số 100 đó không chuyển qua đại dương về VN, dịch vụ báo riêng cho chi nhánh ở VN, chi nhánh sẽ nhận 110 USD của người muốn rửa tiền gởi qua ngoại quốc. Dịch vụ trong nước lấy 100 đó trả cho người được từ ngoại quốc gởi về, và cơ sở chánh ở hải ngoại lấy 100 của người gởi lòn cho ngươi mà cán bộ đại gia chỉ định nhận. Mật Vụ tài chánh, FBI, CIA Mỹ ắt biết nhưng lợi cho Mỹ hại cho VNCS, nên phớt tĩnh Anglais – trừ khi rửa tiền mua bán ma tuý, hàng hoá bí cấm vì an ninh quốc gia thi sẽ điều tra và bắt.

Còn về du học, theo Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ số sinh viên Việt Nam năm học 2011-2012 tăng 4,6 %, từ 14.888 lên 15.572 sinh viên,tăng trưởng thứ 12 liên tiếp, VNCS trở thành nước đứng hàng thứ thứ 8 trong số những nước có nhiều sinh viên du học nhất ở Mỹ. Hoc phí và ăn ở cho sinh viên du học mắc nhứt thế giới

Nhưng không ít học xong tìm cách ở lại, trong đó có việc cưới vợ, lấy chồng quốc tịch Mỹ, có người phải mua chồng, mua vợ mất khoảng 35 đến 40 ngàn, chưa nói tiền luật sư và lệ phí kết hôn.

Có người cho con du học Mỹ ở trường tiểu học để mẹ hay dì được qua làm bảo mẫu một cách hợp pháp. Có người bỏ nửa triệu hay một triệu Đô la tuỳ vùng ở Mỹ xin nhập cảnh đầu tư, chỉ cần mở một cơ sở sản xuất nhỏ mướn 5 hay 10 công nhân là ‘ yên trí lớn” thành thường trú nhân hợp pháp của Mỹ, Canada chẳng hạn.

Sau cùng, nói một cách khác tỷ lệ người Việt bỏ nước ra đi tìm nơi sống ổn định, tư do hơn chắc chấn cao trăm lần hơn người hồi tịch. Hồ sơ bảo lãnh thân nhân, gia đình của người Việt hải ngoại quá đông, cả chục năm nửa xét chưa hết. Số người Việt tìm đủ mọi cách nhập cư ngoại quốc ngày cáng tăng, bây giờ mà còn có người dùng thuyền vượt biên qua nước Úc.

Tỷ lệ 0,1% hồi tịch của Đảng Nhà Nước tuy rất khoa trương nhưng quá nhỏ nếu không muốn nói là không đáng kể so với số người muốn từ bỏ quốc tịch VNCS, tìm đủ mọi cách ra sống khỏi nước VNCS. Giống như bên TC./. (Vi Anh)

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?

“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?

Thanh Quang, phóng viên RFA 2013-10-25

benh-vien-bach-mai-305.jpg
Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
Courtesy yduoc365


Trong mấy ngày nay, vụ một bác sĩ thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, làm chết bệnh nhân tại thẩm mỹ viện tư của ông ta rồi vứt xác nạn nhân xuống sông khiến chấn động dư luận. Vấn đề cần được nêu lên là y đức, và cả đạo đức toàn xã hội Việt Nam, hiện ra sao?

Kiểu“độc nhất vô nhị”

Hôm 19 tháng 10 vừa rồi, BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội, giải phẩu thẩm mỹ làm chết bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền rồi vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng để phi tang.
Giữa lúc công luận phản ứng mạnh mẽ, có ý kiến tin rằng vụ này chỉ là trường hợp ngoại lệ, kiểu“độc nhất vô nhị” mà thôi.
Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.
-MS Nguyễn Trung Tôn
Nhưng vấn đề là trong thời gian gần đây, người dân trong nước ngày càng báo động về nhiều sai phạm, tiêu cực trong ngành y – diễn ra trong chiều hướng vô cảm, tắc trách, kỳ thị, thậm chí xem thường nhân mạng. Nhiều bệnh nhân than phiền y đức trong nước hiện giờ xuống cấp trầm trọng, y giới, ngoài “sai sót về chuyên môn”, thường không thể hiện tinh thần “lương y như từ mẫu”, đó là chưa kể “văn hóa phong bì” nhan nhản trong các bệnh viện vì nếu thân nhân nuôi bệnh thiếu sự “bôi trơn” đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là họ lo cho tính mạng người thân đang trong tình trạng “chỉ mành treo chuông”.

Từ Hà Nội, cụ Lê Hiền Đức, từng được thế giới trao giải thưởng “Liêm chính” và vinh danh chống tham nhũng, báo động:
bac_si_vut_xac_benh_nhan_250.jpg
BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội bị công an bắt hôm 22 tháng 10. Courtesy 24h.
“Tôi vô cùng bức xúc. Bây giờ đạo đức, y đức  xuống cấp quá rồi. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức của ngành y nó thế nào rồi? Cái ngành y đang xuống cấp một cách kinh khủng. Và phải nói lỗi một phần lớn là ở Bộ trưởng Bộ Y tế, chẳng có trình độ, không có giáo dục y đức gì cả.”
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn lưu ý rằng lâu nay, câu “Lương y như từ mẫu” gắn liền với ngành y. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề y đức gần như liên tục xảy ra:
“Đặc biệt chỉ trong vòng tháng 10 này thôi, cả sản phụ chết ở Thanh Hóa. Rồi tới chuyện ông BS Nguyễn Mạnh Tường dù không có giấy phép hành nghề thẩm mỹ nhưng vẫn hành nghề lén lút – mà thực ra là giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng nếu không có sự kiện bệnh nhân của ông ta chết và bị vứt xác xuống sông và sự kiện này không được khui ra thì phòng thẩm mỹ của ông ta vẫn còn tồn tại. Và vụ này là dấu hiệu cho thấy y đức ở Việt Nam ngày nay đã xuống cấp đến mức báo động – chẳng còn có thể gọi là y đức được nữa! Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.

Tất cả được tính bằng tiền

Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện đi vào chi tiết hơn, nhắc đến trường hợp 3 cháu nhỏ ở Quảng Trị tim vaccine, nhưng “rút mũi kim ra chết luôn”; còn ở bệnh viện Hoài Đức thì “nhân bản”: khi bệnh viện lấy máu để xét nghiệm cho bệnh nhân thì không làm xét nghiệm mà lại dùng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân khác – “hàng mấy nghìn ca nhân bản như thế”; rồi cũng trong hàng mấy nghìn ca,Viện Mắt Hà Nội đã tráo đổi thủy tinh thể có giá rẻ hơn.
Khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”.
- Cụ Lê Hiền Đức
Vẫn theo cụ Lê Hiền Đức, dịch nhầy dùng để thay thủy tinh thể, đáng lẽ ra của Mỹ và một người được dùng 2 ống dịch nhầy, thì lại sử dụng một ống dịch nhầy của Ấn Độ cho 4 bệnh nhân cùng chung một lọ và chung kim tiêm, không thử HIV, không thử viêm gan B. Rồi mẹ con sản phủ ở Thanh Hóa như vừa nói đã tới ngày sinh nở, cần thiết mổ, nhưng bệnh nhân kêu cứu thì không được đáp ứng, không được mổ kịp thời. Hậu quả là hai mẹ con này chết vì bác sĩ, y tá không có tinh thần trách nhiệm. Và cách đây mấy ngày xảy ra vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân xuống dòng sông như vừa nói. Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện kể lại chính trường hợp của cụ:
“Tôi đã 82 tuổi rồi. Hôm ấy đang đêm thứ Bảy, tôi bị đau khắp người, không cựa nỗi nữa. Con tôi bế lên ô tô rồi bế xuống đặt tôi vào xe lăn và đưa vào phòng cấp cứu. Mà trước khi đến bệnh viện tôi đã nhờ gọi điện cho giám đốc bệnh viện, hỏi rồi. Nhưng khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”!
Theo MS Nguyễn Trung Tôn, dù dưới khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”, nhưng ở Việt Nam hiện giờ, thực chất, tất cả phải được tính bằng tiền; đồng tiền đang hạ thấp lương tâm con người Việt Nam, đặc biệt trong ngành y. Mà không phải đạo đức trong ngành y đang là vấn đề, mà đạo đức nói chung trong toàn xã hội cũng trên đà sa sút đáng ngại. MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:
“Tình trạng đạo đức ở Việt Nam hiện nay không riêng gì ở ngành y, mà trong toàn xã hội, hiện ở mức đáng báo động! Có hai nguyên nhân có thể khiến tình trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam xuống cấp như vậy, đó là nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nền giáo dục Việt Nam, và bởi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nửa vời khiến người ta bước đi những “bước chân khập khiễng”. Nó đẩy con người ta đến tham vọng và đánh mất đi lương tâm đạo đức, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của đảng CS, các cuộc phát động “học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh”. Dưới sự cai trị của đảng CS, người ta có thể làm bất cứ điều gì chỉ vì tiền, vì quyền, vì địa vị, hầu kiếm thật nhiều tiền để cùng một mục đích là xây dựng “thiên đàng XHCN” cho chính đảng của họ mà thôi.”
Nếu ngày xưa, tiên sinh Trần Tế Xương than cho đạo đức xã hội suy đồi, rằng “Nhà kia lỗi đạo, con khinh bố, mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng”, thì xã hội Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của TS Nguyễn Xuân Diện, “Những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác, quyết liệt hơn”.

Ba mũi tiến công của tàu+ và bọn csVN

Ba mũi tiến công của Trung Quốc

Lê Diễn Đức 2013-10-24

000_Del6225316-305.jpg
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng sáu năm 2013
AFP photo
Dường như cuộc Bắc thuộc hoá ngày càng nhích dần vào đúng quỹ đạo mà Bắc Kinh mong muốn.
Chúng ta thử điểm qua một số nét chính trong cuộc xâm lược mềm không tiếng súng của Trung Quốc, với sự nhân nhượng, thụ động tiếp tay để trục lợi của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình.

Trên đất liền

Trước hết, gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn, trong đó có 264 ngàn ha thuộc 10 tỉnh biên giới xung yếu đã được giao cho người Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê với thời hạn 50 năm!
Đến mức Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 héc ta, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 héc ta ; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".
Hai vị tướng đã vạch rõ rằng, "đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã khoanh vùng, cấm người Việt bén mảng, tha hồ tự tung tự tác. Thử hỏi ai biết họ làm gì trong những khu rừng mênh mông ấy?
Ngoài nguy cơ về an ninh quốc phòng, về môi trường cũng đã được thực tế chứng minh qua mấy mùa mưa lũ gần đây. Tình trạng phá rừng đầu nguồn và khai thác khoáng sản bừa bãi bằng hình thức khai thác man rợ, được nhà chức trách địa phương dung túng hoặc thậm chí ăn chia, là hai nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa lũ bùn đất.
Điểm thứ hai cực kỳ nghiêm trọng là, bằng chiêu bài giá rẻ để đấu thầu, Trung Quốc đã chiếm tới 90% tổng thầu các dự án kinh tế quốc gia quan trọng nhất.
Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm theo hình thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp máy móc và xây dựng).
Theo con số của Bộ Công thương tháng Bảy năm 2009, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Thắng thầu, các công ty Trung Quốc mang vào Việt Nam trang thiết bị, may móc, nguyên liệu dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu. Tám tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã nhập siêu của Trung Quốc gần 15 tỷ đô la, trong khi vào năm 2002 chỉ 1,5 tỷ đô la và xu hướng không hề giảm. Sự phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật còn tiếp diễn trong nhiều thập niên nữa.
000_Hkg8650239-250.jpg
Những người biểu tình hô khẩu hiệu chống Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 02 tháng 6 năm 2013. AFP photo
“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24/06/2009 viết.
Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để Trung Quốc đổ công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại nước họ.
Ngoài đường chính ngạch, hàng hoá có hoá chất độc hại cũng tràn ngập thị trường Việt Nam theo đường tiểu ngạch, gây tác hại lâu dài về sức khoẻ và duy trì nòi giống. Do việc sử dụng chất độc hại trong thực phẩm, người Việt đang có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm, theo số liệu của Viện Phòng Chống Ung Thư Việt Nam hồi tháng 1/2013.
Một điểm nữa là, tình trạng người Trung Quốc đổ qua Việt Nam làm việc, sinh sống bất hợp trở thành phổ biến.
Họ xuất hiện khắp ba miền, ở Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh,... và tất cả những nơi nào có các dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đội quân hàng chục ngàn người này hầu như không chịu sự quản lý của nhà chức trách, họ kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh. Có thể nói không gì khác hơn là nuôi ong tay áo.

Dưới biển

Năm 1974, lợi dụng tình thế khó xử của nhà nước cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đã cho quân tấn công chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc bây giờ chịu sự cai quản của Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1988, Trung Quốc lại nổ súng xấm chiếm một phần quần đảo Trường Sa (đảo Gạc Ma).
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã biến đổi Hoàng-Trường Sa thành khu vực hành chính Tam Sa, xây dựng đường bay quân sự, đưa người tới cư ngụ, du lịch... Ngư dân Việt Nam đánh cá trên khu vực biển quanh Hoàng Sa - Trường Sa luôn luôn bị khiêu khích, bắt giữ, đánh đập và cướp bóc tài sản. Tàu nghiên cứu khoa học của Việt Nam bị cắt cáp. Chính sách xem biển Đông là của mình bằng lưỡi bò chín đoạn được Trung Quốc ngang nhiên áp đặt. Không chỉ với Việt Nam mà con cả với những nước khác như Philippines.
Sự quả quyết trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, phản ứng của Philippines bằng việc kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế và cái nhìn chẳng mấy thiện cảm của cộng đồng thế giới nói chung, đã khiến Bắc Kinh thay đổi ứng xử.
Chính vì thế mà có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Công du Việt Nam, Lý Khắc Cường kết thúc chuyến đi con thoi này sau khi dự hội nghị Đông Á ở Brunei và thăm chính thức Thái Lan.
Tại Việt Nam , ông Lý đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cũng gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Hai nước đã ra tuyên bố chung 10 điểm về Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung, trong đó những điểm hợp tác về kinh tế, đặc biệt trên những vùng biển chồng lấn sẽ cùng hợp tác khai thác.
Với sự thoả thuận của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam, việc khai thác chung trên biển (đánh cá, dầu khí...) sẽ là cách hợp thức hoá dễ dàng nhất sự hiện diện của Trung Quốc trên những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chưa kể, với trình độ kỹ thuật cao hơn của phía Trung Quốc, sự chung chạ này chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc mà thôi. Từ vị trí hung hăng gây hấn, lấy của người làm của mình, bây giờ được chuyển qua tư thế cùng được chia chác hưởng lộc, thật chẳng còn gì bằng nữa!

Mặt trận văn hoá

000_Hkg8686356-250.jpg
Cuộc triển lãm thương mại các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội hôm 12/6/2013. AFP photo
Từ nhiều năm nay, những trong ngôn ngữ Việt Nam, những ngôn từ bất lợi cho Trung Quốc đều bị các phương tiện báo chí truyền thông nhà nước né tránh. Thay "Trung Quốc" bằng từ "lạ", "nước ngoài", thậm chí kẻ thù của hai Bà Trưng cũng không được nêu tên đích danh trong sách giáo khoa dành cho trẻ em.
Ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trung-Việt Thủy Khẩu, Long Châu một phái đoàn Việt Nam đã đặt vòng hoa tưởng nhớ lính Trung Quốc chết trận năm 1979.
Báo “Hà Nội Mới” ngày 19/09/2008 đăng bài dịch ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công Việt Nam hồi 1979, người đã từng chặt đầu thường dân ở thôn Tổng Chúc, cho quân tàn phá thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn.
Cuốn sách “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi "người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng Hai năm 1979” được Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành với những quảng bá ồn ào. Blogger "Người buôn gió" gọi đây là "một sự khốn nạn trong nền văn hóa Việt Nam hiện nay", đồng thời nguyền rủa ông Trần Trung Hỷ, người dịch "Ma chiến hữu" từ nguyên tác "Chiến hữu trùng phùng".
Các sách viết về nhà cải cách Đặng Tiểu Bình, kẻ đã "dạy cho Việt Nam một bài học" năm 1979, cũng được bầy bán công khai tại Việt Nam.
Trong năm 2011, tỉnh Lào Cai đã đổi ngày tái lập tỉnh từ 10/10 sang ngày 1/10 trùng với quốc khánh Trung Quốc và căng đèn lồng sặc sỡ đón chào.
Cũng tương tự, trước đó, đại lễ Nghìn năm Thăng Long cũng được chuyển đổi từ ngày 10/10/2010 qua ngày 1/10. Trong dịp này người ta còn có ý định ra mắt bộ phim 19 tập "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" do Cận Đức Mậu, người Trung Quốc làm Tổng đạo diễn, dường như được quay hoàn toàn (70%) trên đất Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Nguyễn Đắc Xuân cho đây là một sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc và ông nói “Cần cho bộ phim vào trong kho, để đánh dấu rằng trong điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy".
Tuyên bố chung Việt-Trung trong chuyến công du của Lý Khắc Cường đề cập tới việc xây dựng Viện Khổng Tử tại Hà Nội. Với cái đà tiếp tay của nhà cầm quyền phổ cập văn hoá Trung Hoa như đã nói ở trên, Viện Khổng Tử có mặt ở Hà Nội là một thách thức rất đáng quan tâm. Nó là mũi công kích có công lực nặng nhất trong việc xâm nhập văn hoá Trung Hoa vào đời sống xã hội Việt Nam vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ một ngàn năm Bắc thuộc. Cuộc xâm lược mềm này sẽ gây tác hại to lớn, bởi vì khắc phục các hậu quả văn hoá phải mất nhiều thế hệ.

Kết luận

Chi phối và khuynh loát kinh tế trên đất liền, xâm chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa như một việc đã rồi, lấn chiếm dần các vùng lãnh hải, nắm thế thượng phong trong hợp tác khai thác tài nguyên biển, và xâm nhập văn hoá, là chiến lược nắm trọn Việt Nam không cần tiếng súng.
Cuộc Bắc thuộc hoá tiếp theo đang êm thắm diễn ra bởi những mưu mô gian ngoan, xảo quyệt nhất của Bắc Kinh, trong sự "cõng rắn cắn gà nhà" của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội!
*Bài viết trích từ trang blog Lê Diễn Đức. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Xăng ôm

Xăng ôm
Đứt gánh giữa đường ở tuổi 27, chị không đi bước nữa. Chị nói ở vậy cho đàn ông thèm chơi.

Thực tình chị chẳng hay đầu mày cuối mắt với ai, hằng ngày chỉ chăm chú vào việc bán xăng lẻ kiếm tiền nuôi con. Nhưng “ong” vờn quá nhiều khiến chị ngày càng làm duyên làm dáng và nhận ra rằng mình đẹp. Không phải là nhà “ong học” chị vẫn biết tỏng con nào tơ, con nào già, con nào la cà cho vui, con nào bay tới bay lui để đặt mục tiêu... oanh tạc.

Một anh chàng gốc rễ ở đây, vậy mà vẫn “đi lạc” vào nhà chị, vờ hỏi thăm đường. Rồi anh bảo chị đổ xăng. Cổ áo trễ tràng, chị cúi xuống… Ôi chao! Anh thấy lâng lâng như vừa uống rượu. Rồi anh bông lơn, hỏi mồ chồng cỏ héo chưa em? Cặp mắt gợi tình, chị nói em quạt mỏi tay rồi mà chưa héo. Anh nói hay là em nhổ cho nhanh?


Note: Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa

Anh móc ví tính tiền. Chị đứng sát sạt bên anh. Hương thiếu phụ át cả mùi xăng làm anh mê mẩn. Chị chủ động rút tờ hai trăm ngàn trong ví anh, nói vô nhà em thối lại nhé. Anh sướng rơn, nghĩ bụng chắc con cá “đói” đang cắn câu. Chị đứng lấp lửng ở cửa buồng, bất ngờ tát yêu anh, nói anh đẹp “chai” lắm. Mặt mày đờ đẫn, anh ôm choàng chị. Anh vừa định đi xa hơn thì chị khẽ đẩy anh ra, nói để khi khác, con bé em đi học sắp về. Tiền thối đây anh. Anh nói thôi, bo cho em.


Từ đó anh thường than với bà xã, rằng xăng đã lên lại còn bị đổ thiếu, tiền xăng coi vậy mà bộn em ơi. Sau lời than, anh có vài trăm từ sự cảm thông của vợ.


Một lần đi nhậu thịt dê, bàn anh và bàn kế bên không hẹn mà cùng nói về chị bán xăng. Anh chưng hửng, thì ra con nhỏ này đâu phải “ban phát” cho riêng mình. Anh ngồi im lặng, sượng sùng. Một ông nói chúng mình đã “chung một điểm rơi” sao không ghép bàn ngồi với nhau hè? Sau màn cụng ly thề “đừng cho vợ biết”, các ông tranh nhau kể “tình tôi với nàng đẹp nhất trần gian”. Ông thì kể nàng tình tự với tao thế này, ông thì kể nàng âu yếm tao thế kia. Có ông còn bạo miệng kể, gần đến lúc “cao điểm” thì con bé nàng về. Xui thế!


Cuối cùng ai cũng ngã ngửa vì em này gặp ai cũng diễn cùng một vở: từ khâu gợi tình cho đến khâu “gợi” tiền. Một ông nhăn nhó, nói nó đổ loại xăng gì mà xe tui cứ nổ lụp bụp, đi cà giựt cà tưng. Cả bọn mặt nghệch ra, ai cũng “ngậm ngùi” nói xe tui khác gì xe ông. Lão chủ quán đi ngang cười ha hả: “Đổ xăng ba lăng nhăng thì phải thế thôi”.

“Phiên tòa” cấp thôn

Dạo này người làng hay xì xào về vụ “xăng ôm” với một lô tên tuổi quý anh “khả kính”. Mấy bà vợ “có quyền và nghĩa vụ liên quan” nhảy dựng lên, rật rật tìm nhau bàn tính và quyết định hai điều: Một là chồng ai nấy… dạy. Hai là gửi đơn cho thôn đề nghị kiểm điểm con mẹ bán xăng vì hành vi “treo mỡ trước miệng mèo”, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa địa phương.


Trưởng thôn xử phiên tòa


Điều thứ nhất có tác dụng vì đàn ông ham vui khều khều chút phở nhưng muôn thuở vẫn là cơm. Còn “phiên tòa” cấp thôn thì trớt quớt.

Thôn hỏi vì sao cô bán xăng ôm?

Chị thưa, khi em đổ xăng, mấy ảnh lợi dụng ôm em.

Thôn lại hỏi tại sao cô không xô ra?

Chị đáp, xô ra thì xăng đổ. Lỗ em ai chịu?

Vậy sao cô lấy tiền bo? - thôn hỏi tiếp.

Chị lại thưa, đó là tiền lẻ mấy ảnh cho em vì cám cảnh mẹ giá con côi.

Lại hỏi, cô có biết là cô đang treo mỡ trước miệng mèo không?

Chị nổi tức, nói lạ hè, tui có mỡ tui treo, ai có mèo nấy giữ chớ!


Thôn cho chị về. Ra đến thềm, chị quay lại, mắt long lanh, nói: “Bữa nào mấy anh ghé em đổ xăng cho vui, héng!”.



Trần Cao Duyên

Trích trong http://baomai.blogspot.com/2013/10/xang-om.html

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Carol and Richard

It was great running into one of the dreamiest couples around, Carol and Richard, as they were looking for a cab uptown. Make sure you check out Carol's wonderful blog HERE.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Mirror Mirror

I saw this gorgeous woman on my last trip to Paris. I am excited to head back to Europe tomorrow for a conference at the London College of Fashion entitled, Mirror Mirror: Representations and Reflections on Age and Aging. If you are near London on October 29th, I will be signing books, and speaking about my reasons for starting Advanced Style, with Alyson Walsh of That's Not My Age. For more information on the conference CLICK HERE. We hope to see you there!

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Magda

I was on the subway a few months ago when I noticed a gorgeous woman sitting next to me with flowers and butterflies in her hair. The subway car was too cramped to get a proper photo and my stop was quickly approaching. I handed the woman my card in hopes that we would meet again. We finally met up a few days ago in her stunning apartment near Central Park. Magda was even more breathtaking than I had remembered. As she was putting her signature flowers in her hair she told me "My life is colors, always full of colors." Stay tuned for more pictures from my wonderful afternoon with Magda next week.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Diane Von Furstenberg

I was just about to put away my camera and meet a up with a friend in Lincoln Center, when I noticed  Diane Von Furstenberg walk by. I ran up to her and she kindly let me take a quick photo before heading into an event.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Xem để biết vì sao csVN "Căm Thù "dân Nam VNCH .

Xem kinh nghiệm tuyên truyền của bọn Bắc cộng khi tụi nó Nam tiến đây nè .
Tụi tàu+ đã truyền cái "Căm Thù" cho tụi Bắc cộng để giết dân miền Nam . Thì ra bọn Bắc cộng trước 75 giết dân miền Nam là giết cho tàu+ .



Ròm đem vài comment từ bên FB nói về " Căm thù và Phục thù" Của tàu+ và việt+

 Đó là tàu+ "Căm Thù " dân Việt và Bắc cộng "Phục Thù" cho tàu cộng bằng cách khủng bố ,tàn sát ,giết dân miền Nam .

 Trước 75 Tầu cộng mượn đao Việt Cộng giết đồng bào Miền Nam , gom về một chỗ để giờ cho Tầu cộng thanh toán đồng hóa dân Việt

 Trong cuộc chiến xâm lược miền Nam,bọn chúng phát động căm thù trong lòng dân tộc.Gây chia rẽ,thù hằn làm chính sách sát nhân.Bây giờ chiếm được miền Nam rồi,chúng ra mặt đạo đức "xóa bỏ quá khứ,hàn gắn vết thương chiến tranh,đoàn kết xây dựng đất nước...v.v...".......,sao hồi đó chúng nó không đoàn kết xây dựng dất nước với chính phủ miền Nam,mà lại gây căm thù,giết hại người miền Nam,rồi bây giờ láo lếu đạo đức giả? Cần phải cắt lưỡi hết bọn cộng sản mới mong người miền Nam quên hết bao tang thương mà chúng đã từng gây ra .

Dress For The Theater of Your Life

Lynn Dell always says, "You must dress for the theater of your life everyday."

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Hydrological Ceremonies Beneath the City

[Image: Valve chamber for City Water Tunnel No. 3; Instagram by BLDGBLOG].

I had the pleasure last week of visiting an enormous valve chamber 200' beneath Central Park for the official opening of City Water Tunnel No. 3.

[Image: Mayor Bloomberg opens the tunnel; Instagram by BLDGBLOG].

New York City Mayor Michael Bloomberg was there to offer his own perspective on the value of urban infrastructure, and the colossal valves themselves were opened only a few hours later, bringing drinking water through the $5 billion tunnel, to residents of Lower Manhattan, for the very first time.

[Image: Waiting for the water to flow through Tunnel No. 3; Instagram by BLDGBLOG].

After no fewer than 43 years of construction, it was a pretty amazing ceremony to attend, sitting there at the end of Bloomberg's reign, amidst security personnel, in a cathedral-like space beneath Central Park, reporters spread out across pews of blue plastic chairs arranged in what felt like a Romanesque side-chapel radiating off from the barrel vault of the central nave.

A manhole beneath our chairs was a surreal indication that, even here, 200' beneath the city, much deeper levels lay hidden below (in fact, the actual water tunnel itself was another 400' beneath us).

[Image: The labyrinth of smaller pipes that feed from and lead to Tunnel No. 3; Instagram by BLDGBLOG].

For many more photographs—that aren't limited to Instagrams—and a much longer write-up, click through to Gizmodo.

(Vaguely related: Subterranean Machines Resurrections and The Windowless Hall of Tides).

Những chi tiết quan trọng bên trong tuyên bố chung Việt – Trung

Những chi tiết quan trọng bên trong tuyên bố chung Việt – Trung

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2013-10-19

000_Del6255742-305.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thảo luận tại Hà Nội ngày 13 tháng 10 năm 2013.
AFP PHOTO


Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Việt Nam trong khi quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa chấm dứt nhưng hai phía Việt-Trung cũng đạt được thỏa thuận về nhiều phương điện kinh tế và chính trị qua tuyến bố chung của hai nước. Mặc Lâm phỏng vấn TS kinh tế Phạm Chí Dũng để tìm hiểu thêm những chi tiết quan trọng bên trong bản tuyên bố chung này.

Xu hướng xem thường dư luận

Mặc Lâm: Trong một thời gan dài vì ngần ngại dư luận trong nước Việt Nam không công bố những ngôn từ như “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. (16 chữ vàng, 4 tốt)... tuy nhiên VN đã công khai lập lại nhóm từ này trong tuyên bố chung giữa hai thủ tướng VN và TQ vừa mới ký xong. Phải chăng đã đến thời điểm mà Hà Nội không còn xem dư luận là quan trọng nữa?
TS Phạm Chí Dũng: Tôi cũng có nhận xét như vậy. Tôi chú ý đến một điều là từ giữa hai năm 2011 đến gần giữa năm 2013 thì 16 chữ vàng và 4 tốt gần như mờ nhạt và biến mất trong khẩu ngữ quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Trước đó hàng loạt động tác gây hấn của Trung Quốc trong khu vực biển Đông đã gây bức xúc trong dân chúng Việt Nam và đã tạo ra 11 cuộc biểu tình vào giữa năm 2011. Trong suốt hai năm từ 2011 đến 2013 lãnh  đạo và giới quân sự Trung Quốc đã liên tục gây sức ép buộc Việt Nam phải nhân nhượng về một số vấn đề chủ quyền biển kể cả những vấn đề thuộc về chính trị. Trước sự gây hấn đó lãnh đạo Việt Nam đã làm gì?
Tôi cho là có một sự xem thường dư luận nhất định trong giới lãnh đạo Việt Nam và xu hướng xem thường dư luận này ngày càng rõ hơn.
-TS Phạm Chí Dũng
Tôi cho là có một sự xem thường dư luận nhất định trong giới lãnh đạo Việt Nam và xu hướng xem thường dư luận này ngày càng rõ hơn. Tại vì sau nhiều hành động gây ấn của Trung Quốc như là đưa hàng ngàn tàu cá, tàu hải giám xâm phạm vùng biển Trường Sa của Việt Nam, những hành động như bắn đuổi ngư dân Việt Nam, bắt và đâm hòng tàu cá của ngư dân kể cả phá hoại tàu khảo sát của Việt Nam rồi diễn ra 11 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội... sau đó lãnh đạo Việt Nam xem như là không có vấn đề gì và thực tế cho tới nay vẫn xem như thế sau khi đã ra hai tuyên bố chung.
Giới lãnh đạo cũng bỏ qua kiến nghị của các cán bộ, đảng viên đặc biệt là những cán bộ lão thành cách mạng như là ông Nguyễn Trọng Vình. Ông Vĩnh là cựu thiếu tướng quân đội và cũng là cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và là một  người rất có uy tín trong quân đội và trong giới ngoại giao. Việt Nam đã không những xem thường dư luận mà còn có xu hướng, chiều hướng càng ngày càng xem thường dư luận hơn.
Mặc Lâm: Trong tuyên bố chung hình như mọi cụm từ thuộc lĩnh vực nhà nước như: công an, an ninh, tình báo, quốc phòng, báo chí, tuyên giáo... đều thoải mái mang ra hết cho thấy VN đã mở hết gan ruột ra để hợp tác với TQ. Điều này có ý nghĩa thế nào?
TS Phạm Chí Dũng: Riêng cá nhân tôi thì tôi không cho rằng lãnh đạo Việt Nam dám mở hết gan ruột để đối tác với Trung Quốc lần này bởi hai lý do. Một là vẫn còn nhiều người trong giới lãnh đạo Việt Nam e ngại tâm địa sâu xa thâm hiểm của Trung Quốc. Hai nữa dù có muốn mở hết gan ruột thì họ vẫn e ngại sự phản ứng của dư luận trong nước. Sự phản ứng này từ năm 2011 đến năm 2013 đã cho thấy không chỉ là 11 cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn mà còn rất nhiều trí thức và tướng lĩnh đã ký tên kiến nghị với lãnh đạo nhà nước cần hết sức thận trọng trong mối quan hệ với Trung Quốc.
000_Hkg9095445-250.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội ngày 14 Tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO.
Ngoài ra nó còn có thâm ý như thế này: hiện nay dư luận nhắm vào chuyến đi của thủ tướng Lý Khắc Cường và cho là có thể tác động tích cực đến một nhóm lãnh đạo có xu hướng thân thiện với Trung Quốc và do đó có thể làm giảm sức ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây đối với một nhóm lãnh đạo khác có thể thân thiện với Mỹ và phương Tây.
Những từ ngữ mà anh vừa đặt ra như công an, an ninh, quốc phòng, tuyên giáo...thật ra những từ ngữ này là quá trình đã diễn ra từ khoảng gần giữa năm tới nay. Chẳng hạn như chuyến đi của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đến Trung Quốc hợp tác với Ban Tuyên giáo Trung ương của Trung Quốc. Chuyến đi của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam hợp tác về quốc phòng với Bộ Quốc phòng Trung Quốc và một số hoạt động khác về hợp tác an ninh giữa ngành công an Việt Nam và công an Trung Quốc.
Thực ra vấn đề quốc phòng Việt - Trung vẫn chỉ hợp tác ở mức độ bình thường mà thôi và chưa có gì gọi là mở gan mở ruột ra vì họ vẫn đang thăm dò lẫn nhau. Có điều là Việt Nam và Trung Quốc đang thiên về hợp tác an ninh đối nội vì hiện nay bối cảnh của hai nước đang phải đối mặt với làn sóng dân chủ, nhân quyền và những phản ứng xã hội diện rộng và sâu đang dâng lên, do đó họ thấy cần phải xiết chặt an ninh và đỉnh cao là không khí an ninh đối nội.

Bất lợi kinh tế cho VN

Mặc Lâm: Là một TS kinh tế ông có đồng ý qua tuyên bố chung này VN và TQ có được thế lưỡng lợi trong những hợp đồng xuất nhập khẩu hay không?
Việc Việt Nam có thể hưởng lợi trong cái thế tương đương với Trung Quốc là điều không tưởng, ít nhất cho tới thời điểm hiện nay.
-TS Phạm Chí Dũng
TS Phạm Chí Dũng: Việc Việt Nam có thể hưởng lợi trong cái thế tương đương với Trung Quốc là điều không tưởng, ít nhất cho tới thời điểm hiện nay. Một điều đơn giản như thế này: chúng ta căn cứ vào tình hình nhập siêu thì mới 8 tháng đầu năm 2013 mà Việt Nam đã nhập siêu gần 15 tỷ đô la của Trung Quốc rồi, trong khi vào năm 2002 thì nhập siêu lúc đó chỉ 1 tỷ rưỡi đô la. Sau 10 năm giá trị nhập siêu tăng 10 lần điều đó cho thấy một sự bất cân xứng rất lớn trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Về mặt kinh tế, kim ngạch song phương càng tăng, nhập siêu càng lớn và càng bất lợi cho Việt Nam. Việc quan hệ song phương như thế này và nhập siêu với Trung Quốc không có lợi cho Việt Nam. Cộng với hiện trạng Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường Việt Nam, hàng hóa tràn ngập kể cả hàng hóa độc hại chèn ép hàng hóa Việt Nam. Dư luận cũng đang nói tới điều hiểm ác của Trung Quốc đó là đã thông qua thương lái để phá hoại kinh tế của Việt Nam.
Mặc Lâm: Cũng trong lĩnh vực kinh tế nhưng liên quan rất sâu tới chinh trị, đó là sự nguy hiểm được gọi là hợp tác trên biển mà nhiều người đã cảnh báo. Tại sao Trung Quốc lại cần tới sự hợp tác này của Việt Nam khi họ đã có sẵn phương tiện, tiền bạc? Phải chăng Việt Nam đem chủ quyền của mình ra để hợp tác?
TS Phạm Chí Dũng: Trung Quốc muốn hợp tác với Việt Nam thì tất nhiên có một điều gì đó hơi phi lý, trừ khi họ có ý đồ chính trị. Sự có mặt ngày càng đông và rộng của người Trung Quốc trong việc hợp tác ở một số khu vực, một số dự án chắc chắn sẽ làm giảm hình ảnh chủ quyền của Việt Nam.
Theo tôi đối với lãnh đạo Việt Nam thì có lẽ chưa tới mức họ đem chủ quyền ra để mà hợp tác, nhưng cũng không loại trừ vấn đề này bời hiện nay các nguồn tài nguyên ở Việt Nam đã gần như cạn kiệt.
Tôi cũng muốn đề cập là nếu có hợp tác với Trung Quốc thì tất cả sự hợp tác không phải chỉ dựa trên sự chủ quan duy ý chí của một nhóm cá nhân, một nhóm quyền lực không đại diện cho toàn bộ dân chúng, mà toàn bộ sự hợp tác phải dựa trên cơ sở Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 vì đây là một văn bản pháp lý có tính công bằng nhất. Khi dựa vào công ước này thì Việt Nam sẽ có lợi thế tương đối so với Trung Quốc, còn nếu không thì VIệt Nam chắc chắn sẽ bị phụ thuộc vào Trung Quốc với các dự án khai thác dầu khí kể cả cảng quân sự và sau đó chắc chắn khó thoát khỏi sự ràng buộc lệ thuộc vào lãnh thổ kể cả dân tộc đối với Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Phạm Chí Dũng về cuộc phỏng vấn này.

Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ'

Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ'

17 tháng 10, 2013

Nạn nhân của tệ buôn bán người và cưỡng bức lao động cũng được coi là nô lệ
Có gần 30 triệu người được cho là sống trong tình trạng nô lệ trên toàn cầu, riêng Việt Nam có khoảng 240-260 ngàn người.
Báo cáo CBấm hỉ số tình trạng Nô lệ 2013 về 162 nước cho biết, Ấn Độ là quốc gia có số người sống trong tình trạng nô lệ đông nhất với 14 triệu người.
Nhưng Mauritania là quốc gia có tỉ lệ cao nhất với 4% dân số bị biến thành nô lệ.
Những người thực hiện báo cáo hy vọng rằng chỉ số trên sẽ giúp chính phủ giải quyết điều mà họ gọi là “tội ác giấu mặt”.

'Tìm cách tốt hơn'

Quốc gia có tỉ lệ nô lệ ước tính cao nhất

  1. Ấn Độ - 13.956.010
  2. Trung Quốc - 2.949.243
  3. Pakistan - 2.127.132
  4. Nigeria - 701.032
  5. Ethiopia - 651.110
  6. Nga - 516.217
  7. Thái Lan - 472.811
  8. Cộng hòa Dân chủ Congo - 462.327
  9. Miến Điện - 384.037
  10. Bangladesh - 343.192
Bảng xếp hạng do Bấm Quỹ Walk Free chuyên đấu tranh cho các quyền đặt ở Úc sử dụng định nghĩa của nô lệ thời hiện đại trong đó có nợ nần, hôn nhân cưỡng ép và buôn người.
“Rất nhiều chính phủ không thích nghe những điều chúng tôi cần phải nói,” chủ tịch WFF Nick Grono nói với hãng thông tấn AFP.
“Những quốc gia nào muốn hợp tác cùng chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng và chúng tôi sẽ tìm các cách xem xét sự việc để đánh giá vấn đề nô lệ ngày nay tốt hơn.”
Theo ước tính của tổ chức này, có khoảng 29.8 triệu nô lệ trên toàn thế giới – cao hơn hẳn so với các cách đo lường nô lệ hiện đại khác.
Bấm Tổ chức Lao động Thế giới ước tính có gần 21 triệu người là nạn nhân của cưỡng bức lao động.
Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Nigeria có số người bị buộc làm nô lệ cao nhất, tổ chức này nói.
Cùng với năm nước khác, riêng chín quốc gia này chiếm tới ba phần tư tổng số người được cho là nô lệ trên toàn thế giới.
Xếp hạng của Ấn Độ là chủ yếu do lao động bị lạm dụng từ chính bên trong quốc gia này.
Khảo sát mới này được nhiều nhân vật có uy tín trên thế giới ủng hộ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và cựu thủ tướng Anh Tony Blair.
Bà Clinton nói rằng mặc dù chỉ số trên chưa hẳn đã hoàn thiện, nhưng nó đưa ra điểm khởi đầu, theo hãng tin AP dẫn lời.
“Tôi hối thúc các lãnh đạo trên toàn thế giới coi xếp hạng này là lời kêu gọi hành động, và tập trung vào việc đáp trả tội ác này.”

Nô lệ Việt Nam

Cảnh sát Nga cứu ra một số công nhân xưởng may lậu của người Việt gần Moscow hồi tháng 8/2012
Việt Nam xếp thứ 64 trên tổng số 162 quốc gia và đứng thứ 9 trong khu vực châu Á. Ước tính số người được cho là nô lệ ở Việt Nam là 240.000 đến 260.000 người, theo báo cáo.
Tuy nhiên, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới nếu xếp theo tổng số người được cho là nô lệ.
Ấn Độ vẫn đứng đầu trong bảng này, Trung Quốc theo sau với gần 3 triệu người.
Tình trạng người Việt Nam bị đẩy vào hoàn cảnh lao động trái với ‎ mong muốn xảy ra nhiều ở cả trong nước và nước ngoài.
Ngay ở thành phố thương mại lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn, hồi tháng 8/2013 có vụ ba thiếu niên liều nhảy khỏi cửa sổ tầng 3 của một ngôi nhà do bị khóa trong phòng suốt hai năm để làm không lương cho một công ty may mặc.
Báo chí Anh cách đây vài tháng cũng có loạt bài về nhiều người Việt ở Anh làm nô lệ tình dục hoặc làm trong các tiệm sơn móng tay.
Hồi tháng 7 năm 2012, đại diện của hơn 100 công nhân làm việc trong một xưởng may ở Nga đã liên hệ với BBC tiếng Việt để cầu cứu, với cáo buộc họ đã bị tra tấn tàn bạo và bị đối xử như nô lệ.
Tổ chức Walk Free cũng đang thực hiện các chiến dịch tại Việt Nam, có trang web bằng tiếng Việt với đại sứ đại diện là MC Thùy Minh.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Magical Maryann

Maryann is one of the most talented and creative women that I know. She embellishes her wonderful outfits with her own handmade accessories. There is something mythical and magical about the way Maryann puts herself together. Check out the video below for some more style inspiration.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Huffington Post Live's Best & Worst Dressed with Lynn and Alice (VIDEO)


Lynn Dell and Alice Carey joined the Huffington Post Live, once again, for a lively conversation about celebrity looks of the week. I think they were absolutely hilarious and spot on. I can't wait to hear your thoughts...

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013