Hàng Trung Quốc ở Lào Cai
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2013-10-28
Nghe bài này
Hiện tượng hàng Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam hiện nay có liên quan đến các cửa khẩu Việt – Trung như Móng Cái, Lạng Sơn, Cốc Lếu, Lào Cai. Các loại thực phẩm nặng như thịt heo, thịt gà được tuồn vào Việt Nam thông qua cửa khẩu Lạng Sơn, các loại hàng điện tử đi qua cửa khẩu Móng Cái, riêng cửa khẩu Cốc Lếu, Lào Cai, tất cả các loại hàng hóa thượng vàng hạ cám của Trung Quốc đều tuồn qua đây. Đặc biệt, hoạt động chuyền tay hàng lậu từ Trung Quốc sang Việt Nam được diễn ran gay trước mắt các cơ quan an ninh cửa khẩu.
Đổ bộ hàng lậu vào Việt Nam
Cột mốc biên giới Việt Nam phía Nam sông Nậm Thi, thuộc địa phận Việt Nam, nằm ngay trước sân đền thờ Mẫu Thượng Ngàn – một trong hai ngôi đền được tôn kính nhất Lào Cai trong đó có đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo cũng gần đó với bức tượng Đức Thánh Trần đứng chỉ Tay về phá Trung Quốc. Nhưng không hiểu sao, gần đây, tượng Đức Thánh Trần bị dời đi, để lại một khoảng rộng. Ở khoản sân rộng này, khách du lịch Trung Quốc tha hồ nhảy nhót, trai cõng gái tung hứng, tứng nựng để chụp hình. Và trong khoản sân đền Mẫu Thượng Ngàn, nơi có cột mốc biên giới Việt Nam dưới sự quản lý của công an biên phòng Việt Nam, các hoạt động vận chuyển hàng hóa lậu diễn ra khá nhộn nhịp.
Cũng xin nói thêm về cửa khẩu biên giới Việt Nam và Trung Quốc ở Lào Cai, cửa khẩu gồm hai đường, đường bộ và đường sắt. Về phần đường sắt, trung bình mội ngày có ba chuyến tàu lưu thông từ Trung Quốc sang Việt Nam và ngược lại. Cửa khẩu đường sắt được quản lý khá nghiêm ngặt bởi công an biên phòng. Nhưng chính sự nghiêm ngặt này lại khiến cho nhân dân khó quan sát, không biết được bên trong đó người Trung Quốc mang thứ gì sang Việt Nam và ngược lại. Riêng về đường bộ thì miễn bàn, vì cửa khẩu phía Việt Nam nằm bên cạnh bờ sông Nậm Thi, tụt lùi 5 mét so với mép nước, ở khoảng không gian 5 mét này, thuộc về quản lý của cả hai bên Việt Nam – Trung Quốc. Và đây là không gian của những hoạt động buôn bán lậu.
Tiếp tục theo dõi những kiện hàng này sẽ về đâu, chúng tôi bám theo một xe chở hàng, xe chạy băng qua cầu Cốc Lếu, sau đó dừng tại chợ Cốc Lếu, tại đây, các bạn hàng đã chờ sẵn, xe đổ hàng ra với hàng loạt các bắp cải, củ cà rốt, củ hành, tàu phụ (tức là đậu hủ thối, món ăn quen thuộc của người Tàu), nem chả, xúc xích… Nói chung là các loại thực phẩm, rau xanh. Và các loại thực phẩm này tức tốc được chuyển lên xe khách để đưa về các huyện, các tỉnh vùng ven, về Hà Nội. Xe chở thực phẩm vừa đi thì liền sau đó, một xe chở hàng điện tử ghé đến, sau xe chở hàng điện tử là đến xe chở các bức tượng phong thủy bằng bột đá. Cứ như thế, liên tục các xe tải nối đuôi nhau đổ hàng lậu vào chợ Cốc Lếu, Lào Cai để phân phối đi các tỉnh, các huyện.
Vào vai người đi bắt mối mua hàng, tiếp xúc với một người chuyên lái xe chở hàng lậu, anh này cho chúng tôi biết là không phải lo ngại bất cứ điều gì về an ninh khi mua hàng theo đường dây của anh ta. Hay nói khác là đường dây buôn hàng không qua kiểm soát từ Trung Quốc về Việt Nam của anh có hệ thống, có cấp bậc hẳn hoi. Những người vận chuyển hàng, còn gọi là cửu vạn, đóng vai trò là những con tốt thí trong đường dây này. Mỗi ngày họ được trả công từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng, tùy vào số lượng vận chuyển mà được trả mức tiền và được thưởng khác nhau.
Đứng trên cửu vạn một chút là hệ thống tài xế vận tải và các bảo kê địa điểm, những người này được trả lương từ 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng mỗi ngày. Và đứng trên những bảo kê, tài xế vận tải là những viên chức hải quan, biên phòng, mỗi ca trực của các viên chức, nhân viên này được trả từ một triệu đồng đến hai triệu đồng để làm ngơ cho hàng qua biên giới không qua kiểm dịch, thuế và các thủ tục hải quan. Các viên chức này được chi trả theo ca trực, ngày nào có trực, ngày đó có nhận tiền và theo như anh tài xế này nói thì họ chia làm hai ca, trực ngày và trực đêm, như vậy cũng đồng nghĩa với mỗi tháng, tổ chức này phải trả cho các viên chức cửa khẩu từ 60 triệu đồng đến 90 triệu đồng.
Cũng theo anh tài xế nói thì anh không biết thủ lĩnh đường dây là ai, vì đó là nguyên tắc, nhưng chắc chắn một điều là những người anh từng tiếp xúc, thuộc vào diện bề trên của anh trong đường dây làm ăn đều là cán bộ, quan chức cấp tỉnh, cấp thành phố, và không ngoại trừ một số người đang nắm giữ chức vụ khá cao ở công an tỉnh Lào Cai.
Một người bán hàng trong chợ cho chúng tôi biết: “Tất cả các mặt hàng điện máy, điện tử… đều của Trung Quốc. Như quả La Hán cũng của nó chứ mình làm sao trồng được. Các mặt hàng qua bên kia lấy, rồi về dán nhãn mình, bán lại cho nó, nó chơi mình, mình phải chơi lại nó chứ!”
Cũng theo chị này cho biết, những người buôn bán ở chợ Cốc Lếu không bao giờ xài hàng Trung Quốc, vì họ biết nó quá độc, quá nguy hiểm, nên họ có riêng một đường dây buôn hàng Việt Nam từ dưới xuôi đưa lên, vừa đủ để bán cho những người trong chợ tiêu dùng hằng ngày.
Mỗi tiểu thương ở chợ Cốc Lếu là một đầu mối bán hàng Trung Quốc giá sỉ về các đại lý trong khu vực phía Bắc. Hằng ngày, họ đưa về xuôi vài trăm triệu đồng tiền bán hàng giá sỉ và họ có đủ các loại nhãn mác Made in Việt Nam để dán vào hàng Trung Quốc theo yêu cầu của các đại lý. Chính vì thế, có rất nhiều hàng hóa ở các tỉnh dán nhãn mác sản xuất tại Việt Nam nhưng trên thực tế nó là hàng Trung Quốc.
Một người lái taxi than thở với chúng tôi về vấn nạn hàng Trung Quốc nhập lậu ở Lào Cai: Bây giờ anh bảo sao chẳng có người vất vả được? Nhưng mà lao động ở đây lao động nghề chính lao động bốc vác lương cao phết đấy, một ngày ba bốn trăm ngàn đồng. Thì họ bốc hàng Trung Quốc chuyển xe nọ sang xe kia đấy… Có cái mình không có sức khỏe nên mình không đi làm được, phải đi lái taxi thôi!.
Và đau đớn nhất cho người tiêu dùng Việt Nam là tất cả những thứ hàng hóa từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam đều không có xuất xứ rõ ràng, ngay cả khách Trung Quốc khi mua hàng ở chợ Cốc Lếu cũng lắc đầu, không tin tưởng!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Hiện tượng hàng Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam hiện nay có liên quan đến các cửa khẩu Việt – Trung như Móng Cái, Lạng Sơn, Cốc Lếu, Lào Cai. Các loại thực phẩm nặng như thịt heo, thịt gà được tuồn vào Việt Nam thông qua cửa khẩu Lạng Sơn, các loại hàng điện tử đi qua cửa khẩu Móng Cái, riêng cửa khẩu Cốc Lếu, Lào Cai, tất cả các loại hàng hóa thượng vàng hạ cám của Trung Quốc đều tuồn qua đây. Đặc biệt, hoạt động chuyền tay hàng lậu từ Trung Quốc sang Việt Nam được diễn ran gay trước mắt các cơ quan an ninh cửa khẩu.
Đổ bộ hàng lậu vào Việt Nam
Cột mốc biên giới Việt Nam phía Nam sông Nậm Thi, thuộc địa phận Việt Nam, nằm ngay trước sân đền thờ Mẫu Thượng Ngàn – một trong hai ngôi đền được tôn kính nhất Lào Cai trong đó có đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo cũng gần đó với bức tượng Đức Thánh Trần đứng chỉ Tay về phá Trung Quốc. Nhưng không hiểu sao, gần đây, tượng Đức Thánh Trần bị dời đi, để lại một khoảng rộng. Ở khoản sân rộng này, khách du lịch Trung Quốc tha hồ nhảy nhót, trai cõng gái tung hứng, tứng nựng để chụp hình. Và trong khoản sân đền Mẫu Thượng Ngàn, nơi có cột mốc biên giới Việt Nam dưới sự quản lý của công an biên phòng Việt Nam, các hoạt động vận chuyển hàng hóa lậu diễn ra khá nhộn nhịp.
Cũng xin nói thêm về cửa khẩu biên giới Việt Nam và Trung Quốc ở Lào Cai, cửa khẩu gồm hai đường, đường bộ và đường sắt. Về phần đường sắt, trung bình mội ngày có ba chuyến tàu lưu thông từ Trung Quốc sang Việt Nam và ngược lại. Cửa khẩu đường sắt được quản lý khá nghiêm ngặt bởi công an biên phòng. Nhưng chính sự nghiêm ngặt này lại khiến cho nhân dân khó quan sát, không biết được bên trong đó người Trung Quốc mang thứ gì sang Việt Nam và ngược lại. Riêng về đường bộ thì miễn bàn, vì cửa khẩu phía Việt Nam nằm bên cạnh bờ sông Nậm Thi, tụt lùi 5 mét so với mép nước, ở khoảng không gian 5 mét này, thuộc về quản lý của cả hai bên Việt Nam – Trung Quốc. Và đây là không gian của những hoạt động buôn bán lậu.
Tại địa điểm tập kết hàng, có hai người đàn ông ngồi canh giữ, khi nào đủ 80 kiện thì gọi xe đến chở đi. Với tốc độ vận chuyển như đã thấy, mỗi ngày có ít nhất cũng 10 tấn hàng từ Trung Quốc tuồn sang Việt Nam nằm ngoài tầm kiểm soát của vệ sinh dịch tể, an ninh biên phòngNgồi ở đền Mẫu Thượng Ngàn quan sát, trong vòng chưa đầy 10 phút, chúng tôi đếm được có đến 16 kiện hàng, ước chừng mỗi kiện nặng chừng 40 ký lô được chuyền tay từ bên kia rào cửa khẩu sang phía sân đền và chuyển thẳng đến các bụi cây cuối sân, tập kết ở đó. Tại địa điểm tập kết hàng, có hai người đàn ông ngồi canh giữ, khi nào đủ 80 kiện thì gọi xe đến chở đi. Với tốc độ vận chuyển như đã thấy, mỗi ngày có ít nhất cũng 10 tấn hàng từ Trung Quốc tuồn sang Việt Nam nằm ngoài tầm kiểm soát của vệ sinh dịch tể, an ninh biên phòng và các cơ quan liên đới.
Tiếp tục theo dõi những kiện hàng này sẽ về đâu, chúng tôi bám theo một xe chở hàng, xe chạy băng qua cầu Cốc Lếu, sau đó dừng tại chợ Cốc Lếu, tại đây, các bạn hàng đã chờ sẵn, xe đổ hàng ra với hàng loạt các bắp cải, củ cà rốt, củ hành, tàu phụ (tức là đậu hủ thối, món ăn quen thuộc của người Tàu), nem chả, xúc xích… Nói chung là các loại thực phẩm, rau xanh. Và các loại thực phẩm này tức tốc được chuyển lên xe khách để đưa về các huyện, các tỉnh vùng ven, về Hà Nội. Xe chở thực phẩm vừa đi thì liền sau đó, một xe chở hàng điện tử ghé đến, sau xe chở hàng điện tử là đến xe chở các bức tượng phong thủy bằng bột đá. Cứ như thế, liên tục các xe tải nối đuôi nhau đổ hàng lậu vào chợ Cốc Lếu, Lào Cai để phân phối đi các tỉnh, các huyện.
Xe chở thực phẩm vừa đi thì liền sau đó, một xe chở hàng điện tử ghé đến, sau xe chở hàng điện tử là đến xe chở các bức tượng phong thủy bằng bột đá. Cứ như thế, liên tục các xe tải nối đuôi nhau đổ hàng lậu vào chợ Cốc Lếu, Lào Cai để phân phối đi các tỉnh, các huyệnCơ quan an ninh làm ngơ, bất lực
Vào vai người đi bắt mối mua hàng, tiếp xúc với một người chuyên lái xe chở hàng lậu, anh này cho chúng tôi biết là không phải lo ngại bất cứ điều gì về an ninh khi mua hàng theo đường dây của anh ta. Hay nói khác là đường dây buôn hàng không qua kiểm soát từ Trung Quốc về Việt Nam của anh có hệ thống, có cấp bậc hẳn hoi. Những người vận chuyển hàng, còn gọi là cửu vạn, đóng vai trò là những con tốt thí trong đường dây này. Mỗi ngày họ được trả công từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng, tùy vào số lượng vận chuyển mà được trả mức tiền và được thưởng khác nhau.
Đứng trên cửu vạn một chút là hệ thống tài xế vận tải và các bảo kê địa điểm, những người này được trả lương từ 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng mỗi ngày. Và đứng trên những bảo kê, tài xế vận tải là những viên chức hải quan, biên phòng, mỗi ca trực của các viên chức, nhân viên này được trả từ một triệu đồng đến hai triệu đồng để làm ngơ cho hàng qua biên giới không qua kiểm dịch, thuế và các thủ tục hải quan. Các viên chức này được chi trả theo ca trực, ngày nào có trực, ngày đó có nhận tiền và theo như anh tài xế này nói thì họ chia làm hai ca, trực ngày và trực đêm, như vậy cũng đồng nghĩa với mỗi tháng, tổ chức này phải trả cho các viên chức cửa khẩu từ 60 triệu đồng đến 90 triệu đồng.
Cũng theo anh tài xế nói thì anh không biết thủ lĩnh đường dây là ai, vì đó là nguyên tắc, nhưng chắc chắn một điều là những người anh từng tiếp xúc, thuộc vào diện bề trên của anh trong đường dây làm ăn đều là cán bộ, quan chức cấp tỉnh, cấp thành phố, và không ngoại trừ một số người đang nắm giữ chức vụ khá cao ở công an tỉnh Lào Cai.
Tất cả các mặt hàng điện máy, điện tử đều của TQ. Như quả La Hán cũng của nó chứ mình làm sao trồng được. Các mặt hàng qua bên kia lấy, rồi về dán nhãn mình, bán lại cho nó, nó chơi mình, mình phải chơi lại nó chứ...những người buôn bán ở chợ Cốc Lếu không bao giờ xài hàng TQ, vì họ biết nó quá độc, quá nguy hiểmTiếp tục đi vào chợ Cốc Lếu, chúng tôi thật sự bàng hoàng vì ở đây không có thứ hàng hóa nào khác ngoài hàng hóa Trung Quốc, từ đầu chợ đến cuối chợ, từ đồ chơi trẻ em đến tất cả các vật dụng hằng ngày của người lớn như ti vi, tủ lạnh, máy tính bảng, máy tính xách tay, điện thoại di động, lương thực, thuốc bắc, lá cây, nấm linh chi, kì đà, rắn phơi khô… Tất tần tật đều có xuất xứ Trung Quốc, ghi nhãn Trung Quốc có kèm theo chữ Việt.
Một người bán hàng ở chợ Cốc Lếu
Một người bán hàng trong chợ cho chúng tôi biết: “Tất cả các mặt hàng điện máy, điện tử… đều của Trung Quốc. Như quả La Hán cũng của nó chứ mình làm sao trồng được. Các mặt hàng qua bên kia lấy, rồi về dán nhãn mình, bán lại cho nó, nó chơi mình, mình phải chơi lại nó chứ!”
Cũng theo chị này cho biết, những người buôn bán ở chợ Cốc Lếu không bao giờ xài hàng Trung Quốc, vì họ biết nó quá độc, quá nguy hiểm, nên họ có riêng một đường dây buôn hàng Việt Nam từ dưới xuôi đưa lên, vừa đủ để bán cho những người trong chợ tiêu dùng hằng ngày.
Mỗi tiểu thương ở chợ Cốc Lếu là một đầu mối bán hàng Trung Quốc giá sỉ về các đại lý trong khu vực phía Bắc. Hằng ngày, họ đưa về xuôi vài trăm triệu đồng tiền bán hàng giá sỉ và họ có đủ các loại nhãn mác Made in Việt Nam để dán vào hàng Trung Quốc theo yêu cầu của các đại lý. Chính vì thế, có rất nhiều hàng hóa ở các tỉnh dán nhãn mác sản xuất tại Việt Nam nhưng trên thực tế nó là hàng Trung Quốc.
Một người lái taxi than thở với chúng tôi về vấn nạn hàng Trung Quốc nhập lậu ở Lào Cai: Bây giờ anh bảo sao chẳng có người vất vả được? Nhưng mà lao động ở đây lao động nghề chính lao động bốc vác lương cao phết đấy, một ngày ba bốn trăm ngàn đồng. Thì họ bốc hàng Trung Quốc chuyển xe nọ sang xe kia đấy… Có cái mình không có sức khỏe nên mình không đi làm được, phải đi lái taxi thôi!.
Và đau đớn nhất cho người tiêu dùng Việt Nam là tất cả những thứ hàng hóa từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam đều không có xuất xứ rõ ràng, ngay cả khách Trung Quốc khi mua hàng ở chợ Cốc Lếu cũng lắc đầu, không tin tưởng!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét