Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam
Mấy tuần vừa qua, biến cố gây chấn động và thu hút sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới nhiều nhất chắc chắn là cuộc cách mạng tại Ukraine. Báo ngoại quốc viết. Báo tiếng Việt viết. Sáng, thức dậy, vào internet, mở các trang báo mạng khắp nơi, đều thấy tin tức về Ukraine nằm ở trên cùng.
Các bài tường thuật trên báo chí thường tập trung vào bốn khía cạnh chính:
Một, sự đoàn kết và can đảm tuyệt vời của dân chúng Ukraine, những người sẵn sàng chấp nhận hy sinh, kiên trì theo đuổi cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại nhà cầm quyền độc tài có khuynh hướng đi ngược lại lịch sử nhằm biến Ukraine thành một chư hầu của Nga. Cuối cùng, họ đã thắng: Tổng thống Viktor Yanukovych phải bỏ trốn.
Hai, sau khi Viktor Yanukovych chạy trốn, người ta mới phát hiện ra sự giàu có và xa hoa vô độ của ông. Với số lương chính thức của một Tổng thống trên 20.000 Mỹ kim một năm, ở một đất nước thu nhập bình quân của dân chúng chỉ có khoảng từ 3000 đến 6000 Mỹ kim, Yanukovych lại sở hữu những ngôi nhà giống như cung điện của vua chúa ngày xưa: tất cả các vòi nước trong phòng tắm và nhà vệ sinh đều nạm vàng rực rỡ; riêng bộ sưu tập xe hơi và xe gắn máy của ông đã lên đến mấy triệu Mỹ kim. Sự giàu có và xa hóa ấy đến từ đâu? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: tham nhũng!
Ba, sự thức tỉnh của giới cai trị tại Ukraine thể hiện qua việc Quốc Hội thông qua lời kêu gọi công an ngưng bắn giết những người biểu tình, sau đó, đồng ý truất phế Tổng thống Yanukovych; việc các công an quỳ gối xin lỗi đã nổ súng vào các đám biểu tình trước đó.
Bốn, gần đây nhất, người ta bàn tán rất nhiều về nguy cơ đổ máu tại Ukraine sau cuộc cách mạng vừa qua. Liên quan đến nguy cơ đổ máu, có hai khả năng: thứ nhất là nội chiến giữa các phe phái và sắc tộc tại Ukraine; và thứ hai là khả năng Tổng thống Putin của Nga sẽ xua quân tràn qua biên giới xâm lược Ukraine với lý do là để bảo vệ cộng đồng người Nga đang sống tại Ukraine. Hai khả năng này, thật ra, song hành với nhau: Khi quân độ Nga đã tràn vào lãnh thổ Ukraine, chắc chắn họ sẽ sử dụng yếu tố sắc tộc làm một thứ vũ khí chính để làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine.
Xuyên suốt bốn khía cạnh nêu trên là một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất là chiến thắng của đám đông, của những người dân không có vũ khí nào khác ngoài sự can đảm và quyết tâm. Giới bình luận chính trị quốc tế cho đó là một chiến thắng vang dội, không thua bất kỳ chiến thắng nào trong các cuộc cách mạng màu trước đây cũng như cách mạng mùa xuân ở Ả Rập. Gắn liền với chiến thắng ấy là sự thất bại của các thế lực chính trị đầy quyền uy. Trước hết là của cựu Tổng thống Yanukovych, người tìm mọi cách để duy trì chiếc ghế của mình: cuối cùng, ông đã thất bại. Tổng thống Putin, người muốn duy trì ảnh hưởng của Nga tại Ukraine, cho đến nay, đã thất bại. Các nước Tây phương trước đây từng khuyên dân chúng chấp nhận chính phủ của họ cũng thất bại. Thứ hai, cũng giống mọi cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng mới bùng nổ tại Ukraine cũng chứa rất nhiều bất trắc. Không ai dám chắc nó sẽ kết thúc một cách êm thắm với một nền dân chủ và thịnh vượng như một số quốc gia Đông Âu hậu-cộng sản khác.
Ẩn giấu đằng sau tính chất bất trắc trong tình hình chính trị tại Ukraine hiện nay là một yếu tố rất đáng quan tâm: địa chính trị (geopolitics). Có thể nói, một cách đơn giản, số phận của Ukraine hiện nay tùy thuộc phần lớn vào yếu tố địa chính trị ấy. Không chú ý đến yếu tố địa chính trị, mọi sự lạc quan của chúng ta đều dễ trở thành lạc quan tếu. Sự thật sẽ phức tạp hơn nhiều. Với tư cách người Việt Nam, quan sát các xung đột chính trị tại Ukraine, chúng ta càng cần phải suy nghĩ về yếu tố địa chính trị vì đó chính là một trong những điểm tương đồng quan trọng nhất giữa hai nước.
Nhìn trên bản đồ thế giới, chúng ta dễ thấy ngay địa thế chiến lược của Ukraine: Nó nằm ngay ở bản lề giữa Nga và Cộng đồng châu Âu. Một bên, nó giáp biên giới với Nga; bên kia, với Romania, Hungary, Slovakia, Ba Lan và Belarus (bốn nước đầu thuộc khối NATO). So với Belarus, vị trí của Ukraine đối với Nga quan trọng hơn nhiều: Nó đông dân hơn (khoảng 45 triệu so với dân số của Belarus chỉ có gần 10 triệu); hơn nữa, nó có một bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, vốn được xem là cửa ngõ của hải quân và hàng hải của Nga. Với châu Âu, Ukraine cũng rất cần thiết: Khoảng 25% số lượng khí đốt tại Châu Âu được nhập cảng từ Nga, và 60% số đó đi ngang qua lãnh thổ Ukraine.
Nếu Ukraine tham gia vào Cộng đồng châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về châu Âu, biên giới của châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Đó là điều Nga tuyệt đối không muốn. Chính vì vậy, năm 2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của Ukraine như một cách giúp đỡ nước này và cũng là một cách mua chuộc Tổng thống Yanukovych để ông đừng ngả sang châu Âu. Sự mềm lòng của Yanukovych trước số tiền lớn lao ấy đã gây phẫn nộ cho dân chúng Ukraine, cuối cùng dẫn đến sụ sụp đổ của chính phủ do ông lãnh đạo và bản thân ông phải chạy sang Nga trốn.
Vấn đề gai góc nhất hiện nay là: Liệu Putin có chấp nhận thua cuộc?
Hiện nay, không ai biết các tính toán của Putin: Về phương diện ngoại giao, với Tây phương, ông vẫn giữ giọng hòa hoãn; nhưng về phương diện đối nội, ông lại ra lệnh cho 150.000 binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraine; ông lại yêu cầu Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn công Ukraine; và mới đây, 15.000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea mà không gặp bất cứ một sự chống cự nào.
Nằm giữa châu Âu và Nga là một bất hạnh cho Ukraine. Nước này lại có thêm một bất hạnh khác: sự phân hóa trầm trọng về sắc tộc, lịch sử và chính trị trong nội bộ. Phần lớn dân chúng ở phía đông Ukraine - đa số theo Chính thống giáo và nói tiếng Nga - có truyền thống gắn bó với Nga trong khi phần lớn dân chúng ở phía Tây - đa số theo Thiên Chúa giáo và nói tiếng Ukraine - vốn chỉ bị nhập vào khối Liên Xô từ năm 1939 lại có khuynh hướng ngả về châu Âu.
Sự phân hóa về sắc tộc, lịch sử, văn hóa và chính trị ấy rất dễ bị Nga khai thác, từ đó, Ukraine hoặc có nguy cơ bị chia làm hai hoặc không đủ sức mạnh thống nhất để chống cự lại sự xâm lược của Nga.
Trong khi đó, sự giúp đỡ của Mỹ và Cộng đồng Âu châu đối với chính phủ lâm thời tại Ukraine còn khá dè dặt, chủ yếu là những lời hứa hẹn. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Về phương diện địa chính trị, Ukraine còn nằm ngoài sự quan tâm của châu Âu. Vẫn còn đang khủng hoảng cả về tài chính lẫn về bản sắc, Cộng đồng Âu châu hiện đang bận tâm với việc phục hồi kinh tế và củng cố các thành viên mới vốn là các quốc gia hậu – cộng sản như Bulgaria, Romania, Hungary... Việc mở rộng biên giới sang tận Nga, tuy rất hấp dẫn, nhưng còn khá xa. Không ai dám chấp nhận rủi ro cho một tương lai xa như vậy cả. Nếu, sau khi chiếm bán đảo Crimea, Nga liều lĩnh mở rộng cuộc tấn công vào Ukraine, tất cả những gì Mỹ, và cùng với Mỹ, Cộng đồng Châu Âu, có thể làm được là tẩy chay hội nghị thượng đỉnh dự định được tổ chức tại Nga vào tháng 6 sắp tới, trì hoãn một số hiệp định thương mại với Nga, loại trừ Nga ra khỏi khối Bát đại cường (Group of 8), v.v... Nhưng tất cả các việc làm ấy đều không thể ngăn cản được tham vọng của Nga.
Chính vì vậy, mọi người đều biết rõ Ukraine đang đối diện với rất nhiều thử thách nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ở đây, tôi không muốn đi sâu vào tình hình hay viễn ảnh chính trị của Ukraine. Tôi chỉ muốn nêu lên một vấn đề: Về phương diện địa chính trị, Việt Nam rất giống Ukraine. Cũng chia sẻ một biên giới với một quốc gia lớn và đầy tham vọng: Trung Quốc. Năm 1949, vừa mới giành chính quyền ở lục địa, Trung Quốc đã quyết định giúp đỡ Việt Minh trong chiến tranh chống Pháp không hẳn vì vấn đề ý thức hệ mà chủ yếu là vì yếu tố địa chính trị: Dùng Việt Nam như một hàng rào tốt để phòng thủ ở biên giới phía Nam nước họ. Sau năm 1975, Trung Quốc xúi Khmer Đỏ tấn công Việt Nam cũng vì lý do địa chính trị. Năm 1979, họ tấn công Việt Nam cũng lại vì lý do địa chính trị.
Để tự bảo vệ mình, những gì Trung Quốc cần ở Việt Nam, theo ưu tiên là: Một, sự lệ thuộc; hai, nghèo; và ba, độc tài.
Mọi nỗ lực phá vỡ ba yếu tố trên đều trở thành một thách thức đối với Trung Quốc.
Và mọi thách thức đối với Trung Quốc đều là một thủ thách gay gắt đối với Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
Các bài tường thuật trên báo chí thường tập trung vào bốn khía cạnh chính:
Một, sự đoàn kết và can đảm tuyệt vời của dân chúng Ukraine, những người sẵn sàng chấp nhận hy sinh, kiên trì theo đuổi cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại nhà cầm quyền độc tài có khuynh hướng đi ngược lại lịch sử nhằm biến Ukraine thành một chư hầu của Nga. Cuối cùng, họ đã thắng: Tổng thống Viktor Yanukovych phải bỏ trốn.
Hai, sau khi Viktor Yanukovych chạy trốn, người ta mới phát hiện ra sự giàu có và xa hoa vô độ của ông. Với số lương chính thức của một Tổng thống trên 20.000 Mỹ kim một năm, ở một đất nước thu nhập bình quân của dân chúng chỉ có khoảng từ 3000 đến 6000 Mỹ kim, Yanukovych lại sở hữu những ngôi nhà giống như cung điện của vua chúa ngày xưa: tất cả các vòi nước trong phòng tắm và nhà vệ sinh đều nạm vàng rực rỡ; riêng bộ sưu tập xe hơi và xe gắn máy của ông đã lên đến mấy triệu Mỹ kim. Sự giàu có và xa hóa ấy đến từ đâu? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: tham nhũng!
Ba, sự thức tỉnh của giới cai trị tại Ukraine thể hiện qua việc Quốc Hội thông qua lời kêu gọi công an ngưng bắn giết những người biểu tình, sau đó, đồng ý truất phế Tổng thống Yanukovych; việc các công an quỳ gối xin lỗi đã nổ súng vào các đám biểu tình trước đó.
Bốn, gần đây nhất, người ta bàn tán rất nhiều về nguy cơ đổ máu tại Ukraine sau cuộc cách mạng vừa qua. Liên quan đến nguy cơ đổ máu, có hai khả năng: thứ nhất là nội chiến giữa các phe phái và sắc tộc tại Ukraine; và thứ hai là khả năng Tổng thống Putin của Nga sẽ xua quân tràn qua biên giới xâm lược Ukraine với lý do là để bảo vệ cộng đồng người Nga đang sống tại Ukraine. Hai khả năng này, thật ra, song hành với nhau: Khi quân độ Nga đã tràn vào lãnh thổ Ukraine, chắc chắn họ sẽ sử dụng yếu tố sắc tộc làm một thứ vũ khí chính để làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine.
Xuyên suốt bốn khía cạnh nêu trên là một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất là chiến thắng của đám đông, của những người dân không có vũ khí nào khác ngoài sự can đảm và quyết tâm. Giới bình luận chính trị quốc tế cho đó là một chiến thắng vang dội, không thua bất kỳ chiến thắng nào trong các cuộc cách mạng màu trước đây cũng như cách mạng mùa xuân ở Ả Rập. Gắn liền với chiến thắng ấy là sự thất bại của các thế lực chính trị đầy quyền uy. Trước hết là của cựu Tổng thống Yanukovych, người tìm mọi cách để duy trì chiếc ghế của mình: cuối cùng, ông đã thất bại. Tổng thống Putin, người muốn duy trì ảnh hưởng của Nga tại Ukraine, cho đến nay, đã thất bại. Các nước Tây phương trước đây từng khuyên dân chúng chấp nhận chính phủ của họ cũng thất bại. Thứ hai, cũng giống mọi cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng mới bùng nổ tại Ukraine cũng chứa rất nhiều bất trắc. Không ai dám chắc nó sẽ kết thúc một cách êm thắm với một nền dân chủ và thịnh vượng như một số quốc gia Đông Âu hậu-cộng sản khác.
Ẩn giấu đằng sau tính chất bất trắc trong tình hình chính trị tại Ukraine hiện nay là một yếu tố rất đáng quan tâm: địa chính trị (geopolitics). Có thể nói, một cách đơn giản, số phận của Ukraine hiện nay tùy thuộc phần lớn vào yếu tố địa chính trị ấy. Không chú ý đến yếu tố địa chính trị, mọi sự lạc quan của chúng ta đều dễ trở thành lạc quan tếu. Sự thật sẽ phức tạp hơn nhiều. Với tư cách người Việt Nam, quan sát các xung đột chính trị tại Ukraine, chúng ta càng cần phải suy nghĩ về yếu tố địa chính trị vì đó chính là một trong những điểm tương đồng quan trọng nhất giữa hai nước.
Nhìn trên bản đồ thế giới, chúng ta dễ thấy ngay địa thế chiến lược của Ukraine: Nó nằm ngay ở bản lề giữa Nga và Cộng đồng châu Âu. Một bên, nó giáp biên giới với Nga; bên kia, với Romania, Hungary, Slovakia, Ba Lan và Belarus (bốn nước đầu thuộc khối NATO). So với Belarus, vị trí của Ukraine đối với Nga quan trọng hơn nhiều: Nó đông dân hơn (khoảng 45 triệu so với dân số của Belarus chỉ có gần 10 triệu); hơn nữa, nó có một bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, vốn được xem là cửa ngõ của hải quân và hàng hải của Nga. Với châu Âu, Ukraine cũng rất cần thiết: Khoảng 25% số lượng khí đốt tại Châu Âu được nhập cảng từ Nga, và 60% số đó đi ngang qua lãnh thổ Ukraine.
Nếu Ukraine tham gia vào Cộng đồng châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về châu Âu, biên giới của châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Đó là điều Nga tuyệt đối không muốn. Chính vì vậy, năm 2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của Ukraine như một cách giúp đỡ nước này và cũng là một cách mua chuộc Tổng thống Yanukovych để ông đừng ngả sang châu Âu. Sự mềm lòng của Yanukovych trước số tiền lớn lao ấy đã gây phẫn nộ cho dân chúng Ukraine, cuối cùng dẫn đến sụ sụp đổ của chính phủ do ông lãnh đạo và bản thân ông phải chạy sang Nga trốn.
Vấn đề gai góc nhất hiện nay là: Liệu Putin có chấp nhận thua cuộc?
Hiện nay, không ai biết các tính toán của Putin: Về phương diện ngoại giao, với Tây phương, ông vẫn giữ giọng hòa hoãn; nhưng về phương diện đối nội, ông lại ra lệnh cho 150.000 binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraine; ông lại yêu cầu Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn công Ukraine; và mới đây, 15.000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea mà không gặp bất cứ một sự chống cự nào.
Nằm giữa châu Âu và Nga là một bất hạnh cho Ukraine. Nước này lại có thêm một bất hạnh khác: sự phân hóa trầm trọng về sắc tộc, lịch sử và chính trị trong nội bộ. Phần lớn dân chúng ở phía đông Ukraine - đa số theo Chính thống giáo và nói tiếng Nga - có truyền thống gắn bó với Nga trong khi phần lớn dân chúng ở phía Tây - đa số theo Thiên Chúa giáo và nói tiếng Ukraine - vốn chỉ bị nhập vào khối Liên Xô từ năm 1939 lại có khuynh hướng ngả về châu Âu.
Sự phân hóa về sắc tộc, lịch sử, văn hóa và chính trị ấy rất dễ bị Nga khai thác, từ đó, Ukraine hoặc có nguy cơ bị chia làm hai hoặc không đủ sức mạnh thống nhất để chống cự lại sự xâm lược của Nga.
Trong khi đó, sự giúp đỡ của Mỹ và Cộng đồng Âu châu đối với chính phủ lâm thời tại Ukraine còn khá dè dặt, chủ yếu là những lời hứa hẹn. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Về phương diện địa chính trị, Ukraine còn nằm ngoài sự quan tâm của châu Âu. Vẫn còn đang khủng hoảng cả về tài chính lẫn về bản sắc, Cộng đồng Âu châu hiện đang bận tâm với việc phục hồi kinh tế và củng cố các thành viên mới vốn là các quốc gia hậu – cộng sản như Bulgaria, Romania, Hungary... Việc mở rộng biên giới sang tận Nga, tuy rất hấp dẫn, nhưng còn khá xa. Không ai dám chấp nhận rủi ro cho một tương lai xa như vậy cả. Nếu, sau khi chiếm bán đảo Crimea, Nga liều lĩnh mở rộng cuộc tấn công vào Ukraine, tất cả những gì Mỹ, và cùng với Mỹ, Cộng đồng Châu Âu, có thể làm được là tẩy chay hội nghị thượng đỉnh dự định được tổ chức tại Nga vào tháng 6 sắp tới, trì hoãn một số hiệp định thương mại với Nga, loại trừ Nga ra khỏi khối Bát đại cường (Group of 8), v.v... Nhưng tất cả các việc làm ấy đều không thể ngăn cản được tham vọng của Nga.
Chính vì vậy, mọi người đều biết rõ Ukraine đang đối diện với rất nhiều thử thách nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ở đây, tôi không muốn đi sâu vào tình hình hay viễn ảnh chính trị của Ukraine. Tôi chỉ muốn nêu lên một vấn đề: Về phương diện địa chính trị, Việt Nam rất giống Ukraine. Cũng chia sẻ một biên giới với một quốc gia lớn và đầy tham vọng: Trung Quốc. Năm 1949, vừa mới giành chính quyền ở lục địa, Trung Quốc đã quyết định giúp đỡ Việt Minh trong chiến tranh chống Pháp không hẳn vì vấn đề ý thức hệ mà chủ yếu là vì yếu tố địa chính trị: Dùng Việt Nam như một hàng rào tốt để phòng thủ ở biên giới phía Nam nước họ. Sau năm 1975, Trung Quốc xúi Khmer Đỏ tấn công Việt Nam cũng vì lý do địa chính trị. Năm 1979, họ tấn công Việt Nam cũng lại vì lý do địa chính trị.
Để tự bảo vệ mình, những gì Trung Quốc cần ở Việt Nam, theo ưu tiên là: Một, sự lệ thuộc; hai, nghèo; và ba, độc tài.
Mọi nỗ lực phá vỡ ba yếu tố trên đều trở thành một thách thức đối với Trung Quốc.
Và mọi thách thức đối với Trung Quốc đều là một thủ thách gay gắt đối với Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét