Hãy hiểu về Bình Dương
http://hieuminh.org/2014/05/14/mot-ban-doc-hay-hieu-ve-binh-duong/
Bài viết của bạn Rùa Vàng
HM Blog. Có một comment của bạn đọc có nick là Rùa Vàng viết về công nhân Bình Dương. Không hiểu sao tôi tin sự chân thực của phản hồi này dù kỷ niệm đã 8 năm trôi qua. Xin phép đăng thành entry để bạn đọc hiểu nỗi lòng ai trước khi kêu gọi, gán tội hay ném đá.
Cảm ơn Rùa Vàng.
Vài tháng ở Bình Dương
Nghỉ hè năm 2006, em theo một anh kế toán cùng phòng trọ vào khu công nghiệp Sóng Thần làm công nhân 2,5 tháng để kiếm tiền đóng học phí. Trước có sống với nhiều bạn bè làm công nhân, khi mình là công nhân mới thấy đời sống thật của họ.
Rùa làm việc tại công ty D.A gia công đồ gỗ xuất khẩu cho Plantation Grown Timbers của Úc, ông chủ lâu lâu xuống xưởng một lần, lần nào ông xuống lại nổi cơn lôi đình, quát mắng, chửi bới lung tung vì những lý do hết sức lãng xẹt. Một hôm ông ta chửi một công nhân có kinh nghiệm 10 năm làm gỗ, sau 30 phút lăng mạ ông ta đuổi việc người công nhân đó luôn. Gần như ko có ai trong số khoảng 150 người từ quản đốc đến công nhân không bị chửi.
Buổi sáng khi mặt trời còn đang bận tiễn chân chú Cua rời WB, thì ở Bình Dương công nhân đã lò mò thức dậy đi làm, tối mặt trời lặn lâu lắm rồi họ mới về nhà. Trên đường về ghé qua chợ đêm mua đại cái gì đó rồi nấu cơm, ăn uống tắm giặt nữa là đến 21h. Trong nhà ko ti vi, báo chí và chẳng có đồ đạc gì có giá trị, ngoài mấy chiếc xe đạp, một nồi cơm điện, một bếp ga mini, một bình nước lọc. Đời sống công nhân đơn điệu và buồn tẻ một cách kinh ngạc. Chỉ lâu lắm mới có một đoàn pê đê đến biểu diễn ở ven KCN họ mới có dịp kéo nhau đi chơi.
Về lương, em mới vào làm lương 870.000đ một tháng, ngày nào cũng tăng ca đến 20h tối mới về và làm 4 chủ nhật, tiền công tháng đầu tiên em kiếm đc 1.200.000đ. Tháng thứ 2 lương cơ bản sẽ lên 960.000 ngàn, những tưởng tháng này kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng tháng đó giám đốc kêu công ty lỗ nay giảm lương, ai muốn làm thì làm không làm thì thôi, vậy là tháng thứ hai em cũng chỉ kiếm đc 1.200.000 ngàn.
Sau hai tháng rưỡi, thì chuẩn bị vào học kỳ mới, em chào mấy công nhân trong tổ rồi về. Phải nói họ bất ngờ khi biết em là sinh viên đi làm thêm, nhiều cô chú nắm tay dặn dò học hành cho tốt, một cô bé còn chạy theo chúc anh này kia. Thời gian ngắn ngủi nhưng cũng tiếp xúc được với nhiều anh chị em công nhân, mỗi người mỗi quê, mỗi người một hoàn cảnh nhưng ai cũng tốt và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là với một tay sinh viên lơ ngơ lần đầu đi làm thuê như em.
Phải nói một chút về công đoàn công ty. Chủ tịch công đoàn là do giám đốc tự chỉ định. Công ty em là kế toán trưởng kiêm chủ tịch công đoàn. Vì thế ko có chuyện công đoàn đứng về phía công nhân để đấu tranh. Thường công đoàn làm những việc sau: thăm công nhân đau ốm, sinh đẻ.v.v… Còn trung gian đàm phán như bác A nói thì có lẽ chỉ ở các nước tư bản đang giãy chết, nơi mà chính quyền là của giai cấp tư sản.
Nhiều bức xúc tích tụ thì công nhân bãi công lẻ tẻ, tự phát như năm 2008, 2009. Những vụ như thế theo quan điểm của nhà nước là những vụ mất an ninh, trật tự. Và đây là lúc công đoàn tỉnh, huyện có việc để làm, việc quan trọng nhất là tuyên truyền để công nhân đi làm trở lại. Thế nào trong báo cáo cuối năm, công đoàn coi đó làm một thành tích xuất sắc.
Xung quanh các khu công nghiệp, có hàng trăm ngàn dãy phòng trọ cho công nhân. Ở đó có những băng giang hồ, nghiện ngập thường xuyên cướp giật, trấn lột thậm chí cưỡng bức những công nhân tội nghiệp vừa mới lĩnh lương chưa kịp mừng. Và nếu Phòng nhì Hoa Nam nắm bọn này để làm nòng cốt rồi kích động công nhân thì việc đập phá vượt khỏi tầm kiểm soát chắc chắn sẽ xảy ra.
Cuối cùng, các còm sĩ cũng đừng trách những người công nhân cho dù hậu quả ở Bình Dương có lớn đến thế nào đi nữa. Họ đến từ những vùng quê mà ở đó chỉ học hết lớp 5, nhiều người khá có thể học hết cấp 2, cấp 3. Suốt ngày vùi đầu vào máy móc chỉ để kiếm chút tiền bèo bọt nuôi sống bản thân. Họ không đọc báo, blog, ko vào Hang Cua để chém gió, ko biết khái niệm lề trái, lề phải. Và vì vậy làm sao họ có thể nghĩ ra những mưu đồ sâu xa của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Nếu có trách, có lên án, mọi người hãy nhìn đâu đó, trong một căn phòng lạnh đóng kín, trong những xe hơi bóng lộn hay những toà nhà văn phòng trị giá hàng nghìn tỷ tiền thuế. Ở đó những người tự cho mình là đại diện cho những người công nhân nhưng chưa bao giờ biết công nhân cần gì, nghĩ gì, làm gì.
Bạn đọc Rùa Vàng. 13-5-2014
HM Blog. Có một comment của bạn đọc có nick là Rùa Vàng viết về công nhân Bình Dương. Không hiểu sao tôi tin sự chân thực của phản hồi này dù kỷ niệm đã 8 năm trôi qua. Xin phép đăng thành entry để bạn đọc hiểu nỗi lòng ai trước khi kêu gọi, gán tội hay ném đá.
Cảm ơn Rùa Vàng.
Vài tháng ở Bình Dương
Nghỉ hè năm 2006, em theo một anh kế toán cùng phòng trọ vào khu công nghiệp Sóng Thần làm công nhân 2,5 tháng để kiếm tiền đóng học phí. Trước có sống với nhiều bạn bè làm công nhân, khi mình là công nhân mới thấy đời sống thật của họ.
Rùa làm việc tại công ty D.A gia công đồ gỗ xuất khẩu cho Plantation Grown Timbers của Úc, ông chủ lâu lâu xuống xưởng một lần, lần nào ông xuống lại nổi cơn lôi đình, quát mắng, chửi bới lung tung vì những lý do hết sức lãng xẹt. Một hôm ông ta chửi một công nhân có kinh nghiệm 10 năm làm gỗ, sau 30 phút lăng mạ ông ta đuổi việc người công nhân đó luôn. Gần như ko có ai trong số khoảng 150 người từ quản đốc đến công nhân không bị chửi.
Buổi sáng khi mặt trời còn đang bận tiễn chân chú Cua rời WB, thì ở Bình Dương công nhân đã lò mò thức dậy đi làm, tối mặt trời lặn lâu lắm rồi họ mới về nhà. Trên đường về ghé qua chợ đêm mua đại cái gì đó rồi nấu cơm, ăn uống tắm giặt nữa là đến 21h. Trong nhà ko ti vi, báo chí và chẳng có đồ đạc gì có giá trị, ngoài mấy chiếc xe đạp, một nồi cơm điện, một bếp ga mini, một bình nước lọc. Đời sống công nhân đơn điệu và buồn tẻ một cách kinh ngạc. Chỉ lâu lắm mới có một đoàn pê đê đến biểu diễn ở ven KCN họ mới có dịp kéo nhau đi chơi.
Về lương, em mới vào làm lương 870.000đ một tháng, ngày nào cũng tăng ca đến 20h tối mới về và làm 4 chủ nhật, tiền công tháng đầu tiên em kiếm đc 1.200.000đ. Tháng thứ 2 lương cơ bản sẽ lên 960.000 ngàn, những tưởng tháng này kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng tháng đó giám đốc kêu công ty lỗ nay giảm lương, ai muốn làm thì làm không làm thì thôi, vậy là tháng thứ hai em cũng chỉ kiếm đc 1.200.000 ngàn.
Sau hai tháng rưỡi, thì chuẩn bị vào học kỳ mới, em chào mấy công nhân trong tổ rồi về. Phải nói họ bất ngờ khi biết em là sinh viên đi làm thêm, nhiều cô chú nắm tay dặn dò học hành cho tốt, một cô bé còn chạy theo chúc anh này kia. Thời gian ngắn ngủi nhưng cũng tiếp xúc được với nhiều anh chị em công nhân, mỗi người mỗi quê, mỗi người một hoàn cảnh nhưng ai cũng tốt và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là với một tay sinh viên lơ ngơ lần đầu đi làm thuê như em.
Phải nói một chút về công đoàn công ty. Chủ tịch công đoàn là do giám đốc tự chỉ định. Công ty em là kế toán trưởng kiêm chủ tịch công đoàn. Vì thế ko có chuyện công đoàn đứng về phía công nhân để đấu tranh. Thường công đoàn làm những việc sau: thăm công nhân đau ốm, sinh đẻ.v.v… Còn trung gian đàm phán như bác A nói thì có lẽ chỉ ở các nước tư bản đang giãy chết, nơi mà chính quyền là của giai cấp tư sản.
Nhiều bức xúc tích tụ thì công nhân bãi công lẻ tẻ, tự phát như năm 2008, 2009. Những vụ như thế theo quan điểm của nhà nước là những vụ mất an ninh, trật tự. Và đây là lúc công đoàn tỉnh, huyện có việc để làm, việc quan trọng nhất là tuyên truyền để công nhân đi làm trở lại. Thế nào trong báo cáo cuối năm, công đoàn coi đó làm một thành tích xuất sắc.
Xung quanh các khu công nghiệp, có hàng trăm ngàn dãy phòng trọ cho công nhân. Ở đó có những băng giang hồ, nghiện ngập thường xuyên cướp giật, trấn lột thậm chí cưỡng bức những công nhân tội nghiệp vừa mới lĩnh lương chưa kịp mừng. Và nếu Phòng nhì Hoa Nam nắm bọn này để làm nòng cốt rồi kích động công nhân thì việc đập phá vượt khỏi tầm kiểm soát chắc chắn sẽ xảy ra.
Cuối cùng, các còm sĩ cũng đừng trách những người công nhân cho dù hậu quả ở Bình Dương có lớn đến thế nào đi nữa. Họ đến từ những vùng quê mà ở đó chỉ học hết lớp 5, nhiều người khá có thể học hết cấp 2, cấp 3. Suốt ngày vùi đầu vào máy móc chỉ để kiếm chút tiền bèo bọt nuôi sống bản thân. Họ không đọc báo, blog, ko vào Hang Cua để chém gió, ko biết khái niệm lề trái, lề phải. Và vì vậy làm sao họ có thể nghĩ ra những mưu đồ sâu xa của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Nếu có trách, có lên án, mọi người hãy nhìn đâu đó, trong một căn phòng lạnh đóng kín, trong những xe hơi bóng lộn hay những toà nhà văn phòng trị giá hàng nghìn tỷ tiền thuế. Ở đó những người tự cho mình là đại diện cho những người công nhân nhưng chưa bao giờ biết công nhân cần gì, nghĩ gì, làm gì.
Bạn đọc Rùa Vàng. 13-5-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét