Hà Nội tố cáo chiến đấu cơ Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam
Tàu Trung Quốc (T) dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông
(DR)
Theo báo chí trong nước, hôm nay, 11/05/2014, đại tá Ngô Ngọc Thu, phó tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết Trung Quốc đã đưa cả chiến đấu cơ vào bảo vệ giàn khoan HD-981, xâm phạm chủ quyền biển và không phận Việt Nam.
Tờ Tuổi Trẻ trích lời đại tá Thu cho biết trong ngày 10/05 và sáng 11/05, Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện có hai tốp máy bay quân sự của Trung Quốc bay bên trên các tàu của Cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư, trong số này có một tốp máy bay tiêm kích của Trung Quốc.
Hôm qua, phía Trung Quốc đã lập một vùng bán kính bảo vệ giàn khoan với phạm vi khoảng 7 hải lý để ngăn chặn tàu Việt Nam tiến về phía giàn khoan HD-981. Các tàu Trung Quốc ngăn cản bằng cách chặn mũi tàu và sử dụng vòi rồng phun nước công suất lớn phun vào tàu Việt Nam.
Cũng theo tờ Tuổi Trẻ, về phía mình lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hiện giờ chỉ dùng loa tuyên truyền, phản đối hành vi của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam, chứ không dám để xảy ra va chạm với tàu Trung Quốc.
Hôm qua, phía Trung Quốc đã lập một vùng bán kính bảo vệ giàn khoan với phạm vi khoảng 7 hải lý để ngăn chặn tàu Việt Nam tiến về phía giàn khoan HD-981. Các tàu Trung Quốc ngăn cản bằng cách chặn mũi tàu và sử dụng vòi rồng phun nước công suất lớn phun vào tàu Việt Nam.
Cũng theo tờ Tuổi Trẻ, về phía mình lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hiện giờ chỉ dùng loa tuyên truyền, phản đối hành vi của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam, chứ không dám để xảy ra va chạm với tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Việt Nam nhằm củng cố tham vọng ở Biển Đông
HD 981 mer de chine vietnam Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam (DR)
Gây hấn, tạo sự cố để chứng tỏ có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hoặc vẫn quan tâm, làm chủ vùng lãnh thổ có tranh chấp, đó là chiến lược thực hiện các tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo giới chuyên gia, việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam là nhằm củng cố về mặt pháp lý đòi hỏi chủ quyền, duy trì tranh chấp, bất chấp cái giá phải trả về chính trị, ngoại giao, trong ngắn hạn.
Hành động của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du một số nước Châu Á, vài ngày trước khi ASEAN họp Thượng đỉnh tại Miến Điện, trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines căng thẳng do việc Manila đệ đơn lên Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đề nghị xử lý đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc đã bác bỏ vai trò của Tòa án và chỉ muốn đàm phán trực tiếp với các nước láng giềng nhỏ yếu hơn.
Các nhà phân tích cho rằng, đối với Trung Quốc, trong việc di chuyển giàn khoan, vấn đề tìm kiếm khai thác nguồn năng lượng chỉ là thứ yếu. Qua động thái này, Trung Quốc muốn tìm cách chứng minh là có xẩy ra cái gọi là « sự cố về tranh chấp chủ quyền » và đây là một phần trong chiến lược rộng lớn, nhằm chứng tỏ là Bắc Kinh vẫn kiểm soát các lãnh thổ đang có tranh chấp.
Ông Barry Sautman, chuyên gia về chính trị Trung Quốc, ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, được AFP trích dẫn, nhận định : « Tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc tìm cách tỏ ra quyết đoán về các đòi hỏi chủ quyền đối với một hòn đảo này hoặc hòn đảo kia ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông, nhằm duy trì sự tồn tại của các tranh chấp », bởi vì, « theo luật pháp quốc tế, tất cả các nước có tranh chấp về lãnh thổ phải làm một việc gì đó một cách đều đặn, để cho thấy là họ vẫn rất quan tâm đến vùng lãnh thổ này », còn « hành động này có lợi cho Trung Quốc về mặt chính trị hay không, thì đó là một chuyện khác ».
Trong vụ giàn khoan, Trung Quốc tuyên bố là hành động của họ « hoàn toàn hợp lý, hợp pháp và chính đáng » vì nơi mà Bắc Kinh dự tính đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và đã bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.
Ngày 07/05, Việt Nam họp báo quốc tế tố cáo tàu Trung Quốc đi hộ tống giàn khoan, đã dùng vòi rồng phun nước tấn công và đâm thẳng vào tàu của Việt Nam. Trung Quốc chối bỏ điều này và đổ lỗi cho phía Việt Nam. Đây chỉ là một trong những vụ va chạm hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á.
Trước đó, ở biển Hoa Đông, tàu Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã nhiều lần đối mặt với nhau trong vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh. Trong vụ này, lập luận của Nhật Bản là cho đến tận những năm 1970, không có một giai đoạn đáng kể nào Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến các hòn đảo nói trên. Do vậy, dường như Bắc Kinh rút kinh nghiệm, tránh phải đối mặt với những lập luận tương tự.
Theo giáo sư Lý Minh Giang (Li Mingjiang), chuyên gia về an ninh Đông Á, thuộc Học viện nghiên cứu quốc tế ở Singapore, động thái cứng rắn của Trung Quốc chống Việt Nam có thể là do lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, ông Tập Cận Bình, thiên về « cách tiếp cận mạnh tay » hơn so với các thế hệ lãnh đạo trước.
Nhưng, phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam cho thấy thái độ các nước trong khu vực đối với Trung Quốc đã cứng rắn hơn và đây là điều mà dường như Bắc Kinh không lường trước. Ông nói : « Hầu như chắc chắn là Trung Quốc không tính đến việc Việt Nam có thể đưa tất cả tàu bè của mình ra nhằm buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan đi ». Hà Nội tránh đưa ra tín hiệu là ngầm đồng ý với Bắc Kinh, bởi vì « Việt Nam không thể không lo ngại về hậu quả của việc không phản ứng mạnh mẽ » trước hành động của Trung Quốc.
Hành động của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du một số nước Châu Á, vài ngày trước khi ASEAN họp Thượng đỉnh tại Miến Điện, trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines căng thẳng do việc Manila đệ đơn lên Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đề nghị xử lý đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc đã bác bỏ vai trò của Tòa án và chỉ muốn đàm phán trực tiếp với các nước láng giềng nhỏ yếu hơn.
Các nhà phân tích cho rằng, đối với Trung Quốc, trong việc di chuyển giàn khoan, vấn đề tìm kiếm khai thác nguồn năng lượng chỉ là thứ yếu. Qua động thái này, Trung Quốc muốn tìm cách chứng minh là có xẩy ra cái gọi là « sự cố về tranh chấp chủ quyền » và đây là một phần trong chiến lược rộng lớn, nhằm chứng tỏ là Bắc Kinh vẫn kiểm soát các lãnh thổ đang có tranh chấp.
Ông Barry Sautman, chuyên gia về chính trị Trung Quốc, ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, được AFP trích dẫn, nhận định : « Tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc tìm cách tỏ ra quyết đoán về các đòi hỏi chủ quyền đối với một hòn đảo này hoặc hòn đảo kia ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông, nhằm duy trì sự tồn tại của các tranh chấp », bởi vì, « theo luật pháp quốc tế, tất cả các nước có tranh chấp về lãnh thổ phải làm một việc gì đó một cách đều đặn, để cho thấy là họ vẫn rất quan tâm đến vùng lãnh thổ này », còn « hành động này có lợi cho Trung Quốc về mặt chính trị hay không, thì đó là một chuyện khác ».
Trong vụ giàn khoan, Trung Quốc tuyên bố là hành động của họ « hoàn toàn hợp lý, hợp pháp và chính đáng » vì nơi mà Bắc Kinh dự tính đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và đã bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.
Ngày 07/05, Việt Nam họp báo quốc tế tố cáo tàu Trung Quốc đi hộ tống giàn khoan, đã dùng vòi rồng phun nước tấn công và đâm thẳng vào tàu của Việt Nam. Trung Quốc chối bỏ điều này và đổ lỗi cho phía Việt Nam. Đây chỉ là một trong những vụ va chạm hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á.
Trước đó, ở biển Hoa Đông, tàu Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã nhiều lần đối mặt với nhau trong vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh. Trong vụ này, lập luận của Nhật Bản là cho đến tận những năm 1970, không có một giai đoạn đáng kể nào Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến các hòn đảo nói trên. Do vậy, dường như Bắc Kinh rút kinh nghiệm, tránh phải đối mặt với những lập luận tương tự.
Theo giáo sư Lý Minh Giang (Li Mingjiang), chuyên gia về an ninh Đông Á, thuộc Học viện nghiên cứu quốc tế ở Singapore, động thái cứng rắn của Trung Quốc chống Việt Nam có thể là do lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, ông Tập Cận Bình, thiên về « cách tiếp cận mạnh tay » hơn so với các thế hệ lãnh đạo trước.
Nhưng, phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam cho thấy thái độ các nước trong khu vực đối với Trung Quốc đã cứng rắn hơn và đây là điều mà dường như Bắc Kinh không lường trước. Ông nói : « Hầu như chắc chắn là Trung Quốc không tính đến việc Việt Nam có thể đưa tất cả tàu bè của mình ra nhằm buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan đi ». Hà Nội tránh đưa ra tín hiệu là ngầm đồng ý với Bắc Kinh, bởi vì « Việt Nam không thể không lo ngại về hậu quả của việc không phản ứng mạnh mẽ » trước hành động của Trung Quốc.
Trung Quốc tăng cường bảo vệ giàn khoan 981
RFA-10-05-2014 2014-05-10
Tin cập nhật cho tới 17g ngày 9/5, lực lượng Trung Quốc có 75 tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, đó là các tàu hải giám, hải cảnh có vũ trang và một số tàu vận tải. Ngoài ra phái Trung Quốc còn triển khai 5 tàu hộ vệ tên lửa tấn công nhanh ở vòng ngoài, một hình thức đe dọa các tàu Cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Một tuần lễ trôi qua, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam dù chịu nhiều tổn thất nhưng không thể vượt qua vành đai bảo vệ giàn khoan của gần 80 tàu vũ trang của Trung Quốc. Nhiều tàu kiểm ngư VN bị đâm thủng thiệt hại nặng cũng như bị xịt vòi rồng cực mạnh đến vỡ buồng lái. Đã có 9 nhân viên kiểm ngư của Việt nam bị thương trong trận đấu chưa có tiếng súng nhưng đầy cam go này.
Các chuyên gia về Luật Biển phân tích, định vị giàn khoan tức thả neo trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là bước vi phạm thứ nhất. Khi lưỡi khoan thăm dò của Hải Dương 981 đụng đến đáy biển vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì đây là bước thứ hai và cụ thể về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển của Việt nam. Nếu Việt Nam thất bại trong việc đẩy gian khoan Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình thì tương lai mất biển đang đến gần hơn.
Căng thẳng Biển Đông gây bất đồng nội bộ ASEAN?
RFA-09-05-2014
Sự bất đồng trong khối ASEAN hiện đã lộ diện khi các nhà ngọai giao Philippines lưu ý rằng một số nước thành viên ASEAN chống lại mọi công bố riêng về căng thẳng Việt-Trung mới nhất ở biển Đông, hoặc không đồng ý đề cập tới vấn đề này trong bản công bố chung.
VN cho biết sẽ cương quyết yêu cầu phải có cuộc thảo luận về cuộc tranh chấp này với phía TQ.
Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao VN Lê Hải Bình nói rằng việc TQ đặt giàn khoan dầu ở lãnh hải VN là hành động nguy hiểm, nhạy cảm và đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh và an tòan hàng hải ở Biển Đông.
Vẫn theo phát ngôn nhân này, những hội nghị thượng đỉnh ASEAN trước đó luôn thảo luận về vấn đề Biển Đông. Do đó, VN cũng phải đoan chắc rằng vấn đề sẽ được thảo luận tại thượng đỉnh ở Miến Điện.
Chuyên gia về an ninh Ian Storey tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói rằng thượng định sắp diễn ra ở thủ đô Naypyidaw của Miến sẽ là một hình thức thử thách nữa về sự đoàn kết của ASEAN.
Theo chuyên gia này thì những nước như VN, Philippines, Singapore và Indonesia muốn bản công bố chung của thượng đỉnh ASEAN có đề cập tới diễn biến mới nhất về giàn khoan TQ trong vùng đặc quyền kinh tế VN, trong khi những thành viên còn lại của ASEAN thận trọng hơn, xem đó chỉ là vấn đề song phương giữa VN và TQ.
Một viên chức VN ẩn danh nói rằng thượng đỉnh ASEAN tại Miến Điện lần này khó có thể gặp thất bại như tại Campuchia hồi năm 2012 vì nước chủ nhà Miến Điện đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế, chính trị của TQ trong những năm gần đây.
Học giả Miến Điện về chính trị, Maung Zarni, nhận xét rằng Miến Điện, dù độc lập hơn Campuchia, có thể tránh làm phật lòng Bắc Kinh bằng cách thúc giục sớm có tiến bộ trong việc đúc kết quy tắc hành xử ở Biển Đông.
Tại sao họ giữ im lặng?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-05-09
Nghe bài này
Việc Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan HD 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam đang làm khắp thể giới chú ý và quan ngại. Người dân Việt chờ đợi sự lên tiếng từ lãnh đạo cao nhất nước để biết quan điểm của chính phủ trước cuộc xâm lược này nhưng cho tới nay gần một tuần lễ trôi qua vẫn chưa có một phát biểu nào mặc dù đại hội Trung ương đã khai mạc vào ngày 8 tháng 5 vừa qua. “Tại sao họ im lặng” là câu hỏi Mặc Lâm cố tìm hiểu sau đây.
Hình ảnh giàn khoan HD 981 vẫn bập bềnh trên vùng biển Việt Nam có lẽ khiến người dân trong và ngoài nước quan tâm hơn hết trong mọi sinh hoạt thường nhật. Báo chí Việt Nam trích đăng các bài viết của truyền thông và chuyên gia quốc tế bình luận về hành động này của Trung Quốc với tâm thức mượn lời người khác nói thay cho mình. Phóng viên không được phép theo tàu ra khơi để tận mắt chứng kiến cụ thể sự việc. Hình ảnh do nhà nước cung cấp và rất chiếu lệ khiến dư luận nghi ngờ vẫn còn điều gì bí ẩn mà Việt Nam chưa được phép công khai.
Trách nhiệm của Đảng và nhà nước
Trả lời chúng tôi về sự lo lắng chờ đợi của người dân trước một công bố chính thức từ nhà nước, ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ khóa VIII đến khóa XI Ủy viên Bộ Chính trị khoá X, XI. Trước đó, ông từng giữ chức Phó trưởng ban Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, cho biết:
Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo chỉ có thể nhìn dưới dạng chia sẻ thông tin và hoàn toàn không phải là một phản đối đúng như thông lệ quốc tế khi một nước bị sự xâm lăng của nước khác.
-Đây là lần đầu tiên tôi chịu khó ngồi nghe hết một diễn văn của Tổng Bí thư họp Ban chấp hành Trung ương. Lý do đây là lần đầu tiên bởi vì tôi cũng quan tâm coi thử ông Tồng bí thư và Ban chấp hành Trung ương phát biều chính thức thái độ của Đảng đối với việc giàn khoan của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của mình chỉ cách Lý Sơn 220 Km tức là 168 hải lý
Không phải chỉ có tôi mà toàn bộ những người quan tâm yêu nước và quan tâm tới vận mệnh đều quá thất vọng có cảm giác như việc Trung Quốc xâm lược vào đây không liên quan gì tới Đảng. Đảng chỉ lo phần của Đảng thôi còn vận mệnh đất nước thì không quan tâm đến. Vận mệnh của đất nước giao cho Đảng, Đảng tự nhận mình là người lãnh đạo mà có một thái độ như thế thì không những tôi mà tất cả những người Việt Nam yêu nước đều rất thất vọng.
Chính vì thề chúng tôi cương quyết tới ngày Chúa Nhật này cả nước sẽ tổ chức biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng đương đầu nếu nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục có những hành động khủng bố như trước đây.
Vào ngày hôm qua một nhóm trí thức nhân sĩ và cách mạng lão thành đã yêu cầu được gặp ông Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân để đề nghị biểu tình chống Trung Quốc nhưng yêu cầu này không được đáp ứng. GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội nhân văn cho biết lý do ông Quân tránh mặt:
-Vì muốn tiếp thì họ phải trả lời mà trả lời thì họ chưa có chủ trương. Chúng tôi đau đớn biết rằng các chiến sĩ hải quân, những người cảnh sát biển, những người ở tàu kiểm ngư của ta thì đang đổ máu ở ngoài cái vùng giàn khoan kia.
Theo GS Tương Lai thì việc Trung Quốc làm hôm nay là hệ quả trước mắt và lâu dài của một chính sách đối ngoại sai lầm.
-Chính sách đối ngoại sai lầm ấy sâu xa là do nhận thức một cách mơ hồ và sai lệch về cái được gọi là ý thức hệ do đó mới nảy sinh Hội nghị Thành Đô để từ hội nghị này tự ru ngủ lấy mình là chỉ có Trung Quốc là cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải dựa vào và từ đó bị ràng buộc dần đến nỗi rất khó thoát ra.
Việc không có lãnh đạo nào đứng ra công khai tuyên bố với Trung Quốc theo GS Tương Lai là còn lý do khác, sự đấu đá giữa hai phe thân và không thân Trung Quốc, ông nói:
Đương nhiên họ có thể có những kế hoạch này nọ chứ tôi không nghĩ rằng họ bán nước cả đâu nhưng tôi có cảm tưởng rằng họ không đủ bản lĩnh và cũng không đủ sự nhất trí để đưa ra những hành động.
Ngoài những dư luận nóng vội hầu hết người dân Việt đều nhẫn nại chờ đợi sự lên tiếng của người cao nhất nước như điều mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải làm khi bị ngoại xâm. Nhân dân không chờ đợi một tuyên bố phát động cuộc chiến chống Trung Quốc, cũng không chờ đợi sự giải thích vỗ về người dân, thậm chí bằng con dao của tình hữu nghị. Người dân chỉ muốn biết lập trường của chính phủ, điều mà họ có quyền được biết một cách công khai.
Theo Tạp chí Fortune, năm 2013, CNOOC có đến 102,562 nhân viên và có doanh thu lên tới 83.5 tỷ USD. Và với mức doanh thu cao như vậy, CNOOC được tạp chí này xếp thứ 93 trong số 500 tập đoàn, công ty có doanh thu lớn nhất trên thế giới.
CNOOC thậm chí được xếp trên hai hãng nổi tiếng là Sony (thứ 94, doanh thu 81.9 tỷ) và Boeing (thứ 95, doanh thu 81.7 tỷ).
Hơn nữa, xét về mặt lợi nhuận, CNOOC cũng không thua bao nhiêu so với Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec). Năm 2013 lợi nhuận của CNOOC là 7,7 tỷ, trong khi đó Sinopec chỉ có 8.2 tỷ dù doanh thu của tập đoàn này lên tới 428.2 tỷ và được Fortune Global 500 xếp ở vị trí thứ tư.
Dù bị xếp sau Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) và Sinopec trong lĩnh vực dầu khí, CNOOC là công ty lớn nhất ở Trung Quốc trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác dầu khí ở ngoài khơi.
Đây cũng là nhiệm vụ chính của công ty này.
Theo một bài nghiên cứu có tựa đề ‘China's State-Owned Enterprises: How Much Do We Know? From CNOOC to Its Siblings’, được phổ biến vào tháng 6 năm 2013, của Duanjie Chen thuộc Đại học Calgary, Canada, trong thời gian đầu CNOOC chủ trương hợp tác với các công ty nước ngoài để thăm dò, khai thác dầu ở ngoài khơi Trung Quốc.
Một sự hợp tác như vậy không chỉ giúp CNOOC tìm nguồn vốn mà còn có thể tiếp cận, sử dụng các công nghệ tiên tiến của những công ty ấy.
Hơn nữa, khi tiếp xúc và quan sát cung cách kinh doanh của các tập đoàn lớn trên thế giới, CNOOC cũng đã học được cách làm ăn và cạnh tranh.
Nhờ vậy, CNOOC đã lớn mạnh rất nhanh về nhiều mặt.
Trái hẳn với thời gian đầu, giờ CNOOC được trang bị các phương tiện, kỷ thuật hiện đại có thể tiến hành thăm dò, khoan dầu ở những vị trí rất sâu ngoài khơi.
Giàn khoan HD 981 là một ví dụ.
Được biết, CNOOC đã đầu tư đến 923 triệu USD và mất ba năm để xây dựng giàn khoan này. HD 981 là một giàn khoan nước sâu khổng lồ – nặng đến 31,000 tấn, dài 114 m, rộng 90 m, cao 137.8 m – và có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m.
HD 981 đã được chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 09/05/2012 khi tiến hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một vị trí trên Biển Đông, cách Hong Kong 320 km.
Ngoài việc phát triển, trang bị kỷ thuật hiện đại, CNOOC còn tìm cách ký kết các hợp đồng (mua bán, hợp tác) với nhiều công ty khác trên thế giới để thăm dò, khai thác dầu khí.
Tiêu biểu cho các hoạt động ấy là việc CNOOC mua Nexen – một tập đoàn năng lượng của Canada – với giá 15,1 tỉ USD vào đầu năm 2013. Đây là thương vụ mua lại công ty nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc và cũng là một vụ mua bán gây nhiều tranh cãi ở Canada.
Xây dựng giàn khoan HD 981 hay bỏ hơn 15 tỷ để mua lại một công ty nước ngoài của CNOOC tất cả đều nhằm mục đích kiếm dầu để đáp ứng ‘cơn khát’ dầu của Trung Quốc.
Trong bài viết ‘CNOOC’s Offshore Strategy Intensifies’, đăng trên mạng Energy Tribune hôm 18/07/2013, Tim Daiss cho rằng nhiệm vụ mà Bắc Kinh giao cho Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương là phải tìm kiếm được nhiều dầu khí chừng nào có thể.
Với mức tăng trưởng hiện tại và – cùng với sự tăng trưởng đó – ngày càng có nhiều người Trung Quốc dùng xe hơi, quốc gia này càng ngày càng cần dầu khí.
Mãi tới năm 1993, Trung Quốc vẫn là một quốc gia xuất khẩu dầu. Nhưng theo Cục Quản lý Thông tin năng lượng (EIA) của Mỹ vào tháng 9 năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Theo số liệu của của EIA, giờ mỗi ngày Trung Quốc cần nhập đến 6.3 triệu thùng dầu dù Trung Quốc là nước sản xuất dầu lớn thứ tư trên thế giới (4.5 triệu thùng/mỗi ngày trong năm 2013). Trong khi con số ấy ở Mỹ là 6.1 triệu.
Không khai thác đủ dầu cho tiêu thụ nội địa một phần cũng vì – như Tim Daiss nhận định – các nguồn dầu dự trữ của Trung Quốc một ngày một cạn. Vì vậy, Trung Quốc cần tìm kiếm dầu từ các quốc gia khác.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại, dầu khí còn đóng một vai trò quan trọng khác trong chiến lược phát triển – và đặc biệt tham vọng trở thành cường quốc – của Trung Quốc.
Trong cuốn ‘China, Oil and Global Politics’, xuất bản năm 2011, Philip Andrews-Speed và Roland Dannreuthe cho rằng Trung Quốc đạt được tham vọng đó hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc nước này có tìm đủ được nguồn dầu khí.
Vì những lý do đó, qua CNOOC, Bắc Kinh đã và đang tìm cách ký kết các hợp đồng mua bán, khai thác dầu khí tại nhiều nước khác nhau ở Nam Mỹ, Trung Đông hay châu Phi.
Nhưng không phải thương vụ nào do Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc tiến hành cũng trôi chảy.
Năm 2005, Tập đoàn này đề nghị mua Unocal – công ty dầu lớn thứ tám tại Mỹ – nhưng đã thất bại vì Hạ viện Mỹ không tán thành việc mua bán đó. Unocal sau đó đã được bán cho Chevron, công ty dầu khí lớn thứ hai tại Mỹ, với giá 17.1 tỷ – ít hơn giá mà CNOOC đề nghị là 18.5 tỷ USD.
Các dân biểu Mỹ không đồng ý thương vụ ấy vì họ e ngại nó sẽ tác động xấu đến an ninh Mỹ dù Unocal chỉ chiếm 0.8% số lượng dầu sản xuất tại đây.
Trung Quốc và CNOOC không hài lòng về quyết định của Unocal vì họ không thể có thêm được một nguồn cung cấp dầu quan trọng.
Vì quá cần dầu khí – và việc tìm các nguồn dầu khí từ các nước khác trên thế giới lại không dễ dàng – Trung Quốc luôn nhóm ngó các vùng biển đang có tranh chấp – hay thậm chí thuộc chủ quyền của một số nước – trong khu vực, như Biển Đông.
Biển Đông được coi là một trong những vùng biển chứa nhiều khí đốt.
Trong bài ‘China’s territorial sovereignty dispute is all about energy’, được đăng trên trang mạng của Global Risk Insights hôm 22/01/2014, Becca Cockayne nhắc lại rằng vào tháng 11 năm 2012, CNOOC đã ước tính khu vực này chứa khoảng 125 tỷ thùng dầu.
Hơn nữa, như tựa đề của bài viết mô tả tác giả này cho rằng tất cả các tranh chấp ở Biển Đông đều liên quan đến dầu khí.
Cụ thể việc Trung Quốc quyết đình đưa giàn khoan HD 981 vào một vị trí nằm trong EEZ hay có những động thái khá hung hăng ở Biển Đông trong thời gian qua không ngoài tham vọng lấn chiếm phần lớn vùng biển này và qua đó có thể độc quyền khai thác dầu khí ở đây.
Khi CNOOC tìm cách mua Nexen, có người trong dưới phân tích cho rằng ngoài việc tìm kiếm thêm một nguồn năng lượng cho Trung Quốc, CNOOC còn muốn tiếp cận kỹ thuật hiện đại để có thể tiến hành thăm dò và khoan dầu tại những địa điểm sâu ở Biển Ðông.
Cách đây hai năm – khi CNOOC hạ thủy giàn khoan HD 981– có không ít người cho rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan này vào thăm dò và khoan dầu tại những vị trí đang tranh chấp hay thuộc chủ quyền của một số nước ở Biển Đông.
Nay thì sự việc đang diễn ra đúng như vậy.
Bài viết thể hiện cách nhìn của tác giả Đoàn Xuân Lộc, một nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Global Policy ở London.
"Không chỉ điều hàng chục tốp máy bay tuần tiễu, Trung Quốc còn đưa 79 tàu, trong đó có tàu quân sự ra ngăn cản tàu chấp pháp của Việt Nam trong khu vực đặt giàn khoan trái phép," VnExpress.net nói.
Cùng ngày, tờ Quân đội Nhân dân Việt Nam dẫn lời lãnh đạo lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam khẳng định 'tình hình vẫn diễn biến phức tạp.'
"Tình hình trên biển xung quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngày 9-5, Trung Quốc vẫn sử dụng tới 79 tàu thuộc 6 lực lượng hoạt động tại khu vực," Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam được tờ báo Quân đội dẫn lời nói.
"Đặc biệt đáng chú ý là Trung Quốc sử dụng 3 tàu quân sự, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa 534, hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752 và 753. Cùng với đó là 39 tàu chấp pháp, gồm 36 tàu hải cảnh và 3 tàu hải tuần, còn lại là tàu vận tải, tàu dịch vụ dầu khí và tàu cá."
"Hành động của phía Trung Quốc rất chủ động, chuẩn bị phương án rất kỹ và luôn bố trí trên 70 tàu ở khu vực này," Tướng Đam nói thêm.
Trước đó, hôm 8/5, Trung Quốc đã mở họp báo về vụ căng thẳng giàn khoan và đưa ra cáo buộc nói các tàu của mình đã "bị các tàu Việt Nam đâm húc 171 lần trong 5 ngày."
Hôm thứ Năm, ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói:
"Chính tàu Việt Nam đã khiêu khích chuyện này. Chính tàu Việt Nam đã đâm vào tàu Trung Quốc".
Ông Dịch Tiên Lương còn nói trong vòng 5 ngày, Việt Nam đã điều '35 tàu, đâm cản tàu Trung Quốc 171 lần' và cáo buộc trong số tàu Việt Nam 'có tàu vũ trang', trong khi về phía Trung Quốc 'chỉ có tàu dân sự' hoặc 'tàu công vụ không vũ trang'.
Hôm thứ Bảy, có tin diễn ra một số cuộc 'diễu hành, phản đối' Trung Quốc liên quan vụ giàn khoan HD-981 ở vài nơi tại Việt Nam, trong đó có Sài Gòn và Hà Nội.
Tuy nhiên, một blogger từ Sài Gòn phản ánh rằng kế hoạch dự kiến 'diễu hành' với khoảng một trăm người tham dự đến trước tòa lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn để phản đối Bắc Kinh 'bành trướng' và 'xâm lược' đã bị nhà chức trách thu giữ 'khẩu hiệu', 'băng cờ' v.v... trước khi nhanh chóng diễn ra và 'giải tán' trước khu vực.
Trước đó, cũng có tin vào chiều ngày 9/5, có 'hàng chục người' tham gia phản đối và 'giăng biểu ngữ' trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.
Trong đó, theo một số bloggers, một số người biểu tình khoác áo đồng phục với dòng chữ No-U, đã 'kêu gọi trả tự do' cho một số bloggers và nhà bất đồng như các ông luật sư Lê Quốc Quân, bà Bùi Minh Hằng và blogger Ba Sàm.
Mặc dù 'có sự xuất hiện đông đảo' của lực lượng an ninh, cuộc biểu tình này đã diễn ra 'khá thuận lợi', theo phản ánh trên mạng xã hội của một số người tham gia.
Sáng 9/5, cũng đã diễn ra một cuộc mít-tinh phản đối Trung Quốc của ngư dân Việt Nam ở huyện đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, theo truyền thông trong nước.
Buổi mít-tinh phản đối việc Trung Quốc 'đưa giàn khoan xuống gần quần đảo Hoàng Sa' do Nghiệp đoàn nghề cá các xã An Hải và An Vĩnh chủ trì có sự tham gia của gần 800 đoàn viên, vẫn theo truyền thông trong nước.
Có tin, một số cuộc biểu tình, mít-tinh khác tại Việt Nam cũng đã được 'lên kế hoạch' vào ngày Chủ Nhật 11/5.
Vu việc giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được cho là đang làm nóng lên bầu không khí trong khu vực ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 24 của các quốc gia khu vực Đông Nam Á (Asean) sắp nhóm tại Myanmar.
Hôm 9/5, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki-moon đã đưa ra lời kêu gọi cả Việt Nam và Trung Quốc có các động thái 'kiềm chế tối đa' nhằm tránh căng thẳng trong khi tìm giải pháp cho vụ tranh chấp.
"Ông hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hiệp Quốc," ông Ban Ki-moon được hãng tin AFP hôm thứ Sáu dẫn lời nói.
Thông điệp của ông Ban được đưa ra giữa lúc tàu Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục 'đối đầu' trên biển.
Đại diện Chi đội kiểm ngư 3 của Việt Nam, ông Vương Mạnh Hòa, hôm 9/5 được các báo trong nước dẫn lời cho biết có thêm 3 kiểm ngư viên bị thương trong các cuộc đụng độ với tàu Trung Quốc, nâng con số bị thương từ phía Việt Nam lên 9 người từ khi căng thẳng bắt đầu.
Vị trí đối đầu được tin là ở gần giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, hiện đang được đặt ở phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 9/5, ông Lê Khuân, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết một tàu cá của Quảng Ngãi đã bị hai tàu của Trung Quốc rượt đuổi và đâm trực diện, làm cho hư hỏng nặng khi đang khai thác hải sản gần Hoàng Sa hôm 7/5.
Về phía mình, như tin đã đưa, Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc của phía Việt Nam và nêu quan điểm cho rằng hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển 'ngoài khơi Việt Nam' là "hoàn toàn hợp pháp lý và có cơ sở" vì đây là vùng biển "lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc".
"Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với Việt Nam, nhưng điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải chấm dứt quấy rối ngăn cản hoạt động của Trung Quốc và phải rút ngay tàu cùng người khỏi hiện trường," Vụ phó Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Dịch Tiên Lương nói hôm thứ Năm.
Việc Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan HD 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam đang làm khắp thể giới chú ý và quan ngại. Người dân Việt chờ đợi sự lên tiếng từ lãnh đạo cao nhất nước để biết quan điểm của chính phủ trước cuộc xâm lược này nhưng cho tới nay gần một tuần lễ trôi qua vẫn chưa có một phát biểu nào mặc dù đại hội Trung ương đã khai mạc vào ngày 8 tháng 5 vừa qua. “Tại sao họ im lặng” là câu hỏi Mặc Lâm cố tìm hiểu sau đây.
Hình ảnh giàn khoan HD 981 vẫn bập bềnh trên vùng biển Việt Nam có lẽ khiến người dân trong và ngoài nước quan tâm hơn hết trong mọi sinh hoạt thường nhật. Báo chí Việt Nam trích đăng các bài viết của truyền thông và chuyên gia quốc tế bình luận về hành động này của Trung Quốc với tâm thức mượn lời người khác nói thay cho mình. Phóng viên không được phép theo tàu ra khơi để tận mắt chứng kiến cụ thể sự việc. Hình ảnh do nhà nước cung cấp và rất chiếu lệ khiến dư luận nghi ngờ vẫn còn điều gì bí ẩn mà Việt Nam chưa được phép công khai.
Trách nhiệm của Đảng và nhà nước
Trả lời chúng tôi về sự lo lắng chờ đợi của người dân trước một công bố chính thức từ nhà nước, ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ khóa VIII đến khóa XI Ủy viên Bộ Chính trị khoá X, XI. Trước đó, ông từng giữ chức Phó trưởng ban Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, cho biết:
Đảng và nhà nước phải chịu trách nhiệm cái việc đó. Mấy hôm nay tôi cũng mới trên Điện Biên về vừa qua thấy tình hình ở nhà anh em thể hiện tích cực cũng như báo chí. Thực hiện tích cực như thế đều do các đồng chí chỉ đạo cả chứ có phải đâu là tự nhiên?-Vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền việc thiêng liêng ai cũng phải làm. Đảng và nhà nước phải chịu trách nhiệm cái việc đó. Mấy hôm nay tôi cũng mới trên Điện Biên về vừa qua thấy tình hình ở nhà anh em thể hiện tích cực cũng như báo chí. Thực hiện tích cực như thế đều do các đồng chí chỉ đạo cả chứ có phải đâu là tự nhiên?ông Phạm Quang Nghị
Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo chỉ có thể nhìn dưới dạng chia sẻ thông tin và hoàn toàn không phải là một phản đối đúng như thông lệ quốc tế khi một nước bị sự xâm lăng của nước khác.
Không phải chỉ có tôi mà toàn bộ những người quan tâm yêu nước và quan tâm tới vận mệnh đều quá thất vọng có cảm giác như việc Trung Quốc xâm lược vào đây không liên quan gì tới Đảng. Đảng chỉ lo phần của Đảng thôi còn vận mệnh đất nước thì không quan tâm đếnKhi tuyền hình trực tiếp hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài diễn văn khai mạc đại hội Trung ương 9 khóa 11 vào ngày 8 tháng 5, trong suốt bài diển văn ấy không thấy ông đá động gì tới hai chữ Trung Quốc và điều này gây thất vọng cho không biết bao nhiêu người trong đó có ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký hội Trí thức Tp HCM:ông Huỳnh Kim Báu
-Đây là lần đầu tiên tôi chịu khó ngồi nghe hết một diễn văn của Tổng Bí thư họp Ban chấp hành Trung ương. Lý do đây là lần đầu tiên bởi vì tôi cũng quan tâm coi thử ông Tồng bí thư và Ban chấp hành Trung ương phát biều chính thức thái độ của Đảng đối với việc giàn khoan của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của mình chỉ cách Lý Sơn 220 Km tức là 168 hải lý
Không phải chỉ có tôi mà toàn bộ những người quan tâm yêu nước và quan tâm tới vận mệnh đều quá thất vọng có cảm giác như việc Trung Quốc xâm lược vào đây không liên quan gì tới Đảng. Đảng chỉ lo phần của Đảng thôi còn vận mệnh đất nước thì không quan tâm đến. Vận mệnh của đất nước giao cho Đảng, Đảng tự nhận mình là người lãnh đạo mà có một thái độ như thế thì không những tôi mà tất cả những người Việt Nam yêu nước đều rất thất vọng.
Chính vì thề chúng tôi cương quyết tới ngày Chúa Nhật này cả nước sẽ tổ chức biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng đương đầu nếu nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục có những hành động khủng bố như trước đây.
Vào ngày hôm qua một nhóm trí thức nhân sĩ và cách mạng lão thành đã yêu cầu được gặp ông Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân để đề nghị biểu tình chống Trung Quốc nhưng yêu cầu này không được đáp ứng. GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội nhân văn cho biết lý do ông Quân tránh mặt:
-Vì muốn tiếp thì họ phải trả lời mà trả lời thì họ chưa có chủ trương. Chúng tôi đau đớn biết rằng các chiến sĩ hải quân, những người cảnh sát biển, những người ở tàu kiểm ngư của ta thì đang đổ máu ở ngoài cái vùng giàn khoan kia.
Theo GS Tương Lai thì việc Trung Quốc làm hôm nay là hệ quả trước mắt và lâu dài của một chính sách đối ngoại sai lầm.
-Chính sách đối ngoại sai lầm ấy sâu xa là do nhận thức một cách mơ hồ và sai lệch về cái được gọi là ý thức hệ do đó mới nảy sinh Hội nghị Thành Đô để từ hội nghị này tự ru ngủ lấy mình là chỉ có Trung Quốc là cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải dựa vào và từ đó bị ràng buộc dần đến nỗi rất khó thoát ra.
Việc không có lãnh đạo nào đứng ra công khai tuyên bố với Trung Quốc theo GS Tương Lai là còn lý do khác, sự đấu đá giữa hai phe thân và không thân Trung Quốc, ông nói:
Chính sách đối ngoại sai lầm ấy sâu xa là do nhận thức một cách mơ hồ và sai lệch về cái được gọi là ý thức hệ do đó mới nảy sinh Hội nghị Thành Đô để từ hội nghị này tự ru ngủ lấy mình là chỉ có Trung Quốc là cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa-Tôi tin rằng đây là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa những người ngay trong nội bộ của Bộ Chính trị, của ban Chấp hành Trung ương của những người lãnh đạo nói chung. Hãy gạt bỏ thế lực thân Trung Quốc đi. Gạt bỏ thế lực thực sự đang bị thằng Trung Quốc nằm gáy đi. Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể tìm ra một lối thoát cho Việt Nam được.GS Tương Lai
Đương nhiên họ có thể có những kế hoạch này nọ chứ tôi không nghĩ rằng họ bán nước cả đâu nhưng tôi có cảm tưởng rằng họ không đủ bản lĩnh và cũng không đủ sự nhất trí để đưa ra những hành động.
Ngoài những dư luận nóng vội hầu hết người dân Việt đều nhẫn nại chờ đợi sự lên tiếng của người cao nhất nước như điều mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải làm khi bị ngoại xâm. Nhân dân không chờ đợi một tuyên bố phát động cuộc chiến chống Trung Quốc, cũng không chờ đợi sự giải thích vỗ về người dân, thậm chí bằng con dao của tình hữu nghị. Người dân chỉ muốn biết lập trường của chính phủ, điều mà họ có quyền được biết một cách công khai.
Chủ giàn khoan Hải Dương 981 là ai?
Cập nhật: 01:54 GMT - thứ sáu, 9 tháng 5, 2014
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) vào trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Dàn khoan HD 981 là thuộc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC).Nhưng cụ thể CNOOC là công ty gì? Tại sao họ lại tiến hành một vụ việc như thế lúc này?
Kiếm dầu
Được thành lập năm 1982, CNOOC là một trong 116 doanh nghiệp nhà nước (SOEs) thuộc quyền quản lý của Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản nhà nước của Quốc vụ viện tức Chính phủ Trung Quốc (SASAC).Theo Tạp chí Fortune, năm 2013, CNOOC có đến 102,562 nhân viên và có doanh thu lên tới 83.5 tỷ USD. Và với mức doanh thu cao như vậy, CNOOC được tạp chí này xếp thứ 93 trong số 500 tập đoàn, công ty có doanh thu lớn nhất trên thế giới.
CNOOC thậm chí được xếp trên hai hãng nổi tiếng là Sony (thứ 94, doanh thu 81.9 tỷ) và Boeing (thứ 95, doanh thu 81.7 tỷ).
Hơn nữa, xét về mặt lợi nhuận, CNOOC cũng không thua bao nhiêu so với Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec). Năm 2013 lợi nhuận của CNOOC là 7,7 tỷ, trong khi đó Sinopec chỉ có 8.2 tỷ dù doanh thu của tập đoàn này lên tới 428.2 tỷ và được Fortune Global 500 xếp ở vị trí thứ tư.
Dù bị xếp sau Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) và Sinopec trong lĩnh vực dầu khí, CNOOC là công ty lớn nhất ở Trung Quốc trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác dầu khí ở ngoài khơi.
Đây cũng là nhiệm vụ chính của công ty này.
Theo một bài nghiên cứu có tựa đề ‘China's State-Owned Enterprises: How Much Do We Know? From CNOOC to Its Siblings’, được phổ biến vào tháng 6 năm 2013, của Duanjie Chen thuộc Đại học Calgary, Canada, trong thời gian đầu CNOOC chủ trương hợp tác với các công ty nước ngoài để thăm dò, khai thác dầu ở ngoài khơi Trung Quốc.
Hơn nữa, khi tiếp xúc và quan sát cung cách kinh doanh của các tập đoàn lớn trên thế giới, CNOOC cũng đã học được cách làm ăn và cạnh tranh.
Nhờ vậy, CNOOC đã lớn mạnh rất nhanh về nhiều mặt.
Trái hẳn với thời gian đầu, giờ CNOOC được trang bị các phương tiện, kỷ thuật hiện đại có thể tiến hành thăm dò, khoan dầu ở những vị trí rất sâu ngoài khơi.
Giàn khoan HD 981 là một ví dụ.
Được biết, CNOOC đã đầu tư đến 923 triệu USD và mất ba năm để xây dựng giàn khoan này. HD 981 là một giàn khoan nước sâu khổng lồ – nặng đến 31,000 tấn, dài 114 m, rộng 90 m, cao 137.8 m – và có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m.
HD 981 đã được chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 09/05/2012 khi tiến hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một vị trí trên Biển Đông, cách Hong Kong 320 km.
Ngoài việc phát triển, trang bị kỷ thuật hiện đại, CNOOC còn tìm cách ký kết các hợp đồng (mua bán, hợp tác) với nhiều công ty khác trên thế giới để thăm dò, khai thác dầu khí.
Tiêu biểu cho các hoạt động ấy là việc CNOOC mua Nexen – một tập đoàn năng lượng của Canada – với giá 15,1 tỉ USD vào đầu năm 2013. Đây là thương vụ mua lại công ty nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc và cũng là một vụ mua bán gây nhiều tranh cãi ở Canada.
‘Cơn khát dầu'
"CNOOC là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của Trung Quốc, sau CNPC và công ty mẹ của Sinopec. Khai thác dầu ngoài khơi TQ và cả ở Indonesia, Úc, Nigeria, Uganda, Argentina, Hoa Kỳ, Canada, Anh và Brazil. Tháng 2/2013, CNOOC đã thành công trong vụ mua công ty dầu Canada, Nexen Inc. trong thương vụ 15,1 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử mua đứt lại công ty nước ngoài của TQ."
BBC Monitoring
Trong bài viết ‘CNOOC’s Offshore Strategy Intensifies’, đăng trên mạng Energy Tribune hôm 18/07/2013, Tim Daiss cho rằng nhiệm vụ mà Bắc Kinh giao cho Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương là phải tìm kiếm được nhiều dầu khí chừng nào có thể.
Với mức tăng trưởng hiện tại và – cùng với sự tăng trưởng đó – ngày càng có nhiều người Trung Quốc dùng xe hơi, quốc gia này càng ngày càng cần dầu khí.
Mãi tới năm 1993, Trung Quốc vẫn là một quốc gia xuất khẩu dầu. Nhưng theo Cục Quản lý Thông tin năng lượng (EIA) của Mỹ vào tháng 9 năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Theo số liệu của của EIA, giờ mỗi ngày Trung Quốc cần nhập đến 6.3 triệu thùng dầu dù Trung Quốc là nước sản xuất dầu lớn thứ tư trên thế giới (4.5 triệu thùng/mỗi ngày trong năm 2013). Trong khi con số ấy ở Mỹ là 6.1 triệu.
Không khai thác đủ dầu cho tiêu thụ nội địa một phần cũng vì – như Tim Daiss nhận định – các nguồn dầu dự trữ của Trung Quốc một ngày một cạn. Vì vậy, Trung Quốc cần tìm kiếm dầu từ các quốc gia khác.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại, dầu khí còn đóng một vai trò quan trọng khác trong chiến lược phát triển – và đặc biệt tham vọng trở thành cường quốc – của Trung Quốc.
Trong cuốn ‘China, Oil and Global Politics’, xuất bản năm 2011, Philip Andrews-Speed và Roland Dannreuthe cho rằng Trung Quốc đạt được tham vọng đó hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc nước này có tìm đủ được nguồn dầu khí.
Vì những lý do đó, qua CNOOC, Bắc Kinh đã và đang tìm cách ký kết các hợp đồng mua bán, khai thác dầu khí tại nhiều nước khác nhau ở Nam Mỹ, Trung Đông hay châu Phi.
Đã từng thất bại
"CNOOC đã đầu tư đến 923 triệu USD và mất ba năm để xây dựng giàn khoan nước sâu HD 981nặng đến 31 nghìn 000 tấn, dài 114 m, rộng 90 m, cao 137.8 m – và có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m."
Năm 2005, Tập đoàn này đề nghị mua Unocal – công ty dầu lớn thứ tám tại Mỹ – nhưng đã thất bại vì Hạ viện Mỹ không tán thành việc mua bán đó. Unocal sau đó đã được bán cho Chevron, công ty dầu khí lớn thứ hai tại Mỹ, với giá 17.1 tỷ – ít hơn giá mà CNOOC đề nghị là 18.5 tỷ USD.
Các dân biểu Mỹ không đồng ý thương vụ ấy vì họ e ngại nó sẽ tác động xấu đến an ninh Mỹ dù Unocal chỉ chiếm 0.8% số lượng dầu sản xuất tại đây.
Trung Quốc và CNOOC không hài lòng về quyết định của Unocal vì họ không thể có thêm được một nguồn cung cấp dầu quan trọng.
Vì quá cần dầu khí – và việc tìm các nguồn dầu khí từ các nước khác trên thế giới lại không dễ dàng – Trung Quốc luôn nhóm ngó các vùng biển đang có tranh chấp – hay thậm chí thuộc chủ quyền của một số nước – trong khu vực, như Biển Đông.
Biển Đông được coi là một trong những vùng biển chứa nhiều khí đốt.
Trong bài ‘China’s territorial sovereignty dispute is all about energy’, được đăng trên trang mạng của Global Risk Insights hôm 22/01/2014, Becca Cockayne nhắc lại rằng vào tháng 11 năm 2012, CNOOC đã ước tính khu vực này chứa khoảng 125 tỷ thùng dầu.
Cụ thể việc Trung Quốc quyết đình đưa giàn khoan HD 981 vào một vị trí nằm trong EEZ hay có những động thái khá hung hăng ở Biển Đông trong thời gian qua không ngoài tham vọng lấn chiếm phần lớn vùng biển này và qua đó có thể độc quyền khai thác dầu khí ở đây.
Khi CNOOC tìm cách mua Nexen, có người trong dưới phân tích cho rằng ngoài việc tìm kiếm thêm một nguồn năng lượng cho Trung Quốc, CNOOC còn muốn tiếp cận kỹ thuật hiện đại để có thể tiến hành thăm dò và khoan dầu tại những địa điểm sâu ở Biển Ðông.
Cách đây hai năm – khi CNOOC hạ thủy giàn khoan HD 981– có không ít người cho rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan này vào thăm dò và khoan dầu tại những vị trí đang tranh chấp hay thuộc chủ quyền của một số nước ở Biển Đông.
Nay thì sự việc đang diễn ra đúng như vậy.
Bài viết thể hiện cách nhìn của tác giả Đoàn Xuân Lộc, một nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Global Policy ở London.
'TQ điều nhiều tốp phi cơ ra giàn khoan'
Cập nhật: 10:13 GMT - thứ bảy, 10 tháng 5, 2014
Trung Quốc điều 'hàng chục tốp máy bay' đến khu vực giàn khoan HD-981 trên Biển Đông, theo truyền thông Việt Nam, trong lúc có tin diễn ra biểu tình chống Trung Quốc ở một số nơi tại Việt Nam.
Hôm 10/5/2014, tờ báo điện tử VnExpress của Việt Nam cho hay ngoài các phi cơ 'tuần tiễu', phía Trung Quốc tiếp tục điều 'tàu quân sự' ra khu vực giàn khoan được hạ đặt.Cùng ngày, tờ Quân đội Nhân dân Việt Nam dẫn lời lãnh đạo lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam khẳng định 'tình hình vẫn diễn biến phức tạp.'
"Tình hình trên biển xung quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngày 9-5, Trung Quốc vẫn sử dụng tới 79 tàu thuộc 6 lực lượng hoạt động tại khu vực," Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam được tờ báo Quân đội dẫn lời nói.
"Trung Quốc sử dụng 3 tàu quân sự, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa 534, hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752 và 753. Cùng với đó là 39 tàu chấp pháp, gồm 36 tàu hải cảnh và 3 tàu hải tuần, còn lại là tàu vận tải, tàu dịch vụ dầu khí và tàu cá"
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm
"Hành động của phía Trung Quốc rất chủ động, chuẩn bị phương án rất kỹ và luôn bố trí trên 70 tàu ở khu vực này," Tướng Đam nói thêm.
Trước đó, hôm 8/5, Trung Quốc đã mở họp báo về vụ căng thẳng giàn khoan và đưa ra cáo buộc nói các tàu của mình đã "bị các tàu Việt Nam đâm húc 171 lần trong 5 ngày."
Hôm thứ Năm, ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói:
"Chính tàu Việt Nam đã khiêu khích chuyện này. Chính tàu Việt Nam đã đâm vào tàu Trung Quốc".
Ông Dịch Tiên Lương còn nói trong vòng 5 ngày, Việt Nam đã điều '35 tàu, đâm cản tàu Trung Quốc 171 lần' và cáo buộc trong số tàu Việt Nam 'có tàu vũ trang', trong khi về phía Trung Quốc 'chỉ có tàu dân sự' hoặc 'tàu công vụ không vũ trang'.
'Giải tán, ngăn chặn'
Tuy nhiên, một blogger từ Sài Gòn phản ánh rằng kế hoạch dự kiến 'diễu hành' với khoảng một trăm người tham dự đến trước tòa lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn để phản đối Bắc Kinh 'bành trướng' và 'xâm lược' đã bị nhà chức trách thu giữ 'khẩu hiệu', 'băng cờ' v.v... trước khi nhanh chóng diễn ra và 'giải tán' trước khu vực.
Trước đó, cũng có tin vào chiều ngày 9/5, có 'hàng chục người' tham gia phản đối và 'giăng biểu ngữ' trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.
"Ông [Tổng thư ký LHQ] hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hiệp Quốc"
AFP
Mặc dù 'có sự xuất hiện đông đảo' của lực lượng an ninh, cuộc biểu tình này đã diễn ra 'khá thuận lợi', theo phản ánh trên mạng xã hội của một số người tham gia.
Sáng 9/5, cũng đã diễn ra một cuộc mít-tinh phản đối Trung Quốc của ngư dân Việt Nam ở huyện đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, theo truyền thông trong nước.
Buổi mít-tinh phản đối việc Trung Quốc 'đưa giàn khoan xuống gần quần đảo Hoàng Sa' do Nghiệp đoàn nghề cá các xã An Hải và An Vĩnh chủ trì có sự tham gia của gần 800 đoàn viên, vẫn theo truyền thông trong nước.
Có tin, một số cuộc biểu tình, mít-tinh khác tại Việt Nam cũng đã được 'lên kế hoạch' vào ngày Chủ Nhật 11/5.
'Kêu gọi kiềm chế'
Hôm 9/5, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki-moon đã đưa ra lời kêu gọi cả Việt Nam và Trung Quốc có các động thái 'kiềm chế tối đa' nhằm tránh căng thẳng trong khi tìm giải pháp cho vụ tranh chấp.
"Ông hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hiệp Quốc," ông Ban Ki-moon được hãng tin AFP hôm thứ Sáu dẫn lời nói.
Thông điệp của ông Ban được đưa ra giữa lúc tàu Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục 'đối đầu' trên biển.
"Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với Việt Nam, nhưng điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải chấm dứt quấy rối ngăn cản hoạt động của Trung Quốc và phải rút ngay tàu cùng người khỏi hiện trường,"
Vụ phó Bộ Ngoại giao TQ Dịch Tiên Lương
Vị trí đối đầu được tin là ở gần giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, hiện đang được đặt ở phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 9/5, ông Lê Khuân, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết một tàu cá của Quảng Ngãi đã bị hai tàu của Trung Quốc rượt đuổi và đâm trực diện, làm cho hư hỏng nặng khi đang khai thác hải sản gần Hoàng Sa hôm 7/5.
Về phía mình, như tin đã đưa, Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc của phía Việt Nam và nêu quan điểm cho rằng hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển 'ngoài khơi Việt Nam' là "hoàn toàn hợp pháp lý và có cơ sở" vì đây là vùng biển "lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc".
"Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với Việt Nam, nhưng điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải chấm dứt quấy rối ngăn cản hoạt động của Trung Quốc và phải rút ngay tàu cùng người khỏi hiện trường," Vụ phó Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Dịch Tiên Lương nói hôm thứ Năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét