Cuối năm nghe chó sủa
Viết từ Sài Gòn 2014-01-15
Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!
Cái khác biệt đầu tiên, dễ nhận biết nhất là âm tiết sủa vào tháng Chạp dường như chậm lại, nhấn nhá và háo hức. Có vẻ như sau một mùa Đông lạnh và buồn, tháng Chạp mang dương khí đến, chó cũng hồi sinh cái tâm hồn “rất chó” của nó nên vừa tĩnh tại lại vừa hân hoan, khó tả. Và cũng trong mùa này, đặc trưng chó nhà giàu, chó nhà nghèo, chó thành phố, chó nhà quê cũng phân biệt rất rõ.
Thường thì chó thành phố tiếng sủa dứt khoát, mạnh mẽ và lạnh lùng, pha một chút chảnh chọe, cao ngạo, tự tin. Còn chó nhà quê lúc nào cũng bản năng nhưng lại nhút nhát và đề phòng mọi thứ chung quanh, vừa sủa vừa chạy, không xông thẳng vào “đối phương” giống như chó thành phố. Và chó nhà giàu, chó nhà nghèo cũng thế, ngay sát vách nhau, cùng ở thành phố nhưng con chó nhà giàu lúc nào cũng hung hăng, mạnh mẽ, thẳng tiến so với cho nhà nghèo. Chỉ cần thả hai con chó cùng độ tuổi, cùng chủng loại của nhà giàu và nhà nghèo ra đường, con nhà giàu rượt con nhà nghèo là cái chắc!
Ở quê cũng thế, chó nhà quê nhưng là chó nhà quan chức, lúc nào cũng ngạo mạn, con giống to thì sủa oang oang, con giống nhỏ thì sủa gâu gâu, lúc nào cũng sẵn sàng xông ra ngoạm lấy bắp thịt “đối phương”, còn chó nhà nghèo thì sủa nghe đau đớn lắm, nó vừa sủa nhưng nghe cứ như van xin: “Tui lạy ông/bà đừng tiến tới nữa, tiến quá thì tui phải cắn đó…”. Không những thế, chó nhà nghèo khi sủa xong có thể bị mắng, bị đánh vì xúc phạm đến khách quí của chủ, nhưng chó nhà giàu thì sủa xong, thậm chí cắn người đổ máu xong, chủ nó cũng la nó vài tiếng, sau đó rút xấp tiền, đền bù cho “khổ chủ”, nếu đụng khổ chủ quan chứ, nhà giàu thì nó bị đánh vài roi và chủ nó thay mặt nó xin lỗi. Nếu cắn nhà nghèo, cắn người ăn xin, không chừng nó còn được thưởng một cục thịt bò. Vì nó là chó nhà giàu mà lị!
Đó là chưa muốn nói đến một loại chó khác, có đời sống khá đặc biệt, làm một chức năng cũng khá đặc biệt: Chó nghiệp vụ! Loại chó này, so với cả chó thành phố lẫn chó nhà quê (trừ chó của các quan chức cao cấp), nó có một chỗ đứng khá cao, nó được hưởng nhiều quyền và làm những việc mà không riêng chi loài chó ngán ngẫm, ngay cả loài người cũng ngán ngẫm. Tiếng sủa của nó thì miễn bàn!
Ở Việt Nam, hiện tại, có những con chó nghiệp vụ được xem là “chó đỏ” tiếng sủa của nó cũng được xếp vào diện “sủa đỏ”, vì nó được kết nạp đảng, có chức vị và được hưởng những đặc quyền đặc lợi mà ngay cả con người có mơ cũng không với tới được. Ví dụ như quyền được đi nghỉ mát sau mỗi năm công tác, được hưởng thụ và thăng chức sau mỗi chiến công, được ở khách sạn hàng sang và được có massage… Tiêu chuẩn một đêm ở khách sạn lên đến vài chục triệu đồng… Những thứ đó, người nghèo nằm mơ vài kiếp chắc chi có được.
Và đương nhiên. Tiếng sủa của chó nghiệp vụ thì ngang tàng, dữ dằng và tàn ác, đầy mùi máu, đầy đặc trưng rất riêng của nó. Nhất là trong dịp cuối năm, một tiếng sủa của nó cất lên, chắc chắn phải có điều gì đó không bình thường, nếu không nói là sẽ có người bị toạc chân, rách lưng…! Mà mỗi lần như thế, không chừng nó được thưởng huân chương, được thăng hạng, thăng chức!
Mà vì sao lại nói chuyện chó sủa? Vì thú thực, chuyện người, nói cả năm rồi, càng nói càng thấy nói không hết mà càng thấy buồn (xin lỗi, vì người viết đang sống ở Việt Nam, trong thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa nên không thể nói khác đi được!). Trong một đất nước mà người nghèo cứ nghe Tết đến thì hạnh buồn, lo lắng không biết tết này lấy chi mà mua sắm, mà cúng ông bà, tổ tiên đây! Trong một đất nước mà Tết đến, tiếng nói của người nghèo cứ nhỏ dần lại, buồn thảm, ảm đạm và nghe ra còn yếu ớt hơn cả tiếng chó nhà giàu!
Trong một đất nước mà tiếng nói của dân oan không mạnh hơn tiếng chó nghiệp vụ, tiếng kêu gào của dân oan bị khuất lấp bởi tiếng cho nghiệp vụ và tiếng quát tháo (mạnh và man rợ chẳng kém gì tiếng chó, có khi còn hơn cả tiếng chó nghiệp vụ gầm gừ)… Thì thôi, để ý tiếng người làm chi cho thêm buồn! Lâu lâu ngồi nghe tiếng chó sủa, cảm nhận, phân tích và đưa ra “nhận định”. Đúng sai không còn quan trọng nữa. Mà vấn đề quan trọng hơn cả trong khoảnh khắc này, tự dưng bị ám ảnh bởi tiếng chó, một đất nước tuy nhiều kẻ trộm chó, cướp chó nhưng tiếng chó lại ấn tượng và đáng nhớ đến thế!
Một đất nước mà nhiều người nghèo ngủ vật vạ chân cầu, vỉa hè, ngủ lăn lóc trên vỉa cỏ, nơi mà trước lúc họ ngủ không bao lâu có khi chó nhà giàu, chó quan chức vừa đi dạo, vừa tiểu tiện lên đó. Một đất nước, hay đúng hơn là một chế độ chính trị gắn trên đất nước đó mà đại bộ phận dân nghèo, dân oan mãi mãi bị đối xử tệ bạc hơn chó nhà nước, nhà giàu và quan chức. Tự dưng, sắp Tết, thấy nghẹn thở khi nghĩ đến những người nghèo và đột nhiên nghe chó sủa!
Viết Từ Sài Gòn, 15/01/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Cái khác biệt đầu tiên, dễ nhận biết nhất là âm tiết sủa vào tháng Chạp dường như chậm lại, nhấn nhá và háo hức. Có vẻ như sau một mùa Đông lạnh và buồn, tháng Chạp mang dương khí đến, chó cũng hồi sinh cái tâm hồn “rất chó” của nó nên vừa tĩnh tại lại vừa hân hoan, khó tả. Và cũng trong mùa này, đặc trưng chó nhà giàu, chó nhà nghèo, chó thành phố, chó nhà quê cũng phân biệt rất rõ.
Thường thì chó thành phố tiếng sủa dứt khoát, mạnh mẽ và lạnh lùng, pha một chút chảnh chọe, cao ngạo, tự tin. Còn chó nhà quê lúc nào cũng bản năng nhưng lại nhút nhát và đề phòng mọi thứ chung quanh, vừa sủa vừa chạy, không xông thẳng vào “đối phương” giống như chó thành phố. Và chó nhà giàu, chó nhà nghèo cũng thế, ngay sát vách nhau, cùng ở thành phố nhưng con chó nhà giàu lúc nào cũng hung hăng, mạnh mẽ, thẳng tiến so với cho nhà nghèo. Chỉ cần thả hai con chó cùng độ tuổi, cùng chủng loại của nhà giàu và nhà nghèo ra đường, con nhà giàu rượt con nhà nghèo là cái chắc!
Ở quê cũng thế, chó nhà quê nhưng là chó nhà quan chức, lúc nào cũng ngạo mạn, con giống to thì sủa oang oang, con giống nhỏ thì sủa gâu gâu, lúc nào cũng sẵn sàng xông ra ngoạm lấy bắp thịt “đối phương”, còn chó nhà nghèo thì sủa nghe đau đớn lắm, nó vừa sủa nhưng nghe cứ như van xin: “Tui lạy ông/bà đừng tiến tới nữa, tiến quá thì tui phải cắn đó…”. Không những thế, chó nhà nghèo khi sủa xong có thể bị mắng, bị đánh vì xúc phạm đến khách quí của chủ, nhưng chó nhà giàu thì sủa xong, thậm chí cắn người đổ máu xong, chủ nó cũng la nó vài tiếng, sau đó rút xấp tiền, đền bù cho “khổ chủ”, nếu đụng khổ chủ quan chứ, nhà giàu thì nó bị đánh vài roi và chủ nó thay mặt nó xin lỗi. Nếu cắn nhà nghèo, cắn người ăn xin, không chừng nó còn được thưởng một cục thịt bò. Vì nó là chó nhà giàu mà lị!
Đó là chưa muốn nói đến một loại chó khác, có đời sống khá đặc biệt, làm một chức năng cũng khá đặc biệt: Chó nghiệp vụ! Loại chó này, so với cả chó thành phố lẫn chó nhà quê (trừ chó của các quan chức cao cấp), nó có một chỗ đứng khá cao, nó được hưởng nhiều quyền và làm những việc mà không riêng chi loài chó ngán ngẫm, ngay cả loài người cũng ngán ngẫm. Tiếng sủa của nó thì miễn bàn!
Ở Việt Nam, hiện tại, có những con chó nghiệp vụ được xem là “chó đỏ” tiếng sủa của nó cũng được xếp vào diện “sủa đỏ”, vì nó được kết nạp đảng, có chức vị và được hưởng những đặc quyền đặc lợi mà ngay cả con người có mơ cũng không với tới được. Ví dụ như quyền được đi nghỉ mát sau mỗi năm công tác, được hưởng thụ và thăng chức sau mỗi chiến công, được ở khách sạn hàng sang và được có massage… Tiêu chuẩn một đêm ở khách sạn lên đến vài chục triệu đồng… Những thứ đó, người nghèo nằm mơ vài kiếp chắc chi có được.
Và đương nhiên. Tiếng sủa của chó nghiệp vụ thì ngang tàng, dữ dằng và tàn ác, đầy mùi máu, đầy đặc trưng rất riêng của nó. Nhất là trong dịp cuối năm, một tiếng sủa của nó cất lên, chắc chắn phải có điều gì đó không bình thường, nếu không nói là sẽ có người bị toạc chân, rách lưng…! Mà mỗi lần như thế, không chừng nó được thưởng huân chương, được thăng hạng, thăng chức!
Mà vì sao lại nói chuyện chó sủa? Vì thú thực, chuyện người, nói cả năm rồi, càng nói càng thấy nói không hết mà càng thấy buồn (xin lỗi, vì người viết đang sống ở Việt Nam, trong thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa nên không thể nói khác đi được!). Trong một đất nước mà người nghèo cứ nghe Tết đến thì hạnh buồn, lo lắng không biết tết này lấy chi mà mua sắm, mà cúng ông bà, tổ tiên đây! Trong một đất nước mà Tết đến, tiếng nói của người nghèo cứ nhỏ dần lại, buồn thảm, ảm đạm và nghe ra còn yếu ớt hơn cả tiếng chó nhà giàu!
Trong một đất nước mà tiếng nói của dân oan không mạnh hơn tiếng chó nghiệp vụ, tiếng kêu gào của dân oan bị khuất lấp bởi tiếng cho nghiệp vụ và tiếng quát tháo (mạnh và man rợ chẳng kém gì tiếng chó, có khi còn hơn cả tiếng chó nghiệp vụ gầm gừ)… Thì thôi, để ý tiếng người làm chi cho thêm buồn! Lâu lâu ngồi nghe tiếng chó sủa, cảm nhận, phân tích và đưa ra “nhận định”. Đúng sai không còn quan trọng nữa. Mà vấn đề quan trọng hơn cả trong khoảnh khắc này, tự dưng bị ám ảnh bởi tiếng chó, một đất nước tuy nhiều kẻ trộm chó, cướp chó nhưng tiếng chó lại ấn tượng và đáng nhớ đến thế!
Một đất nước mà nhiều người nghèo ngủ vật vạ chân cầu, vỉa hè, ngủ lăn lóc trên vỉa cỏ, nơi mà trước lúc họ ngủ không bao lâu có khi chó nhà giàu, chó quan chức vừa đi dạo, vừa tiểu tiện lên đó. Một đất nước, hay đúng hơn là một chế độ chính trị gắn trên đất nước đó mà đại bộ phận dân nghèo, dân oan mãi mãi bị đối xử tệ bạc hơn chó nhà nước, nhà giàu và quan chức. Tự dưng, sắp Tết, thấy nghẹn thở khi nghĩ đến những người nghèo và đột nhiên nghe chó sủa!
Viết Từ Sài Gòn, 15/01/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét