Những người Trung Quốc được PTT Tàu Hoàng Trung Hải chỉ đạo xây “nghĩa trang liệt sỹ” đã “giúp” Việt Nam “làm đường” như thế nào?
Lê Anh Hùng
Ngày 18.1.2014, blog Lê Anh Hùng đã đăng bài “Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải chỉ đạo xây ‘nghĩa trang liệt sỹ’ 25 tỷ cho 52 người Trung Quốc”. Bài viết đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều độc giả.
Theo Đài PT-TH Điện Biên (trang mạng “lề đảng” duy nhất đưa tin về việc xây dựng nghĩa trang này trước khi sớm gỡ xuống) thì “nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay là nơi yên nghỉ của 52 liệt sỹ đã hy sinh trong thời kỳ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường Hữu nghị 12 vào những năm 1967–1972”.
Thông tin trên khiến độc giả không khỏi “băn khoăn” là không hiểu những “liệt sỹ” kia đã từng giúp Việt Nam làm đường như thế nào?
Việc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này quả thực không dễ, bởi từ trước đến nay nhà cầm quyền Việt Nam vẫn luôn tránh đề cập đến sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên đất Việt Nam.
Tuy nhiên, mặc dù phía Việt Nam luôn tìm cách che dấu nhưng Trung Quốc thì đã công khai chuyện này từ lâu. Ngày 16.5.1989, lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận đã gửi 320.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam (nguồn: Reuters). Và 52 “liệt sỹ” đã giúp Việt Nam làm đường nói trên nằm trong số 320.000 “quân tình nguyện” này.
Mới đây, tác giả Hoa Bảy có bài “Trung Quốc, Việt Nam, ai nợ ai?” được đăng trên một loạt trang mạng. Bài viết này đã giúp giải đáp phần nào câu hỏi mà nhiều độc giả còn “thắc mắc” ở trên:
...Nếu kể cho rạch ròi thì nhiều thứ TQ “giúp” đã gây hại, trước mắt và về lâu về dài. Chẳng hạn, đưa quân sang giúp làm đường (do TQ đòi đưa quân sang đánh “giúp”, VN phải lảng tránh bằng cách nhờ giúp làm đường) thì tàn phá môi trường, cảnh quan (trong đó có việc đặt mìn tiêu huỷ “hòn đá Liễu Thăng” [Xin dẫn thêm một vài ví dụ trong trăm ngàn ví dụ: ở Côn Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi, họ đã đào xuyên ngang dọc quả núi thành đường hầm, hiện cửa vào bị bít, không ai biết họ làm gì trong đó. Nhiều di tích như di tích An Sinh, nơi gần đây mới xây đền thờ các vị vua Trần, hết thảy tượng đá thời Trần đều bị phạt cụt đầu hoặc bắn vào bụng. Ở Ngọa Vân am, không những tháp Phật Hoàng đựng xá lị hoàng đế Trần Nhân Tông và tháp Đoan Nghiêm cổ kính cao lừng lững bị đào rỗng ruột, toàn bộ bài vị trong tháp bị đập cho tan nát, tấm bia Trịnh Căn cho lập để kỉ niệm một lần ông đưa con trai và con gái trèo núi lên chiêm bái vị anh hùng cũng bị đập thành ba bảy mảnh, mà 13 ngọn tháp đứng theo một hàng thẳng tắp chạy thoai thoải xuống phía Tây Nam cách nhau chừng 50 mét một đều bị phạt ngang, phía dưới có một đường hầm lộ thiên đào thông tháp nọ với tháp kia. Họ định phá long mạch của nhà Trần lừng lẫy chiến công chống giặc Bắc, cũng tức là phá long mạch của Việt Nam chăng?]), khai thác trộm của cải, thăm dò ngầm tài nguyên, địa thế...
Chừng đó thôi cũng đủ cho thấy là liệu nhân dân Việt Nam có nên "đời đời nhớ ơn" các "liệt sỹ" Trung Quốc hay không. (Việc Trung Quốc lợi dụng “giúp” Việt Nam “làm đường” để lấn chiếm lãnh thổ bằng cách di dời cột mốc biên giới cũng đã được nhiều người nhắc đến.)
Cả văn hoá phương Đông lẫn phương Tây đều coi trọng chuyện mồ mả cho người đã khuất. Và có lẽ chẳng mấy ai trên đời lại muốn nằm lại ở nơi “đất khách quê người” cả.
Chẳng thế mà người Mỹ luôn sốt sắng trong việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích ở Việt Nam, dù chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, còn Việt Nam thì vẫn đang huy động nhiều sức người sức của cho công cuộc tìm kiếm và quy tập hài cốt của hàng trăm nghìn người đã ngã xuống ở chiến trường miền Nam, cũng như trên đất Lào và Campuchia, mà chưa xác định được nơi chôn cất để trao trả cho thân nhân của họ.
Chính vì thế, việc Trung Quốc không chịu đưa số hài cốt với danh tính cụ thể nói trên về nước rõ ràng là có ý đồ chính trị, nhất là khi đích thân ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải lại chỉ đạo chi hơn 25 tỷ VNĐ tiền thuế của nhân dân để làm nghĩa trang hoành tráng cho 52 “liệt sỹ” kia, để rồi đến lúc, chẳng hạn, hình ảnh dưới đây sẽ lặp lại với “nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc” đó:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét