Thị trường vàng mã cuối năm
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2014-01-06
Nghe bài này
Năm sau tiến xa hơn năm trước, cứ đến tháng Chạp, vào dịp tảo mộ, thị trường vàng mã, áo giấy âm binh bắt đầu sôi động, người ta thi nhau đặt hàng và những cửa hàng áo giấy, vàng mã âm binh luôn trong tình trạng khan hiếm hàng. Đương nhiên, vẫn có nhiều loại vàng mã, áo giấy âm binh thừa đầy cửa hàng, nhưng đó là những mốt lỗi thời. Những mốt mới của năm luôn khan hàng và được bán với giá cao ngất.
Thị trường hút hàng, nhà sản xuất quay cuồng
Bà Tiễn, người có thâm niên hơn hai mươi năm sản xuất vàng mã, áo giấy âm binh ở Thuận An, Huế, cho chúng tôi biết là mỗi năm, vào dịp này, chỉ riêng khối lượng giấy nguyên liệu không thôi, bà phải nhập đến sáu tấn. Với trọng lượng của giấy, sáu tấn không phải là ít, cả một kho nguyên liệu rộng cả trăm mét vuông chứa đầy giấy. Và những ngày này, nỗi lo lớn nhất của bà là cháy nổ. Bởi vì với bà, giấy là loại vật liệu mau làm giàu nhất mà cũng mau thiêu rụi nhất.
Bà Tiễn cho biết thêm sở dĩ cơ sở sản xuất của bà ăn nên làm ra bởi vì bà biết giữ uy tín và luôn sáng tạo trong sản xuất, đặc biệt, bà làm lâu năm nên quen biết giới quan chức cũng nhiều, chính giới quan chức là đầu ra hiệu quả nhất, cho thu nhập hời nhất của gia đình bà. Chỉ riêng số tiền bán vàng mã cho giới này, mỗi tháng Chạp, có khi bà thu vào cả tỉ đồng.
Một ông quan tỉnh, chỉ riêng chi phí vàng mã cho miếu mộ trong gia tộc của ông ta thôi, chưa bao giờ dưới 100 triệu đồng. Ví dụ như ông đặt hàng một chiếc xe Roll Roy vàng mã, yêu cầu của ông ta đặt ra là phải giống như thật 100%, có mọi thứ tiện nghi bên trong chiếc xe này. Mà xe loại này thì hiếm, nên người thiết kế chiếc xe vàng mã phải bỏ công sức lên mạng internet để tìm hình ảnh, tìm xong rồi phải đi tìm cả những chiếc xe thật, năn nỉ họ cho xem để ghi lại những thông số cần thiết và về làm nhái giống y hệt từ màu sơn cho đến kết cấu.
Khổ nhất là đoạn tìm xe thật, vì tìm đến rồi còn phải nói láo bằng cách nào đó để chủ xe cho chụp hình chứ nếu nói chụp về thiết kế hàng mã thì không những bị từ chối mà có khi còn bị mắng, thậm chí bị đánh vì chủ xe cho rằng làm như thế là trù ẻo họ. Chính vì quá khó khăn nên một chiếc Roll Roy vàng mã có giá thấp gì cũng phải là 30 triệu đồng. Đó chỉ mới là chiếc xe cho người thân của ông quan này, còn những bà con trong dòng tộc, họ hàng thì mỗi người một bộ quần áo, tiền bạc, vàng mã, một chiếc xe gắn máy. Tốn ít gì cũng lên đến bảy, tám chục hoặc một trăm triệu đồng cho vàng mã, áo giấy âm binh.
Ông Trân, một nhà sản xuất áo giấy, vàng mã khác ở Huế, chuyên xuất hàng ra miền Bắc như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên, cho chúng tôi biết thêm là thị trường này vẫn đang nằm trong tay người Trung Quốc, mỗi năm, lượng hàng từ Trung Quốc đổ bộ sang Việt Nam lên đến cả trăm tấn, phần lớn là vàng mã, áo binh và áo quần, guốc, dép, nón. Còn nhà sản xuất Việt Nam thì thiết kế những thứ cồng kềnh hơn như xe hơi, tivi, tủ lạnh, nhà cửa, máy giặt, bàn ủi điện… Nói chung là khách hàng yêu cầu gì thì nhà sản xuất phải đáp ứng đúng thứ đó.
Cũng theo ông Trân, năm nay, để chiến đấu trên thị trường trước lượng hàng ồ ạt từ Trung Quốc, cơ sở sản xuất của ông vừa thiết kế thêm mẫu cây xăng và máy phát điện. Vì theo ông quan niệm, lâu nay người ta cúng xe, cúng tiền, cúng đủ các loại có liên quan đến điện và xăng nhưng thử hỏi, chỉ cúng xe mà không cúng cây xăng thì lấy gì mà chạy. Chính vì thế, xây xăng và máy phát điện sẽ hút hàng. Bởi lẽ cõi âm hanh thông thì cõi dương mới phát đạt, những người thức thời sẽ cúng cho ông bà họ cây xăng, xuống âm ti, ông bà của họ chỉ cần kinh doanh xăng dầu không thôi cũng đủ giàu. Mà cõi âm giàu thì mới có tiền cho lại cõi dương, cõi dương mới phát tài phát lộc được.
Nói đến đây, ông Trân nheo mắt cười đắc ý về ý tưởng mới của mình: “Sống đời thường người họ nghĩ sao thì họ làm vậy, xem như tưởng niệm. Bây giờ mình không sống được với người chết thì mình làm thế. Người ta giàu quá, sắm chiếc xe ở trên dương gian để đi thì dưới âm phủ cũng sắm cho người thân một chiếc mà đi. Hoặc là đốt một cây xăng để người thân có xăng mà đi, hoặc đốt một cây xăng vì người ta muốn người thân dưới âm phủ tạo dựng một cây xăng để buôn bán. Người thân buôn bán làm ăn phát đạt dưới âm phủ thì trên dương gian cũng thế!”
Với người giàu, quan chức, chuyện mua vàng mã cả vài xe tải rồi thuê người chở đến nghĩa trang để cúng ông bà là chuyện rất bình thường. Nhưng với những lao động nghèo, tháng Chạp về luôn kéo theo một chút bi thảm vì cái nghèo khiến họ cảm thấy có lỗi vì đã để ông bà lạnh lẽo nơi âm ti. Có cố gắng lắm thì cũng chỉ đốt vài chục ngàn đồng đến một trăm ngàn đồng tiền áo giấy, vàng mã là nghe đã ù tai vì khoản này rồi.
Chị Lành nói thêm rằng thời trước, người ta cũng có cúng kính ông bà, cũng có đốt áo giấy, vàng mã nhưng chỉ đốt tượng trưng với lòng thành là chính. Còn bây giờ, người ta đốt với tâm lý khoe mẽ, ép ông bà vào tình thế ăn xôi chùa nghẹn họng, lỡ nhận quà đắt tiền của con cháu thì cũng phải ráng sức mà phù hộ cho nó giàu sang, thăng quan tiến chức. Với kiểu quan niệm như thế, người ta trở nên kèn cựa, u mê và hợm hĩnh nhiều hơn là thành tâm. Và vô hình trung, ngay ở cõi âm, cũng có sự phân biệt giàu nghèo, có tầng lớp, đẳng cấp. Lao động nghèo thì đến khi chết xuống mồ vẫn cứ là lao động nghèo, dân đen đến khi nhắm mắt, nằm dưới mộ vẫn là dân đen lép vế.
Suy cho cùng, dịp Tết về cũng là dịp căn tính của con người hiện ra rõ nét nhất, sau ba mươi mấy năm gọi là thống nhất hai miền đất nước, người Cộng sản đã tạo ra được một sinh quyển tâm linh đậm chất mê tín dị đoan và cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của họ đã được sao y bản chính nơi âm ti.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Năm sau tiến xa hơn năm trước, cứ đến tháng Chạp, vào dịp tảo mộ, thị trường vàng mã, áo giấy âm binh bắt đầu sôi động, người ta thi nhau đặt hàng và những cửa hàng áo giấy, vàng mã âm binh luôn trong tình trạng khan hiếm hàng. Đương nhiên, vẫn có nhiều loại vàng mã, áo giấy âm binh thừa đầy cửa hàng, nhưng đó là những mốt lỗi thời. Những mốt mới của năm luôn khan hàng và được bán với giá cao ngất.
Thị trường hút hàng, nhà sản xuất quay cuồng
Bà Tiễn, người có thâm niên hơn hai mươi năm sản xuất vàng mã, áo giấy âm binh ở Thuận An, Huế, cho chúng tôi biết là mỗi năm, vào dịp này, chỉ riêng khối lượng giấy nguyên liệu không thôi, bà phải nhập đến sáu tấn. Với trọng lượng của giấy, sáu tấn không phải là ít, cả một kho nguyên liệu rộng cả trăm mét vuông chứa đầy giấy. Và những ngày này, nỗi lo lớn nhất của bà là cháy nổ. Bởi vì với bà, giấy là loại vật liệu mau làm giàu nhất mà cũng mau thiêu rụi nhất.
Bà Tiễn cho biết thêm sở dĩ cơ sở sản xuất của bà ăn nên làm ra bởi vì bà biết giữ uy tín và luôn sáng tạo trong sản xuất, đặc biệt, bà làm lâu năm nên quen biết giới quan chức cũng nhiều, chính giới quan chức là đầu ra hiệu quả nhất, cho thu nhập hời nhất của gia đình bà. Chỉ riêng số tiền bán vàng mã cho giới này, mỗi tháng Chạp, có khi bà thu vào cả tỉ đồng.
Mỗi năm, vào dịp này, chỉ riêng khối lượng giấy nguyên liệu không thôi, bà phải nhập đến sáu tấn. Với trọng lượng của giấy, sáu tấn không phải là ít, cả một kho nguyên liệu rộng cả trăm mét vuông chứa đầy giấyĐể chứng minh là mình nói không ngoa, bà dẫn chứng, thường thì giới quan chức rất siêng cúng kính, lên chức họ cúng linh đình, mất chức cũng cúng cầu xin ông bà phù hộ lấy lại cái ghế, không lên không xuống cũng cúng cầu mong ổn định và sớm thăng quan tiến chức. Nếu như trên con đường hoạn lộ, ở cõi dương họ phải đầu tư bằng cách hối lộ cấp trên, thì về mặt tâm lý, họ luôn tâm niệm là phải biết hối lộ, mua chuộc cõi âm, mua chuộc càng lớn thì phước đức của họ càng cao.
Một ông quan tỉnh, chỉ riêng chi phí vàng mã cho miếu mộ trong gia tộc của ông ta thôi, chưa bao giờ dưới 100 triệu đồng. Ví dụ như ông đặt hàng một chiếc xe Roll Roy vàng mã, yêu cầu của ông ta đặt ra là phải giống như thật 100%, có mọi thứ tiện nghi bên trong chiếc xe này. Mà xe loại này thì hiếm, nên người thiết kế chiếc xe vàng mã phải bỏ công sức lên mạng internet để tìm hình ảnh, tìm xong rồi phải đi tìm cả những chiếc xe thật, năn nỉ họ cho xem để ghi lại những thông số cần thiết và về làm nhái giống y hệt từ màu sơn cho đến kết cấu.
Khổ nhất là đoạn tìm xe thật, vì tìm đến rồi còn phải nói láo bằng cách nào đó để chủ xe cho chụp hình chứ nếu nói chụp về thiết kế hàng mã thì không những bị từ chối mà có khi còn bị mắng, thậm chí bị đánh vì chủ xe cho rằng làm như thế là trù ẻo họ. Chính vì quá khó khăn nên một chiếc Roll Roy vàng mã có giá thấp gì cũng phải là 30 triệu đồng. Đó chỉ mới là chiếc xe cho người thân của ông quan này, còn những bà con trong dòng tộc, họ hàng thì mỗi người một bộ quần áo, tiền bạc, vàng mã, một chiếc xe gắn máy. Tốn ít gì cũng lên đến bảy, tám chục hoặc một trăm triệu đồng cho vàng mã, áo giấy âm binh.
Một ông quan tỉnh, chỉ riêng chi phí vàng mã cho miếu mộ trong gia tộc...chưa bao giờ dưới 100 triệu đồng. Ví dụ như ông đặt hàng một chiếc xe Roll Roy vàng mã, yêu cầu của ông ta đặt ra là phải giống như thật 100%, có mọi thứ tiện nghi bên trong chiếc xe nàyThay đổi model theo thời thế
Ông Trân, một nhà sản xuất áo giấy, vàng mã khác ở Huế, chuyên xuất hàng ra miền Bắc như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên, cho chúng tôi biết thêm là thị trường này vẫn đang nằm trong tay người Trung Quốc, mỗi năm, lượng hàng từ Trung Quốc đổ bộ sang Việt Nam lên đến cả trăm tấn, phần lớn là vàng mã, áo binh và áo quần, guốc, dép, nón. Còn nhà sản xuất Việt Nam thì thiết kế những thứ cồng kềnh hơn như xe hơi, tivi, tủ lạnh, nhà cửa, máy giặt, bàn ủi điện… Nói chung là khách hàng yêu cầu gì thì nhà sản xuất phải đáp ứng đúng thứ đó.
Cũng theo ông Trân, năm nay, để chiến đấu trên thị trường trước lượng hàng ồ ạt từ Trung Quốc, cơ sở sản xuất của ông vừa thiết kế thêm mẫu cây xăng và máy phát điện. Vì theo ông quan niệm, lâu nay người ta cúng xe, cúng tiền, cúng đủ các loại có liên quan đến điện và xăng nhưng thử hỏi, chỉ cúng xe mà không cúng cây xăng thì lấy gì mà chạy. Chính vì thế, xây xăng và máy phát điện sẽ hút hàng. Bởi lẽ cõi âm hanh thông thì cõi dương mới phát đạt, những người thức thời sẽ cúng cho ông bà họ cây xăng, xuống âm ti, ông bà của họ chỉ cần kinh doanh xăng dầu không thôi cũng đủ giàu. Mà cõi âm giàu thì mới có tiền cho lại cõi dương, cõi dương mới phát tài phát lộc được.
Chỉ cúng xe mà không cúng cây xăng thì lấy gì mà chạy. Chính vì thế, xây xăng và máy phát điện sẽ hút hàng...những người thức thời sẽ cúng cho ông bà họ cây xăng, xuống âm ti, ông bà của họ chỉ cần kinh doanh xăng dầu không thôi cũng đủ giàuÔng Trân tiết lộ, có một đại gia và bốn cán bộ đã đặt hàng cây xăng với giá mỗi cây ba mươi lăm triệu đồng. Như vậy, năm nay, ở khu vực âm ti Huế, sẽ có một cuộc cạnh tranh thị trường xăng dầu li kì và gay cấn, thị trường xăng dầu âm ti sẽ náo hoạt hẳn lên và ông dự kiến ra tháng Giêng, ông sẽ thiết kế thêm nón bảo hiểm và mỹ nhân để bán. Vì đã có xăng, chắc chắn xe cộ lưu thông ở dưới đó nhộn nhịp, công an giao thông âm phủ sẽ ra đứng đường chặn phạt, nếu không có nón bảo hiểm thì khó cho ông bà. Và có thêm mỹ nhân thì năm sau mới thiết kế hàng quán được.
Nói đến đây, ông Trân nheo mắt cười đắc ý về ý tưởng mới của mình: “Sống đời thường người họ nghĩ sao thì họ làm vậy, xem như tưởng niệm. Bây giờ mình không sống được với người chết thì mình làm thế. Người ta giàu quá, sắm chiếc xe ở trên dương gian để đi thì dưới âm phủ cũng sắm cho người thân một chiếc mà đi. Hoặc là đốt một cây xăng để người thân có xăng mà đi, hoặc đốt một cây xăng vì người ta muốn người thân dưới âm phủ tạo dựng một cây xăng để buôn bán. Người thân buôn bán làm ăn phát đạt dưới âm phủ thì trên dương gian cũng thế!”
Với người giàu, quan chức, chuyện mua vàng mã cả vài xe tải rồi thuê người chở đến nghĩa trang để cúng ông bà là chuyện rất bình thường. Nhưng với những lao động nghèo, tháng Chạp về luôn kéo theo một chút bi thảm vì cái nghèo khiến họ cảm thấy có lỗi vì đã để ông bà lạnh lẽo nơi âm ti. Có cố gắng lắm thì cũng chỉ đốt vài chục ngàn đồng đến một trăm ngàn đồng tiền áo giấy, vàng mã là nghe đã ù tai vì khoản này rồi.
Bây giờ, người ta đốt với tâm lý khoe mẽ, ép ông bà vào tình thế ăn xôi chùa nghẹn họng, lỡ nhận quà đắt tiền của con cháu thì cũng phải ráng sức mà phù hộ cho nó giàu sang, thăng quan tiến chứcChị Lành, ở Hương Điền, Huế nói: “Giờ hàng Tết đã nhiều lắm rồi, ví dụ như nhà em với nhà chị em đã treo lên hàng trăm bộ ở nhà rồi, chứ mấy thứ nhỏ thì làm sau kịp chứ những thứ lớn số lượng hàng trăm bộ thì phải làm trước. Như xe máy hoặc xe hơi thì tùy theo người ta đặt, họ đặt bằng theo chiếc xe của mình. Tùy theo chiếc, ví dụ như xe wave thì khác, xe dream thì khác, xe tay gas cũng khác, chiếc nào đa công thì cũng đa tiền”
Chị Lành nói thêm rằng thời trước, người ta cũng có cúng kính ông bà, cũng có đốt áo giấy, vàng mã nhưng chỉ đốt tượng trưng với lòng thành là chính. Còn bây giờ, người ta đốt với tâm lý khoe mẽ, ép ông bà vào tình thế ăn xôi chùa nghẹn họng, lỡ nhận quà đắt tiền của con cháu thì cũng phải ráng sức mà phù hộ cho nó giàu sang, thăng quan tiến chức. Với kiểu quan niệm như thế, người ta trở nên kèn cựa, u mê và hợm hĩnh nhiều hơn là thành tâm. Và vô hình trung, ngay ở cõi âm, cũng có sự phân biệt giàu nghèo, có tầng lớp, đẳng cấp. Lao động nghèo thì đến khi chết xuống mồ vẫn cứ là lao động nghèo, dân đen đến khi nhắm mắt, nằm dưới mộ vẫn là dân đen lép vế.
Suy cho cùng, dịp Tết về cũng là dịp căn tính của con người hiện ra rõ nét nhất, sau ba mươi mấy năm gọi là thống nhất hai miền đất nước, người Cộng sản đã tạo ra được một sinh quyển tâm linh đậm chất mê tín dị đoan và cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của họ đã được sao y bản chính nơi âm ti.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét