J.B. Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Nội 2013-09-13
Câu chuyện nóng hổi báo chí vài ngày qua là một thanh niên mang súng vào UBND Thành phố Thái Bình nhằm đúng đầu mấy cán bộ bóp cò, sau đó bỏ trốn. Năm người bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu, đến chiều thì một người tử vong. Cũng sau đó, thủ phạm tự nổ súng kết liễu cuộc đời mình sau khi đến một ngôi chùa và đi nhiều vòng xung quanh tượng Phật Bà Quan Âm.
Chuyện sống chết ở Việt Nam thời buổi này là chuyện còn hơn cơm bữa, nên việc một vài người chết chẳng đáng để công luận quan tâm. Mỗi ngày, cả trăm người chết và bị thương vì tai nạn giao thông cũng chẳng ai chịu trách nhiệm và dần dần không còn ai để ý. Nhưng, vụ việc này, đã khiến quan tâm, báo chí liên tục cập nhật. Vì sao vậy?
Có lẽ mức độ giật gân của câu chuyện này không đủ để dư luận quan tâm đến thế. Xưa nay, ở Việt Nam, chuyện cán bộ, quan chức đang yên đang lành bỗng nhiên có người xông vào bắn bể sọ, ném mìn vào nhà, bắn chết qua kính ô tô hoặc cài bom nổ ở khách sạn, quán bar… đã như bài học thuộc lòng qua hệ thống báo chí, sách vở kể lại chuyện các nhóm đặc công, biệt động thành… trong thời kỳ chiến tranh Nam – Bắc.
Và những nhóm biệt động, đặc công ấy đã trở thành hình tượng, thành mẫu gương cho bao lớp trẻ noi gương, học tập và làm theo như Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, thậm chí không có thật thì bịa ra như Lê Văn Tám… Những người bắn, giết, nổ bom kia được vinh danh là những anh hùng, vì nghĩa lớn, vì đất nước, nhân dân mà phải giết người. Vì thế, việc một người đàn ông vào phòng làm việc, bắn vào đầu dăm ba cán bộ, giết vài người cũng không là chuyện giật gân.
Nguyên nhân
Vấn đề là ở chỗ: Báo chí cho biết, người cầm súng này, là một người hiền lành và chăm chỉ, chịu khó làm ăn hiện đang có nguy cơ ra khỏi ngôi nhà của mình, mảnh đất của mình đã xây dựng bằng xương, máu của gia đình từ bao lâu nay.
Báo chí cũng cho biết rằng, người cầm súng nã thẳng vào đầu các cán bộ này, hoàn toàn không có sự thâm thù hoặc mâu thuẫn cá nhân gì với các nạn nhân bị bắn.
Như vậy, khi không có mâu thuẫn với các nạn nhân bị bắn, hẳn hung thủ phải có mâu thuẫn với thể chế, với nhà nước này khi tài sản, nhà cửa, đất đai của anh ta bị chiếm đoạt với danh nghĩa “thu hồi”. Điều đặc biệt là sau khi “thù hồi”, thì số tiền được “đền bù” không thể đủ để anh ta có thể kiếm được một chỗ ở mới cũng với giá mà nhà nước đưa ra.
Như vậy, mâu thuẫn chính là ở chỗ đang yên ổn sống trong nhà mình, anh ta có nguy cơ bị đuổi ra đường. Đến đây, nhà cầm quyền đã buộc anh phải chọn lấy một con đường cho tương lai.
Hoặc chấp nhận lang thang trên chính quê hương, để mảnh đất được gây dựng lên cho người khác làm giàu.
Hoặc chống lại việc cướp đất đai của gia đình mình, bằng biện pháp súng hoa cải hoặc mìn tự tạo như anh em Đoàn Văn Vươn và kết cục là nhận mấy năm tù còn được nhà nước coi là”khoan hồng”.
Hoặc đeo đuổi con đường đi tìm công lý ở các cơ quan công quyền, từ địa phương chạy đèn cù đến Trung ương và cuối cùng là Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bước tiếp chặng đường hàng vạn dân oan khắp nước đã bước đi cả mấy chục năm nay.
Và kết cục sẽ rất có thể như bà cụ Nhung gửi lại linh hồn mình nơi vườn hoa Lý Tự Trọng để đưa cái xác vô hồn về lại quê hương sau bao năm kiếm ăn lần hồi bằng nhặt rác để đi kiện, sau bao năm chạy tán loạn khi thấy công an hoặc côn đồ khủng bố ngày đêm.
Không, anh đã chọn con đường khác: Nổ súng
Con đường phải đi
Thông thường, khi bị xâm phạm quyền lợi của mình, bất cứ ai cũng có phản ứng tự vệ. Đầu tiên là giữ bằng mọi khả năng mình có bằng cách rào dậu, canh gác. Sau đó, là tranh cãi, chửi bới. Căng thẳng hơn thì dùng gậy gộc, đất đá. Tiếp đến là dao búa, vũ khí. Trong trường hợp căng thẳng hơn và quyết liệt hơn thì dùng mìn, bộc phá và cuối cùng là ăn thua đủ với nhau, chấp nhận thí mạng sống của mình để nói lên ý chí.
Ở đây, Đặng Ngọc Viết đã chọn cách cuối cùng.
Ở đây, các nạn nhân đi theo anh về nơi chín suối, không có hận thù riêng với anh. Tuy nhiên, không thể nói là họ không có can hệ. Bởi chính các nạn nhân này là sự hiện hữu cụ thể của bộ máy, của thể chế để đưa anh đến cảnh trắng tay.
Cũng có thể, anh đã hiểu rằng, những người kia, chỉ là công cụ. Chính vì thế anh đã đi lại nhiều vòng quang bức tượng Phật bà Quan Âm trước khi anh tự tử? Có thể lắm, anh không muốn điều ác xảy ra. Và mọi việc anh không thể chọn cách khác.
Vì anh biết, con đường đảng và nhà nước đang vạch sẵn cho anh, ở các vườn hoa, ở nơi tiếp dân… Anh sẽ gục ngã giữa chừng nếu anh đi con đường mà dân oan cả đất nước này vẫn đang đi.
Con đường anh chọn, là con đường quyết liệt, chấp nhận hi sinh.
Đây là lời cảnh báo cho những ai đang cố tình vịn vào hai chữ “công cụ” nhằm biện hộ cho những hành động tội ác của mình. Bởi, dù là công cụ, anh vẫn là con người, vẫn có khối óc, trái tim.
Nhưng, cũng là lời cảnh báo hữu ích cho nhà cầm quyền đã đẩy họ đi đến cuối con đường và bước tiếp theo của họ chỉ còn là phản kháng.
Hà Nội, ngày 13/9/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
*Bài viết trích từ trang blog J.B Nguyễn Hữu Vinh. Nội dung không thể hiện quan điểm của RFA
-----------------------------------
Giọt nước tràn ly
Vụ một người bị thu hồi đất tự sát sau khi xông vào trụ sở UBND Thành phố Thái Bình nổ súng vào 5 cán bộ địa chính, làm chết một lãnh đạo gây thương tích cho 3 cán bộ khác, đã trở thành sự kiện nóng trên báo chí cho tới diễn đàn Quốc hội.
Tuy vậy phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận để chốt lại Dự luật Đất đai sửa đổi vẫn có nhiều ý kiến giữ lại một nội dung từng gây tranh cãi gay gắt. Đó là việc thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội, nhưng sẽ bổ sung phân cấp thẩm quyền cho phép thu hồi và diện tích thu hồi theo thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng và Hội đồng Nhân dân.
GSTS Nguyễn Thế Hùng ở Đà Nẵng, một nhân vật tích cực với vấn đề phục hồi xã hội dân sự, nhận định về tình trạng giọt nước tràn ly liên quan đến vấn đề thu hồi đất đai, qua vụ Tiếng súng Hoa cải Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng như vụ Đặng Ngọc Viết bắn lãnh đạo Địa chính rồi tự sát ở Thái Bình.
Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ở Hà Nội hôm 12/9, một ngày sau vụ ông Đặng Ngọc Viết tự sát sau khi bắn chết lãnh đạo Địa chính Thành phố Thái Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng, chỉnh lý dự thảo Luật Đất Đai lần này cần phải quán triệt quan điểm các dự án có tầm quan trọng như thế nào mới thực hiện thu hồi đất, còn lại phải giải quyết theo các phương thức khác.
Trong dịp trả lời chúng tôi chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội nhận định, Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Qui định này mù mờ về chủ sở hữu cũng người đại diện chủ sở hữu. Theo Hiến pháp 1992 Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ mục tiêu quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng. Nhưng Luật Đất đai lại bổ sung thêm là Nhà nước có thể thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. TS Lê Đăng Doanh phân tích:
“Điều này quá rộng và không xác định rõ, cho nên dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân và đền bù với một giá rất thấp rồi chuyển giao cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và ăn chênh lệch giá đó, giá đất thì thường xuyên được đẩy lên rất cao cho nên làm cho giá bất động sản của Việt Nam tăng lên cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập trung bình của xã hội. Đấy là một vấn đề rất là gay gắt, cho nên hiện nay đang có nhiều phương án đưa ra để thảo luận.”
Báo Thanh Niên Online ngày 12/9 trích lời ông Đặng Ngọc Vinh, anh trai của ông Đặng Ngọc Viết cho rằng, hành động của em mình là do bức xúc quá lâu về chuyện đền bù giải tỏa đất của gia đình. Vẫn theo tờ báo, kết quả giám định pháp y khẳng định không phát hiện chất ma túy trong cơ thể Đặng Ngọc Viết, công an địa phương cũng xác nhận hoàn cảnh gia đình Viết rất éo le và Viết chưa từng có tiền án, tiền sự.
Vụ bắn cán bộ địa chính và tự sát ở Thái Bình chỉ là một trong hàng chục ngàn vụ rắc rối có liên quan đến thu hồi đất đai và đền bù không thỏa đáng. Báo chí ghi nhận hàng trăm vụ biểu tình hoặc chống đối cưỡng lệnh thu hồi đất để chính quyền thực hiện các dự án có tính cách thương mại, như Ecopark Hưng Yên hoặc đơn lẻ nhưng gây tiếng vang lớn, như vụ nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng.
LS Trần Vũ Hải ở Hà Nội, trong dịp trả lời Nam Nguyên cho rằng, vấn đề đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đã giúp cho nhiều địa phương thu hồi đất của người dân và đền bù không thỏa đáng. LS Trần Vũ Hải nhận định:
“Người dân vẫn lo ngại là đến một ngày nào đó người chủ đất thực sự được coi là nhà nước lấy lại, thu hồi lại như hiện nay thì sao? Nếu đó là sở hữu tư nhân thì lúc đó anh muốn làm gì với tôi là phải trên cơ sở mua bán tức là trên cơ sở quan hệ thị trường, quan hệ giá trị chứ không phải là anh định đọat anh thu hồi anh cho rằng cái giá này là hợp lý, giá kia không hợp lý, tức là giá theo ý chủ quan của Nhà nước nhưng thực ra là ý chủ quan của một số quan chức địa phương thôi. Cho nên chúng tôi cho rằng, đất đai rõ ràng cần phải được nhìn nhận như là tài sản có sở hữu rõ ràng mà ở đây là sở hữu tư nhân.”
Câu chuyện thu hồi đất và nhà ở rồi đền bù thấp hơn giá thị trường dẫn tới sự sự kiện ông Đặng Ngọc Viết trút hết oán hận lên những người thực hiện chính sách thu hồi đất của địa phương. Ở đây cụ thể là Ban Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quĩ đất Thành phố Thái Bình và Đội giải phóng mặt bằng.
Trong dịp trả lời Nam Nguyên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định về nhu cầu cải tổ chính sách để thực hiện công bằng trong đền bù thu hồi đất.
“Nên giao việc định giá cho một tổ chức định giá, hội đồng định giá với những nhà chuyên môn thì họ định giá mảnh đất thu hồi, để người mất đất phải có một cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ và việc tái định cư phải thực hiện trước khi thu hồi đất, họ phải có một cuộc sống ổn định không giống như thời gian trước thu hồi đất người dân phải ở những nơi không tốt. Chúng tôi đã góp ý kiến nghị Quốc hội qua rất nhiều cuộc hội thảo theo hướng giải quyết cho người dân như vậy thì nó sẽ hạn chế được những tranh chấp.”
Nếu trong Quí IV này Quốc hội Việt Nam thông qua bản Hiến pháp tu chính, thì đồng thời Luật Đất đai sửa đổi cũng sẽ được thông qua. Các chuyên gia dự đoán sẽ không có đột phá thay đổi qui định đất đai sở hữu toàn dân mà thực chất là sở hữu Nhà nước vì Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định. Tuy vậy, những người quan tâm hy vọng Luật Đất Đai sau khi sửa đổi sẽ hạn chế vấn đề thu hồi đất để thực hiện các dự án có tính cách thương mại, khả dĩ bảo vệ quyền lợi của người dân bị thu hồi đất với giá trị đền bù thỏa đáng.
Năm 1997 nông dân tỉnh Thái Bình nổi loạn tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ. Trong một đêm cuối tháng sáu, hàng ngàn người kéo nhau đập phá ủy ban hành chính xã, trụ sở đảng cộng sản cùng nhà của các cán bộ xã. Nguyên nhân của vụ nổi loạn này được cho là do những cán bộ nắm quyền tham nhũng, sử dụng những khoản tiền đóng góp cho mục tiêu công ích làm của riêng.
Mười sáu năm sau, một người dân tỉnh Thái Bình là Đặng Ngọc Viết dùng súng bắn các cán bộ của tỉnh rồi tự sát. Các cán bộ này làm việc cho Trung tâm phát triển quỹ đất. Nguyên nhân của vụ việc được cho là do sự bất đồng giữa Trung tâm này và gia đình hung thủ về việc bù tiền cho căn nhà của anh ta sẽ bị giải tỏa.
Luật đất đai ở Việt Nam không cho phép người dân được sở hữu mảnh đất của mình, và do vậy không thể quyết định bán mảnh đất ấy theo giá mình muốn, mà giá ấy được quy định bởi Nhà nước, và Nhà nước trong câu chuyện nổ súng này chính là những viên cán bộ làm việc trong Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Thái Bình.
Năm 1997, Việt Nam đã thực hiện chương trình cải cách kinh tế được gần 10 năm kể từ khi Đảng cộng sản chấp nhận kinh tế thị trường, nhưng vẫn duy trì sự độc tôn lãnh đạo. Do kinh tế thị trường mà các cán bộ xã An ninh vừa kể trên có thể làm giàu dựa trên quyền lực độc tôn của mình ở xã trong vai trò đại diện của đảng cộng sản cầm quyền. Theo một nghiên cứu của Giáo sư Tương Lai ngay sau cuộc nổi loạn xảy ra, thì sự phân hóa xã hội giữa một bên là các cán bộ giàu có do tham nhũng và những người nông dân vẫn còn nghèo khó là một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc đập phá vào đêm cuối tháng sáu ấy.
Nếu năm 1997 các quan chức địa phương tại Thái Bình tham nhũng một cách đơn giản là lấy tiền từ công quỹ dùng cho gia đình mình, thì mười mấy năm sau, sự nhũng lạm là tinh vi và phức tạp hơn. Bây giờ xuất hiện các nhà tài phiệt giàu có, cần đất đai để làm ăn. Sự thông đồng của họ với các quan chức phụ trách đất đai ở địa phương đã tận dụng tối đa nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân để thu lợi. Họ cùng nhau lấy đất của người nông dân với một giá rẻ rồi bán lại với giá đắt cho giới có tiền.
Sự tranh cãi về tiền đền bù đất đai giữa nông dân và chính quyền tỏ ra rất mất cân sức vì nông dân không có quyền về mặt pháp lý trên mảnh đất của mình. Trong những nổ lực vô vọng của sự sống còn, người ta chứng kiến hàng đoàn nông dân mất đất lê la từ trong nam ra ngoài bắc, đến bất cứ cửa quan cửa đảng nào mà họ hy vọng đòi lại được đất.
Nhiều người đã lên tiếng đòi phải thay đổi luật đất đai với việc công nhận đa sở hữu tức là có sở hữu tư nhân. Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi:
“Khi đã công nhận sở hữu tư nhân thì cứ thuận mua vừa bán thôi. Chứ còn cái sở hữu toàn dân nó gây bao nhiêu là cảnh khốn cùng cho người dân.”
Những đòi hỏi sửa đổi luật đất đai này đã không được lắng nghe vì đảng cộng sản cho rằng nếu công nhận quyền sở hữu đất đai tư nhân thì nước Việt Nam không còn theo định hướng xã hội chủ nghĩa nữa.
Thực sự cái định hướng xã hội chủ nghĩa ấy với chế độ công hữu về đất đai như những nhà thành lập học thuyết cộng sản chủ trương, có tầm quan trọng đến thế chăng trong cái không khí làm ăn rộn ràng hiện nay của xã hội Việt Nam?
Nhiều nhà quan sát cho rằng đã hình thành các nhóm lợi ích trong xã hội Việt Nam hiện tại, các lợi ích ấy bao gồm cả lợi ích đất đai ở các địa phương. Và chính các nhóm này đã tác động lên việc làm chính sách của quốc gia.
Việc can dự của các nhóm lợi ích này vào chính sách và luật lệ về đất đai thấy rất rõ trong một đề nghị gần đây là thêm vào luật đất đai việc cưỡng chế trưng dụng đất đai cho cả các dự án kinh tế xã hội, thay vì chỉ vì lợi ích công cộng và quốc phòng như trước. Và việc kiềm chế sự tác động của các nhóm lợi ích này chỉ có thể giải quyết theo một cơ chế thị trường thuận mua vừa bán như luật gia Lê Hiếu Đằng đề cập, vì khi đó người nông dân mới có quyền quyết định trên mảnh đất của mình, đương đầu bằng pháp lý với các nhóm lợi ích.
Một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, nơi đang xảy ra giằng co giữa dân làng và chính quyền về việc trưng dụng đất đai, sau khi nghe vụ nổ súng ở Thái Bình nói với chúng tôi như sau:
Không xa Thái Bình là huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, nông dân Đoàn Văn Vươn đã dùng súng hoa cải bắn vào những người đến “cưỡng chế giải tỏa” khu đất của gia đình. Vụ việc vẫn còn nóng và bản án dành cho anh Vươn vẫn đang được công luận bàn cãi, thì nay lại xảy ra vụ nổ súng tại Thái Bình. Lần này, mặc dù sẽ không đưa đến một phiên tòa nào nhưng để lại hai xác chết.
Khi được hỏi vấn đề sở hữu đất đai, người nông dân ấy trả lời:
“Tôi là một người dân, những vấn đề chính trị tôi không biết gì và tôi cũng không có quyền. Nhưng tôi nghĩ là người dân cần trước hết là sự bình yên, rồi sau đó là quyền lợi của một con người.”
Trách nhiệm nằm ở những người cầm quyền, họ muốn duy trì câu chữ của lý thuyết cộng sản công hữu về đất đai mà dung dưỡng sự lộng hành của các nhóm lợi ích, như Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi trong một lần phỏng vấn:
“Bây giờ mà cứ lấn cấn câu chữ, chế độ này chế độ nọ thì không đổi mới được gì.”
Hay là đáp ứng quyền lợi của một con người cho người dân như câu nói của người nông dân làng Trịnh Nguyễn.
Những người nông dân rõ ràng là không hề biết tới các lý thuyết chính trị xã hội như sở hữu toàn dân, hay là sự chi phối của các nhóm lợi ích tuy nhiên họ biết mảnh đất của họ bị mất do ai và từ đó vụ nổ súng Đặng Ngọc Viết xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Máu lại đổ vì đất
Vụ xả súng bắn cán bộ tại nơi làm việc đang làm cho dư luận nhức nhối trước hai cái chết không đáng có của Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thái Bình và kẻ gây án là anh Đặng Ngọc Viết. Điều gì đã dẫn đến quyết định cùng đường này của một người dân bình thường bỗng trở thành sát nhân khi anh ta biết rằng không thể nào tránh khỏi cái chết của chính mình?
Dân bị dồn vào thế cùng
Chưa bao giờ chính quyền phải đối mặt với một sức ép lớn như hiện nay sau khi một thanh niên vào văn phòng làm việc của UBND thành phố Thái Bình nã súng vào các cán bộ địa chính thuộc Trung tâm Phát triển Quỹ đất của tỉnh gây cho một người chết và ba người khác bị thương. Kẻ gây án cũng tự sát vài giờ sau đó.
Sự thật đã nhanh chóng được sáng tỏ khi chính ông Đỗ Đình An, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố trong một cuộc họp báo rộng rãi sáng ngày 12 tháng 9 tại Thái Bình đã xác định nguyên nhân dẫn đến vụ bắn người này là từ chuyện bất công trong khâu đền bù giải tỏa chứ không có một hiềm khích cá nhân nào.
Sát thủ là anh Đặng Ngọc Viết, vừa là kẻ sát nhân cũng là nạn nhân của câu chuyện đền bù giải tỏa. Anh Viết xuất hiện trên mặt báo với hai khuôn mặt, một kẻ sát nhân máu lạnh và một người đáng được thông cảm vì suy nghĩ nông cạn mặc dù nguyên nhân khiến anh tiến tới việc bắn người là do chính sách đất đai quá bất công kéo dài nhiều chục năm qua. Điều này chứng tỏ rằng động cơ giết người của anh Viết hoàn toàn có thể chia sẻ: bị dẫn tới đường cùng.
Gia đình anh Viết được láng giềng cho biết đã tận cùng của sự khốn khó. Cha và em trai anh là nạn nhân chất độc da cam. Anh Viết đã ly dị vợ và có hai con phải nuôi trong khi không có một nghề nghiệp gì chắc chắn. Mảnh đất duy nhất của gia đình anh đã qua nhiều đời bỗng nhiên bị trưng thu và đền bù với cái giá thấp hơn giá thật của nó rất nhiều lần. Một người láng giềng của gia đình anh Đặng Ngọc Viết cho chúng tôi biết:
Sự khốn cùng về kinh tế cộng với bất công của chính sách đã đẩy anh vào con đường sát nhân. Sợ hãi và ân hận khiến anh phải tự sát vì biết rằng không thể trốn khỏi lưới pháp luật cùng sự trả thù của hệ thống.
Câu chuyện bi thảm khép lại với cái chết của hai con người và hơn hết hai cái chết ấy là hậu quả của một chính sách sai lầm về đất đai bao năm qua đã làm xã hội đảo điên khi chính sách ấy được dùng để nuôi sống nhiều nhóm lợi ích cũng như giúp nhiều cán bộ làm giàu qua sự tiếp tay của họ.
Do sai lầm chính sách đất đai
Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết nhận xét của ông về chính sách gây ra những cái chết này:
Luật lệ quy định đất đai là của toàn dân, chính là ở đó. Cái đó đã tạo điều kiện tước đoạt đất của dân cho nên dân người ta mới phản ứng như thế và phản ứng như thế là đúng. Muốn khắc phục phải thay đổi vấn đề “đất đai là của toàn dân” phải bỏ cái đó mới được.
Đại tá Phạm Đình Trọng, nguyên là cây viết quân đội đã trả thẻ đảng và có các bài viết đào sâu về chính sách đất đai cho biết nhận xét của ông:
Chỉ có trả lại quyền sở hữu đất đai thiêng liêng của người dân, cho người dân chứ không thể lấy cái quyền công hữu hóa đất đai là sở hữu toàn dân để cướp đất của người ta được. Chỉ tạo điều kiện cho bọn quan tham nó cướp đất của người dân và nó sẽ đẩy nhà nước này tới chỗ đối lập với toàn bộ dân tộc Việt Nam chứ không phải chỉ mấy người nông dân mà thôi đâu.
Trong lúc các vụ đàn áp tôn giáo đang diễn ra tại Nghệ An chưa ngã ngũ, thì vụ xả súng bắn cán bộ tại Thái Bình như thêm dầu vào lửa. Người giáo dân cảm thấy có một sức mạnh mới phía sau trong khi nông dân mất đất được an ủi rất nhiều qua những phát súng của Đặng Ngọc Viết. Nhân dân không nhẫn tâm với cái chết của Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thái Bình nhưng họ khó thể thông cảm cho vị trí mà ông này đang nắm giữ.
Hai cái chết ấy mở ra những câu hỏi cho lương tâm của nhiều giới trong đó có những người đang nắm vận mệnh đất nước và có trách nhiệm về chính sách đất đai buộc họ phải can đảm nhìn lại những gì mà từ lâu vẫn khăng khăng xác định là đúng đắn cần phải bảo vệ.
Cái cần phải bảo vệ ấy nay không còn chính đáng vì nó đã được tô bằng máu của người mất đất lẫn kẻ thừa hành chính sách lấy đất của người dân. Chính sách nào cũng do con người lập ra và vì vậy khi nó xâm phạm lương tâm, sinh mạng và tài sản con người thì phải bị đào thải. Nếu không thì chính người làm ra chính sách phi nhân ấy sẽ bị đào thải theo quy luật lịch sử.
Đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết về chính sách đất đai nhưng chưa bao giờ chúng được xem xét một cách triệt để trong tinh thần chia sẻ và phân tích khoa học. Nhà báo Kha Lương Ngãi nhận xét:
Người láng giềng của anh Đặng Ngọc Viết cũng là nạn nhân của việc trưng thu đất, ông bức xúc không kém anh Viết và thẳng thắn nói rằng nếu tới bước đường cùng thì ông cũng làm như thế:
Khi nào cảm thấy chán quá rồi thì cũng giống như họ, bắt chước họ là xong: bắn chết mấy cái thằng ấy càng nhiều càng tốt!
Câu nói “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” vẫn nằm bệ vệ trong Hiến pháp và không ai có thể lay chuyển được, trong khi đó hệ thống tuyên truyền vẫn nỗ lực cho rằng “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là xu thế tất yếu của quá trình phát triển ở nước ta”.
Sự phát triển ấy chỉ thấy rõ trong từng gia đình đảng viên các cấp khi tài sản của họ mỗi ngày một lớn theo tỷ lệ teo tóp của đất đai khắp nước. Tỷ lệ teo tóp này cùng chiều với đà phát triển của bất công, đàn áp, cưỡng chế một cách dã man và nhiều nơi đã xuất hiện sự phản kháng mạnh mẽ không khoan nhượng của nhân dân.
Trí thức vẫn nhiều lần lên tiếng rằng thay một khẩu hiệu, cải tổ một chính sách không thật sự khó khăn như hệ thống vẫn đưa ra. Lịch sử không thời nào lại chấp nhận sự im lặng kéo dài trước cách rẻ rúng lương tâm và sinh mạng người dân để củng cố quyền lực và lợi ích của phe nhóm nhất là lợi dụng sức mạnh sẵn có để định danh những sai lầm ấy ngay trong Hiến pháp.
Vụ nổ súng làm ông Vũ Ngọc Dũng (51 tuổi), Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình, bị bắn vào đầu, được đưa đi cấp cứu và chết tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) lúc 19 giờ cùng ngày.
Ngoài ra, 3 người khác cùng là cán bộ của trung tâm này là Nguyễn Thanh Dương (38 tuổi), Vũ Công Cương (23 tuổi), Bùi Đức Xuân (38 tuổi) bị bắn vào đầu phải đưa đi cấp cứu.
Đặng Ngọc Viết đã lên trốn tại một ngôi chùa. Sau đó, một số người dân địa phương đã phát hiện và báo tin Viết đã tự sát. Một nguồn tin cho biết, Viết đã tự sát bằng cách tự bắn vào đầu.
Báo Tiền Phong nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”.
“Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần”, báo Tiền Phong cho biết.
Rõ ràng phải có gì khuất tất gây nên sự bất công quá mức chịu đựng, gia đình bị dồn vào đường cùng, thì mới nảy sinh ra hành động trả thù khốc liệt như thế.
Chúng ta đã từng chứng kiến sự bất công này khằp ba miền Trung Nam Bắc suốt hơn hai thập niên qua. Cảnh nông dân ăn nằm vật vã nơi vỉa hè, công viên để khiếu kiện đất đai trở thành bức tranh thường lệ. Bi kịch như nông dân Vụ Bản đeo khăn tang, nông dân Dương Nội bày biện âm binh để đòi đất và giữ đất. Biết bao bà mẹ Việt Nam cầm những tấm bằng "Tổ quôc ghi công" lê lết tìm đến các cơ quan công quyền với tờ đơn khiếu nại trong vô vọng và bất lực.
Người ta đã phải khoả thân để chống đối như hai mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ, phải tự thiêu như bà Đinh Thị Kim Liêng, phải nổ súng để bảo vệ thành quả mồ hôi nước mắt của mình như Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng, Hải Phòng...
Đất đai là máu thịt của người nông dân. Mất đất là mất hết. Đa phần, thậm chí có chút tiền đền bù, nhưng đã quen với nghề nông từ bao thế hệ, cũng chỉ biết ăn xài đến lúc hết tiền là cũng hết cơ nghiệp. Đất hay là chết!
Vì thế mới có âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn mà vì không chết nên anh phải chịu bản án 5 năm tù. Anh Viết không muốn thế. Anh chọn cái chết!
Anh Trương Ba Không đã viết status trên Facebook:
"Mình đã khóc khi đọc 6 bài báo về một chủ đề. Khóc âm thầm cho những nỗi đau riêng của những kiếp người kém may mắn so với số đông cộng đồng, nhưng khi chợt biết anh Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau khi xả súng vào một nhóm quan chức địa phương Thái Bình, thì mình đã khóc oà thành tiếng cho nỗi đau của cả một xã hội loạn".
Xã hội không loạn sao được khi mà bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải kêu lên rằng, giám sát nhiều nơi, thấy chính sách an sinh đến địa phương thì bị “biến dạng”. “Ăn” của dân không chừa chỗ nào, từ tiền bảo hiểm y tế của thương binh đến các cháu nghèo trường dân tộc, liều vắc-xin con con của các cháu cũng bị “ăn”!
Bà Nguyễn Thị Doan đã từng có lúc nói Việt Nam "dân chủ gấp vạn lần các chế độ tư sản", liệu bà có giật mình nhớ lại không?
Quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ, từ trung ương xuống địa phương, bệnh tham nhũng, bớt xén, rút ruột công trình trở thành nạn đại dịch trong hệ thống chính trị. Chính hệ thống "dân chủ gấp vạn lần các chế độ tư sản" này đã tạo ra những đặc quyền, đặc lợi như thế, đã tạo ra một giai cấp thống trị nhẫn tâm và suy thoái như thế.
Xin được thắp nén nhang cho con người bất hạnh Đặng Ngọc Viết.
Bi kịch về cái chết của anh làm lắng đọng một điều tâm đắc: Cuộc sống là vô cùng cao quý, nhưng đôi khi vì những giá trị đích thực của nó, con người buộc phải chết khi không còn nơi nào nương tựa cho pháp lý, không còn lòng tin nào đối với thế lực cầm quyền.
Cái chết của anh là tiếng gọi đánh thức lương tri và tinh thần tranh đấu chống lại bạo quyền của những người còn sống.
Con giun xéo mãi cũng quằn, đó là bài học lớn cho chế độ chuyên quyền, cố vị hiện tại của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
*Bài viết trích từ trang blog Lê Diễn Đức. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA.
Chuyện sống chết ở Việt Nam thời buổi này là chuyện còn hơn cơm bữa, nên việc một vài người chết chẳng đáng để công luận quan tâm. Mỗi ngày, cả trăm người chết và bị thương vì tai nạn giao thông cũng chẳng ai chịu trách nhiệm và dần dần không còn ai để ý. Nhưng, vụ việc này, đã khiến quan tâm, báo chí liên tục cập nhật. Vì sao vậy?
Có lẽ mức độ giật gân của câu chuyện này không đủ để dư luận quan tâm đến thế. Xưa nay, ở Việt Nam, chuyện cán bộ, quan chức đang yên đang lành bỗng nhiên có người xông vào bắn bể sọ, ném mìn vào nhà, bắn chết qua kính ô tô hoặc cài bom nổ ở khách sạn, quán bar… đã như bài học thuộc lòng qua hệ thống báo chí, sách vở kể lại chuyện các nhóm đặc công, biệt động thành… trong thời kỳ chiến tranh Nam – Bắc.
Và những nhóm biệt động, đặc công ấy đã trở thành hình tượng, thành mẫu gương cho bao lớp trẻ noi gương, học tập và làm theo như Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, thậm chí không có thật thì bịa ra như Lê Văn Tám… Những người bắn, giết, nổ bom kia được vinh danh là những anh hùng, vì nghĩa lớn, vì đất nước, nhân dân mà phải giết người. Vì thế, việc một người đàn ông vào phòng làm việc, bắn vào đầu dăm ba cán bộ, giết vài người cũng không là chuyện giật gân.
Nguyên nhân
Vấn đề là ở chỗ: Báo chí cho biết, người cầm súng này, là một người hiền lành và chăm chỉ, chịu khó làm ăn hiện đang có nguy cơ ra khỏi ngôi nhà của mình, mảnh đất của mình đã xây dựng bằng xương, máu của gia đình từ bao lâu nay.
Báo chí cũng cho biết rằng, người cầm súng nã thẳng vào đầu các cán bộ này, hoàn toàn không có sự thâm thù hoặc mâu thuẫn cá nhân gì với các nạn nhân bị bắn.
Như vậy, khi không có mâu thuẫn với các nạn nhân bị bắn, hẳn hung thủ phải có mâu thuẫn với thể chế, với nhà nước này khi tài sản, nhà cửa, đất đai của anh ta bị chiếm đoạt với danh nghĩa “thu hồi”. Điều đặc biệt là sau khi “thù hồi”, thì số tiền được “đền bù” không thể đủ để anh ta có thể kiếm được một chỗ ở mới cũng với giá mà nhà nước đưa ra.
Như vậy, mâu thuẫn chính là ở chỗ đang yên ổn sống trong nhà mình, anh ta có nguy cơ bị đuổi ra đường. Đến đây, nhà cầm quyền đã buộc anh phải chọn lấy một con đường cho tương lai.
Hoặc chấp nhận lang thang trên chính quê hương, để mảnh đất được gây dựng lên cho người khác làm giàu.
Hoặc chống lại việc cướp đất đai của gia đình mình, bằng biện pháp súng hoa cải hoặc mìn tự tạo như anh em Đoàn Văn Vươn và kết cục là nhận mấy năm tù còn được nhà nước coi là”khoan hồng”.
Hoặc đeo đuổi con đường đi tìm công lý ở các cơ quan công quyền, từ địa phương chạy đèn cù đến Trung ương và cuối cùng là Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bước tiếp chặng đường hàng vạn dân oan khắp nước đã bước đi cả mấy chục năm nay.
Và kết cục sẽ rất có thể như bà cụ Nhung gửi lại linh hồn mình nơi vườn hoa Lý Tự Trọng để đưa cái xác vô hồn về lại quê hương sau bao năm kiếm ăn lần hồi bằng nhặt rác để đi kiện, sau bao năm chạy tán loạn khi thấy công an hoặc côn đồ khủng bố ngày đêm.
Không, anh đã chọn con đường khác: Nổ súng
Con đường phải đi
Thông thường, khi bị xâm phạm quyền lợi của mình, bất cứ ai cũng có phản ứng tự vệ. Đầu tiên là giữ bằng mọi khả năng mình có bằng cách rào dậu, canh gác. Sau đó, là tranh cãi, chửi bới. Căng thẳng hơn thì dùng gậy gộc, đất đá. Tiếp đến là dao búa, vũ khí. Trong trường hợp căng thẳng hơn và quyết liệt hơn thì dùng mìn, bộc phá và cuối cùng là ăn thua đủ với nhau, chấp nhận thí mạng sống của mình để nói lên ý chí.
Ở đây, Đặng Ngọc Viết đã chọn cách cuối cùng.
Ở đây, các nạn nhân đi theo anh về nơi chín suối, không có hận thù riêng với anh. Tuy nhiên, không thể nói là họ không có can hệ. Bởi chính các nạn nhân này là sự hiện hữu cụ thể của bộ máy, của thể chế để đưa anh đến cảnh trắng tay.
Cũng có thể, anh đã hiểu rằng, những người kia, chỉ là công cụ. Chính vì thế anh đã đi lại nhiều vòng quang bức tượng Phật bà Quan Âm trước khi anh tự tử? Có thể lắm, anh không muốn điều ác xảy ra. Và mọi việc anh không thể chọn cách khác.
Vì anh biết, con đường đảng và nhà nước đang vạch sẵn cho anh, ở các vườn hoa, ở nơi tiếp dân… Anh sẽ gục ngã giữa chừng nếu anh đi con đường mà dân oan cả đất nước này vẫn đang đi.
Con đường anh chọn, là con đường quyết liệt, chấp nhận hi sinh.
Đây là lời cảnh báo cho những ai đang cố tình vịn vào hai chữ “công cụ” nhằm biện hộ cho những hành động tội ác của mình. Bởi, dù là công cụ, anh vẫn là con người, vẫn có khối óc, trái tim.
Nhưng, cũng là lời cảnh báo hữu ích cho nhà cầm quyền đã đẩy họ đi đến cuối con đường và bước tiếp theo của họ chỉ còn là phản kháng.
Hà Nội, ngày 13/9/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
*Bài viết trích từ trang blog J.B Nguyễn Hữu Vinh. Nội dung không thể hiện quan điểm của RFA
-----------------------------------
Giọt nước tràn ly
Nam Nguyên, RFA 2013-09-13
Vụ một người bị thu hồi đất tự sát sau khi xông vào trụ sở UBND Thành phố Thái Bình nổ súng vào 5 cán bộ địa chính, làm chết một lãnh đạo gây thương tích cho 3 cán bộ khác, đã trở thành sự kiện nóng trên báo chí cho tới diễn đàn Quốc hội.
Người dân bị dồn vào đường cùng
Báo mạng Dân Trí ngày 12/9 đưa tin, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ông Nguyễn Hạnh Phúc liên hệ vụ việc ở Thái Bình với vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, để khẳng định việc thu hồi đất thực sự là một vấn nạn đầy phức tạp bức xúc.Tuy vậy phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận để chốt lại Dự luật Đất đai sửa đổi vẫn có nhiều ý kiến giữ lại một nội dung từng gây tranh cãi gay gắt. Đó là việc thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội, nhưng sẽ bổ sung phân cấp thẩm quyền cho phép thu hồi và diện tích thu hồi theo thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng và Hội đồng Nhân dân.
GSTS Nguyễn Thế Hùng ở Đà Nẵng, một nhân vật tích cực với vấn đề phục hồi xã hội dân sự, nhận định về tình trạng giọt nước tràn ly liên quan đến vấn đề thu hồi đất đai, qua vụ Tiếng súng Hoa cải Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng như vụ Đặng Ngọc Viết bắn lãnh đạo Địa chính rồi tự sát ở Thái Bình.
Vụ việc vừa rồi đúng là đáng báo động, bởi vì người dân bị dồn vào đường cùng. Một số quan chức Nhà nước móc ngoặc với đại gia để họ bán đất ăn trên đầu trên cổ nhân dân.“Vụ việc vừa rồi đúng là đáng báo động, bởi vì người dân bị dồn vào đường cùng. Một số quan chức Nhà nước móc ngoặc với đại gia để họ bán đất ăn trên đầu trên cổ nhân dân, gây ra một làn sóng phẫn uất rất chính đáng và gọi là tức nước vỡ bờ. Cho nên phải thừa nhận sở hữu tư nhân và khi thu hồi đất phải trên cơ sở thỏa thuận giữa người dân và cơ quan thu hồi đất, bởi vì thỏa thuận thì người dân được đền bù chính đáng. Không có khoản tiền chênh lệch thì quan tham mới không chui vào đó ăn được. đó là một trong những cách hạn chế tham nhũng.”
-GS Nguyễn Thế Hùng
Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ở Hà Nội hôm 12/9, một ngày sau vụ ông Đặng Ngọc Viết tự sát sau khi bắn chết lãnh đạo Địa chính Thành phố Thái Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng, chỉnh lý dự thảo Luật Đất Đai lần này cần phải quán triệt quan điểm các dự án có tầm quan trọng như thế nào mới thực hiện thu hồi đất, còn lại phải giải quyết theo các phương thức khác.
Trong dịp trả lời chúng tôi chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội nhận định, Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Qui định này mù mờ về chủ sở hữu cũng người đại diện chủ sở hữu. Theo Hiến pháp 1992 Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ mục tiêu quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng. Nhưng Luật Đất đai lại bổ sung thêm là Nhà nước có thể thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. TS Lê Đăng Doanh phân tích:
“Điều này quá rộng và không xác định rõ, cho nên dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân và đền bù với một giá rất thấp rồi chuyển giao cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và ăn chênh lệch giá đó, giá đất thì thường xuyên được đẩy lên rất cao cho nên làm cho giá bất động sản của Việt Nam tăng lên cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập trung bình của xã hội. Đấy là một vấn đề rất là gay gắt, cho nên hiện nay đang có nhiều phương án đưa ra để thảo luận.”
Báo Thanh Niên Online ngày 12/9 trích lời ông Đặng Ngọc Vinh, anh trai của ông Đặng Ngọc Viết cho rằng, hành động của em mình là do bức xúc quá lâu về chuyện đền bù giải tỏa đất của gia đình. Vẫn theo tờ báo, kết quả giám định pháp y khẳng định không phát hiện chất ma túy trong cơ thể Đặng Ngọc Viết, công an địa phương cũng xác nhận hoàn cảnh gia đình Viết rất éo le và Viết chưa từng có tiền án, tiền sự.
Giá đền bù không hợp lý
Nên giao việc định giá cho một tổ chức định giá, hội đồng định giá với những nhà chuyên môn thì họ định giá mảnh đất thu hồi.Theo báo mạng Đất Việt, người vợ sắp cưới của kẻ tự sát sau khi xả súng ở Thái Bình mà nhà báo ghi tên tắt là N.T.N cho biết, Đặng Ngọc Viết nhiều lần tỏ ra bức xúc vì đất của gia đình không được đền bù với giá hợp lý. Cụ thể đền bù 7 triệu đồng/mét vuông, trong khi giá thị trường hơn 10 triệu đồng/ mét vuông. Tờ báo ghi nhận, căn nhà và đất của Đặng Văn Viết ở Thành phố Thái Bình được áp giá đền bù gần 500 triệu đồng, nhưng Chính quyền không trả một lần và chia làm nhiều lần. Sau khi nhận được ba đợt, Đặng Ngọc Viết có nguyện vọng trả lại toàn bộ tiền đã nhận và yêu cầu Ủy ban Nhân dân Thành phố Thái Bình chuyển sang hình thức cấp đất ở khu tái định cư, chấp nhận đóng thêm tiền như qui định, nhưng không được chính quyền chấp nhận.
-LS Nguyễn Văn Hậu
Vụ bắn cán bộ địa chính và tự sát ở Thái Bình chỉ là một trong hàng chục ngàn vụ rắc rối có liên quan đến thu hồi đất đai và đền bù không thỏa đáng. Báo chí ghi nhận hàng trăm vụ biểu tình hoặc chống đối cưỡng lệnh thu hồi đất để chính quyền thực hiện các dự án có tính cách thương mại, như Ecopark Hưng Yên hoặc đơn lẻ nhưng gây tiếng vang lớn, như vụ nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng.
LS Trần Vũ Hải ở Hà Nội, trong dịp trả lời Nam Nguyên cho rằng, vấn đề đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đã giúp cho nhiều địa phương thu hồi đất của người dân và đền bù không thỏa đáng. LS Trần Vũ Hải nhận định:
“Người dân vẫn lo ngại là đến một ngày nào đó người chủ đất thực sự được coi là nhà nước lấy lại, thu hồi lại như hiện nay thì sao? Nếu đó là sở hữu tư nhân thì lúc đó anh muốn làm gì với tôi là phải trên cơ sở mua bán tức là trên cơ sở quan hệ thị trường, quan hệ giá trị chứ không phải là anh định đọat anh thu hồi anh cho rằng cái giá này là hợp lý, giá kia không hợp lý, tức là giá theo ý chủ quan của Nhà nước nhưng thực ra là ý chủ quan của một số quan chức địa phương thôi. Cho nên chúng tôi cho rằng, đất đai rõ ràng cần phải được nhìn nhận như là tài sản có sở hữu rõ ràng mà ở đây là sở hữu tư nhân.”
Câu chuyện thu hồi đất và nhà ở rồi đền bù thấp hơn giá thị trường dẫn tới sự sự kiện ông Đặng Ngọc Viết trút hết oán hận lên những người thực hiện chính sách thu hồi đất của địa phương. Ở đây cụ thể là Ban Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quĩ đất Thành phố Thái Bình và Đội giải phóng mặt bằng.
Trong dịp trả lời Nam Nguyên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định về nhu cầu cải tổ chính sách để thực hiện công bằng trong đền bù thu hồi đất.
“Nên giao việc định giá cho một tổ chức định giá, hội đồng định giá với những nhà chuyên môn thì họ định giá mảnh đất thu hồi, để người mất đất phải có một cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ và việc tái định cư phải thực hiện trước khi thu hồi đất, họ phải có một cuộc sống ổn định không giống như thời gian trước thu hồi đất người dân phải ở những nơi không tốt. Chúng tôi đã góp ý kiến nghị Quốc hội qua rất nhiều cuộc hội thảo theo hướng giải quyết cho người dân như vậy thì nó sẽ hạn chế được những tranh chấp.”
Nếu trong Quí IV này Quốc hội Việt Nam thông qua bản Hiến pháp tu chính, thì đồng thời Luật Đất đai sửa đổi cũng sẽ được thông qua. Các chuyên gia dự đoán sẽ không có đột phá thay đổi qui định đất đai sở hữu toàn dân mà thực chất là sở hữu Nhà nước vì Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định. Tuy vậy, những người quan tâm hy vọng Luật Đất Đai sau khi sửa đổi sẽ hạn chế vấn đề thu hồi đất để thực hiện các dự án có tính cách thương mại, khả dĩ bảo vệ quyền lợi của người dân bị thu hồi đất với giá trị đền bù thỏa đáng.
Luật đất đai: Tu từ, nhóm lợi ích, hay súng nổ?
Kính Hòa, phóng viên RFA 2013-09-12
Sở hữu toàn dân
Một vụ nổ súng có liên quan đến đất đai tại tỉnh Thái Bình là một người chết và hung thủ tự sát. Nguyên nhân sâu xa của sự việc là bộ luật đất đai của Việt Nam không công nhận quyền sỡ hữu tư nhân.Năm 1997 nông dân tỉnh Thái Bình nổi loạn tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ. Trong một đêm cuối tháng sáu, hàng ngàn người kéo nhau đập phá ủy ban hành chính xã, trụ sở đảng cộng sản cùng nhà của các cán bộ xã. Nguyên nhân của vụ nổi loạn này được cho là do những cán bộ nắm quyền tham nhũng, sử dụng những khoản tiền đóng góp cho mục tiêu công ích làm của riêng.
Mười sáu năm sau, một người dân tỉnh Thái Bình là Đặng Ngọc Viết dùng súng bắn các cán bộ của tỉnh rồi tự sát. Các cán bộ này làm việc cho Trung tâm phát triển quỹ đất. Nguyên nhân của vụ việc được cho là do sự bất đồng giữa Trung tâm này và gia đình hung thủ về việc bù tiền cho căn nhà của anh ta sẽ bị giải tỏa.
Luật đất đai ở Việt Nam không cho phép người dân được sở hữu mảnh đất của mình, và do vậy không thể quyết định bán mảnh đất ấy theo giá mình muốn, mà giá ấy được quy định bởi Nhà nước, và Nhà nước trong câu chuyện nổ súng này chính là những viên cán bộ làm việc trong Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Thái Bình.
Năm 1997, Việt Nam đã thực hiện chương trình cải cách kinh tế được gần 10 năm kể từ khi Đảng cộng sản chấp nhận kinh tế thị trường, nhưng vẫn duy trì sự độc tôn lãnh đạo. Do kinh tế thị trường mà các cán bộ xã An ninh vừa kể trên có thể làm giàu dựa trên quyền lực độc tôn của mình ở xã trong vai trò đại diện của đảng cộng sản cầm quyền. Theo một nghiên cứu của Giáo sư Tương Lai ngay sau cuộc nổi loạn xảy ra, thì sự phân hóa xã hội giữa một bên là các cán bộ giàu có do tham nhũng và những người nông dân vẫn còn nghèo khó là một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc đập phá vào đêm cuối tháng sáu ấy.
Khi đã công nhận sở hữu tư nhân thì cứ thuận mua vừa bán thôi. Chứ còn cái sở hữu toàn dân nó gây bao nhiêu là cảnh khốn cùng cho người dân.Trong 13 năm qua, kinh tế xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Nhiều công ty tư nhân ăn nên làm ra, nhiều nông dân đổ xô vào thành thị tìm việc làm, nhiều vùng quê biến thành phố xá, nhà máy, công ty… Tuy vậy có những điều vẫn không đổi. Luật đất đai quy định sở hữu toàn dân vẫn không đổi, và sự độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản vẫn không đổi.
-Lê Hiếu Đằng
Nếu năm 1997 các quan chức địa phương tại Thái Bình tham nhũng một cách đơn giản là lấy tiền từ công quỹ dùng cho gia đình mình, thì mười mấy năm sau, sự nhũng lạm là tinh vi và phức tạp hơn. Bây giờ xuất hiện các nhà tài phiệt giàu có, cần đất đai để làm ăn. Sự thông đồng của họ với các quan chức phụ trách đất đai ở địa phương đã tận dụng tối đa nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân để thu lợi. Họ cùng nhau lấy đất của người nông dân với một giá rẻ rồi bán lại với giá đắt cho giới có tiền.
Sự tranh cãi về tiền đền bù đất đai giữa nông dân và chính quyền tỏ ra rất mất cân sức vì nông dân không có quyền về mặt pháp lý trên mảnh đất của mình. Trong những nổ lực vô vọng của sự sống còn, người ta chứng kiến hàng đoàn nông dân mất đất lê la từ trong nam ra ngoài bắc, đến bất cứ cửa quan cửa đảng nào mà họ hy vọng đòi lại được đất.
Đất đã thấm máu
Nhà cầm quyền Việt Nam không phải là không biết vấn đề này, và họ đã lập ra các Ban giải phóng mặt bằng, hay Trung tâm phát triển quỹ đất như trường hợp tỉnh Thái Bình, hy vọng tạo ra được… “đất sạch,” tức là loại đất không có người nông dân nào đòi hỏi tiền bạc của mình nữa. Song, quyền lực vẫn là tuyệt đối, và đất đai vẫn là của chung mà không thể sạch được. Không những không sạch mà bây giờ còn thấm máu.Nhiều người đã lên tiếng đòi phải thay đổi luật đất đai với việc công nhận đa sở hữu tức là có sở hữu tư nhân. Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi:
“Khi đã công nhận sở hữu tư nhân thì cứ thuận mua vừa bán thôi. Chứ còn cái sở hữu toàn dân nó gây bao nhiêu là cảnh khốn cùng cho người dân.”
Những đòi hỏi sửa đổi luật đất đai này đã không được lắng nghe vì đảng cộng sản cho rằng nếu công nhận quyền sở hữu đất đai tư nhân thì nước Việt Nam không còn theo định hướng xã hội chủ nghĩa nữa.
Thực sự cái định hướng xã hội chủ nghĩa ấy với chế độ công hữu về đất đai như những nhà thành lập học thuyết cộng sản chủ trương, có tầm quan trọng đến thế chăng trong cái không khí làm ăn rộn ràng hiện nay của xã hội Việt Nam?
Nhiều nhà quan sát cho rằng đã hình thành các nhóm lợi ích trong xã hội Việt Nam hiện tại, các lợi ích ấy bao gồm cả lợi ích đất đai ở các địa phương. Và chính các nhóm này đã tác động lên việc làm chính sách của quốc gia.
Việc can dự của các nhóm lợi ích này vào chính sách và luật lệ về đất đai thấy rất rõ trong một đề nghị gần đây là thêm vào luật đất đai việc cưỡng chế trưng dụng đất đai cho cả các dự án kinh tế xã hội, thay vì chỉ vì lợi ích công cộng và quốc phòng như trước. Và việc kiềm chế sự tác động của các nhóm lợi ích này chỉ có thể giải quyết theo một cơ chế thị trường thuận mua vừa bán như luật gia Lê Hiếu Đằng đề cập, vì khi đó người nông dân mới có quyền quyết định trên mảnh đất của mình, đương đầu bằng pháp lý với các nhóm lợi ích.
Một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, nơi đang xảy ra giằng co giữa dân làng và chính quyền về việc trưng dụng đất đai, sau khi nghe vụ nổ súng ở Thái Bình nói với chúng tôi như sau:
Cái việc này nó xảy ra vì pháp lý không rõ ràng, làm con người ta ức chế, từ ức chế bộc phát thành hành động thôi.“Cái việc này nó xảy ra vì pháp lý không rõ ràng, làm con người ta ức chế, từ ức chế bộc phát thành hành động thôi. Quyền lợi của người ta là chính đáng, mà cứ đè người ta ra mà cướp đất. Đằng nào cũng chết, mà chết rồi cũng xong.”
-Một nông dân
Không xa Thái Bình là huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, nông dân Đoàn Văn Vươn đã dùng súng hoa cải bắn vào những người đến “cưỡng chế giải tỏa” khu đất của gia đình. Vụ việc vẫn còn nóng và bản án dành cho anh Vươn vẫn đang được công luận bàn cãi, thì nay lại xảy ra vụ nổ súng tại Thái Bình. Lần này, mặc dù sẽ không đưa đến một phiên tòa nào nhưng để lại hai xác chết.
Khi được hỏi vấn đề sở hữu đất đai, người nông dân ấy trả lời:
“Tôi là một người dân, những vấn đề chính trị tôi không biết gì và tôi cũng không có quyền. Nhưng tôi nghĩ là người dân cần trước hết là sự bình yên, rồi sau đó là quyền lợi của một con người.”
Trách nhiệm nằm ở những người cầm quyền, họ muốn duy trì câu chữ của lý thuyết cộng sản công hữu về đất đai mà dung dưỡng sự lộng hành của các nhóm lợi ích, như Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi trong một lần phỏng vấn:
“Bây giờ mà cứ lấn cấn câu chữ, chế độ này chế độ nọ thì không đổi mới được gì.”
Hay là đáp ứng quyền lợi của một con người cho người dân như câu nói của người nông dân làng Trịnh Nguyễn.
Những người nông dân rõ ràng là không hề biết tới các lý thuyết chính trị xã hội như sở hữu toàn dân, hay là sự chi phối của các nhóm lợi ích tuy nhiên họ biết mảnh đất của họ bị mất do ai và từ đó vụ nổ súng Đặng Ngọc Viết xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Máu lại đổ vì đất
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2013-09-12
Vụ xả súng bắn cán bộ tại nơi làm việc đang làm cho dư luận nhức nhối trước hai cái chết không đáng có của Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thái Bình và kẻ gây án là anh Đặng Ngọc Viết. Điều gì đã dẫn đến quyết định cùng đường này của một người dân bình thường bỗng trở thành sát nhân khi anh ta biết rằng không thể nào tránh khỏi cái chết của chính mình?
Dân bị dồn vào thế cùng
Chưa bao giờ chính quyền phải đối mặt với một sức ép lớn như hiện nay sau khi một thanh niên vào văn phòng làm việc của UBND thành phố Thái Bình nã súng vào các cán bộ địa chính thuộc Trung tâm Phát triển Quỹ đất của tỉnh gây cho một người chết và ba người khác bị thương. Kẻ gây án cũng tự sát vài giờ sau đó.
Sự thật đã nhanh chóng được sáng tỏ khi chính ông Đỗ Đình An, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố trong một cuộc họp báo rộng rãi sáng ngày 12 tháng 9 tại Thái Bình đã xác định nguyên nhân dẫn đến vụ bắn người này là từ chuyện bất công trong khâu đền bù giải tỏa chứ không có một hiềm khích cá nhân nào.
Sát thủ là anh Đặng Ngọc Viết, vừa là kẻ sát nhân cũng là nạn nhân của câu chuyện đền bù giải tỏa. Anh Viết xuất hiện trên mặt báo với hai khuôn mặt, một kẻ sát nhân máu lạnh và một người đáng được thông cảm vì suy nghĩ nông cạn mặc dù nguyên nhân khiến anh tiến tới việc bắn người là do chính sách đất đai quá bất công kéo dài nhiều chục năm qua. Điều này chứng tỏ rằng động cơ giết người của anh Viết hoàn toàn có thể chia sẻ: bị dẫn tới đường cùng.
Gia đình anh Viết được láng giềng cho biết đã tận cùng của sự khốn khó. Cha và em trai anh là nạn nhân chất độc da cam. Anh Viết đã ly dị vợ và có hai con phải nuôi trong khi không có một nghề nghiệp gì chắc chắn. Mảnh đất duy nhất của gia đình anh đã qua nhiều đời bỗng nhiên bị trưng thu và đền bù với cái giá thấp hơn giá thật của nó rất nhiều lần. Một người láng giềng của gia đình anh Đặng Ngọc Viết cho chúng tôi biết:
Nó đi miền Nam sống nhưng thấy việc gia đình như vậy mà không giải quyết được nên nó bức xúc quá nó phải bắn vì biết không làm gì được chính quyền này đâu.Nó làm đường đi qua nhà người ta và lại đền bù không thỏa đáng. Trên cơ sở nó nói rằng nhà người ta không có giấy tờ nhưng thực ra đất này đã có bốn đời rồi cũng hơn trăm năm rồi. Thực tế là vậy đã dẫn đến bức xúc trước việc lấy quyền lực áp đặt trên đất đai của họ khiến đi kiện mãi nhưng không được thế thì bắn! Nó đi miền Nam sống nhưng thấy việc gia đình như vậy mà không giải quyết được nên nó bức xúc quá nó phải bắn vì biết không làm gì được chính quyền này đâu.
-Láng giềng anh Viết
Sự khốn cùng về kinh tế cộng với bất công của chính sách đã đẩy anh vào con đường sát nhân. Sợ hãi và ân hận khiến anh phải tự sát vì biết rằng không thể trốn khỏi lưới pháp luật cùng sự trả thù của hệ thống.
Câu chuyện bi thảm khép lại với cái chết của hai con người và hơn hết hai cái chết ấy là hậu quả của một chính sách sai lầm về đất đai bao năm qua đã làm xã hội đảo điên khi chính sách ấy được dùng để nuôi sống nhiều nhóm lợi ích cũng như giúp nhiều cán bộ làm giàu qua sự tiếp tay của họ.
Do sai lầm chính sách đất đai
Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết nhận xét của ông về chính sách gây ra những cái chết này:
Luật lệ quy định đất đai là của toàn dân, chính là ở đó. Cái đó đã tạo điều kiện tước đoạt đất của dân cho nên dân người ta mới phản ứng như thế và phản ứng như thế là đúng. Muốn khắc phục phải thay đổi vấn đề “đất đai là của toàn dân” phải bỏ cái đó mới được.
Đại tá Phạm Đình Trọng, nguyên là cây viết quân đội đã trả thẻ đảng và có các bài viết đào sâu về chính sách đất đai cho biết nhận xét của ông:
Chỉ có trả lại quyền sở hữu đất đai thiêng liêng của người dân, cho người dân chứ không thể lấy cái quyền công hữu hóa đất đai là sở hữu toàn dân để cướp đất của người ta được. Chỉ tạo điều kiện cho bọn quan tham nó cướp đất của người dân và nó sẽ đẩy nhà nước này tới chỗ đối lập với toàn bộ dân tộc Việt Nam chứ không phải chỉ mấy người nông dân mà thôi đâu.
Trong lúc các vụ đàn áp tôn giáo đang diễn ra tại Nghệ An chưa ngã ngũ, thì vụ xả súng bắn cán bộ tại Thái Bình như thêm dầu vào lửa. Người giáo dân cảm thấy có một sức mạnh mới phía sau trong khi nông dân mất đất được an ủi rất nhiều qua những phát súng của Đặng Ngọc Viết. Nhân dân không nhẫn tâm với cái chết của Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thái Bình nhưng họ khó thể thông cảm cho vị trí mà ông này đang nắm giữ.
Hai cái chết ấy mở ra những câu hỏi cho lương tâm của nhiều giới trong đó có những người đang nắm vận mệnh đất nước và có trách nhiệm về chính sách đất đai buộc họ phải can đảm nhìn lại những gì mà từ lâu vẫn khăng khăng xác định là đúng đắn cần phải bảo vệ.
Cái cần phải bảo vệ ấy nay không còn chính đáng vì nó đã được tô bằng máu của người mất đất lẫn kẻ thừa hành chính sách lấy đất của người dân. Chính sách nào cũng do con người lập ra và vì vậy khi nó xâm phạm lương tâm, sinh mạng và tài sản con người thì phải bị đào thải. Nếu không thì chính người làm ra chính sách phi nhân ấy sẽ bị đào thải theo quy luật lịch sử.
Đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết về chính sách đất đai nhưng chưa bao giờ chúng được xem xét một cách triệt để trong tinh thần chia sẻ và phân tích khoa học. Nhà báo Kha Lương Ngãi nhận xét:
Chỉ có trả lại quyền sở hữu đất đai thiêng liêng của người dân, cho người dân chứ không thể lấy cái quyền công hữu hóa đất đai là sở hữu toàn dân để cướp đất của người ta được.Phải thực hiện theo kiến nghị của nhóm 72, bỏ luật đất đai là sở hữu toàn dân mà phải là đa sở hữu, và muốn trưng thu đất thì phải bồi thường xứng đáng và đúng luật pháp thì mới giải quyết được vấn đề
- Đại tá Phạm Đình Trọng
Người láng giềng của anh Đặng Ngọc Viết cũng là nạn nhân của việc trưng thu đất, ông bức xúc không kém anh Viết và thẳng thắn nói rằng nếu tới bước đường cùng thì ông cũng làm như thế:
Khi nào cảm thấy chán quá rồi thì cũng giống như họ, bắt chước họ là xong: bắn chết mấy cái thằng ấy càng nhiều càng tốt!
Câu nói “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” vẫn nằm bệ vệ trong Hiến pháp và không ai có thể lay chuyển được, trong khi đó hệ thống tuyên truyền vẫn nỗ lực cho rằng “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là xu thế tất yếu của quá trình phát triển ở nước ta”.
Sự phát triển ấy chỉ thấy rõ trong từng gia đình đảng viên các cấp khi tài sản của họ mỗi ngày một lớn theo tỷ lệ teo tóp của đất đai khắp nước. Tỷ lệ teo tóp này cùng chiều với đà phát triển của bất công, đàn áp, cưỡng chế một cách dã man và nhiều nơi đã xuất hiện sự phản kháng mạnh mẽ không khoan nhượng của nhân dân.
Trí thức vẫn nhiều lần lên tiếng rằng thay một khẩu hiệu, cải tổ một chính sách không thật sự khó khăn như hệ thống vẫn đưa ra. Lịch sử không thời nào lại chấp nhận sự im lặng kéo dài trước cách rẻ rúng lương tâm và sinh mạng người dân để củng cố quyền lực và lợi ích của phe nhóm nhất là lợi dụng sức mạnh sẵn có để định danh những sai lầm ấy ngay trong Hiến pháp.
Tiếng gọi từ cái chết
Lê Diễn Đức 2013-09-12
Sự bất công quá mức chịu đựng
Báo Thanh Niên đã tin, lúc hơn 14 giờ ngày 11/9, Đặng Ngọc Viết (sinh năm 1971) đã vào trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Thái Bình, xông vào phòng làm việc của Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố Thái Bình bắn vào những người đang ngồi làm việc tại đây.Vụ nổ súng làm ông Vũ Ngọc Dũng (51 tuổi), Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình, bị bắn vào đầu, được đưa đi cấp cứu và chết tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) lúc 19 giờ cùng ngày.
Ngoài ra, 3 người khác cùng là cán bộ của trung tâm này là Nguyễn Thanh Dương (38 tuổi), Vũ Công Cương (23 tuổi), Bùi Đức Xuân (38 tuổi) bị bắn vào đầu phải đưa đi cấp cứu.
Đặng Ngọc Viết đã lên trốn tại một ngôi chùa. Sau đó, một số người dân địa phương đã phát hiện và báo tin Viết đã tự sát. Một nguồn tin cho biết, Viết đã tự sát bằng cách tự bắn vào đầu.
Báo Tiền Phong nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”.
“Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần”, báo Tiền Phong cho biết.
Rõ ràng phải có gì khuất tất gây nên sự bất công quá mức chịu đựng, gia đình bị dồn vào đường cùng, thì mới nảy sinh ra hành động trả thù khốc liệt như thế.
Chúng ta đã từng chứng kiến sự bất công này khằp ba miền Trung Nam Bắc suốt hơn hai thập niên qua. Cảnh nông dân ăn nằm vật vã nơi vỉa hè, công viên để khiếu kiện đất đai trở thành bức tranh thường lệ. Bi kịch như nông dân Vụ Bản đeo khăn tang, nông dân Dương Nội bày biện âm binh để đòi đất và giữ đất. Biết bao bà mẹ Việt Nam cầm những tấm bằng "Tổ quôc ghi công" lê lết tìm đến các cơ quan công quyền với tờ đơn khiếu nại trong vô vọng và bất lực.
Người ta đã phải khoả thân để chống đối như hai mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ, phải tự thiêu như bà Đinh Thị Kim Liêng, phải nổ súng để bảo vệ thành quả mồ hôi nước mắt của mình như Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng, Hải Phòng...
Mất lòng tin với chính quyền
Cho dù chưa rõ hết ngọn nguồn của việc nổ súng giết chết cán bộ, nhưng nói đến "Trung tâm Phát triển Quỹ đất" là ngay lập tức, trong đầu người ta đã phác hoạ ra được hình ảnh của sự chà đạp và các quan tham dùng luật rừng để ép buộc dân giao đất với những điều kiện phi lý.Đất đai là máu thịt của người nông dân. Mất đất là mất hết. Đa phần, thậm chí có chút tiền đền bù, nhưng đã quen với nghề nông từ bao thế hệ, cũng chỉ biết ăn xài đến lúc hết tiền là cũng hết cơ nghiệp. Đất hay là chết!
Vì thế mới có âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn mà vì không chết nên anh phải chịu bản án 5 năm tù. Anh Viết không muốn thế. Anh chọn cái chết!
Anh Trương Ba Không đã viết status trên Facebook:
"Mình đã khóc khi đọc 6 bài báo về một chủ đề. Khóc âm thầm cho những nỗi đau riêng của những kiếp người kém may mắn so với số đông cộng đồng, nhưng khi chợt biết anh Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau khi xả súng vào một nhóm quan chức địa phương Thái Bình, thì mình đã khóc oà thành tiếng cho nỗi đau của cả một xã hội loạn".
Xã hội không loạn sao được khi mà bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải kêu lên rằng, giám sát nhiều nơi, thấy chính sách an sinh đến địa phương thì bị “biến dạng”. “Ăn” của dân không chừa chỗ nào, từ tiền bảo hiểm y tế của thương binh đến các cháu nghèo trường dân tộc, liều vắc-xin con con của các cháu cũng bị “ăn”!
Bà Nguyễn Thị Doan đã từng có lúc nói Việt Nam "dân chủ gấp vạn lần các chế độ tư sản", liệu bà có giật mình nhớ lại không?
Quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ, từ trung ương xuống địa phương, bệnh tham nhũng, bớt xén, rút ruột công trình trở thành nạn đại dịch trong hệ thống chính trị. Chính hệ thống "dân chủ gấp vạn lần các chế độ tư sản" này đã tạo ra những đặc quyền, đặc lợi như thế, đã tạo ra một giai cấp thống trị nhẫn tâm và suy thoái như thế.
Xin được thắp nén nhang cho con người bất hạnh Đặng Ngọc Viết.
Bi kịch về cái chết của anh làm lắng đọng một điều tâm đắc: Cuộc sống là vô cùng cao quý, nhưng đôi khi vì những giá trị đích thực của nó, con người buộc phải chết khi không còn nơi nào nương tựa cho pháp lý, không còn lòng tin nào đối với thế lực cầm quyền.
Cái chết của anh là tiếng gọi đánh thức lương tri và tinh thần tranh đấu chống lại bạo quyền của những người còn sống.
Con giun xéo mãi cũng quằn, đó là bài học lớn cho chế độ chuyên quyền, cố vị hiện tại của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
*Bài viết trích từ trang blog Lê Diễn Đức. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét