Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Mrs. Rock

 It's always a delight to run into Mrs. Rock on Madison Avenue.

Clip côn an cướp tiệm vàng Hoàng Mai

Xem clip côn an cướp tiệm vàng Hoàng Mai nè .... Bà chủ này cũng cứng quá đó chứ hehehe
http://youtu.be/9sOUhYf9wxk



 Clip cảnh khám xét tiệm vàng Hoàng Mai mới đây được đưa lên trang cá nhân của con trai bà Mai.

Diễn biến sự việc

Khoảng 13 giờ ngày 24-4, trinh sát Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an quận Bình Thạnh phát hiện một thanh niên vào Công ty TNHH Xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai (tiệm vàng Hoàng Mai; đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh) bán 100 USD với giá hơn 2,1 triệu đồng nên ập vào lập biên bản. Tại thời điểm công an kiểm tra, trên bảng hiệu điện tử đặt trước tiệm vàng vẫn có những dòng chữ thể hiện việc mua - bán vàng và ngoại tệ. Trong quá trình làm việc, bà Nguyễn Thị Thanh Mai (chủ tiệm vàng) phủ nhận hành vi mua bán ngoại tệ với người thanh niên và cho rằng bị “cài bẫy”.

Ngay trong chiều 24-4, công an khám xét tiệm vàng theo quyết định của phó chủ tịch UBND quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, quyết định khám xét lại ghi ngày 23-4. Trong quá trình khám xét, công an phát hiện một số ngoại tệ trong két sắt đặt tại khu vực kinh doanh của tiệm vàng cùng với 559 lượng vàng SJC nên tiến hành lập biên bản số ngoại tệ để tạm giữ, đồng thời niêm phong số vàng nêu trên và vẫn để bà Mai quản lý.

Xem đầy đủ: http://vitalk.vn/.../clip-canh-kham-xet-tiem-vang.../...

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Golden

Here are two more shots from my day out with Magda. Isn't she divine?!!!

“Người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam

Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam





Lễ tưởng niệm trước di cốt Tướng Nguyễn Khoa Nam
Huỳnh Công Thuận - Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.

Là một quân nhân sống trong trại độc thân trong một đơn vị tại Cần Thơ. Tôi còn nhớ tối 30/4/75 Tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó) tự sát được gia đình đưa về quê an táng (nghe nói hình như là Bạc Liêu?). Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi có mặt trong đơn vị để chờ phía bên kia đến bàn giao theo lệnh cấp trên, sáng hôm đó Hạ sĩ nhất Từ Văn Khá, vào đơn vị cho biết khi đi ngang nghĩa trang quân đội Cần Thơ thấy đang an táng ai đó. Nghĩa trang quân đội Cần Thơ nằm trong con lộ 19, ngang xéo nhà Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đầu đường là đơn vị chung sự, khi đến nơi mới biết là Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn vừa tuẩn tiết lúc sáng sớm ngày 1/5/1975.

Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.

Nhân những ngày cuối tháng 4 năm nay, năm 2014, với sự cố gắng chúng tôi những cựu quân nhân QLVNCH đã thực hiện một buổi lễ tưởng niệm Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam trước di cốt của người tại Sài Gòn trong không khí trang nghiêm và thân tình. Anh em chúng tôi mặc sắc phục đại diện tất cả các binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân…

Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014. Và đặc biệt có sự góp mặt của “Nhạc sĩ đường phố” Tạ Trí Hải với bản chiêu hồn tử sĩ…

Văn tế tưởng niệm Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam

Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam (tháng 4/2014)
Kính thưa Tư lệnh,

Sau gần 40 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra thì sáng hôm sau ngày 1 tháng 5, Tư lệnh đã giử vững khí tiết "sinh vi tướng, tử vi thần" của một tướng quân, đã giử trọn lời tuyên thệ của một quân nhân VNCH "Tổ Quốc -- Danh Dự -- Trách Nhiệm". Tư lệnh đã theo gương người xưa, tướng nếu không giử được thành thì tuẩn tiết theo thành. Tư lệnh đã chọn một cái chết hào hùng chứ không chịu đầu hàng nhục nhã.

Vâng "Anh hùng tử, chứ khí hùng nào tử".

Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 - quân khu 4. Chúng tôi luôn nhớ mãi tấm gương tư lệnh đã sống một cuộc sống giản dị, không vợ con, không xa hoa phù phiếm, không vật chất cao sang. Tư lệnh còn là một Phật tử ăn chay, niệm phật. Chúng tôi nhớ mãi Tư lệnh là một người trầm lặng, ít nói, sống nội tâm, thường xuyên nghiền ngẫm kinh Phật và sách Thánh hiền, một đời sống phúc hậu và đạo đức lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu. Trong quân đội, Tư lệnh là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài ba lỗi lạc nhưng vô cùng khiêm tốn, Tư lệnh thương yêu tất cả quân lính lẫn thường dân cho nên đã được tất cả binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào vô cùng kính mến.

Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh "sống hiển hách, thác linh thiêng" xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.

Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.


Sài Gòn, những ngày cuối tháng 4 năm 2014.

HUỲNH CÔNG THUẬN

* Tin mới:

Ngày 22/4/2014 “người tù thế kỷ” cho biết cách đây mấy ngày có hai sĩ quan công an cấp tá cùng với một người thường phục bất ngờ đến gặp nói là thăm viếng, nhưng lại dò hỏi ông chụp những hình này ở đâu, với ai, sau 37 năm ngồi tù đầu óc ông hơi lễnh lãng nên không nhớ được các chi tiết địa danh. Ông Cầu có hỏi:

- Bộ cấm chụp hình mặc đồ quân đội cũ hả? Tui mới ở tù ra chưa không biết có gì mấy chú chỉ dạy thêm, để rảnh tui mua sách luật về tìm hiểu.

- Ô! Không, luật không cấm nhưng chúng tôi sợ ông bị họ lợi dụng, ông có biết không, những hình này đưa ra nước ngoài được trả 3000 đô – 5000 đô lận đó.

- Ô! Vậy tốt quá, tui bị mười một thứ bệnh con cháu tui đang lo không tiền trị bệnh đây, vậy sẽ có được một ít tiền trị bệnh rồi...

Sáng 24/4/2014 lại có 2 cán bộ từ tỉnh Kiên Giang lên Sài Gòn đến nhà gặp ông Cầu (đi cùng với Trung tá công an phường) họ nói là theo lệnh lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến viếng thăm ông... nói vòng vo một lúc họ khuyên ông không nên chụp hình mặc đồ lính cũ vì sợ ông bị lợi dụng, họ còn hình này đưa ra nước ngoài được trả 9.000 đô – 10.000 đô !

Trời, tăng giá nhanh thật, tuần trước 3000 đô – 5000 đô, mới mấy ngày lên giá 9.000 đô – 10.000 đô rồi!

Dạ, quý vị làm ơn cho địa chỉ người mua hình chứ nói khơi khơi ai mà biết.

Chỉ mấy tấm hình mà quý vị cho giá nghe chóng mặt, xin hỏi còn quay video thì giá bao nhiêu ?!

*
Một vài hình ảnh đại diện các binh chủng:







Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Pelé, Người Cầu Thủ Bình Dân Của Ba Tây Và FIFA World Cup 2014

Pelé, Người Cầu Thủ Bình Dân Của Ba Tây Và FIFA World Cup 2014

Trận đấu bóng tròn quốc tế - FIFA World Cup 2014- (1) được tổ chức tại Ba Tây, Nam Mỹ từ ngày 12/6 đến ngày 13/7, do cầu thủ Pelé thay mặt nước chủ nhà tiếp đón. Nói đến Ba Tây và bóng tròn, giới hâm mộ trên thế giới không ai không biết đến Pelé, người cầu thủ có “cặp chân vàng”.
Pelé sinh ngày 21/10/1940, tại thị trấn Três Corações, Ba Tây. Tên thật là Edson Arantes do Nascimento. Tên gọi Edson đặt theo Thomas Edison nhà khoa học khám phá ra điện. Năm ông sinh, thị trấn Três Corações bắt đầu có đèn điện.
 
Trong quá trình đá bóng Pelé “sút” thủng lưới 1283 lần trong 1363 trận đấu. Kỹ thuật dồi bóng của Pelé được phóng viên thể thao Eduardo Galeano người Uraguay miêu tả: “Khi Pelé chạy vượt địch thủ người ta có cảm tưởng như một chiếc dao cắt ngọt qua một miếng bơ mềm. Khi Pelé bỗng dừng lại, địch thủ hoa mắt lúng túng không biết chận Pelé ở lối nào. Khi Pelé nhảy đón banh, người ta có cảm tưởng Pelé nhảy lên các bậc thang hơn là nhảy vào không gian. Nhưng lời nói không diễn tả được tài của Pelé. Có tận mắt chứng kiến Pelé chơi mới hiểu được thế nào là “bất tử”. Hình ảnh của Pelé thật đã bất tử trong lòng người mộ điệu”.

Giáo sư Nguyễn Đức Tường (Canada) nói, năm 1970 ông xem Pelé lấy giải Jules Rimet lần thứ 3 tại Mexico. Cả đội Ba Tây đều hay, riêng Pelé thì tuyệt. Anh ta nhảy lên dùng đầu hứng quả bóng trông như con hummingbird đang hút nhụy hoa lơ lửng trên không!
Nhưng cái quý nhất của Pelé là tâm hồn đơn giản bình dân chủ trương thăng tiến xã hội và giúp đỡ người yếu kém. Năm 1961 tổng thống Ba Tây Janio Quadron tuyên bố Edson Pelé là bảo vật quốc gia.
Tờ tuần báo Time Magazine của Hoa Kỳ có mục “10 câu hỏi” mỗi kỳ dành cho một nhân vật được chú ý trên thế giới. Số ngày 21/4/2014 Time dành cho Pelé do ký giả Belinda Luscombe từng làm chủ bút Times Magazine thực hiện:
Time: Thưa ông Pelé! Tên một cuốn sách của ông là “Tại sao lại là Bóng Tròn” (Why soccer matters). Ông nghĩ sao mà lấy nhan đề cuốn sách như vậy?
Pelé: Bà không thấy sao ? Tôi nghỉ chơi bóng tròn đã 25 năm. Thế mà những người hâm mộ tôi ở khắp nơi trên thế giới vẫn còn kéo dài qua thế hệ thứ ba hôm nay. Thế bóng tròn không đáng quan tâm là gì?
Time: Đồng ý. Nhưng trong sách ông nói trận đấu năm 1950 tranh giải World Cup với Uruguay Ba Tây thua là một cái tang lớn cho dân Ba Tây như khi tổng thống Kennedy bị ám sát đối với nhân dân Hoa Kỳ. So sánh như vậy có quá đáng không ?
Pelé: Không, tôi nghĩ sự so sánh rất tương xứng. Cường độ xúc động giống nhau. Lúc đó dân Ba Tây coi như Ba Tây đã chết. Năm đó tôi 10 tuổi và lần đầu tiên tôi thấy cha tôi khóc.
Time: Tại sao ông nghĩ rằng từ khi ông thôi đá cho hội banh New York Cosmos của Hoa Kỳ (từ 1975 đến 1977) thì phong trào bóng tròn không được dân chúng Hoa Kỳ quan tâm nhiều?
Pelé: Không! Bóng tròn vẫn còn được quan tâm tại Hoa Kỳ đó chứ. Nhiều cầu thủ nổi tiếng trên thế giới được thuê đến chơi cho đội bóng New York Cosmos. Về mặt tổ chức giới trẻ Hoa Kỳ được quan tâm hơn giới trẻ ở Ba Tây, Argentina, Uruguay và nhiều nước khác. Giới trẻ Hoa Kỳ ai cũng chơi bóng tròn được. Hoa Kỳ còn có một đội bóng nữ giỏi nhất thế giới. Đương nhiên phong trào hâm mộ bóng tròn tại Hoa Kỳ không cao bằng ở Ý hay Ba Tây, nhưng cũng không phải là thấp.
Time: Theo ông, Ba Tây có hy vọng gì trong giải World Cup 2014 này?
Pelé: Ba Tây có một đội bóng nổi tiếng thế giới và sẽ được thế giới quan tâm. Nhưng trận đấu World Cup lần này có khác. Ba Tây thường có đoàn tiền vệ và hai cánh hai bên giỏi, lần này thì có đoàn thủ thành giỏi nhưng thiếu nhân sự tấn công. Neymar có tài nhưng mới 22 tuổi còn quá trẻ và chưa bao giờ tham dự World Cup.
Time: Dư luận than phiền chính phủ Ba Tây lo xây cất cơ sở và tiện nghi cho World Cup 2014 mà không quan tâm gì đến những thiệt thòi dân chúng sống trong vùng phải gánh chịu. Ông nghĩ thế nào?
Pelé: Dân chúng than phiền cũng phải, chưa nói đến nạn tham nhũng do xây cất mà ra. Nhưng Ba Tây có hai dịp tốt để tăng thu và phát triển du lịch, đó là World Cup và Olympics. Các lực sĩ không dính líu gì đến tham nhũng, họ chỉ nỗ lực xiển dương giá trị của Ba Tây, không nên chống họ và làm ảnh hưởng đến World Cup. Hãy kiên nhẫn một chút, chờ World Cup xong hãy truy tố bỏ tù các chính khách tham nhũng và những tên tội phạm đục nước thả câu khác.
Time: Trong quá trình đá bóng, ông “sút” thủng lưới 1280 lần. Ông thích cú “sút” nào nhất ?
Pelé: Chính thức là 1283 lần. Nhiều cú “sút” được bàn đến vì khó hoặc xẩy ra trong những trận đấu quan trọng. Nhưng những cú “sút” đẹp thì không kể nó diễn ra trong trận đấu lớn nhỏ nào. Đẹp là đẹp. Tôi nhớ nhất là cú “sút” trong trận chung kết World Cup với Thụy Điển năm tôi 20 tuổi, lần đầu tiên tham dự World Cup. Nhưng giới mộ điệu cho rằng cú “sút” thứ 1000 của tôi là đáng tiền nhất.
Time: Ông có nghĩ bây giờ ông cũng có thể chơi hay như khi mới vào nghề không ?
Pelé: Có thể tôi chơi hay hơn vì bây giờ phương tiện tập dượt, môi trường, sân đấu tối tân hơn. Và luật chơi được cải tiến bảo vệ cầu thủ để họ có thể chơi đẹp mà ít sợ nguy hiểm.
Time: Nếu bây giờ được tự do chọn lựa ông thích chơi trong đội nào?
Pelé: Tôi ưu tiên chọn đội bóng Santos của Ba Tây trước. Sau đó là đội Barcelona. Đội này chơi giống như đội Santos.
Time: Ông giúp quảng cáo nhiều phẩm vật trên thế giới. Có giao kèo quảng cáo nào người ta mời mà ông thoái thác không?
Pelé: Có! Có nhiều lắm. Tôi chỉ nhận quảng cáo phẩm vật hay dịch vụ nào tôi nghĩ là hữu ích. Người ta đề nghị tôi nhiều giao kèo quảng cáo thuốc xì gà, rượu. Tôi không cho những thứ đó có lợi cho giới trẻ nhất là cho lực sĩ thể thao.
Time: Tại sao lúc nào ông cũng tự gọi mình là Pelé, trong khi ông còn có tên gọi là Edson?
Pelé: Việc tôi làm trong đời có xấu có tốt. Cái gì tốt thì Pelé làm, cái gì xấu thì để cho Edson làm!
Trần Bình Nam
April 21, 2014
Việt Báo Online

Từ trái, thủ môn đội tuyển Nguyễn Quốc Bảo, cầu vương Pele (Brazil) và tiền đạo đội tuyển Quang Ðức Vĩnh tại Thái Lan năm 1974.


Các thiếu nữ Nhật vây quanh chàng thủ môn Phạm Văn Rạng tài hoa xin chữ ký

Một pha tung người đấm bóng trong trận đấu với Ðan Mạch

Ðội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương vàng SEAP Games 1959



Côn an mở màn chiến dịch 'đánh tư sản' kiểu mới


Vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai: Dấu hiệu mở màn chiến dịch 'đánh tư sản' kiểu mới

Bảng Đỏ (Danlambao) - Ngày 23/4/2014, bà Nguyễn Thị Thu Hà - chủ tịch UBND quận Bình Thạnh ra quyết định khám xét đối với tiệm vàng Hoàng Mai (địa chỉ: 384 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh) do bà Nguyễn Thị Thanh Mai làm chủ.

Trưa hôm sau, ngày 24/4/2014, xuất hiện một thanh niên đến tiệm vàng Hoàng Mai đề nghị đổi 100 đô-la Mĩ ra tiền Việt. Lập tức, một lực lượng CA hùng hậu bất ngờ ập vào khám xét và thu giữ 'tang vật' với lý do tiệm vàng mua bán ngoại tệ là trái pháp luật. Sau 10 tiếng lục soát toàn bộ 6 tầng của tiệm vàng, CA đã niêm phong 559 lượng vàng, thu giữ 14 ngàn đô-la Mĩ và lấy đi toàn bộ hệ thống camera an ninh, máy tính... Tổng trị giá tài sản bị CA thu giữ lên đến gần 1 triệu đô-la Mĩ.
      
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, chủ tiệm vàng Hoàng Mai khẳng định rằng bà không vi phạm pháp luật và cũng không liên quan đến việc đổi 100$ vào trưa cùng ngày. Bà Mai cũng đưa ra các văn bản, bằng chứng khẳng định số vàng tại tầng trệt tòa nhà là tài sản của cá nhân bà, việc khám xét là sai pháp luật.

Theo báo Pháp Luật Online, cơ quan CA quận Bình Thạnh nói rằng vụ việc "đang tiếp tục xem xét xử lý vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép". Trong khí đó, người ký quyết định khám xét tiệm vàng Hoàng Mai là bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, trả lời rằng “thông tin liên quan vụ việc thì trao đổi với cơ quan công an…”  

Lạm quyền và ăn cướp

Thông tin về vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai hiện đang gây xôn xao dư luận, một phần cũng vì trị giá của số tài sản bị thu giữ rất lớn, lên đến gần 1 triệu đô-la. 

Hơn nữa, diễn biến vụ khám xét cho thấy nhiều chi tiết hết sức lạ lùng và đáng ngờ của lực lượng CA. Lệnh khám do chủ tịch quận Bình Thạnh ký vào ngày 23/4, sang đến trưa ngày 24/4 thì tiệm vàng bị CA khám xét sau khi một thanh niên vào đổi 100$. Người thanh niên đó là ai? Sự 'trùng hợp' đáng ngờ này phải chăng là thủ đoạn gài bẫy của lực lượng CA?  

Đặt trường hợp nếu tiệm vàng Hoàng Mai có 'vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép' khi đổi 100$ đi chăng nữa, liệu rằng việc CA nằng nặc chuyển sang thu giữ vàng của bà Mai có phải là hành vị lạm quyền? 

Toàn bộ hệ thống camera an ninh và máy tính của tiệm vàng bị CA lấy đi nhằm mục đích gì? Phải chăng là để thủ tiêu bằng chứng?

Nói một cách chính xác, vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai và niêm phong, thu giữ 559 lượng vàng cùng 14 ngàn đô-la Mĩ chính là hành vi lợi dụng luật pháp để mà ăn cướp.

Bóng ma chiến dịch 'đánh tư sản'

Đối với người dân Sài Gòn sau năm 75, vụ đột kích tiệm vàng Hoàng Mai khiến người ta không khỏi ám ảnh khi bóng ma của chiến dịch 'đánh tư sản' hiện về. 

Sau khi 'phỏng dzế' miền Nam, nhà cầm quyền CS thực hiện kế hoạch có tên gọi 'cải tạo công thương nghiệp xã hội chủ nghĩa' trên khắp cả nước. Các chiến dịch 'đánh tư sản' được thực hiện rầm rộ, trong đó chiến dịch có mật danh 'X-3' vào năm 1978 do Đỗ Mười cầm đầu khiến người dân kinh hoàng nhất.

Sáng ngày 23/3/1978, chiến dịch 'đánh tư sản' mật danh X-3 chính thức mở màn. Dưới lời 'hiệu triệu' của Đỗ Mười, một đội quân ô hợp có tên gọi là 'tổ cải tạo' ùn ùn kéo đến từng ngõ hẻm Sài Gòn. Bất cứ nhà nào có tài sản đều bị chúng xông vào cướp sạch - gọi là 'sung công', tiền vàng chôn dưới đất hay giấu trong toilet cũng bị chúng đào lên mà lấy, nhà cửa thì bị 'chánh quyền tiếp quản' rồi rơi vào tay quan chức cộng sản không lâu sau đó...

Hậu quả của chiến dịch X-3 là hàng chục ngàn hộ gia đình phá sản, kinh tế Sài Gòn hoàn toàn kiệt quệ. Dân Sài Gòn mất nhà, mất cửa, người thì bị bắt đi 'kinh tế mới', người thì đi vượt biên rồi bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc hay trên biển cả... Nhiều người bỗng chốc trắng tay phải lang thang đầu đường xó chợ, có người hóa điên mà chết.

Diễn tập cho chiến dịch 'đánh tư sản' 2014?
Đối với gia đình nhà Bảng Đỏ, trận 'đánh tư sản' năm 1978 không ai muốn nhắc lại vì đã phải phải trải qua toàn những chuyện đau lòng. Hôm nay, nghe vụ tiệm vàng Hoàng Mai bị CA đột kích và cướp đi 559 lượng vàng, gia đình tui bỗng bồi hồi nhớ lại chuyện cũ, cảm thấy cảm thông với những gì mà bà chủ Nguyễn Thị Thanh Mai đang phải trải qua.

Nói gì thì nói, tài sản làm ăn tích góp cả đời người bỗng chốc bị cướp trắng thì hỏi làm sao mà không đau xót cho được.

Qua bài viết này, tui muốn cảnh báo bà con về một âm mưu ăn cướp tài sản nhân dân mà cha con nhà sản đang lên kế hoạch.

Theo tui, vụ đột kích tiệm vàng Hoàng Mai chỉ là đợt diễn tập bước đầu để công an cộng sản 'lấy kinh nghiệm'. Trong tương lai không xa, các vụ đột kích tương tự có thể sẽ diễn ra đồng loạt trên quy mô toàn quốc, đối tượng nhắm đến là các hộ gia đình có chút của ăn của để.

Dựa vào tình hình chính trị và kinh nghiệm của cá nhân dưới chế độ cộng sản, nhiều khả năng chóp bu cộng sản sẽ làm một cú 'hốt hụi chót' trước khi các ủy viên bộ chính trị hiện nay về vườn vào năm 2016.

Nền kinh tế VN 2 năm tới sẽ rất ảm đạm, vì vậy mà cha con cộng sản tìm cách 'gỡ vốn' bằng cách mở một chiến dịch 'đánh tư sản' kiểu mới. Trận 'đánh tư sản' nhắm vào tiệm vàng Hoàng Mai là một dấu hiệu bước đầu, tương lai sẽ là những chiến dịch bất ngờ quy mô toàn quốc, người dân không kịp trở tay.

So sánh trận 'đánh tư sản' 1978 khắp miền Nam và trận 'đánh tư sản' 2014 nhắm vào tiệm vàng Hoàng Mai, mặc dù quy mô và thời điểm khác nhau nhưng đều có những điểm hết sức tương đồng. Điểm khác biệt duy nhất đó là tên gọi của lực lượng thừa hành: năm 1978 thì gọi là 'tổ cại tạo', năm 2014 thì gọi là 'công an nhân dân' - nhưng tựu chung thì mục đích chính của đội quân này vẫn là ăn cướp.

Hy vọng bài viết này có thể góp phần cảnh báo những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của thế lực thù địch nhân dân - tức là đảng cộng sản. Rất mong được bà con góp ý nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu, giúp dân mình chống lại hành vi ăn cướp của cộng sản.


Bảng Đỏ
danlambaovn.blogspot.com

Côn an csVN đòi bỏ tù phóng viên BBC .

Bộ Công an VN khởi tố tội danh 'vu khống', đòi dẫn độ phóng viên BBC

Tìm xem thử ....thì ra tụi nó đã ke phóng viên BBC , Nguyễn Hùng từ lâu rồi hehehe
Chôm được tấm hình đem về từ
==> http://nguyentandung.org/su-de-tien-cua-dai-bbc-va-phong...

  

Theo bộ luật hình sự Việt Nam, tội danh 'Vu khống' sẽ có mức án cao nhất là 7 năm tù giam và có thể bị cấm hành nghề trong năm năm....Mehr anzeigen

CTV Danlambao - Bộ công an VN đã ra quyết định khởi tố hình sự tội danh 'vu khống' sau khi BBC Việt Ngữ đăng tải một bài viết liên quan đến lời khai hối lộ triệu đô của ông Dương Chí Dũng, trong đó có nhắc đến đại tướng CA Trần Đại Quang và thuộc cấp. Tác giải bài viết là phóng viên Nguyễn Hùng, BBC Việt Ngữ cũng bị đe dọa dẫn độ về Việt Nam để 'xử lý'.

Thông tin này vừa được ông Hoàng Kông Tư, người đứng đứng đầu cơ quan an ninh điều tra bộ CA tuyên bố với báo Công An Nhân Dân vào trưa ngày 25/4/2014. Đúng vào thời điểm mà chủ tọa tòa án tối cao bất ngờ hoãn lại phần tuyên án đối với ông Dương Chí Dũng – người bị kết án tử hình trong phiên sơ thẩm trước đó.

'Vu khống' thiếu tướng CA

Việc khởi tố hình sự liên quan đến bài viết "Dương Chí Dũng và những triệu đôla" của tác giả Nguyễn Hùng được đăng trên Blog BBC Tiếng Việt hôm 24/4. Bài viết có nhắc đến lời khai của ông Dương Chí Dũng về khoản hối lộ 20 tỷ đồng do bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nhờ đưa cho cố thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ.  

Trong bài, tác giả Nguyễn Hùng tiết lộ: "Theo ông Dũng, người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệp. Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang".

Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, người được nhắc đến trong vai trò 'nạn nhân' bị BBC 'vu khống' vừa được trao huy hiệu 30 năm tuổi đảng vào dịp 2/9 năm 2013.  

Phát biểu trên tờ báo của ngành công an, trung tướng CA Hoàng Kông Tư nói: "tôi khẳng định thông tin này là hoàn toàn bịa đặt".

Cũng theo quan chức CA hiện đang kiêm nhiệm chức Tổng cục trưởng Tổng cục anh ninh II (an ninh nội địa), trong quá trình tra hỏi, người mà ông Dương Chí Dũng khai tên là Tiệc, chứ không phải là Tiệp.

Ông Tiệc được giới thiệu hiện đang là chủ một doanh nghiệp chuyên về xử lý chất thải tại Sài Gòn.

"Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm việc với ông Ngô Xuân Tiệc và ông Ngô Xuân Tiệc đã viết bản tường trình cam đoan, khẳng định hoàn toàn không có sự việc như Dương Chí Dũng khai", trung tướng Hoàng Kông Tư khẳng định.

Đòi dẫn độ phóng viên?

Trung tướng Hoàng Kông Tư là một nhân vật đầy
quyền lực trong bộ CA Việt Nam
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Công An Nhân Dân về việc 'xử lý' vụ việc trên, trung tướng Hoàng Kông Tư tuyên bố: "Ngày 25/4/2014, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về tội Vu khống theo Điều 122 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Theo bộ luật hình sự Việt Nam, tội danh 'Vu khống' sẽ có mức án cao nhất là 7 năm tù giam và có thể bị cấm hành nghề trong năm năm.

Đối với phóng viên Nguyễn Hùng và đài BBC, tướng Hoàng Kông Tư cũng đe dọa sẽ yêu cầu tư pháp Anh (nơi đặt trụ sở chính của BBC) dẫn độ phóng viên Nguyễn Hùng về Việt Nam 'để điều tra làm rõ' và 'xử lý theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam'.

"Quá trình điều tra, nếu xác định phóng viên Nguyễn Hùng đang làm việc ở Ban Việt ngữ đài BBC ở Vương quốc Anh là tác giả bài báo thì Cơ quan An ninh điều tra sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết yêu cầu cơ quan tư pháp Vương quốc Anh hỗ trợ triệu tập phóng viên Nguyễn Hùng về Việt Nam để điều tra làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án Vu khống và xử lý theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", người đứng đầu cơ quan an ninh điều tra VN nói.

Tập đoàn truyền thông Anh Quốc (British Broadcasting Corporation), BBC, được thành lập năm 1927, trụ sở chính tại Anh, là hãng truyền thông lớn nhất thế giới hiện nay.
Lời khai hối lộ triệu đô liên quan đến bộ trưởng CA
Thông tin về việc khởi tố hình sự tội danh 'vu khống' được trung tướng Hoàng Kông Tư công bố vào trưa ngày 25/4/2014, đúng vào thời điểm mà tòa phúc thẩm tối cao tại Hà Nội bất ngờ hoãn lại phần tuyên án đối với ông Dương Chí Dũng. Theo dự kiến, phần tuyên án sẽ diễn ra vào lúc 14 giờ chiều ngày 25/4, tuy nhiên chủ tọa phiên tòa đột nhiên quay lại phần xét hỏi vào chiều cùng ngày.

Cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng bị kết án tử hình tại phiên sơ thẩm vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, tại phiên tòa vụ án khác liên quan đến tội danh 'đưa người trốn đi nước ngoài' hồi đầu năm 2014, ông Dương Chí Dũng đã cung cấp những lời khai chấn động về khoản hối lộ lên 1,5 triệu đô-la cho thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ. Lời khai của ông Dũng cũng nhắc đến đích danh nhiều quan chức công an cấp cao, trong đó có cả bộ trưởng Trần Đại Quang.

Liên quan đến khoản hối lộ 20 tỷ, tức 1 triệu đô-la Mĩ cho tướng Ngọ. Bộ trưởng Quang được nói là người đã 'nêu ý kiến với anh Ngọ' để 'anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho danh nghiệp'.

Trong lời khai tiếp theo, ông Dương Chí Dũng kể lại buổi tiếp xúc và trao đổi riêng với ông Trần Đại Quang tại nhà bộ trưởng. Tuy nhiên, khi đang nói tiếp những vấn đề liên quan đến bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì phía hội đồng xét xử lập tức lên tiếng cắt lời.


Trích lời khai của ông Dương Chí Dũng tại phiên tòa hôm 7/1/2014:

"Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Chị Lan chuyển cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: "Sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, gặp người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, hoặc làm gì"
Chị còn dặn tôi như thế. Và anh Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, tức là có 2 người biết.
(* Chú Thích: 'Chị Lan' tức là bà Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.)

Còn một việc nữa mà hôm nay tôi mới nói, anh Tiệp có đưa tiền cho tôi 2 lần, sau đó anh Tiệp còn còn điện thoại hẹn tôi một lần để nói chuyện.
Anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".
Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với anh Quang là "Anh Ngọ có giới thiệu công ty ... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì..." 
Anh Quang bảo: "Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả""
Tiếng một người trong hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi

Dân Mỹ xin tị nạn tại Bắc Hàn .

Bắc Triều Tiên bắt giữ một công dân Mỹ

Hiện tại Bình Nhưỡng còn đang bắt giữ một công dân Mỹ Kenneth Bae, bị quy tội truyền giáo trái phép.
Hiện tại Bình Nhưỡng còn đang bắt giữ một công dân Mỹ Kenneth Bae, bị quy tội truyền giáo trái phép.
ARCHIVES REUTERS/KYODO

Đức Tâm
Hôm nay, 26/04/2014, thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA loan tin là chính quyền Bình Nhưỡng đã bắt giữ một du khách Mỹ, 24 tuổi, và dường như người này muốn xin tỵ nạn tại Bắc Triều Tiên. Việc bắt giữ xẩy ra cách nay hai tuần, nhưng Bắc Triều Tiên đợi cho đến khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Seoul thì mới công bố thông tin này.

Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias cho biết thêm chi tiết :
« Người này có hành vi nóng nẩy khi làm các thủ tục nhập cảnh vào Bắc Triều Tiên. Thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA đã viết như vậy để giải thích về việc bắt giữ Matthew Todd Miller, du khách Mỹ, 24 tuổi.
Vẫn theo chính quyền Bắc Triều Tiên, người Mỹ này dường như đã xé giấy phép nhập cảnh du lịch khi tới sân bay Bình Nhưỡng và kêu to lên rằng anh ta muốn xin tỵ nạn. KCNA cho biết là du khách này đã bị giữ lại và sẽ bị điều tra.
Việc bắt giữ du khách Mỹ xẩy ra ngày 10/04, nhưng Bắc Triều Tiên đã đợi cho đến khi Tổng thống Barack Obama thăm Seoul, thì mới cho công bố thông tin này. Chính quyền Bình Nhưỡng tìm mọi cách buộc Washington đối thoại với mình, đặc biệt trong việc giảm bớt các cấm vận quốc tế. Thế nhưng, Hoa Kỳ đã đòi Bắc Triều Tiên phải có những biện pháp nhằm phi hạt nhân hóa như là điều kiện tiên quyết để tiến hành các cuộc thảo luận.
Trong thời gian qua, nhiều du khách Mỹ đã bị Bắc Triều Tiên bắt giữ. Một trong những người này là Kenneth Bae, bị cáo buộc truyền giáo và bị cầm tù tại Bắc Triều Tiên từ tháng 11/2012 ».




Kim Jong Un kêu gọi chuẩn bị chiến tranh với Mỹ

Lãnh đạo BTT Kim Jong Un đến thăm một đội pháo binh thuộc đơn vị 851 kPa. Ảnh do KCNA cung cấp, không ghi rõ ngày tháng cụ thể.
Lãnh đạo BTT Kim Jong Un đến thăm một đội pháo binh thuộc đơn vị 851 kPa. Ảnh do KCNA cung cấp, không ghi rõ ngày tháng cụ thể.
REUTERS/KCNA

Anh Vũ
Phản ứng về chuyến công du Hàn Quốc của Tổng thống Obama, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ra lời hiệu triệu quân đội sẵn sàng cho « một cuộc xung đột sắp nổ ra » với Mỹ. Cùng lúc đó các thông tin thu từ vệ tinh cho thấy nhiều dấu hiệu Bình Nhưỡng đang chuẩn bị vụ thử hạt nhân mới.

Trong lúc Tổng thống Mỹ đang ở thăm Hàn Quốc, thì truyền thông Bình Nhưỡng liên tục đưa tin Tổng tư lệnh tối cao quân đội Kim Jong Un tới thăm các đơn vị quân đội, tạo không khí chiến tranh sắp bùng nổ. Một động thái như để phát đi tín hiệu tỏ tức giận về mối liên minh Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Truyền thông miền Bắc trong những ngày qua cũng thường xuyên phát đi những cảnh báo đất nước đang bên bờ một cuộc chiến tranh. Hãng thông tấn KCNA, hôm nay 26/04/2014 đăng tải bài xã luận trong đó có đoạn viết : « Lãnh tụ tối cao Kim Jong Un đã nói rằng không có gì quan trọng hơn trong lúc này là chuẩn bị chiến đấu chống lại một cuộc xung đột sắp xảy ra với Mỹ ». Minh họa cho bài viết là bức hình chụp Kim Jong Un đang chỉ huy một đơn vị pháo binh tập bắn, nhưng không nói rõ địa điểm, thời gian cụ thể của sự kiện.
KCNA cũng cho biết thêm là lãnh tụ của họ đã « phê bình nghiêm khắc các đơn vị không chuẩn bị tốt cho chiến đấu ». Trong khi đó vào ngày hôm qua, tại Seoul, bình luận về việc những hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều khả năng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị thử hạt nhân, Tổng thống Obama đã cảnh cáo việc theo đuổi và Bình Nhưỡng sẽ phải nhận thêm những trừng phạt mới nếu tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4.


Tổng thống Obama : Bắc Triều Tiên là « Nhà nước côn đồ suy yếu »

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước một đơn vị đồn trú của Mỹ tại Yongsan, Hàn Quốc, ngày 26/04/2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước một đơn vị đồn trú của Mỹ tại Yongsan, Hàn Quốc, ngày 26/04/2014
REUTERS/Lee Jin-man

Tú Anh
Trước khi sang Maylaysia, Tổng thống Mỹ đến Hàn Quốc nơi có 28 ngàn quân Mỹ trấn đóng để đối phó với mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng là trọng tâm của chặng thứ hai trong vòng công du 4 nước châu Á. Hình ảnh vệ tinh cho thấy quân đội của Kim Jong Un chuẩn bị thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.

Trong hai ngày viếng thăm đồng minh Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dành thời giờ tiếp xúc với doanh nhân Hàn Quốc, khuyến khích đầu tư vào Hoa Kỳ. Sau đó, ông cùng Tổng thống Park Geun Hye thăm Bộ Tư lệnh liên quân Mỹ-Hàn.
Trong bài diễn văn, Tổng thống Mỹ so sánh hai chế độ Bắc Triều Tiên và Nam Hàn. Theo ông, Hàn Quốc là một nền « dân chủ lớn mạnh » còn Bắc Hàn là một « Nhà nước côn đồ chỉ biết áp bức, bỏ đói dân chúng thay vì nuôi dưỡng hy vọng và ước mơ của dân tộc ».
Tổng thống Mỹ nhận định Bình Nhưỡng là chế độ « suy yếu » nên mới tăng cường sức mạnh quân sự ở biên giới mà ông gọi là « đường ranh ngăn chận tự do ». Lãnh đạo Hoa Kỳ cảnh báo Bắc Triều Tiên sẽ bị cô lập thêm nếu thử bom nguyên tử.
Vài giờ trước khi Tổng thống Barack Obama đến Seoul, Viện nghiên cứu đại học Mỹ -Hàn Johns Hopskins công bố hình ảnh vệ tinh chụp hai ngày trước cho thấy có nhiều hoạt động tại trung tâm hạt nhân Punggye-ri nơi mà Bắc Triều Tiên đã ba lần thử nổ hạt nhân.
Theo các chuyên gia Mỹ-Hàn thì Bình Nhưỡng đang chuẩn bị vụ thử nghiệm thứ tư nhưng rất có thể không dám làm vì e phản ứng bất lợi từ Bắc Kinh. Theo tin của truyền thông Hàn Quốc, trong ba tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã không xuất khẩu dầu mỏ cho Bắc Triều Tiên.


30 Tháng 04 - Đập cổ kính ra tìm lấy bóng...

30 Tháng 04 - Đập cổ kính ra tìm lấy bóng...


Nguoiduatin (Bạn đọc Danlambao) - Kính gởi các cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, những người Việt Nam tử tế, cùng tất cả những ai quan tâm đến ngày đau buồn 30 tháng tư, con xin một nén hương lòng tưởng niệm những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân và một chút tâm tình của tên du đảng hoàn lương gửi đến quý bác, cô chú và các anh chị.

Người Miền Nam VN tôn vinh Tổng thống của họ vì họ tận mắt chứng kiến và trực tiếp hưởng lợi từ chính sách an sinh xã hội trong chính thể VNCH, không phân biệt Quân hay Dân. Và chính phủ không bắt buộc bất kỳ công dân nào phải tôn vinh Tổng thống. Thế mà người dân vẫn nhớ ơn, tự nguyện suy tôn các Tổng thống Đệ nhất và Đệ nhị VNCH, bất chấp những biến cố xảy ra, cho đến ngày mất nước 30.04.1975. Điều đó cho thấy người dân Miền Nam bằng lòng với chính phủ do chính họ lựa chọn, qua các kỳ phổ thông đầu phiếu công bằng và minh bạch. (1


Sự phát triển về kinh tế trong thời chiến, luôn có giá trị nhiều lần hơn trong thời bình. Lịch sử chứng minh từ cổ chí kim, bất kỳ nước nào có xảy ra chiến tranh, thường kéo theo nghèo đói và loạn lạc. Ngay như nước Nga (Liên Xô cũ) cường quốc cộng sản, trong thời chiến, dù là chiến tranh lạnh, chạy đua vũ khí với Mỹ, trong khi người dân Mỹ vẫn no đủ thì người dân LX thì phải gặm bánh mì đen, kết cục là LX tan rã vì không hợp lòng dân. Và điều đáng ghi nhận là nước Mỹ không có Trại Súc Vật (2). Người dân Mỹ đoàn kết chống lại sự bành trướng của CNCS. Người dân Mỹ không tiếp tay cho cộng sản Nga đánh phá quê hương của họ dù Hoa Kỳ là một Hiệp Chủng Quốc.

Chính thể VNCH thì không may mắn như vậy. Họ vừa phải chống giặc ngoài CsBV tay sai QTcs (3) vừa phải chống chọi với thù trong VC nằm vùng (4). Nhưng có bói cũng không ra "Chính sách xóa đói giảm nghèo" mà đảng csVN vẫn liên tục áp dụng trong thời bình, dù rằng cuộc chiến tranh bom đạn đã chấm dứt 39 năm qua. (5) Tưởng cũng cần nhắc lại rằng cùng thời điểm VN rơi vào cuộc chiến tranh ý thức hệ (6) do CsBV vâng lệnh quan thày QTcs gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam VN (7), người dân Miền Nam cũng không đến nỗi phải để dành... cứt đổi gạo (8). Người dân Miền Nam trong chính thể Đệ nhất và Đệ nhị VNCH đã được hưởng một đời sống sung túc no ấm, mà người dân Miền Bắc XHCN cùng thời có nằm mơ cũng không thấy (9). Và công dân trong chính thể VNCH được hưởng một nền giáo dục chẳng thể nào quên (10). Đó là lý do vì sao không riêng gì các cựu quân nhân QLVNCH mà đồng bào Miền Nam cũng phải "Đập cổ kính ra tìm lấy bóng - Xếp tàn y lại để dành hơi"(11) đối với chánh thể VNCH và những người đã bỏ mình để bảo vệ một Miền Nam Tự do No ấm và Dân chủ đích thực. 

Chính thể VNCH đã thua và mất nước vào tay CsBV và QTcs, điều đó không có gì phải bàn cãi. Nhưng họ thua với tinh thần chiến đấu đến giờ phút cuối cùng như thế nào, mới là điều đáng nói/viết lại cho đúng với sự thật lịch sử, để các thế hệ tiếp nối nhìn đúng bản chất cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn có nguồn gốc từ đâu, rút ra bài học xương máu để đừng bao giờ xảy ra cảnh người Việt bắn giết người Việt chỉ vì phục vụ thứ chủ thuyết hoang tưởng như chính Lê Duẫn thú nhận (12). Hãy để lòng yêu nước của người Việt Nam, sẵn sàng xả thân vì Tổ Quốc trước kẻ thù truyền kiếp phương bắc đã và đang gặm nhấm bờ cõi giang sơn do các bậc tiền nhân để lại, không thể nhân danh bất kỳ chủ thuyết ngoại bang nào để gây ra cảnh nồi da xáo thịt, và sẽ là tội ác khó thể tha thứ khi xua trẻ em vào cuộc chiến tranh phi nghĩa (13).

Điều đáng buồn là vào mỗi dịp 30.04, người cộng sản lại tự hào về thành tích khủng bố, giết người của họ. Có gì đáng tự hào khi người Việt tàn sát chính người Việt chỉ để thỏa mãn tính khát máu của CNCS. Mọi người hẳn chưa quên Giáo sư Nguyễn văn Bông, người Việt Nam đầu tiên có bằng Công Pháp Quốc tế, sắp làm Thủ tướng chính thể VNCH đã chết thảm thế nào dưới tay tên VC nằm vùng Vũ quang Hùng (14). Và tấm lòng vị tha của phu nhân Nguyễn Văn Bông đối với tên sát nhân Vũ quang Hùng thể hiện cho nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Với người cộng sản hãy nhớ rằng: Giết một giáo sư đại học không phải là một hành động anh hùng (15). Tệ hại hơn nữa các em học sinh Trường tiểu học Cai Lậy có tội tình gì đâu, sao cộng sản lại nỡ giết các em ở tuổi chưa kịp trường thành? (16). Sao lại tự hào khi giết chính đồng bào ruột thịt, có gì để đáng tự hào với hành động khủng bố Nhà Hàng nổi Mỹ Cảnh? (17) Và người cộng sản có vui không khi ném lựu đạn vào sân vận động Quy Nhơn, chỉ để giết các em học sinh là chính? Xin hãy nghe người có mặt tại sân vận động Quy Nhơn thuật lại: Trích "Tôi là cựu học sinh Cường Để Quy Nhơn. Câu hỏi “Ai ném lựu đạn vào lửa trại?” Câu trả lời bà con sống ở Quy Nhơn ai cũng biết, chính là Vũ Hoàng Hà, ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản VN, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Thầy Tâm Hoàng khi còn sống đã khẳng định, vì sau khi ném lựu đạn ở sân vận động Quy Nhơn, Hà leo qua chùa Long Khánh ẩn rồi được cơ sở Cộng Sản đưa vào mật khu. Việc này được một số anh em cựu học sinh Cường Để ở Quy Nhơn biết. Mong việc này sớm sáng tỏ sau 35 năm tội ác xảy ra.” (Trang Nhân) (18).

Liệu những kẻ thù ác kể trên, và Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v... trong thảm sát tại Huế có bao giờ nhỏ giọt nước mắt cuối đời cho những nạn nhân cộng sản, mà các ông là thủ phạm? (19).

Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân 

Miền Nam VNCH một quốc gia có chủ quyền được Liên Hiệp Quốc công nhận (20). Song song với Miền Bắc XHCN không được như vậy, và hoàn toàn phụ thuộc vào QTcs. Sau khi xâm lược "thành công" Miền Nam VNCH. VNDCCH vẫn là kẻ xâm lược tồn tại ngoài vòng Công Pháp Quốc tế. Mãi đến 9 giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1977 VNDCCH mới được LHQ thừa nhận cách miễn cưỡng (21). Gọi là miễn cưỡng bởi không ai muốn so sánh một Quốc Gia có chủ quyền độc lập với một thể chế xâm lược do QTcs dựng nên, cụ thể là Nga -Tàu thời CNCS còn tồn tại. 

Sơ lược về Lịch sử hình thành QLVNCH. Thời kỳ thành lập (1950-1952)

Trích: "Ngày 11 tháng 5 năm 1950, thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân Ðội Quốc Gia với lập trường chống Cộng, gia tăng quân số lên 60,000 người, do ngân sách quốc gia đài thọ 40%, phần còn lại do Pháp gánh chịu. Viện trợ Mỹ cũng bắt đầu giao thẳng cho các đơn vị Việt Nam, chứ không qua trung gian quân đội Pháp theo chương trình Viện Trợ Hỗ Tương Quốc Phòng MDAP (Mutual Defense Assistance Program). Trưởng phái bộ viện trợ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam là đại tướng O'Daniel. Các quân trường lớn được bắt đầu thành lập trong thời kỳ này gồm có: Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, Trường Sĩ Quan Thủ Ðức và Nam Ðịnh. Trường Sĩ Quan Trừ Bị sau này được đổi tên là Trường Bộ Binh Thủ Ðức. Các trung tâm nhập ngũ dùng để huấn luyện binh sĩ quân dịch cũng được thành lập tại Quang Trung (Nam Việt), Phú Bài (Trung Việt) và Quảng Yên (Bắc Việt). 

Ðến năm 1951, sau khi bị thất bại nặng tại vùng Cao-Bắc-Lạng, Pháp muốn tăng cường Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam để nhận lãnh trách nhiệm bình định và an ninh lãnh thổ. Do đó, tướng De Lattre de Tassigny đã đề nghị thành lập nhiều tiểu đoàn hoàn toàn Việt Nam do các sĩ quan người Việt chỉ huy. 

Ngày 5 tháng 5 năm 1951, Bộ Quốc Phòng Việt Nam mới thật sự thành hình, với những cơ cấu tổ chức đầu não như Bộ Tổng Tham Mưu, Nha Quân Pháp, Nha Thanh Tra, Tổng Nha Hành Chánh & Quân Lương, Nha Quân Cụ, Nha Quân Y, v.v... (22) Ngưng trích. 

Muốn trở thành một sĩ quan trong QLVNCH, nhất thiết phải qua trường lớp đào tạo chánh quy. Đối với quân nhân "rớt Tú Tài" đi lính thì có dành cả đời trong quân ngũ, có khi vẫn là hình ảnh ông Thượng sĩ già với thương tích đầy mình, dạn dày kinh nghiệm trận mạc. Những điều luật nghiêm khắc dựa trên nền tảng Quân Pháp Bất Vị Thân trong quân đội VNCH đã tạo nên những Anh Hùng đi vào huyền sử. 

Thà chết không đầu hàng - Những lời nói để đời... ghi nhớ mãi. 

1. Tướng Lê Văn Hưng: "Tôi không bỏ các anh để đưa vợ con ra ngoại quốc. Tôi cũng không thể chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi tôi có rầy la. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm nếu có." 

Những người lính ôm lấy lá cờ vàng và cây súng thân thương vào lòng khóc nức nở. Họ biết giây phút vĩnh biệt người chủ tướng đã điểm. Chuẩn Tướng Hưng cố xô đẩy đuổi mọi người ra ngoài, bình thản đóng kín cửa văn phòng lại. Có tiếng súng nổ chát chúa từ bên trong vọng ra. Bà Hưng và các chiến hữu phá cửa xông vào. Chuẩn Tướng Hưng nằm ngã người tựa vào giường nửa trên nửa dưới, hai cánh tay dang ra và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn, đôi mắt còn mở to uất hờn. Người đã bắn vào tim để tỏ rõ tiết tháo một người Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Máu từ trong tim người thấm ướt mảng áo ngực và loang ra đỏ thắm tấm drap trắng. Thời điểm người anh hùng thăng thiên đúng 8 giờ 45 tối ngày 30.04.1975. Khoảng 11 giờ khuya, Thiếu Tướng Nam gọi điện qua chia buồn. Bà Thiếu Tướng Hưng nghe rõ tiếng thở dài của người Tư Lệnh phía bên kia đầu dây (23).

2. Tướng Nguyễn Khoa Nam: "Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tròn, bên đơn vị mình có mười mấy bạn phải hy sinh, tội quá. Vợ con họ ở nhà chắc đau khổ lắm. Kỳ này về phải lo cho gia đình tử sĩ." 

Thiếu Tướng tự sát vào khoảng nửa đêm 30-4-75 rạng 1-5-75. Ông ngồi trên chiếc ghế bành, mặc quân phục đại lễ với đầy đủ huân chương. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt 45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngã sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40.000 đồng tiền Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Ðội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975 (24).

3. Những Ngày Cuối Cùng của Tướng Phạm Văn Phú: "Anh Chung, anh từng hành quân với tôi đã lâu..." Nói đến đây Thiếu Tướng Phú ôm tôi và khóc tiếp với giọng nghẹn ngào, tức tối: ...mà đêm qua, Tổng Thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lãnh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung Tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung Tướng của anh nữa đấy, tôi đã xin Tổng Thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng Thống không chịu, bắt tôi phải rút... có cả Đại Tướng Viên và Đại Tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng Thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, thật cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục". 

Tôi (Đại Tá Chung) không khỏi ngậm ngùi thương xót chia xẻ nỗi oan ức của một vị đàn anh đáng kính như Thiếu Tướng Phú, nên tôi hết lời an ủi và khuyên Thiếu Tướng hãy bình tỉnh và nên tĩnh dưỡng. 

- Đó là lần cuối cùng Đại Tá Chung gặp Tướng Phú. Sáng ngày 29 tháng 4/1975, tại căn nhà riêng ở đường Gia Long, chờ khi vợ và các con rời nhà để đi về phía Trường Đua Phú Thọ tìm cách di tản, Tướng Phú đã uống một liều thuốc cực mạnh tự tử. 

- Tướng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đã vào tới Sài Gòn! Nghe xong Tướng Phú nhắm mắt lại và "ra đi". (25

4. Tướng Trần Văn Hai: Trong ngày cuối cùng 30.4.1975 vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngồi trong văn phòng tư lệnh bình tĩnh chờ quân địch đến. Trước đó, sau khi nghe Tướng Dương Văn Minh đọc hàng lệnh trên đài phát thanh, người đã ôn tồn khuyên bảo sĩ quan và chiến sĩ thuộc cấp, cho phép họ được buông súng trở về gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho và bố trí chiến đấu. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao Đồng Tâm cho giặc, hoặc nếu người có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ những mảnh đất của tổ quốc hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho giặc một cách dễ dàng. Chúng muốn lấy thì chúng phải trả một cái giá nào đó. 

Chuẩn tướng Hai bất thần rút súng lục ra nổ mấy phát vào tên sư trưởng địch. Với khoảng cách rất gần đó, người có thể giết chết gã dễ dàng, nhưng người chỉ bắn gã bị thương nhẹ. Người sư trưởng địch cùng mấy cận vệ lần nữa rút chạy ra ngoài. Lính Sư Đoàn 7 Bộ Binh giương súng lên sẵn sàng tử chiến và bảo vệ Tư Lệnh của mình. 

Viên đạn cuối cùng của vị Tướng Việt Nam Cộng Hòa và lòng vị tha dành cho người sư trưởng địch đã nói lên được hai điều. Thứ nhất, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải là một quân đội khiếp nhược. Thứ hai, người lính Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ căm thù những người đồng bào cùng sinh ra trên mảnh đất Việt Nam, khi cuộc chiến tàn, tất cả chỉ còn lại thuần túy là người Việt Nam (26).

5. Tướng Lê Nguyên Vỹ lưu tiếng ngàn thu: Sáng ngày 30.4.1975 họp Tham Mưu Sư Ðoàn xong. Chuẩn Tướng Vỹ và toàn Ban Sĩ Quan ngồi bên chiếc Radio chờ nghe Tướng Dương Văn Minh đọc diễn văn quan trọng. Ðúng 10 giờ, có tiếng của Tướng Minh. Tưởng là diễn văn kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, hay tổ chức di tản về miền Tây tiếp tục cố thủ. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan và nhục nhã kêu gọi Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu ở đó và chờ binh đội cộng quân đến bàn giao. Tiếp theo là lời kêu gọi buông súng của Tướng Nguyễn hữu Hạnh, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vận nước đã đến hồi cáo chung, Chuẩn Tướng Vỹ, một Chiến Sĩ tuân thủ nghiêm nhặt Kỷ Luật Quân Ðội, u buồn bảo các thuộc cấp: "Từ nay tôi không còn là người chỉ huy nữa, vậy các anh hãy tự lo liệu lấy". Nhưng trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các Sĩ Quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Sau đó... ông bình tĩnh bước ra sân nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, tự sát bằng chính khẩu súng chỉ huy của mình (27).

Những vị Tướng Anh Hùng của QLVNCH đã vĩnh viễn nằm xuống trong lòng đất mẹ, bảo toàn danh dự cho toàn thể QN QLVNCH. Họ đã đền xong nợ nước, dù nước mất nhà tan. Nhưng với họ, tin rằng họ đang mĩm cười mãn nguyện vì "Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo".

Saigon ngày 26 tháng 04 Năm 2014. 39 Năm Quốc Hận của QLVNCH.



_____________________________


Tài liệu tham khảo:

(1) Hình ảnh xưa: Bầu cử VNCH. Nam Ròm sưu tầm. 

(2) Trại Súc Vật, Tác giả George Orwell. 

(3) Hồ Chí Minh Tự Thú: Tôi Là Nhân Viên Lãnh Lương Của Quốc Tế Cộng Sản. (HCM Toàn Tập. Tập II. Sách do Cs ấn hành) Có thể đọc tại đây:


(5) Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong xóa đói, giảm nghèo.

(6) Cuộc Chiến Tranh Ý Thức Hệ: 1946-1954. Tác giả bút Sử.

(7) Hồ Chí Minh Gây Nội Chiến Và Chủ Trương Chiến Tranh Trường Kỳ. Tác giả Cố Giáo sư HỨA HOÀNH. 

(8) NỢ CỨT. Tác giả Phạm Thế Việt. 

(9) Thời nào dân Việt sướng nhất. Tác giả Nguyễn Hội.

(10) Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến.

(11) Vua Tự Đức Khóc Bằng Phi. 

(12) Đảng CSVN thừa nhận đánh Mỹ là đánh cho TQ. 

(13) Những sự thật cần phải biết (phần 10) - Cộng sản Việt Nam: Trẻ em là một con bài trong chiến tranh. Tác giả Đặng Chí Hùng. 








(21) Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc: Những kỷ niệm sâu sắc.

(22) Lịch sử thành lập Quân Ðội VNCH. Tài liệu biên khảo của Trần Hội và Trần Đỗ Cẩm.