Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Vụ rửa tiền lớn nhất nước Mỹ liên quan đến cả Việt Nam.

Vụ rửa tiền lớn nhất nước Mỹ liên quan đến cả Việt Nam.
Cập nhật 29/05/2013.


Công tố viên Preet Bharara trình bày kết quả điều tra vè công ty Liberty Reserve 28/05/2013 (REUTERS)

Tư pháp Hoa Kỳ hôm qua 28/05/2013 đã công bố “vụ rửa tiền lớn nhất nước Mỹ”, qua việc truy tố công ty ngoại hối Liberty Reserve và bảy người lãnh đạo công ty này, bị kết tội đã “rửa” 6 tỉ đô la trong vòng 7 năm. Công ty này được thành lập năm 2006, đăng ký hoạt động tại Costa Rica, là một cơ sở chuyển tiền điện tử hoạt động hết sức tích cực.

Công ty Liberty Reserve sử dụng loại tiền điện tử “LR”, giúp gởi tiền cho bất kỳ ai và bất cứ nơi nào trên thế giới mà không để lại dấu vết, đứng ngoài mọi quy định. Liberty Reserve được sử dụng tại nhiều nước trong đó có Việt Nam, Nigeria, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Theo công tố viên Manhattan, Preet Bharara, thì công ty này đã trở thành “nơi chu chuyển tài chính của tội phạm mạng”, từ mạo nhận danh tính cho đến ấu dâm, buôn ma túy và giả mạo thẻ tín dụng. Mạng lưới này có trên một triệu người sử dụng, trong đó có 200.000 người tại Mỹ, và đã tiến hành 55 triệu giao dịch trong 7 năm qua, và “hầu như tất cả đều bất hợp pháp”. Tổng cộng có 6 tỉ đô la đã được “rửa” qua Liberty Reserve.
Ông Bharara nói thêm: “Liberty Reserve chủ yếu là một ngân hàng cho thị trường chợ đen”. Các máy chủ đặt tại Thụy Điển, Thụy Sĩ và Costa Rica, cũng như tên miền này đã bị đóng. Cuộc điều tra được lực lượng an ninh của 17 quốc gia tiến hành, và theo công tố viên Manhattan, thì đây là “vụ rửa tiền quốc tế lớn nhất nước Mỹ từ trước đến nay”. Bảy lãnh đạo của Liberty Reserve đã bị truy tố, năm người đã bị bắt hôm thứ Sáu 24/5 tại Tây Ban Nha, Costa Rica, New York, hai người còn lại đang bị truy lùng tại Costa Rica.

Theo Viện Công tố, thì các giao dịch thông qua Liberty Reserve là “nặc danh và không thể lần ra được”. Mờ ám hơn nữa, những người sử dụng mạng lưới chuyển tiền này không thể gởi hay nhận tiền trực tiếp, mà phải thông qua một trung gian.
Người sáng lập Liberty Reserve là Arthur Budovsky, 39 tuổi, sống tại Hà Lan, từng bị lãnh án tại New York năm 2006 vì toan tiến hành hoạt động tương tự, mang tên “Gold age”. Năm 2011 ông ta đã từ bỏ quốc tịch Mỹ để nhập tịch Costa Rica, “nhằm trốn tránh luật pháp Hoa Kỳ” – theo như bản luận tội.

Cơ quan chức năng cũng phong tỏa năm tên miền trong đó có tên Liberty Reserve, và bốn trang web trung gian do các bị cáo kiểm soát, 35 trang web khác bị truy tố về mặt dân sự. Ngoài ra 45 tài khoản ngân hàng cũng bị tịch biên hay phong tỏa.
Ngân khố Mỹ cũng điểm mặt chỉ tên Liberty Reserve là “một định chế mà mục tiêu hàng đầu là rửa tiền”. Đây là lần đầu tiên Ngân khố Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp đối phó với một mạng lưới chi trả ngoại hối điện tử hay “tiền ảo”.

David Cohen, Thứ trưởng phụ trách đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố tuyên bố: “Ngân khố quyết tâm bảo vệ hệ thống tài chính Mỹ khỏi bọn tội phạm mạng và các nhân tố bất hảo khác trên không gian ảo, đặc biệt là các định chế ngoại quốc tạo điều kiện cho tội phạm trên mạng và hy vọng tránh né được các quy định”./Thụy My (RFI)

Phản đối cách báo Việt Nam đăng tin bạo lực


Phản đối cách báo Việt Nam đăng tin bạo lực
Cập nhật 30/05/2013.


Một luật sư vừa gửi thư phản đối việc báo Tuổi trẻ và Vietnamnet ‘đưa tin khai thác bạo lực’ về vụ một lính người Anh bị sát hại ở London hôm 22/05/2013.
Luật sư Đặng Dũng tại Tp HCM cho rằng hai báo trên đưa tin “không đầy đủ” và chỉ tập trung vào tả vụ đâm chém người mà không nhắc tới các chi tiết khác liên quan tới sự việc. Ông Dũng đặt ra câu hỏi, “hai tờ báo đều là công cụ của Đảng Cộng sản lại chủ trương đưa tin bạo lực lạnh tanh đó trên báo nhằm mục đích gì?”
“Vietnamnet tả tỉ mỉ hành vi tàn bạo và man rợ giết công dân Anh như thế nào nhưng lại hoàn toàn không hề loan tin một phụ nữ Anh can đảm đã đối mặt với hai tên giết người...,” ông Dũng viết trong thư gửi hai tòa báo mà BBC đọc được.

Ông Đặng Dũng cũng cho rằng cách đưa tin của Tuổi Trẻ “khai thác khía cạnh man rợ của vụ thảm sát,” phơi bày bạo lực ngay tại London, và để ảnh “tên sát nhân với hai con dao và bàn tay vấy máu”, được đăng ở trang báo cuối, là trang báo “đăng tin hot”.
"Hai tờ báo đều là công cụ của Đảng Cộng sản lại chủ trương đưa tin bạo lực lạnh tanh đó trên báo nhằm mục đích gì?"
Luật sư Đặng Dũng
Theo hình ảnh ông Dũng chụp lại bản báo giấy của Tuổi Trẻ, bài báo có tên Chém người man rợ ở London, Bạo động ở Thụy Điển được đăng hôm thứ Sáu, 24/05.
Tuổi Trẻ online cũng có bản trên mạng đăng hôm 23/05, với tựa đề Dùng dao phay giết binh lính giữa London, với ảnh màu nghi phạm tay cầm hai con dao còn dính máu, bài báo được ký tên Nguyệt Phương – Chu Uyên.
Bài trên Vietnamnet tên còn ‘giật gân’ hơn: Kinh hoàng lính Anh bị khủng bố chặt đầu giữa phố, và tả lại cảnh tượng chém người, chặt đầu như thế nào, bài báo được trích nguồn, “Theo Kiến Thức”.
Luật sư Đặng Dũng viết trong thư, “tại sao hai báo Đảng lại tìm cách làm ngơ thông tin quan trọng này [người phụ nữ đã khuyên can hai nghi phạm tại hiện trường],” và vì sao Ban Biên tập đưa tin bạo lực tới độc giả.
Cơ quan chủ quản của báo Tuổi Trẻ là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, còn cơ quan chủ quản của Vietnamnet là Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cúp máy liên tục
Tại sao hai báo Đảng lại tìm cách làm ngơ thông tin quan trọng này [người phụ nữ đã khuyên can hai nghi phạm tại hiện trường], và tại sao quí Ban Biên tập báo Đảng lại đưa tin bạo lực tới người xem chúng tôi."

Khi gọi điện tới tòa soạn báo Tuổi Trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về phản hồi trên của ông Đặng Dũng thì được nối máy với một người phụ nữ tránh không cho biết tên và vị trí công tác.
Người phụ nữ này hỏi, “bài đó đã được đăng chưa, tên bài là gì,” và sau khi BBC cung cấp thông tin ngày đăng, tên bài và người ký tên, điện thoại bỗng bị ngắt.

Bấm lại số điện thoại trên, tổng đài chuyển tới một nhân viên khác ở ban Bạn đọc, và thấy người đó gọi “Nè, Trâm ơi”.
Trả lời câu hỏi về danh tính và về lá thư của ông Đặng Dũng, người phụ nữ này nói, “ở dưới tổng đài họ chuyển lên đây là ban công tác bạn đọc, chúng tôi là nhân viên của ban công tác bạn đọc”.
“Nhưng nếu lá thư này không phải của chị thì xin lỗi là chúng tôi không thể cung cấp thông tin gì được cho chị hết, chúng tôi chỉ cung cấp thông tin tới người đã gửi thư về cho chúng tôi thôi.”
Khi chúng tôi yêu cầu được nối máy với ban biên tập hoặc người có trách nhiệm trả lời báo chí, đại diện ban công tác bạn đọc trả lời, “đơn thư được giải quyết theo dạng xử lý thông tin, và sẽ được gửi tới những ban ngành có liên quan,” còn vấn đề của BBC cũng sẽ được truyền đạt lại tới “những người có liên quan” và được khuyên gửi email hoặc fax.
Khi chúng tôi hỏi cụ thể những người có liên quan đó là ai, chi tiết tên, chức vụ, và địa chỉ email, điện thoại lại bị ngắt.

'Lá cải' câu khách

Bấy lâu nay thực trạng đăng tin giật gân và khai thác theo chủ đề "cướp, hiếp, giết" để "câu views" đã gây phản cảm trong không ít độc giả tại Việt Nam, mặc dù các bài chủ đề này thường là bài đọc nhiều trên các báo điện tử ở trong nước.
Gần đây đã xảy ra việc một tờ báo in nhầm từ hiến pháp thành "hiếp pháp" khiến cộng đồng mạng bàn tán rôm rả.
Sự cố đánh sai chính tả từ hiến pháp gần đây gây bàn luận trên mạng nhiều.

Việc báo chí đưa những tin giết người hay chuyện riêng ngôi sao để câu khách, bán được nhiều quảng cáo hoặc bán được nhiều ấn bản hơn không chỉ ở Việt Nam mới có.
Một số chuyên gia về truyền thông cho rằng, Anh quốc mới là quê hương của dạng báo chí ‘tabloid’( tạm dịch báo lá cải) thực thụ.
Hàng loạt báo lá cải ở Anh cũng đưa tin khá giật gân với lời lẽ có phần thái quá về vụ án mạng ở Woolwich.

Chẳng hạn như The Sun, suốt tuần nay để ảnh cỡ lớn nghi phạm cầm hai con dao với bàn tay đẫm máu và cũng gọi là “vụ người lính bị chặt đầu”.
Tờ Daily Mail cũng liên tục đăng loạt ảnh hai nghi phạm và hiện trường vụ án và chuyện riêng của gia đình, một số báo khác thì dùng những từ như “tên đồ tể”, “vụ tàn sát”, “chặt đầu”, “chém cho đến chết”.
Ông Howard Kurtz, tác giả cuốn Media Circus - The Trouble with America's Newspapers (Gánh xiếc Truyền thông - Rắc rối của Báo Mỹ) nói sự 'lá cải hóa' đồng nghĩa với việc chuẩn mực báo chí sụt giảm, tin tức thời sự như chính trị và kinh tế vắng bóng và sự gia tăng các tin giải trí như các chủ đề nhớp nhúa, scandal, giật gân và tiêu khiển.
Nhưng lá cải không hoàn toàn là xấu xa, vì theo các nhà nghiên cứu phương Tây, các vấn đề của cuộc sống hàng ngày luôn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử loài người. Báo lá cải cũng thúc đẩy những nét văn hóa khác với văn hóa thượng lưu và thách thức cái gọi là 'bá chủ văn hóa' trong xã hội.
Tại Việt Nam, giải trí có thể được coi là cửa ngách để người ta bước chân vào làng truyền thông vốn bị kiểm soát chặt chẽ./BBC

Thiếu nữ ngực trần náo loạn thủ đô Tunisia

Thiếu nữ ngực trần náo loạn thủ đô Tunisia
Cập nhật 30/05/2013.

(KT.net.vn) - 3 thiếu nữ trẻ của nhóm nữ quyền Femen náo loạn thủ đô Tunis, khi họ ngực trần biểu tình trên con phố đông người.

Các thiếu nữ ngực trần Femen biểu tình trước cổng tòa án ở thủ đô Tunis.

Đây là cuộc biểu tình công khai đầu tiên tại thế giới Arab của nhóm nữ quyền Femen khét tiếng. Cuộc biểu tình diễn ra ở bên ngoài tòa án của thủ đô Tunis, gây ra cảnh tượng khá hỗn loạn.

Các thiếu nữ của nhóm Femen bao gồm 2 người Pháp và một người Đức, không mặc áo, để trần ngực và chỉ mặc chiếc quần soóc ngắn la hét các khẩu hiệu “Trả tự do cho Amina”. Amia là một phụ nữ trẻ người Tunisia bị bắt giữ vì phản đối các chính sách của phe Hồi giáo bảo thủ. 3 thiếu nữ trẻ Femen nhanh chóng bị bắt giữ và bị đưa vào bên trong tòa án.


Đây là lần đầu tiên nhóm ngực trần Femen biểu tình ở thế giới Arab.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi biểu tình ngực trần trong thế giới Arab. Những cô gái trẻ của chúng tôi được tuyển chọn tại Paris và vừa được cử sang Tunis hôm qua”, trưởng nhóm Femen Inna Shevchenko cho biết.

Lãnh sự Pháp ở Tunisia, Martine Gambard-Trebucien xác nhận vụ biểu tình đồng thời không ngại ca ngợi hành động của các cô gái bằng cách nhấn mạnh, họ “rất cừ”.


Các cô gái nhanh chóng bị bắt giữ bởi cảnh sát mặc thường phục.
Các thiếu nữ biểu tình ngực trần sẽ phải ra hầu tòa và có khả năng bị tù 6 tháng vì ăn mặc hở hang ở nơi công cộng.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, hồi tháng 4 sau khi trở thành mục tiêu tấn công của nhóm Femen. Tuy nhiên, ông đã hải hước nhận xét về các thiếu nữ ngực trần: “Chúng tôi biết chuyện này sẽ xảy ra. Bạn nên cám ơn các cô gái Ukraina vì nỗ lực thúc đẩy công bằng của họ”.

Chỉ có điều, Tunisia là một quốc gia bảo thủ nên việc phụ nữ ăn mặc hở hang bị cấm. Theo phát ngôn viên Bộ Tư pháp Tunisia, người nào ăn mặc không đúng đắn ở nước này đều sẽ bị phạt 6 tháng tù và các thiếu nữ ngực trần Femen không phải là ngoại lệ./Bạch Dương

Đọc chơi mà chửi thật ...Tàu Hải Quân Tàng Hình made in cs VN



Song Hoài
Trước sự kiện hải quân Trung cộng lớn mạnh và đe dọa các nước lân bang trong khối ASIAN qua tuyên bố đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông là lãnh hãi không thể tranh cãi của chúng, trước tin tức dồn dập về việc Trung cộng sắp trình diện hàng không mẩu hạm mới mà cũ trong năm nay, đang răn đe đến sự sống còn của hải quân các nước yếu quanh vùng, không chịu kém, không hiểu từ đâu có tin Bắc Bộ Phủ vừa mới úp úp mở mở rằng Việt Nam ta đã chế ra tàu hải quân tàng hình thuộc lớp KNNTG trang bị dàn phóng pháo khổng lồ lớn nhất thế giới SKNTG, và đang bí mật thử nghiệm trong vòng hai năm nay, xin nói rỏ tàu hải quân tự tàng hình chứ không phải nhờ màn ảnh radar nào che cho tàu không bị lộ diện cả.

Việc này đã gây xôn xao khắp thế giới, vì từ trước đến nay, văn minh nhất như Hoa Kỳ cũng chỉ chế tạo được máy bay phản lực siêu thanh tàng hình , Israel thì loan báo chế được xe tank tàng hình, Nga sô cũng đã có máy bay tàng hình , và Trung cộng thì có máy bay tàng hình J20 chỉ mới bay thử nghiệm nhưng có lẽ thất bại nên im tiếng luôn. Còn Việt Nam đã 38 năm nay hùng hục tiến thẳng lên xã hội chủ nghỉa, cả nước đói meo, gái thì làm đĩ, trai thì đi làm cu li khắp thế giới, cán bộ nhà nước từ trung ương trở xuống toàn là một lũ ăn hại, thấy không xong nên nay đảng đã dẫn dân đi vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghỉa chết tiệt, nói nôm na là đảng đang tiến quân “lòng vòng vào giai đoạn đầu” đi theo tư bản chủ nghỉa mà miền nam Việt Nam đã đi trước năm 1975. Việt Nam hiện nay tuy chưa hề có một nhà máy nào làm được một cây kim, chưa có một nhà máy nào làm ra được một xe gắn máy, nhưng mấy ai còn nhớ đảng đã “vinh dự” có anh hùng Phạm Tuân đi “ké” tàu không gian Soyuz 36 của Liên Sô ngày 23/7/1980 để nghiên cứu bèo hoa dâu, bèo hoa dâu nổi trên ao mà người ta vớt lên nấu chung với cám cho heo ăn, đảng đã vận dụng trí tuệ bỏ chút ít bèo hoa dâu cho vào bịch nylông để Phạm Tuân đem lên không gian để ngâm cứu, nhưng vì đây là “bí mật tối ngu” nên chưa bao giờ được tiết lộ kết quả về loại bèo này. Ta tuy chưa một trường đại học nào được quốc tế chính thức công nhận, và cũng chưa có một khoa học gia nào được quốc tế cấp một bằng phát minh khoa học từ lúc cả nước ăn bo bo năm 1975 cho đến nay, “nhưng “ phải để chử nhưng vào ngoặc kép thì sự việc ta chế ra được tàu hải quân tàng hình lớp KNNTG là cả một chấn động toàn cầu. Lịch sử thế giới nói về nghệ thuật chiến tranh trên biển ”Art of the war in sea” sẽ bắt đầu từ hai chữ Việt Nam, vì Việt Nam dưới thời lãnh đạo của đảng ta là quốc gia đầu tiên trên thế giới chế ra được tàu hải quân tàng hình lớp KNNTG với dàn phóng pháo khổng lồ SKNTG. Có tàu hải quân tàng hình tức là làm chủ Biển Đông, đợi đến lúc ta có võ khí nguyên tử từ 13 lò điện hạt nhân sẽ xây dựng trong tương lai nửa, thì ngày làm bá chủ tất cả đại dương mênh mông trên thế giới sẽ không xa. Mặt trời sẽ không bao giờ lặn trên nước Việt Nam, giống như Anh quốc ngày xưa.

Chế ra được máy bay hoặc xe tăng tàng hình đã là khó, còn tàu chiến tàng hình Việt Nam chế được lớn gấp cả chục lần máy bay và xe tank, thật là “quang vinh muôn năm” dưới sự lãnh đạo “vô cùng vĩ đại” của đảng, ngư dân ta đang “hồ khởi một cách vô cùng phấn khởi” trước tin mừng này, từ nay cứ yên tâm “bám biển”, lấy cái cá về nuôi gia đình. Các cuộc biểu tình từ nay không được trương biểu ngữ “ United Nations let save Vietnamese fishmen” nữa, cái biểu ngữ này xuất hiện trước tòa Tổng Lãnh Sự Trung quốc ở Houston, Texas ngày 09/7/2011 làm cho tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam tọa lạc ở gần đấy vô cùng xót xa, vì ngư dân ta bị “tàu lạ” bắn giết và đòi tiền chuộc, mà hải quân nhân dân vẫn bất động một cách vô trách nhiệm ở Biển Đông, làm cho ngư dân giờ đây chỉ biết kêu Liên Hiệp Quốc cứu vớt mà thôi, chẳng ai còn dám tin tưởng vào hải quân nhân dân cả. Có đứa còn bảo hải quân ta nên qua Phi Luật Tân học cách dám ra tuyên bố cương quyết đánh trả đến người cuối cùng chống Trung cộng xâm phạm lãnh hải, chứ rút đầu rút cổ như con rùa mà lại tự xưng là hải quân nhân dân anh hùng, khiếp nhược thì có. Ta có tàu tàng hình rồi thì từ nay anh cả đỏ Trung quốc đừng hòng và không bao giờ còn dám xâm lược nước ta nữa, câu này copy gần như nguyên văn cán bộ quãn giáo lên lớp cho tù chính trị “từ nay đế quốc Mỹ đừng hòng và không bao giờ còn dám xâm lược nước ta nữa”. Còn hiện nay ta đã là bạn với Mỹ cũng nên tạm thay đổi phong cách nói chuyện, không như bọn thối mồm nói ta giải phóng miền nam tay sai đế quốc Mỹ, để ta độc quyền tiến đến việc làm tay sai Mỹ như hiện nay.
Có lẽ vì khiêm nhượng nên hải quân ta không thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông báo chí lề phải về tin tàu hải quân tàng hình, nhưng giấy thì làm sao gói được lửa, tin này lộ ra vô tình gây một làn gió “hưng phấn” khắp trong và ngoài nước cho những ai còn tin đảng, còn thằng nào không tin thì kệ cha nó . Ai bảo đảng bán nước, ai bảo đảng là tay sai của quan thày Trung cộng, hãy đợi ngày mà hải quân tàng hình của ta giáng những đòn sấm sét lên tàu sân bay của Trung quốc dám đi vào biển Việt Nam như chỗ không người thì mới biết thế nào là lễ độ. Có lẽ vì thế mà chiếc hàng không mẫu hạm cũ Varyag mà đàn anh Trung quốc mua của Nga đang được cải tiến đặt tên là tàu sân bay Thi Lang (Shi Lang) thay vì “ra mắt” vào đầu tháng 7 vừa rồi, nay đã vội vàng hoãn lại ngày ra biển và tuyên bố vớt vát rằng “sẽ sử dụng tàu sân bay Shi Lang chỉ với mục đích nghiên cứu thí nghiệm khoa học và đào tạo”. Sợ tàu tàng hình của ta nó sơi tái thì có, chứ Trung quốc xưa nay ngang ngược có sợ ai bao giờ.
Thì ra hai năm nay kể từ khi đàn anh đưa ra đường lưỡi bò, đảng đã tập trung trí tuệ hải quân và chế ra được hệ thống tàng hình tối tân nhất thế giới chỉ dùng cho tàu chiến. Hèn chi mổi lần tàu Chệt vào hải phận Việt Nam tự do bắt ngư dân đòi tiền chuộc, đều bị tàu tàng hình của ta chạy theo, bí mật theo dõi mà nó không bao giờ biết, cho nên báo đài của ta đều nêu lên chính xác ngày giờ tàu của đàn anh bắt tàu của ngư dân ta và đòi chuộc bao nhiêu, và đảng ta chịu cho ngư dân trả tiền chuộc chỉ vì là lịch sự với bạn hiền, chứ không phải ta sợ. Sỡ dĩ hải quân tàng hình của ta không nổ súng để bảo vệ ngư dân là vì ta tôn trọng 16 chử vàng và 4 tốt để cho tình hữu nghị của hai dân tộc Hoa- Việt đời đời bền vững, ta đã nghiêm túc tuân hành chỉ thị của đồng chí Hồ Cẫm Đào vô cùng kính mến, và đến nay là của đồng chí Tập Cận Bình vô vàn kính yêu cũng là để thi hành tốt bí mật “đồng thuận” đã ký giửa hai Thứ Trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn của ta và Đới Bỉnh Quốc của bạn ngày 26/5/2011 tại Bắc Kinh rằng “Việt Nam muốn nói gì thì nói, còn Trung quốc muốn làm gì thì làm”, nghỉa là Trung quốc tự do muốn làm gì cứ làm tại Biển Đông, còn ta được quyền phản đối để xoa dịu dư luận rồi thôi. Đừng tưởng tàu của Trung quốc làm gì mà đảng ta không biết. Đừng bao giờ gọi tàu của nước bạn là “tàu lạ” nữa vì nhờ tàu tàng hình của ta thấy nó, biết nó của nước nào mà nó không bao giờ thấy ta được. Bọn phản động nó gọi hải quân nhân dân ta là “hải quân nhân dân tàng hình” không ngờ thế mà đúng. Chúng ta mua sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo của Nga Sô giá trên 2 tỷ chỉ là để làm cảnh và là chuyện nhỏ, chứ mỗi năm ta có thể mua được 4 chiếc tàu ngầm như thế nhờ tiền Việt kiều yêu nước gửi về hàng năm trên 8 tỷ đô (*). Ta thật mua tàu ngầm là đòn ảo, chứ tàu ngầm ở dưới mặt nước đã khó xoay sở mà có khi còn bị địch phát hiện nữa, còn tàu tàng hình của ta ai mà thấy được.

Việt Nam ta đang áp dụng chiêu thức gậy ông đập lưng ông bằng cách theo cái sách của Tôn Tử dậy rằng “binh bất yếm trá” tức là việc binh không nói dóc thì không xong, thí dụ như đảng ta sẽ đề nghị Olympic Mùa Hè mở thêm bộ môn thi “ vừa đớp vừa nói dóc” thì chắc chắn Việt Nam sẽ chiếm huy chương vàng đầu tiên với chuyện dài nhiều tập “Tập trung cải tạo 10 ngày thành 10 năm”. Từ mấy chục năm nay, hải quân nhân dân ta chỉ sử dụng hàng trăm chiếc tàu chiến các loại do Mỹ để lại sau cuộc chiến Việt Nam hoặc vài ba cái tàu chiến cũ nủa Nga là đủ rồi, nên tất cả ngân quỹ dành cho hải quân là để bí mật chế ra tàu hải quân tàng hình mà không ai biết, đáng lẽ không nên tiết lộ, nhưng trước việc bá quyền Trung cộng đang giơ nanh vuốt ngoài Biển Đông, cho nên hải quân nhân dân Việt Nam mới phải tiết lộ cái tin đã có tàu tàng hình. Cái tin động trời này không biết xì ra từ cái lỗ nào, chỉ biết nó đang lan ra không còn gì ngăn chận nổi.

Sau cuộc “chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước”, các chính trị viên ta đã “lên lớp” dậy cho tù chính trị trong các trại cãi tạo rằng “ Máy bay của không quân nhân dân ta đã từng tắt máy nằm phục kích trong những đám mây to đùng, đợi máy bay Mỹ bay gần đến mới mở máy, và bất ngờ tấn công khiến máy bay địch chưa kịp phản ứng là đã bị bắn rơi, có chiếc còn bị máy bay ta đè trên lưng bắt sống nửa”, thì việc tàu hải quân tàng hình của ta đợi tàu sân bay đầu tiên của Trung cộng vào biển Việt Nam để bất ngờ đồng loạt nổ súng bắt sống, thì đâu có gì là lạ. Như vậy mới gây chấn động mang tính toàn cầu mạnh nhất, chứ còn ra mặt đuổi ba cái tàu Ngư Chính hoặc Hải Giám của nó thì đúng là dùng dao giết trâu để mổ gà, mất tiếng hết.

Có lẽ vì thế mà từ trước đến nay, cả thế giới không hề thấy tàu hải quân của ta xuất hiện trên Biển Đông để bảo vệ ngư dân, là vì để bảo vệ bí mật của tàu tàng hình của ta đang bước vào giai đoạn hoàn chĩnh. Tiềm thủy đỉnh đôi khi lặn lâu, mệt quá phải ngoi lên để thở là lộ mặt dễ làm mồi cho địch, chứ còn hải quân tàng hình của ta lồ lộ trên mặt biển nhưng ai mà thấy được.
Chỉ có bọn phản động mới cho là hải quân nhân dân ta ” không thấy địch, mà địch cũng không thấy ta”, chúng còn cho rằng hải quân nhân dân vô cùng anh hùng của ta đang theo chiến pháp “ không thấy, không nghe, không biết” tức là sợ tàu Trung cộng quá nên trốn mất tiêu, chẳng bao giờ dám xuất hiện khi nghe tin tàu Hải Giám của Chệt vào biển Việt Nam. Nói như vậy là láo khoét, ta tàng hình thì nó sao mà thấy ta được, chứ việc gì mà phải sợ, ta không thèm nổ súng nó mới sợ, vì không biết ta ở đâu. Ta như “thần long không thấy đầu chỉ thấy đuôi” tức là không biết đâu mà đỡ, không cần nổ súng , “đãm bảo” chúng mà nghe được tin ta có tàu tàng hình đang nằm đợi đâu đó, thì bố bảo chúng nó cũng không dám vào biển Việt Nam ta nửa. Còn nếu mà chúng vẫn ngang nhiên đưa tàu vào vùng biễn Việt Nam như chỗ không người như hiện nay, ngang nhiên cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 trong hải phận Việt Nam, và tự do bắn giết ngư dân vô tội hay đâm vào tàu họ cho bể nát, là tại vì chúng chưa nghe ta có tàu tàng hình. Ai yêu nước cứ giải thích hộ như thế là xong, chứ không phải hải quân nhân dân ta là đồ chết nhát vô trách nhiệm với nhân dân, còn người nào gọi trại hải quân của ta là “hại quân nhân dân” thì hãy đợi ngày hải quân tàng hình của ta xuất hiện.

Nhưng nhiều người vẫn bán tín bán nghi không biết tàu hải quân tàng hình của ta có thật hay không, ở hải ngoại cũng đang hoang mang, đang ra giải thưởng cho người nào giải mã được chử KNNTG và SKNTG đích thực nghỉa là gì, tại sao lại viết tắt, có phải đây là bí mật quốc phòng hay không, ngay cả người viết cũng không suy diễn được tí gì, có người bàn ra là nên hỏi Phó Đô Đốc Trung Tướng Tư lệnh hải quân nhân dân Việt Nam vô cùng anh hùng, Nguyễn Văn Hiến thì sẽ rỏ, nhưng có lẽ ổng là Tư lệnh hải quân đang tàng hình, đương nhiên cũng phải tàng hình theo mới logic, vì nếu mà hải quân tàu Chệt thấy được ổng thường xuyên “lên lớp” rằng tàng hình theo lệnh đảng, thì còn gì là bí mật của hải quân tàng hình nữa, cho nên xin nhờ bạn đọc tìm hiểu và cho biết cao ý, và “lý giải” về hai chử KNNTG và SKNTG để mọi người khỏi thắc mắc. Đóng góp càng nhiều mới thấy chúng ta yêu nước và quan tâm đến Biển Đông đến chừng đó. Có thể đảng đang cho đánh bóng về tàu tàng hình, giống như đảng tự đánh bóng mình bằng cách bắt các thành phố treo khẩu hiệu đầy đường “đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm” để che đậy sự khiếp nhược nhất thế giới, dâng đất dâng biển, đầu hàng Trung cộng, khốn nạn chưa từng có trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam như hiện nay, dự trù sẽ có hàng trăm, hàng ngàn ý kiến giải mã các chữ KNNTG và SKNTG này, mời các bạn tham gia .

Xin đa tạ.

Tin giờ chót: Tàu hải quân nhân dân Việt Nam tàng hình lớp KNNTG được giải mã là “Khiếp Nhược Nhất Thế Giới”, và dàn phóng pháo khổng lồ SKNTG đặt trên tàu tàng hình này cũng được giải mật là “Sạo Ke Nhất Thế Giới”.

http://www.tredeponline.com/post/archives/36358
(*) 10 chứ không phải 8 ?!

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Captive America: An Interview with Alyse Emdur

[Image: Prison Visiting Room Backdrop, Woodbourne Correctional Facility, New York; photograph by Alyse Emdur].

Earlier this year, Venue published an interview with Los Angeles-based photographer Alyse Emdur discussing her project Prison Landscapes. I thought Emdur's work—a look at the unexpected landscape paintings used as photographic backdrops in prison waiting rooms throughout the United States—deserved a second look, so I am re-posting the interview here.

Venue, of course, is a joint project between BLDGBLOG and Nicola Twilley of Edible Geography, and it is supported by the Nevada Museum of Art's Center for Art + Environment.

The full interview, along with its original introduction, appears below.

[Image: Prison Landscapes, published January 2013 by Four Corners Books].

Some of the most unsettling examples of contemporary landscape painting in the United States are to be found in its prison visiting rooms, where they function as visual backdrops for family photographs.

[Image: James Bowlin, United States Penitentiary, Marion, Illinois; photograph courtesy Alyse Emdur. Note the fake trout].

Ranging in subject matter from picturesque waterfalls to urban streetscapes, and from ski resorts to medieval castles, these large-format paintings serve a dual purpose: for the authorities, they help to restrict photography of sensitive prison facilities; for the prisoners and their families, they are an escapist fiction, constructing an alternate reality for later display on fridge doors and mantlepieces.

With nearly 2.3 million Americans in prison today—an astonishing one out of every hundred adults in the United States, according to a 2008 Pew study (PDF)—this school of landscape art is critically overlooked but has a mass-market penetration comparable to the work of Thomas Kinkade. And, like Kinkade’s work, these backdrops—which are usually painted by talented, self-taught inmates—are simultaneously photo-realistic and highly idealized. Cumulatively, they represent a catalog of imagined utopias: scenes from an abstracted and perfect elsewhere, painted from behind bars.

[Image: Prison Visiting Room Backdrop, Shawangunk Correctional Facility, New York; photograph by Alyse Emdur. Unlike the family portraits, Emdur's own large-format photographs deliberately show the prison context that surrounds the backdrop landscape, for an unsettling contrast].

Several years ago, artist Alyse Emdur was looking through a family album when she came across a photo of herself as a little girl, posing in front of a tropical beach scene while visiting her elder brother in prison. She spent the next few years exploring this surprising body of vernacular landscape imagery, tracking down examples across the United States.

[Image: Emdur family photo in front of prison visiting room backdrop; photograph courtesy Alyse Emdur].

At first, she wrote to prison administrators to ask permission to photograph the backdrops herself—a request that was inevitably firmly denied. Instead, she joined prisoner pen-pal sites, asking inmates to send her pictures of themselves posed in front of their prison’s backdrops; through this method, Emdur eventually assembling several hundred photos and more than sixteen binders full of correspondence. Finally, in summer 2011, she gained permission to visit and photograph several prison visiting room backdrops herself.

[Image: Michael Parker and Geoff Manaugh looking at Alyse Emdur's correspondence and work in Emdur's studio space; photograph by Venue].

Venue visited Emdur’s studio in downtown Los Angeles in the summer of 2012, as she was collecting all this material for a book, Prison Landscapes, published in January 2013 by Four Corners Books. After a studio tour conducted by her partner, artist Michael Parker, we followed up with Emdur by phone: the edited transcript of our conversation follows.

• • •

[Image: Alyse Emdur's large-format photographs of prison visiting room backdrops on her studio walls; photograph by Venue].

Nicola Twilley: From the hundreds of photographs that prisoners sent you, as well as the ten or so backdrops that you were able to photograph yourself, it seems as though there is almost a set list of subject matter: glittering cityscapes, scenes of natural landscapes, like beaches and sunsets, and then historical or fantasy architecture, such as medieval castles. Did you notice any patterns or geographic specificity to these variations in subject matter?

Alyse Emdur: You do see some regional realism—so, prisons in Washington State will have evergreen trees in their backdrops, prisons in Florida will have white sand beaches, and prisons in Louisiana will have New Orleans French Quarter-style features. There’s also the question of where the prisoners are from: one thing that I’ve observed is that in upstate New York, for example, many of the prisoners are actually from New York City, so many of the backdrops in upstate New York prisons show New York City skylines.

Fantastical scenes are actually much less common—from what I gather from my correspondence, realism is like gold in prison. That’s the form of artistic expression that’s most appreciated and most respected, so that’s often the goal for the backdrop painter.

[Image: Brandon Jones, United States Penitentiary, Marion, Illinois; photograph courtesy Alyse Emdur].

Twilley: Do you have a sense of how you get to be a backdrop painter—do inmates chose amongst themselves or do the prison authorities just make a selection? And, on a similar note, how much artistic freedom does the backdrop painter actually have, in terms of needing approval of his or her subject matter from fellow inmates or the authorities?

Emdur: That’s one of the questions that I’ve asked of all the backdrop painters who I’ve been in touch with over the years. The answer is always that if you are a “good artist” in prison, then you’re very well-respected within the prison—people in the prison all know you. You’ll be making greeting cards for people or you’ll be doing hand calligraphy for love letters for friends in prison—you’ll be known for your skills. The prison administration is already aware of the respected artists, because they shine within the culture, and so they are usually the ones that are chosen. And when you’re chosen, it’s a huge honor.

[Image: Genesis Asiatic, Powhatan Correctional Center, Statefarm, Virginia; photograph courtesy Alyse Emdur].

Something to keep in mind, though, is that backdrops do get painted over. In some prisons, the backdrop can change a few times a year.

One of the artists I’ve kept in touch with is Darrell Van Mastrigt—I interviewed him for the book, and he painted a backdrop for me that was in my thesis show. In the prison that he’s in, the portrait studios are organized by the NAACP. He said that the NAACP had seen his paintings in the past, and when they selected him, they gave him creative control over what sort of landscape he chose to paint.

Obviously, there are some rules. The main restriction is that you can’t use certain colors that are affiliated with gangs. So, for instance, Darrell painted a mural with two cars and they had to be green and purple—they couldn’t be red or blue. But, from what Darrell has told me and from what I understand from other painters, they don’t get much input from other prisoners. At the same time, they’re very conscious of wanting to please people and maintain their status within the prison, of course, and they get a lot of pleasure out of doing something positive for families in the visiting room.

One of sixteen binders full of letters and prisoner portraits mailed to Emdur; photograph by Venue].

Another interesting thing a painter told me was that she was very conscious of not wanting to do a specific, recognizable cityscape, because she knew that not everyone in the prison was from the city. So she deliberately tried to paint a more abstract landscape that she thought anyone could relate to. And a lot of imagery they work from is from books in the prison library, rather than just their memories.

Twilley: In some of the photographs you were sent, the prisoners are in front of off-the-shelf printed backdrops—some offering multiple pull-down choices—rather than hand-painted ones. Are these standardized commercial backdrops gradually replacing the inmate-produced landscapes?

Emdur: The backdrop-painting tradition is definitely still vibrant and strong, but my sense is that these store-bought backdrops are becoming more and more common.

For one thing, the hand-painted backdrops are not always as realistic as a photograph, and, often, the prisoners and their families are looking to create the illusion that they really are somewhere else. So, the more realistic, the better. When I went to photograph a backdrop in one New York State prison, I found an amazing hand-painted mural of a New York City skyscraper with a cartoon-like Statue of Liberty in front—she almost looked alive. But it had been completely covered up by a pull-down, store-bought, photographic backdrop of the New York City skyline. I tried to photograph the backdrop in Fort Dix Federal Prison in New Jersey and they told me that they had just painted over the hand-painted backdrop and replaced it with a commercial photography backdrop.

[Image: Small prints of Emdur's backdrop photographs on her studio wall, alongside a few examples of her extensive collection of self-help books; photograph by Venue. Note the hand-painted cityscape featuring the Statue of Liberty on the left].

Of course, another thing is that it’s easier to buy a backdrop than it is to engage with a prisoner, you know? And attitudes vary from prison to prison. In some prisons, you’ll find murals throughout the facility, not just in the visiting rooms. I went on a tour of a privately-operated women’s prison in Florida, for instance, that lasted four hours because there were paintings everywhere—in all the hallways, dorm rooms, and offices. The PR person who assisted me on that tour explained that having prisoners paint murals is really a way to keep them busy and out of trouble, so they saw it as a really positive activity.

Of course, I see these paintings as a way for people in prison to temporarily escape the architecture and culture of confinement, and that’s what makes them so important for me.

[Image: Antoine Ealy, Federal Correctional Complex, Coleman, Florida; photograph courtesy Alyse Emdur].

Twilley: There’s an uncomfortable overlap between the escapism of the landscapes and then the other purpose of the backdrops, which is to not allow photographs of the prison interior to get out.

Emdur: Yes—I found that really concerning. The prison administration either thinks that photographs of the interior of the prison could help inmates escape or, at the very least, the administrators are trying to control the imagery of the prison that reaches the outside world.

During my research, I’ve been trying to figure out how long these kinds of backdrops have been used. From prison administrators to PR people to wardens and prisoners, everyone told me they don’t even remember—these kinds of painted backdrops have been used in visiting rooms for as long as they can remember. I’ve spoken to a sixty-five-year-old warden who just said, “You know, they’ve been here longer than I have.”

[Image: Robert RuffBey, United States Penitentiary, Atlanta, Georgia; photograph courtesy Alyse Emdur].

I do know that at some point in the last twenty years, companies came along that would charge inmates to substitute in a different backdrop. If you’re a prisoner and you have a photograph of yourself or yourself and your kids in front of the painted backdrop in the visiting room, then you could send your photograph to one of these companies and they would take out the painting and then put in a Photoshop background. That’s not very common at all, but it’s pretty bizarre—one fake landscape being replaced by another.

Going along with that is the replacement of Polaroid with digital photography. All these portraits were Polaroid up until the last five to ten years, I would say. Some prisons still use Polaroids, but from what I gather, it’s basically all digital now.

[Image: One of sixteen binders full of letters and prisoner portraits mailed to Emdur; photograph by Venue].

One thing to remember is that all the prisons have slightly different rules and they all organize their prison portrait programs differently. In most state and federal prisons in America, the only place where a prisoner can be photographed is in front of these backdrops, and the only time they can be photographed in front of the backdrops is when they have a visitor—but, then, there are all these exceptions.

At some prisons, for instance, you can get your picture taken at special events, like graduations or holiday parties. Then, some prisons have murals elsewhere in the prison, not in the visiting room, that you can sign up once a month or something to have your picture taken in front of.

[Image: Kimberly Buntyn, Valley State Prison for Women, Chowchilla, California; photograph courtesy Alyse Emdur].

This question of the kinds of images of prisons that are allowed out is quite interesting. In fact, I’m working with a photographer who’s been in prison for almost 30 years in Michigan, on what I think will be my next book. In the 1970s and 80s, he ran the photo lab in Jackson Prison, and he was in charge of developing and printing all the inmates’ photographs. At that time, the rules of photography were very different in prison—there just weren’t as many rules, basically. This guy has hundreds of photographs from all over Jackson State Prison.

It’s just fascinating to see the differences between these very staged and framed visiting room portraits and the reality of the prison as seen through this guy’s eyes—through an insider’s eyes. I think his situation was extremely rare when it happened, but today it’s totally unheard of. The majority of photographs that come out of prisons today are these visiting room portraits. I suppose some prisoners are smuggling cell phones with cameras into prison, but those images aren’t easy to find!

[Images: Sixteen binders' worth of letters and prisoner portraits have been mailed to Emdur over the course of her project; photographs by Venue. Several of Emdur's pen-pals adopted the so-called "prison pose"—a low crouch—while others incorporated props or flexed their muscles].

Geoff Manaugh: Both Nicky and I were amazed by the amount of correspondence you’ve gathered in the process of researching these backdrops—binder after binder organized and shelved in your studio—but I can’t imagine that it’s been easy to edit it all down into a book, or to get releases from all the prisoners, for example. How has that process worked?

Emdur: It’s been really tough. With 2.3 million Americans in prison today, just think how many of these portrait studio photographs there are circulating in family albums and frames all across the country. A big part of me wants to document more and more and more. But, for a book, I figured it was really important to step back a little bit and not go crazy, and instead try to focus and pull out the different genres of backdrops and the different poses and the stories.

In terms of the process of getting releases, that was a huge effort. As you know, I collected the images through contacting prisoners on pen-pal websites. I sent out something like 300 letters and about 150 inmates responded really quickly with photographs of themselves in front of these backdrops.

A lot of prisoners are looking for engagement with the outside world, so it was very easy to collect the images. The challenging thing was getting releases for publication. Tracking down people who’d been released was one thing. For minors, we wanted to get our release approvals from both the incarcerated parents and also from the non-incarcerated parents, and that really was challenging.

[Image: A binder of letters and prisoner portraits mailed to Emdur; photograph by Venue].

But, really, the most difficult thing for me about this project is just how emotionally challenging it is—how draining it is—to correspond with hundreds of people who have a very different reality than I have and live a very different life than I do and who don’t have the privileges that I would normally take for granted.

The relationship between the incarcerated and the free is a very complex relationship, and that’s something that I’m interested in showing in the book, and that I hope comes out in the correspondence.

• • •

For more Venue interviews, focusing on human interactions with the built, natural, and virtual environments, check out the Venue website in full.

Meanwhile, Michael Parker—the artist who showed us around the studio space he shares with Alyse Emdur—has some projects of his own worth checking out, in particular, his work Lineman, which documents, in film, photographs, and interviews, "an electrical lineman class at Los Angeles Trade-Technical College" where adult students learn "how to become power-pole technicians."

Forever Young at Heart

For the last 20 years, Ruth 101-years old and Al 89, have been traveling the world together and dancing the nights away. They first met on a cruise, when Al noticed how elegant Ruth was dressed and asked her to dance. To celebrate her 100th birthday, Ruth and Al cruised to the Caribbean. Al told me, "Ruth always looks so gorgeous and she is such a fun person to be with. I love getting all dressed up and riding the bus with her. People always tell us how great we look together."

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Lynn Dell Off Broadway

I was heading to the subway,walking on  W 72nd St. between Columbus and Broadway, when I ran into one of my good friends. Lynn Dell was holding court outside Off Broadway Boutique when I asked if I could take her photograph. You will be seeing more of Lynn than ever because she just got cast in a new TV show!!! For more information CLICK HERE.

Ghost War

[Image: A "ghost" tank; image via PBS].

In his recent book How to Wreck a Nice Beach: The Vocoder from World War II to Hip-Hop, author Dave Tompkins tells the story of how a military voice-scrambling technology (the vocoder) became absorbed by civilian pop culture in the form of artificial, robotized vocal effects.

While still exploring the sound's WWII origins, Tompkins describes "ghost armies" conjured from nothing using sensory technologies as part of a "sonic deception strategy" practiced on the battlefield. "During World War II," he writes, "artifice—the illusion of conflict—was a weapon in itself. There were wooden bombs, fake factories, inflatable tanks, synthetic fogs, electronically generated ghost armies, psychoacoustic ventriloquists, and magicians hired to make the coastline disappear."

Technologists from places like Bell Labs unleashed hi-fi wizardry against the adversary, including misleading sound effects built into torpedoes and "artificial screaming bombs" that, to put this in somewhat Friedrich Kittler-like terms, turned warfare into a kind of lethal, all-encompassing, international discotheque of blinding lights and disembodied shock waves, a carnivalesque over-investment in technology's fatal side-effects, distracting people long enough that they could be destroyed.

[Image: Signal Corps officers look at militarized turntables in Paris; via the Audio Engineering Society, and featured in Tompkins's book].

So it was interesting to see last week that PBS has produced a documentary called Ghost Army:
In the summer of 1944, a handpicked group of G.I.s landed in France with truckloads of inflatable tanks, a massive collection of sound effects records, and more than a few tricks up their sleeves. They staged a traveling road show of deception on the battlefields of Europe, aimed at Hitler’s legions. From Normandy to the Rhine, the 1100 men of the 23rd Headquarters Special Troops—the Ghost Army—conjured up phony convoys, phantom divisions, and make-believe headquarters to fool the enemy about the strength and location of American units. Every move they made was top secret and their story was hushed up for decades after the war’s end.
Amongst their crew were "sonics experts" who "made an early use of multi-leveled mixing to replicate the sounds of a massive military unit on the move."


You can watch the full episode in the embedded video, above.

(Related: Starfish City, Space in the Adaptive Plastic, and many more old posts from the BLDGBLOG archives).

Ai khủng bố ở Việt Nam?

Ai khủng bố ở Việt Nam?

  Phan Hạnh

 

Khủng bố là một từ ngữ mà con người định nghĩa mỗi người một cách tùy theo họ ở phe nào. Sau biến cố 9-11, đối với hầu hết thế giới, khủng bố gắn liền với những người hồi giáo cực đoan,  đầu sỏ là Osama bin Laden, trùm khủng bố.

Thật ra theo từ điển Oxford, từ ngữ khủng bố chủ nghĩa đã được đặt ra từ năm 1798 ở Pháp để mô tả hệ thống đàn áp của chính phủ đối với dân chúng trong thời kỳ được mệnh danh là Sự Thống Trị của Khủng Bố trên đất Pháp (tiếng Pháp: la Terreur). Thời kỳ thống trị đó kéo dài từ 27 tháng 6 năm 1793 đến 27 tháng 7 năm 1794 là một thời kỳ bạo lực xảy ra trong một năm và một tháng sau khi sự khởi đầu của cuộc Cách mạng Pháp, kích động bởi cuộc xung đột giữa đối thủ chính trị phe phái, những người Girondins và Jacobins, và đánh dấu bằng hành quyết hàng loạt các “kẻ thù của cách mạng.”

Con số ước tính rất khác nhau về số người đã thiệt mạng, với số lượng khác nhau, từ 16.000 đến 40.000 người, trong nhiều trường hợp, hồ sơ không được lưu giữ hoặc, nếu có thì hồ sơ này bị coi là có khả năng không chính xác. Các máy chém đã trở thành biểu tượng của một chuỗi các vụ hành quyết: Louis XVI, Marie Antoinette, những Girondins, Philippe Égalité (Louis Philippe II, Công tước của Orléans) và Madame Roland, cũng như nhiều người khác, chẳng hạn như nhà hoá học tiên phong Antoine Lavoisier, tất cả  đều bị mất mạng dưới lưỡi dao máy chém.

Qua hàng bao thế kỷ, từ ngữ quân khủng bố đã được dùng để chỉ những người vũ trang tranh đấu cho niềm tin tôn giáo, chính trị , những người được gọi là chiến đấu cho tự do, giải phóng quân, những người nổi dậy, những người đối kháng chống lại sự áp bức của nhà cầm quyền. Nhưng cộng đồng quốc tế chưa có một định nghĩa luật định minh bạch nào cho từ ngữ quân khủng bố.

Nhưng đừng tưởng dân chúng dùng phương cách bạo động chống nhà nước mới gọi là khủng bố. Nhà nước đàn áp dân cũng bị coi là khủng bố như thường. Bị coi là một chính quyền khủng bố khi chính quyền đó thống trị đất nước dựa trên sự gieo rắc sợ hãi và kinh khiếp trong xã hội. Tính đặc trưng của nó là một chính sách đàn áp hình sự có hệ thống và quy mô lớn, thực hiện bởi các cơ quan công an mật vụ nhà nước.


 

Việt Nam ngày nay xứng hợp với định nghĩa này. Nhà cầm quyền CSVN có dùng hành động bạo lực đối với dân chúng hay không? Tuy Việt Nam ngày nay không do một bạo chúa cai trị nhưng do đảng cộng sản thì cũng vậy thôi. Người dân có thể  vô cớ bị công an hăm dọa, hành hung, đánh đập, ép buộc nhận tội, tra tấn hay giết chết.

Thứ bảy, ngày 28 tháng tư năm 2012, người viết nhật ký mở lớn tuổi nhất trong nước là nhạc sĩ Tô Hải qua bài “Lực bất tòng tâm mất rồi các bạn của tôi ơi!” phải kêu lên: “Khủng bố! Khủng bố tinh thần, khủng bố bằng võ lực! Khủng bố các kiểu, cà-rốt –cây gậy chán rồi chăng nên lần này sau khi dán băng keo các cái miệng lắm điều về vụ Tiên Lãng thì nay đến vụ Xuân Quan -Văn Giang “lực lượng thù địch” đã công khai trải cả ngàn quân đủ loại để tấn công nhân dân ủi đất, cướp ruộng đồng của dân để biến một vùng trồng cây cảnh nổi tiếng trở thành cái tên Ê-Cô-Pắc đậm đà bản sắc… ngoại lai, sửa soạn chỗ ăn chơi cho mấy người dân không phải là người Việt!?”

Đảng CSVN và nhà cầm quyền Hà Nội chủ trương và đỡ đầu chủ nghĩa khủng bố để tiêu diệt các đảng phái không cùng đường lối như Đại Việt và VNQDĐ, đàn áp mọi đối kháng từ dân chúng ngay kể từ khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập ngày 02/09/1945. Trong bí mật, Hồ Chí Minh cho thi hành một chính sách khủng bố bằng bạo lực một cách dã man, áp dụng đúng theo sách lược của Lênin trong thời cách mạng vô sản ở Nga. Chính sách đó là “bắt cóc, ám sát, thủ tiêu, mổ bụng, cắt tiết, buộc đá thả trôi sông, xảy ra như cơm bữa từ thành thị đến thôn quê”. Các ban ám sát Việt Minh đêm ngày lùng sục bắt bớ thủ tiêu những cán bộ các đảng phái yêu nước theo chủ nghĩa Dân tộc, những người có chút tiếng tăm hay gia sản, chụp cho họ cái mủ “Việt Gian” để biện minh cho những vụ thảm sát vô nhân đạo ấy. CSVN không bao giờ ngưng chính sách khủng bố ấy trong suốt 70 năm qua. Hồ Chí Minh cũng chính là một trùm khủng bố chẳng khác gì Osama bin Laden.

Trong những năm tháng trong cuộc chiến kháng Pháp, các cuộc thanh trừng, khủng bố diễn ra từ Nam chí Bắc, không những chỉ đối với các phe phái đối lập, mà còn xảy ra đối với chính các đồng chí trong cùng nội bộ. Dưới thời VNCH, hoạt động khủng bố của VC càng tinh vi và tàn bạo hơn. Thế cho nên một cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, ông Bill Laurie khi đem so sánh thời gian và tính chất giết người của khủng bố VC với bọn khủng bố Al-Qaeda, đã thốt lên rằng “Việt Cộng chính là sư tổ của bọn khủng bố” (mother of all terrorists).

Sư tổ khủng bố Việt Cộng Hồ Chí Minh học từ sư tổ khủng bố Nga Cộng Lenin, chủ trương là phải tra tấn, phải giết thật man rợ để những người ở cách đó cả trăm dặm cũng phải run sợ. Hồ Chí Minh, đảng viên đệ tam quốc tế cộng sản, đã học cái tàn bạo dã man của Nga, cái thâm hiểm và độc ác của Tàu để đem về áp đặt trên đầu dân tộc Việt Nam. Chính vì cái xấu (CSBV man rợ) chiếm đoạt và thay thế cho cái tốt (VNCH tự do dân chủ) đã làm cho hàng triệu người uất ức. Sau ngày 30-4-1975, khi Dương Thu Hương theo đoàn quân CSBV vào chiếm Saigon, bà đã khóc. Vì sao? Bà kể: “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”

Việt Nam ngày nay nằm trong danh sách những nước được gọi là quốc gia công an trị hay cảnh sát trị. Theo Bách Khoa Từ Điển Mở Wikipedia, thuật từ “police state” trong Anh ngữ  được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó thực hiện các biện pháp kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân. Nhà nước cảnh sát thường thường bộc lộ các yếu tố của chủ nghĩa toàn trị và kiểm soát xã hội. Thông thường, có ít hoặc không có khác biệt giữa luật pháp và việc thực thi quyền lực chính trị của người cầm quyền trong một nhà nước cảnh sát. Các nuớc cộng sản, độc tài toàn trị, phát xít, thường dùng đến một lực lượng cảnh sát công an mật vụ lớn lao hoạt động vượt qua phạm vi hiến định để kềm chế, đàn áp, ngăn chận các quyền tự do báo chí, phát biểu hay truyền đạt quan điểm chính trị cũng như những quan điểm khác như tôn giáo, niềm tin và khác biệt chủng tộc.

Qua định nghĩa trên, rõ ràng Việt Nam ngày nay là một nước công an trị khủng bố người dân. Nghĩ cũng buồn cười khi nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội ngày nay bảo rằng Việt Nam là một quốc gia an toàn không có nạn khủng bố. Càng buồn cười hơn khi họ bảo “Nếu có khủng bố thì đó chính là những người Việt lưu vong.”  Nếu sách Kỷ Lục Thế Giới Guinness có đề mục kỷ lục nói láo và nói ngược, chắc chắn CSVN sẽ đứng đầu. Các sư tổ khủng bố VC hồi trước 1975 bây giờ đã tóm hết giang sơn vào một mối rồi và đang trị vì thiên hạ bằng hệ thống công an khổng lồ “hoành tráng” chuyên bóp cổ đá đít dân thì làm sao dân có thể khủng bố được chứ. Mới sáng hai bản nhạc yêu nước để hát mà nhạc sĩ Việt Khang bị ghép tội là “phản động chống phá nhà nước” và bị tống vô nhà giam Phan Đăng Lưu thì thử hỏi ai là khủng bố đây hở bà “người phát ngôn” Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga?

Công an CSVN nhiều khi còn giả dạng côn đồ hoặc đóng kịch làm thường dân bất bình để khủng bố nạn nhân bị nhắm mục tiêu như trường hợp đã xảy ra với cụ bà Lê Hiền Đức (sinh năm 1932), một giáo viên về hưu và là người tích cực đấu tranh bênh vực dân oan và chống tham nhũng, là một trong hai người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 (2007 Integrity Awards) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International). Bà Đức cho biết trong tháng Ba 2012, bà bị công an khủng bố bằng cách gọi điện thoại nặc danh rồi dùng lời lẽ thô tục chửi mắng và hăm dọa đến tính mạng của bà.

Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, ngày hôm sau Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012, trang mạng Đài BBC Luân Đôn đăng bài viết tựa đề Dùng vũ lực mạnh với dân Văn Giang tường thuật:

Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark. Một số hình ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng. Trong một video gần 10 cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí. Sau đó có nhiều tiếng ổn ào và có tiếng nổ.”


 

Một đám công an mặc sắc phục lẫn thường phục đang đánh một người dân ở Văn Giang ngày 24-4-2012.


      

   Một đám công an khác đang nắm đầu đánh một phụ nữ ở Văn Giang ngày 24-4-2012.


 

Cụ bà Lê Hiền Đức có mặt và chứng kiến cuộc đàn áp kể lại: Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào. Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi. Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời. Các lực lượng đã dùng súng hơi cay đánh đập dân rất dã man. Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân. Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế. Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an. Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man.”

Bà Đức kể tiếp:Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang. Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay. Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành. Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao? Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”

Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động đàn áp dân để cưỡng chế đất đai này. Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.

Luật sư Quân nói Họ đánh rất nặng và dã man. Điều này hoàn toàn sai pháp luật vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể rất rõ. Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội.” Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.

Ông cũng không cho rằng người dân Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh chỉ một người.Nói họ (nông dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai vì họ chỉ có một (đối đầu với công an) và họ rất hiền lành.” Ông cho biết pháp luật không quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.

Dẫn chứng trên cho thấy ngày nay cũng như trong thời chiến trước năm 1975 ở miền Nam, kẻ khủng bố chính là Việt Cộng chứ không ai khác.

Bài viết với tựa đề “Mỹ nghi từng thấy khủng bố ở VN” đăng trên trang nhà BBC Việt ngữ ngày thứ Sáu, 9 tháng Chín, 2011 có đoạn viết: Trước nỗi quan tâm của Hoa Kỳ về sự hoạt động lén lút của các tiểu tổ khủng bố Hồi giáo, Hà Nội trấn an rằng hiểm họa “khủng bố Hồi giáo” ở Việt Nam rất thấp và hầu như không có, nhưng nguy cơ lớn là từ các tổ chức người Việt lưu vong.”

Tại buổi họp báo hôm 3/05 khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước cái chết của Bin Laden, bà Nga đã trả lời một cách chung chung: Việt Nam phản đối chủ nghĩa khủng bố và lên án các hoạt động khủng bố dưới mọi hình thức. Những kẻ khủng bố phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình và cần phải bị nghiêm trị”.

Một mặt phản đối và lên án nạn khủng bố, một mặt nhà cầm quyền Hà Nội do đảng cộng sản lãnh đạo luôn triệt để áp dụng những biện pháp khủng bố như đàn áp, gán tội, đánh đập, bắt bớ, giam cầm nhằm tạo nên sự kinh hoàng sợ hãi trong dân chúng và triệt tiêu mọi đối kháng. Ở Việt Nam ngày nay, nói đến công an Việt Cộng là người dân đen ghê sợ những đòn phép khủng bố của họ.

Trong một cuộc gặp với quan chức của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Frank Jannuzi, ông Trần Kim Tuyến, Phó Cục trưởng Cục chống khủng bố thuộc Tổng cục An ninh Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam chưa phát hiện các tổ chức khủng bố ở trong nước và chưa bị tấn công khủng bố. Ông ta nhấn mạnh: Khủng bố ở đây là người Việt lưu vong. Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Tự do là hai tổ chức đã gửi tiền, người và vũ khí vào Việt Nam với mục tiêu gây bất ổn và lật đổ chế độ.”

Ông Tuyến nói Các tổ chức này đã ủng hộ hay tiến hành các cuộc tấn công ở bên trong Việt Nam và đối với cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể là ở Manila và Bangkok.” Ông cũng cho biết “hàng chục” thành viên của các tổ chức này đã bị bắt với thuốc nổ và “các thiết bị khủng bố khác”. Ông nói các nhóm “khủng bố” này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam và ông “không hiểu tại sao họ lại được phép hoạt động ở Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay.”

À thì ra ông ta mắng vốn Hoa Kỳ với ngầm ý bảo rằng Những người khủng bố là công dân của Hoa Kỳ xuất phát từ Hoa Kỳ, tại sao Hoa Kỳ lại làm ngơ cho họ vào Việt Nam vậy, phải đàn áp họ đi chứ, có cần chỉ dẫn cách thức đàn áp không thì chúng tôi cố vấn cho. Đàn áp là món nghề của chúng tôi mà.”

Đảng cộng sản Việt Nam vốn thoát thai từ một tổ chức khủng bố với nửa thể kỷ kinh nghiệm. Chính họ là loại khủng bố tàn độc nhất. Trước biến cố 30 tháng Tư 1975, họ đã tổ chức không biết bao nhiêu vụ khủng bố ở Miền Nam Việt Nam nhắm vào tất cả mọi mục tiêu quân cũng như dân, đồng bào hay người ngoại quốc. 

Sau khi đã chiếm được Miền Nam, họ càng khủng bố mãnh liệt hơn để đàn áp mọi nhen nhúm đối kháng. Họ đàn áp đến mức độ ít còn ai dám hó hé gì nữa để được sống yên thân. Lực lượng an ninh Việt Cộng gồm cảnh sát công an và tai mắt đông như ruồi theo dõi nhất cử nhất động của người dân khắp nẻo đường đất nước. Có một câu chuyện vui cười như thế này cho thấy lý do tại sao nạn khủng bố khó xảy ra trong nước dưới sự cai trị của Việt Cộng: 

Một điệp viên của một tổ chức chống Cộng ở hải ngoại bí mật về Việt Nam để đặt bom khủng bố. Đến thời hạn điệp viên trở về, thủ lãnh tổ chức hỏi:

- Công tác thi hành thế nào? Có thành công không? Sao tôi chẳng nghe tin tức trong nước nói có vụ nổ bom nào xảy ra cả. 

- Báo cáo với thẩm quyền là tôi có làm đúng theo kế hoạch đặt bom. Chẳng may lực lượng công an mặc thường phục giả trang người đi thu nhặt ve chai hè phố đông quá. Tôi vừa đặt bom xong là cả bọn nhào đến, đứa tháo lấy giây điện, đứa lấy đinh sắt, đứa lấy chất nổ. May mà tôi chạy thoát. 

Vẫn biết đó là chuyện đùa cho vui thôi nhưng nó cũng không khác xa sự thật lắm đâu.

 

Tính chất dã man của các vụ Việt Cộng khủng bố

Trong hồi ký “Deliver us from Evil”, y sĩ Hải Quân Hoa Kỳ Tom Dooley đã mô tả nhiều tội ác kinh hoàng của Cộng sản gây ra cho người dân đang cố gắng rời bỏ miền Bắc để vào Nam. Ông kể: Bảy học sinh và thầy giáo bị lôi ra khỏi lớp. Tất cả bị bắt ngồi xuống đất và hai tay bị trói gập ra sau lưng. Hai cán binh Cộng Sản đi đến từng đứa trẻ. Một nguời dùng hai tay kèm chặt lấy đầu đứa bé, nguời kia đặt chiếc đũa bằng tre đóng mạnh sâu vào hai lỗ tai, tiếng kêu la thất thanh vang dội cả làng, máu trào ra lênh láng… ” 

(Ghi chú: Bác sĩ Dooley theo tàu chuyển vận người di cư đến Hải Phòng năm 1954. Ông được mời lên bờ để cứu giúp bệnh nhân, sau đó đã quyết định rời khỏi Hải quân và ở lại Việt Nam trong nhiều năm cuối thập niên 1950 để mang lại sự chăm sóc y tế cho dân làng ở những vùng xa xôi nơi mà người da trắng chưa hề đặt chân đến cho tới khi ông trở về Mỹ trước khi qua đời vì bệnh ung thư đầu năm 1961 ở tuổi 34.) 

Uwe Siemon-Netto, ký giả nổi tiếng người Đức từng trải qua 5 năm phục vụ chiến trường VN, sau khi theo một đơn vị QLVNCH hành quân giải vây một ngôi làng tỉnh Định Tường bị Việt cộng bố ráp năm 1965, tường thuật: Treo trên các cành cây sào trong sân làng là xác xả trưởng, nguời vợ và 12 đứa con vừa trai, vừa gái kể cả cháu bé. Tất cả nạn nhân phái nam đều bị cắt bộ phận sinh dục nhét vào mồm, còn phụ nữ thì bị cắt nhũ bộ. Dân làng kể họ bị VC bắt gom lại để chứng kiến cảnh tàn sát. Việt cộng bắt đầu giết em bé nhất rồi bằng một màn trình diễn, chậm rãi ra tay lần lượt giết các em lớn hơn, tới nguời mẹ và sau cùng là nguời cha, viên xả trưởng. Việt cộng đã giết cả nhà 14 nguời, giết một các lạnh lùng như thể bấm cò súng đại liên bắn máy bay. Việc VC tàn sát thế này là việc bình thuờng hàng ngày… Vì với chúng tôi nó đã trở thành bình thường nên chúng tôi không tường thuật tới, tuờng thuật tới lui mãi. Chúng tôi chỉ tường thuật điều bất thường như vụ thảm sát ở Mỹ Lai mà thôi.” 

(Ghi chú: Qua bài viết “A German Remembers Vietnam”, Uwe Siemon-Netto nói rằng VC thắng không phải vì chiếm được cảm tình của dân chúng mà vì những hình thức khủng bố tàn bạo vô nhân. Dân làng kể với ông là VC thường vào làng hăm dọa dân không được hợp tác với chính quyền, nếu không sẽ lãnh lấy hậu quả nghiêm khắc. Xả trưởng không nghe nên nửa đêm VC bắt dân làng thức dậy để chứng kiến tận mắt cảnh hành hình. Ông Netto nói rất tiếc là ông không còn nhớ tên làng, nhưng điều đó chẳng quan trọng vì những vụ VC khủng bố dân như vậy xảy ra rất thường hàng đêm ở miền Nam trong thời chiến tranh. Tiến sĩ Netto hiện là cư dân ở Laguna Woods, California, Hoa Kỳ và hay giao tiếp với bạn bè người Việt. Địa chỉ trang blog:
http://uwesiemon.blogspot.ca/2012/04/german-remembers-vietnam.html)


 

Trong quyển “The Soldiers’ Story”, phóng viên Hoa kỳ Ron Steinman ghi lại lời kể về kinh nghiệm chiến trường ở VN của 77 chiến binh Mỹ: “Tôi còn nhớ đã từng đi ngang qua các nghĩa địa nơi Bộ đội miền Bắc giết hàng nhóm nguời dân lành. Họ đào hầm, rãi vôi rồi bắn nguời dân quăng xuống… Những hầm (chôn tập thể) rất khó nhận ra… Vài cán binh Bắc Việt và Việt Cộng đã cắt rời những bộ phận sinh dục của nạn nhân rồi đánh dấu thi thể những nạn nhân đó.” (trang176, The Soldiers’ Story  – Ron Steinman). 

 Vì Việt Cộng đã từng là vua khủng bố trong suốt hơn nửa thế kỷ nên họ có kinh nghiệm đầy mình để ngăn chận khủng bố. Theo dữ liệu của Bách khoa Tự điển mở Wikipedia, lịch sử Việt Nam chưa ghi nhận những vụ khủng bố có quy mô lớn, nhưng các âm mưu khủng bố rất nhiều. Trong Chiến tranh Việt Nam, tại miền Nam từng xảy ra nhiều vụ đặt bom nhằm mục đích phá hoại các cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Việt Cộng thực hiện. 

Tại Việt Nam ngày nay, các điều khoản về khủng bố được quy định trong Bộ luật Hình sự ra đời sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 tại New York. Các hoạt động mang tính đối kháng bằng bạo lực với Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thường bị chính quyền Việt Cộng liệt vào dạng “khủng bố” và đều bị lực lượng an ninh Việt Nam phát hiện và ngăn chặn. Ngăn chận để dành độc quyền. 

Như vậy rõ ràng là Việt Cộng vừa ăn cướp vừa la làng, vừa ra tay khủng bố cả nước vừa la làng lên là bị người Việt hải ngoại về nước khủng bố, thật đúng với bài bản của quan thầy Trung Cộng. Tàu Cộng giỏi nghề Sơn Đông mãi võ bán thuốc dán thường la làng. Tàu Cộng nói: 

- “Tranh chấp liên tục trên Biển Đông chủ yếu bắt nguồn từ Việt Nam”,

- “Thách thức lớn nhất đối với sự nhấn mạnh về một giải pháp hòa bình của Trung Quốc cũng có thể do Việt Nam”,

- “Việt Nam ngày càng gây sự trong việc thu tóm các đảo làm của riêng mình, không đếm xỉa đến chính sách truyền thống của Trung Quốc”, v.v. 

Sự thật ra sao chúng ta ai cũng biết là chính Trung Cộng ra sức ăn cướp trắng trợn đất biển của Việt Nam, cố tình gây căng thẳng nhằm biến khu vực không có tranh chấp và thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng có tranh chấp để thực hiện kế hoạch “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn” trên Biển Đông. 

Qua bài “Khủng Bố: Xưa và Nay”, tác giả Lê Minh ở Úc châu viết:Nạn khủng bố của Việt Cộng đã có từ lâu, có từ thời ông Hồ Chí Minh mới đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Các vụ ám sát khủng bố do các đảng viên, cán bộ cộng sản thực hiện đã xảy ra từ những năm tháng trước thời điểm 1945. Từ sau thời điểm 8/1945 thì các vụ ám sát, khủng bố lại diễn ra với hình thức quy mô, rộng lớn hơn. Những đối thủ chính trị của các đảng phái khác khi bị ám sát thì được chụp cho cái mũ “Việt gian, phản động” hay “tay sai”. Đây là những thủ thuật được dùng để che mắt quần chúng và giúp kẻ nhận nhiệm vụ ám sát có thể ra tay dễ dàng, dã man và dứt khoát hơn. Những năm tháng trong cuộc chiến kháng Pháp, các cuộc thanh trừng, khủng bố vẫn diễn ra từ Nam chí Bắc, không những chỉ đối với các phe phái đối lập, mà còn xảy ra đối với chính các đồng chí trong cùng nội bộ.” 

Những vụ khủng bố do VC gây ra trong thời chiến, kể ra thì có hàng ngàn đã được kiểm tra và đúc kết hồ sơ đầy đủ bởi các cơ quan chính phủ Mỹ; người viết xin liệt kê nơi phần liệt kê ở cuối bài. 

Thông thường, kẻ giết người luôn tìm cách che đậy hành vi tội ác ghê tởm. Hành động lén lút ám sát giết người thường là do lệnh của tổ chức đảng phái chính trị, là một thứ công tác sứ mạng điệp vụ. Đàng sau sứ mạng đó, cho dù thành công thì vẫn là chết chóc đau thương cho một người hay nhiều người có khi vô tội và bị giết oan khuất. Đối với lương tâm con người, hành động đó là việc làm bắt buộc và đáng lý ra không có gì vinh quang để kiêu hãnh. Nhưng đối với những con người cộng sản khát máu, họ lại xem đó như một thứ hào quang đáng tự hào khoe khoang và hãnh diện.

 


Xe hơi chở giáo sư Nguyễn Văn Bông bị hư hại sau khi trúng bom chất nổ của khủng bố VC ngày 10 tháng 11 năm 1971. Tổ trinh sát vũ trang Ban An ninh T4 gồm có Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu ám sát giáo sư Bông, (Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, lãnh đạo của đảng Tân Đại Việt, người thành lập Phong trào Quốc gia Cấp tiến) tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản bằng 4kg chất nổ C4 được liên kết với ba trái lựu đạn.

Vũ Quang Hùng, người đã đặt bom giết chết giáo sư Nguyễn Văn Bông, từng là phó Tổng biên tập báo Công an TP. HCM. Hùng khoe khoang thú nhận “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” ca ngợi chiến công hiển hách của 2 biệt động Sài Gòn là Hùng và Châu. Giáo sư Bông bị sát hại khi 42 tuổi, là một trí thức cấp tiến có khả năng trở thành thủ tướng của Việt Nam Cộng Hòa. Lúc mất ông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, cố vấn cho Tối cao Pháp viện, ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Cùng thiệt mạng với ông còn có 3 người khác là vệ sĩ là lái xe. Ông để lại người vợ góa 30 tuổi và 3 con nhỏ. 

Một kẻ khủng bố Việt Cộng khác khoe thành tích là Trịnh Thị Thanh Mão. Bà Mão khoe là từng đã nhúng tay vào một vụ mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. 

Bài viết “Chân dung nữ du kích từng mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” trên báo trong nước tiết lộ rằng Tháng 9/1970, trong một lần đi kinh lý bên dòng sông Thạch Hãn, ông tổng thống VNCH suýt chết trước nòng súng của nữ du kích Trịnh Thị Thanh Mão. Hiện tại, cựu nữ du kích Mão đang cư ngụ ở làng Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Với cái gọi là “Ký ức hào hùng”, bà Mão kể lại năm 1964 khi 14 tuổi, Lợi dụng sự sơ hở của địch ít chú ý tới trẻ con, tôi đã “chuyển vũ khí, thuốc men vào căn cứ cách mạng; hóa thân vào làm người bán hàng rong trà trộn vào lòng địch cài bom hẹn giờ nổ đánh xe, tiêu diệt địch”. Sau một loạt thành tích đặt bom, năm 18 tuổi tôi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Việc ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được tôi thực hiện vào năm 1970 trong buổi khánh thành hệ thống “ấp chiến lược”, tôi bắn 2 viên đạn nhưng không viên nào nổ.“Tiếc thật nếu sau cái bóp cò đó súng nổ thì Thiệu đã tiêu rồi”.


 

Ảnh: Bác sĩ Lê Minh Trí, Bộ Trưởng Giáo Dục VNCH đẫm máu vì bị thương nặng (và sau đó chết) đang nằm trên mặt đường và vệ sĩ của ông cũng bị thương đang ngồi trên lề đường trước sự canh gác của một quân cảnh Mỹ. Tài xế của ông chết trong chiếc xe đang bốc cháy sau khi khủng bố VC tung lựu đạn vào xe trên đường phố Sài Gòn ngày 6 tháng 1, 1969.

 

Nếu việc khủng bố chỉ được đảng CS thi hành trong chiến tranh thì cũng chưa phải là điều đáng nói. Thực tế, sau 36 năm thống nhất đất nước, họ vẫn tiếp tục hành động khủng bố của mình bằng nhà tù, bằng còng số 8 thông qua điều 88 và 79 của bộ luật Hình sự. Phương tiện họ dùng khủng bố không phải là bom ba càng, mìn hẹn giờ mà dùng chính Hiến pháp, thông qua điều IV và lực lượng công an, an ninh dày đặc để đàn áp những người bất đồng chính kiến. 

Hàng loạt các trí thức, nhân sĩ yêu nước bị bỏ tù vì đòi hỏi thực thi dân chủ nhân quyền đã bị cầm tù như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, LM Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Vi Đức Hồi, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Paulus Lê Sơn, Huỳnh Thục Vy, Việt Khang, v.v. Đó chính là sự tiếp tục chủ nghĩa khủng bố từ những năm xưa. Những trí thức trên và còn nhiều người khác nữa bị kết những bản án từ vài năm tới cả chục năm tù chỉ vì quan điểm của mình qua phỏng vấn hay các bài viết, bài nhạc. Vậy không là khủng bố thì sao?

 

Một số những vụ khủng bố của VC ở miền Nam VN
từ 1960 đến 1969 ghi nhận được:

 Ngày 2 tháng Hai 1960: VC phá và đốt chùa Phật giáo ở làng Phước Thành tỉnh Tây Ninh, đâm chết thiếu niên 17 tuổi tên Phan Văn Ngọc do em này kháng cự. 

Ngày 22 tháng Tư 1960: Khoảng 30 cán bộ võ trang VC ruồng bố làng Thới Long tỉnh An Xuyên định bắt Cao văn Nành 45 tuổi. Dân làng tụ lại phản đối. Việt Cộng nổ súng giết chết một thiếu niên 16 tuổi. 

Ngày 23 tháng Tám 1960: Việt Cộng đang đêm bắt hai giáo viên Nguyễn Khoa Ngôn và Nguyễn Thị Thiệt đến trường Rau Ran tỉnh Phong Dinh để chứng kiến cảnh chúng xử tử hai người đàn ông tên Cảnh và Văn để răn đe và gây khiếp đảm. 

Ngày 24 tháng Chín 1960: Một toán VC lục phá và đốt cháy tiêu trường An Lạc tỉnh An Giang. 

Ngày 28 tháng Chín 1960: VC chận xe của Cha xứ Hoàng Ngọc Minh, giáo phận Kontum, dùng súng máy bắn ông chết, xong còn cắm cọc tre vào người ông. Tài xế Huỳnh Hữu, cháu cha Minh, bị thương nặng. 

Ngày 30 tháng Chín 1960: Một toán VC bắt nông dân Trương văn Đáng 67 tuổi ra trước một phiên “tòa án nhân dân”, cáo buộc tội ông mua hai mẫu ruộng mà trái lệnh chúng không giao cho người khác. Ông bị VC bắn chết trên mảnh ruộng của ông sau phiên xử. 

Ngày 6 tháng Mười Hai 1960: VC đặt chất nổ nhà bếp Sân Cù Sài Gòn làm chết một phụ bếp và làm bị thương hai đầu bếp. 

Báo cáo tổng kết các vụ VC khủng bố năm 1960 của chính phủ VNCH nạp trình cho Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến gồm có 284 chiếc cầu bị phá hoại, 60 trạm y tế bị đốt. Và do hậu quả của những trường học bị VC phá hủy, việc học của 25,000 học sinh bị ảnh hưởng. 

Ngày 22 tháng Ba 1961: 20 nữ sinh đi xe đò trên đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu sau khi tham dự Lễ Hai Bà Trung bị VC giật mìn và xả súng bắn làm thiệt mạng hai nữ sinh và làm bị thương 10 em khác. 

Ngày 15 tháng Ba 1961: 12 sơ nữ tu dòng Chúa Quan Phòng đi xe đò từ Tây Ninh đi Sài Gòn bị VC phục kích chận lục soát hành lý. Sơ Theophile phản đối nên bị chúng bắn chết tại chỗ và sơ Phan thị Nở bị thương. 

Ngày 26 tháng Bảy 1961: Hai dân biểu gốc người Thượng tên Rmah Pok and Yet Nic Bounrit bị VC phục kích bắn chết gần Đà Lạt cùng với một giáo viên cùng đi thăm viếng một làng định cư. 

Ngày 20 tháng Chín 1961: Một lực lượng hàng ngàn VC tràn ngập thị xã Phước Vinh tỉnh Phước Thành, đốt phá mọi cơ sở hành chánh, chặt đầu hầu hết công chức trong thị xã, chiếm giữ trọn ngày trước khi rút lui. 

Tháng Mười 1961: Nghiên cứu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước đoán số lượng dân chúng VNCH bị VC giết mỗi tháng là một ngàn năm trăm người.

Ngày 13 tháng Mười Hai 1961: Cha Bonnet người Pháp thuộc giáo phận Kontum bị quân khủng bố VC ám sát trong lúc ông viếng thăm giáo dân ở Ngok Rongei. 

Ngày 20 tháng Mười Hai 1961: kỹ sư S. Fuka người Nhật làm việc cho dự án đập thủy điện Đa Nhim bị VC chận đường bắt cóc. Số phận của ông ra sao không bao giờ được rõ. 

Ngày 1 tháng Giêng 1962: VC chém chết ông Lê văn Thiều 63 tuổi, thủ lãnh lao công tại đòn điền cao su nơi ông làm việc.

Ngày 2 tháng Giêng 1962: VC giết chết hai nhân viên tên Pham văn Hải và Nguyễn văn Thạch trong đoàn diệt trừ sốt rét đang làm việc ở địa điểm cách khoảng 20km về phía nam Sài Gòn.

Ngày 20 tháng Hai 1962: VC ném 4 quả lựu đạn vào một đám dân làng đang xem hát ở Cần Thơ, giết chết 24 phụ nữ và trẻ con và làm cho 84 người khác bị thương. 

Ngày 8 tháng Tư 1962: VC xử tử hai tù thương binh Hoa Kỳ gần làng An Châu Trung phần Việt Nam. Hai thương binh Mỹ này bị trói và bị bắn vào mặt vì họ không đi theo kịp toán VC đang rút lui. 

Ngày 19 tháng Năm 1962: Khủng bố VC ném lựu đạn vào nhà hàng Aterbea ở Sài Gòn làm bị thương viên quản lý đoàn xiệc đến từ Bá Linh và tham vụ văn hóa Tòa Đại Sứ Tây Đức ở Sài Gòn. 

Ngày 20 tháng Năm 1962: VC đánh bom trước khách sạn Hưng Đạo Sài Gòn, nơi cư ngụ của quân nhân Hoa Kỳ, làm bị thương 8 người Việt và 3 quân nhân Mỹ đang đứng bên ngoài khách sạn. 

Ngày 12 tháng Sáu 1962: VC phục kích xe đò hành khách gần Lệ Tri tỉnh An Giang giết chết tất cả người trên xe gồm tài xế, người phụ lơ và hành khách.


 

Thi thể của hai thiếu niên trai và một người đàn ông nằm trên đường phố trong vụ VC tung lựu đạn trước Tòa Đô Chính Sài Gòn Ngày Quốc Khánh 26 tháng Mười năm 1962.

 

Ngày 20 tháng Mười 1962: Đội Biệt động 159 của Việt Cộng tung lựu đạn giết chết 7 người và làm bị thương 47 người đang đứng xem một cuộc triển lãm có trưng bày một phi cơ trực thăng cùng một số chiến lợi phẩm tịch thu được của địch quân trước Tòa Đô Chính Sài Gòn và một đoạn dài của đại lộ Nguyễn Huệ. 

Theo lời thuật có tính cách tuyên truyền khoác lác của báo chí VC, nữ du kích nội thành Lê Thị Thu Nguyệt giả dạng nữ sinh đảm nhận công tác mang thuốc nổ vào Sài Gòn. Trong bộ quần áo dài trắng giả trang một nữ sinh từ quê lên Sài Gòn học, Nguyệt mang theo hai chậu kiểng được ngụy trang dưới lớp đất là những quả lựu đạn. Bài báo kể Nguyệt bị chận xét nơi trạm kiểm soát như sau. 

(Trích: Tim chị cơ hồ nhảy ra khỏi lồng ngực khi tên lính xét giấy tờ đòi đập vỡ hai chậu kiểng xem có chất nổ không. Quá bất ngờ, Thu Nguyệt òa khóc, nói rằng ông bà ngoại sẽ đánh chết cô nếu đem hai chậu kiểng về nhà không còn nguyên vẹn. Vẻ đẹp tinh khiết và nước mắt cô nữ sinh làm mềm lòng tên lính. Hắn ta khoát tay ra hiệu đồng bọn bỏ đi. 8 giờ sáng ngày 26/10/1962, Nguyệt chọn bộ quần áo dài đẹp nhất cùng Tùng, Quang giả làm thường dân đi xem triển lãm. Trong chiếc khăn mùi soa của Thu Nguyệt là quả lựu đạn. Tới nơi, thấy địch để bên cạnh chiếc trực thăng Mỹ là súng, mìn “chiến lợi phẩm”, Quang định ném trái lựu đạn vào đống mìn nhưng Thu Nguyệt ngăn lại. Chị giải thích hành động của mình lúc ấy: “Chỗ đó quá đông người, tôi sợ mìn nổ làm chết dân. Nơi chiếc trực thăng đậu vắng người hơn. Tôi bí mật chuyển “chiếc khăn mùi soa” qua cho Quang. Anh hiểu ý nhanh tay ném vào mục tiêu này”. Một tiếng nổ vang lên, chiếc máy bay sụm xuống, bốc cháy mù mịt. Mọi người hỗn loạn tranh nhau thoát ra khỏi khu vực triển lãm. Lợi dụng thời cơ đó, các chiến sĩ biệt động hòa vào đám đông, thoát ra ngoài an toàn. Sáng hôm sau đọc báo, chị biết được kết quả trận đánh. Vậy là với chiếc khăn mùi soa trắng mỏng manh trong bàn tay bé nhỏ của Thu Nguyệt, quả lựu đạn đã phá hỏng 1 trực thăng HU1A, làm chết 3 tên, 2 tên bị thương và chiến công lớn hơn của trận đánh là đã phá vỡ được cuộc triển lãm của địch dự định kéo dài trong bảy ngày, làm thất bại âm mưu chính trị của ngụy quyền Sài Gòn.” Ngưng trích). 

Bạn đọc ắt thấy bài báo trên đây kém trung thực. Hình ảnh tài liệu cho thấy rõ ràng là các nạn nhân của vụ khủng bố này cũng chỉ là thường dân, trong đó có trẻ em. 

Ngày 4 tháng Mười Một 1962: VC ném lựu đạn trong một đường hẽm tại Cần Thơ, giết chết một quân nhân Hoa Kỳ và 2 trẻ em Việt Nam và làm một em khác bị thương nặng. 

Ngày 25 tháng Giêng 1963: VC đặt chất nổ xe lửa chở gạo gần Qui Nhơn, giết chết 8 hành khách và làm bị thương 15 người khác.

Ngày 4 tháng Ba 1963: VC chận xe trên đường Sài Gòn Đà Lạt, bắn chết 2 nhà truyền giáo Tin Lành là Elwood Forreston, người Mỹ, và Gaspart Makil, người Phi Luật Tân. Hai đứa con song sinh của Makil bị bắn và bị thương. 

Ngày 16 tháng Ba 1963: VC ném lựu đạn vào một ngôi nhà của một gia đình người Mỹ đang tiếp khách ăn tối ở Sài Gòn, giết chết một thương gia người Pháp và làm bị thương 4 người khác. 

Ngày 25 tháng Ba 1963: Cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn một quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 cho chuyến bay từ Sài Gòn đi Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển vào nhà ga sân bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi. 

Vụ khủng bố này lại cũng có sự nhúng tay của nữ khủng bố Lê Thị Thu Nguyệt. Báo Việt Cộng viết: (Trích) Cũng không ai nghĩ, người phụ nữ bé nhỏ, dịu dàng ngồi trước mặt tôi nói những chuyện đời thường về cơm ăn áo mặc, mối lo toan thường tình như bao phụ nữ khác là nữ biệt động Đội 159 đưa được mìn nổ chậm, một loại vũ khí do Quân giới Quân khu sản xuất từ Củ Chi vào sân bay Tân Sơn Nhất, gài được mìn hẹn giờ trên máy bay Boeing 707.  

Để thực hiện được trận đánh quan trọng này, Đội Biệt động 159 trước đó đã tiến hành gài người vào làm nhân viên điều khiển không lưu ở sân bay, mang bí số 8E, tức Mười Luân; đồng thời đưa Thu Nguyệt đóng vai người yêu của Mười Luân ra vào sân bay để điều nghiên mục tiêu. Ngày 25/3/1963, một gói thuốc nổ mạnh C4 cài đồng hồ hẹn giờ được ngụy trang trong một chiếc túi du lịch, giống y hệt chiếc túi du lịch mà bọn cố vấn Mỹ thường dùng. Khi khoác “túi du lịch” đến từ giã “người yêu”, Thu Nguyệt đánh tráo túi du lịch của một tên Mỹ trong phòng đợi.

Theo kế hoạch, quả mìn sẽ nổ khi máy bay cất cánh 15 phút. Nhưng chiếc Boeing 707 hôm ấy chở 80 cố vấn Mỹ rời Sài Gòn sang San Francisco, quá cảnh sân bay Honolulu được 2 phút mìn mới phát nổ. Toàn bộ máy bay bị phá hỏng. Thoát chết trong gang tấc, bọn cố vấn Mỹ vô cùng kinh hoàng. Nếu như hôm ấy, chiếc đồng hồ hẹn giờ không bị trục trặc do máy bay lên độ cao 10.000 mét, áp suất không khí khiến nó chạy chậm lại, thì 80 cố vấn Mỹ xâm lược đã đền mạng. Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin về trận đánh này, trong đó có lời khen ngợi của Hồ Chủ tịch. Quả mìn ấy tuy không nổ đúng giờ nhưng có sức “công phá” lớn trong dư luận, gây kinh hoàng cho quân đội Mỹ ngay phía bên kia bờ Thái Bình Dương: “Không chỉ Việt cộng đánh chúng ta trong thành phố, mà ngay cả bên Mỹ”. (Ngưng trích). 

Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong câu chuyện VC kể này, xin để đọc giả tự thẩm định. 

Ngày 3 tháng Tư 1963: Khủng bố VC tung hai quả lựu đạn vào một trường học ở Long Xuyên, giết chết một giáo viên và hai người lớn đang xem học sinh trình diễn ca nhạc hàng năm. 

Ngày 4 tháng Tư 1963: VC ném lựu đạn vào khán giả đang xem chiếu bóng ở một làng quê quận Cao Lãnh tỉnh Định Tường, giết chết 4 người và làm bị thương 11 người khác. 

Ngày 23 tháng Năm 1963: VC đánh bom bằng hai chiếc xe đạp có gài chất nổ trên đường phố Sài Gòn giết chết hai người và làm bị thương 10 người khác. 

Ngày 12 tháng Chín 1963: Cô giáo Võ Thị Lộ 26 tuổi ở An Phước tỉnh Kiến Hòa sau 3 ngày bị VC bắt cóc, đã bị VC cắt cổ chết và vứt thây ở rìa làng. 

Ngày 16 tháng Mười 1963: Hai chiếc xe đò ở Kiến Hòa và Quảng Tín bị trúng mìn VC khiến cho 18 hành khách tử vong và 23 người khác bị thương. 

Ngày 9 tháng Mười Một 1963: Trong một ngày 3 vụ ném lựu đạn xảy ra tại 3 địa điểm khác nhau tại Sài Gòn làm bị thương 16 người. 

Ngày 9 tháng Hai 1964: VC kích nổ bom tại một sân vận động thể thao nơi người Mỹ chơi banh làm cho 2 chết và 41 bị thương trong đó có 4 phụ nữ và 5 trẻ em. Một phần bom khác không nổ, nếu không, số người tử thương sẽ cao hơn nhiều. 

Ngày 16 tháng Hai 1964: Khủng bố VC kích nổ bom tại rạp chiếu bóng Kinh Đô ờ Sài Gòn gây tử thương 3 người Mỹ và làm bị thương 32 người khác. 

Ngày 14 tháng Bảy 1964: Phạm Thảo, chủ tịch ủy ban hành động Công giáo tỉnh Quảng Ngãi bị VC xử tử khi ông về thăm sinh quán làng Phổ Lợi Quảng Ngãi.

Tháng Mười 1964: Giới chức Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho biết từ đầu năm đến tháng Mười 1964 VC đã giết chết 429 viên chức địa phương của VNCH và bắt cóc 482 người khác.


 

Ngày 24 tháng 12, 1964: Một vụ nổ do khủng bố VC ở cư xá Brink trong đêm Giáng Sinh. Cư xá Brinks ở Sài Gòn là nơi trú ngụ của hơn 125 sĩ quan Mỹ và dân thường bị đánh bom do một đặc công Việt Cộng đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của tòa nhà, giết 66 người trong đó có 2 sĩ quan Mỹ và làm hơn 100 người khác bị thương. 

Ngày 6 tháng Hai 1965: Đài phát thanh VC cho biết VC đã đem hai tù binh người Mỹ ra bắn chết để trả thù cho 2 khủng bố VC vừa bị VNCH xử bắn. 

Ngày 10 tháng Hai 1965: Khủng bố VC đặt bom phá nổ trại lính ở Qui Nhơn, giết chết 23 binh sĩ Mỹ.



 Quang cảnh bên ngoài Tòa Đại Sứ Mỹ cũ trên đại lộ Hàm Nghi trong vụ VC khủng bố ngày 30/3/1965.

Ngày 30 tháng Ba 1965: Một toán đặc công VC phối hợp đánh bom Tòa Đại Sứ  Mỹ trên đại lộ Hàm Nghi gây thiệt mạng cho 22 người, trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và một người Phi Luật Tân, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A.Johnson.


 

Lối đi vào nhà hàng nổi Mỹ Cảnh từ Bến Bạch Đằng sau khi VC giật quả mìn Claymore thứ nhì để giết hại thêm thực khách từ nhà hàng chạy lên sau vụ nổ trước.

 

Ngày 25 tháng Sáu, 1965: Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn bị đặt bom làm hơn 40 người thiệt mạng, trong đó có 9 người Mỹ và làm hơn 50 thường dân bị thương. 

Ngày18 tháng Tám, 1965: Tổng Nha Cảnh sát bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương. 

Ngày 4 tháng Mười, 1965: Sân vận động Cộng Hòa bị đặt bom làm 11 người thiệt mạng, 42 thường dân khác bị thương.

Ngày 5 tháng Mười, 1965: Bom nổ trên một chiếc taxi trên đường phó chính ở Sài Gòn, có thể do bom phát nổ sớm hơn giờ ấn định, làm hai người chết và 10 bị thương. 

Ngày 4 tháng 12, 1965: Bom khủng bố nổ trước một biu đing cư xá quân nhân ngoại quốc ở Saigon làm 137 người bị thương gồm 72 người Mỹ, 3 người Tân Tây Lan và 62 người Việt. 

Ngày 12 tháng 12, 1965: Hai trung đội khủng bố VC giết 23 công nhân đào kinh trong một ngôi chùa Phật giáo ở Tân Hưng tỉnh Định Tường và 7 người bị thương. 

Ngày 30 tháng 12, 1965: Ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị VC kê súng bắn vào đầu khi ông từ tòa soạn về nhà để ăn trưa vì trước đó ông đã cho đăng lên báo lời hăm dọa mà ông nhận được của cộng sản.

 

Ngày 7 tháng 1, 1966: Cộng sản gài và giật nổ một quả mìn Claymore tại cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, làm 2 người chết và 12 bị thương. 

Ngày 17 tháng 1,1966: Cộng sản giật mìn xe đò trên công lộ tỉnh Kiến Tường làm chết 26 thường dân, trong đó có 7 trẻ em, và 8 người bị thương. 

Ngày 29 tháng 1, 1966: VC giết chết cha xứ Phan Khắc Dậu 74 tuổi ở Thạnh Trị tỉnh Kiến Tường cùng với 5 giáo dân. Đám khủng bố xúc phạm và hủy hoại thánh kinh và tượng chúa cùng các vật dụng khác. 

Ngày 2 tháng Hai, 1966: Một toán du kích VC phục kích bắn xả vào một chiếc xe Jeep chở nhân viên ty thông tin tỉnh Hậu Nghĩa, làm 6 chết và một bị thương. 

Ngày 14 tháng Hai, 1966: VC gài nổ hai quả mìn dưới xe đò gần Tuy Hòa giết chết 48 nông dân và làm bị thương 7 người khác. 

Ngày 18 tháng Ba, 1966: Thêm 15 hành khách xe đò chết và 4 bị thương vì trúng mìn VC 8km phía tây Tuy Hòa tỉnh Phú Yên. 

Ngày 22 tháng Năm, 1966: Quân khủng bố VC đang đêm tấn công một khu nhà trú ngụ của nhân công đào kinh tỉnh An Giang, giết chết 18 đàn ông, 1 phụ nữ và 4 trẻ em. 

Ngày 10 tháng Chín, 1966: Trong đêm trước ngày bầu cử Quốc Hội miền Nam, Việt Cộng tung ra 166 cuộc tấn công trên toàn quốc, phá hoại địa điểm đặt thùng phiếu, bắt cóc và ám sát. 

Ngày 11tháng Chín, 1966: Trong ngày bầu cử, khủng bố VC giết chết 19 cử tri, làm bị thương 120 người, đốt phá phòng phiếu, đặt mìn vệ đường và ám sát. 

Ngày 24 tháng Chín, 1966: Quân đội Hoa Kỳ giải cứu 11 tù nhân tại một trại giam của VC ở tỉnh Phú Yên. Có 70 tù nhân bị VC bỏ đói đến chết và 20 người khác chết vì tra tấn. 

Ngày 11 tháng Mười, 1966: Theo sự chỉ dẫn của một thiếu niên 14 tuổi, lực lượng Đồng Minh tìm thấy một nhà tù VC ở tỉnh Bình Định với 12 tử thi tù nhân đã bị VC bắn và ném lựu đạn chết trước khi chúng tẩu thoát. 

Ngày 22 tháng Mười, 1966: Một cán bộ nông thôn nửa đêm bị VC vào nhà bắn chết ở Bình Chánh tỉnh Gia Định. 

Ngày 24 tháng Mười, 1966: Một chiếc xe đò chạy tuyến đường Huế – Quảng Trị trúng mìn VC tại Phong Điền khiến 15 hành khách bị thương. 

Ngày 27 tháng Mười, 1966: VC tung lựu đạn vào nhà dân ở Ban Mê Thuột giết chết 2 người và làm bị thương 7 người gồm trẻ em và phụ nữ. 

Ngày 28 tháng Mười, 1966: Cảnh sát kịp thời bắt giữ một nữ du kích VC định đặt bom dưới khán đài lễ hội ở Khánh Hưng tỉnh Ba Xuyên. 

Ngày 1 tháng 11, 1966: VC pháo kích Sài Gòn trong Ngày Cách Mạng giết chết và làm bị thương 51 người. 

Ngày 2 tháng 11, 1966: VC ném lựu đạn vào trường đua Phú Thọ Sài Gòn làm 2 người chết và 8 người bị thương. Cùng ngày một toán khủng bố VC tấn công quận châu thành tỉnh Phong Dinh, đặt chất nổ gây hư hại cầu sắt Đầu Sấu. 

Ngày 3 tháng 11, 1966: Khủng bố VC xâm nhập ngoại ô Sài Gòn và pháo kích 24 phát vào trung tâm thủ đô. Các nơi bị trúng đạn là Chợ Bến Thành, nhà thương Grall, nhà thờ Đức Bà và một số nhà dân cư; có 8 người chết và 37 người bị thương nặng. 

Ngày 4 tháng 11, 1966: VC bắn súng cối vào một làng tỉnh Hậu Nghĩa, làm một người chết và 8 người bị thương. Cùng ngày VC tấn công một làng ở Tây Ninh làm 6 người chết và một số bị thương. 

Ngày 7 tháng 11, 1966: VC bắt cóc hai viên chức hành chánh trên tỉnh lộ 8 tỉnh Quảng Đức. 

Ngày 16 tháng 11, 1966: Một chiếc xe đạp chứa chất nổ do khủng bố VC gài phát nổ trên đường Nguyễn Văn Thoại Sài Gòn khiến hai quân nhân và một thường dân bị thương. 

Ngày 19 tháng 11, 1966: VC pháo kích tổng cộng 28 phát đạn súng cối ở Cần Giộc và Cần Đước tỉnh Long An gây cho 2 trẻ em chết và 17 người bị thương. 

Ngày 20 tháng 11, 1966: Hai cảnh sát viên bị thương khi gỡ băng rôn VC có gài chất nổ. 

Ngày 23 tháng 11, 1966: VC mặc quân phục giả dạng binh sĩ VNCH giết chết cảnh sát gác cầu ở Khánh Hưng tình Ba Xuyên và ném 2 quả lựu đạn làm 2 binh sĩ và 7 thường dân bị thương.

Ngày 26 tháng 11, 1966: VC gài mìn Claymore ở sân chơi trường tiểu học Trịnh Hoài Đức ở An Thạnh tỉnh Bình Dương cạnh một địa điểm huấn luyện của một đơn vị Đại Hàn. Mìn nổ giết chết 3 binh sĩ Đại Hàn và làm bị thương một học viên người Việt. 

Ngày 30 tháng 11, 1966: VC pháo kích chợ Tân Uyên tỉnh Biên Hòa giết chết 3 thường dân và làm bị thương 7 người khác. 

Ngày 4 tháng 12, 1966: Một đơn vị đặc công VC phá thủng chu vi phòng thủ 20,8 cây số xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui toán đặc công này, giết chết 18 người. Một máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị thiệt hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng phòng thủ một lần nữa đã đẩy lui, giết thêm 11 đặc công Việt Cộng. 

Ngày 7 tháng 12, 1966: Du kích Việt Cộng dùng súng lục Đông Đức ám sát dân biểu Trần Văn Văn khi ông đang trên đường đi đến trụ sở Quốc Hội. Hai tên du kích bị bắt. 

Ngày 10 tháng 12, 1966: Du kích Việt Cộng ném lựu đạn vào sân chơi của ty Chiêu Hồi tỉnh Bình Dương làm cho 3 trẻ em bị thương nặng. Cùng ngày, một xe đò trúng mìn Việt Cộng ở Phong Dinh khiến 5 hành khách toàn phụ nữ thiệt mạng và làm tài xế bị thương nặng. 

Ngày 27 tháng 12, 1966: Dân biểu bác sĩ Phan Quang Đán may mắn thoát chết khi xe ông phát nổ ở Gia Định. Bánh chất nổ gắn dưới lườn xe của ông kích nổ khi ông mở cửa xe bước ra. Bác sĩ Đán bị thương nhưng một phụ nữ đi đường tử thương và 5 người bộ hành khác bị thương.

 

Ngày 6 tháng 1, 1967: Một cảnh sát viên ở quận Tân Châu tỉnh Kiến Phong bị Việt Cộng hành quyết trước sự chứng kiến của gia đình. 

Ngày 7 tháng 1, 1967: Việt Cộng đặt chất nổ phá sập một lớp học và một trạm y tế quận Hồng Ngự tỉnh Kiến Phong. 

Ngày 8 tháng 1, 1967: Việt Cộng ném lựu đạn vào nhà một xã trưởng tỉnh An Xuyên làm một đứa con của ông ta chết và làm bị thương 3 thành viên khác trong gia đình. 

Ngày 12 tháng 1, 1967: VC phục kích xe đò trên Quốc lộ 14 ở Tân Cảnh giết chết 3 thường dân và làm bị thương 3 quân nhân. 

Ngày 21 tháng 1, 1967: VC đột nhập làng Buôn Hô tỉnh Darlac gom dân tuyên truyền và bắt đi 6 thanh thiếu niên. 

Ngày 6 tháng 2, 1967: VC bố ráp Liêu Trì tỉnh Quảng Tín bắt cóc giáo viên và viên chức . Giáo viên bị giết sau đó. Cùng ngày VC ném lựu đạn một buổi tiếp tân của Phó Tỉnh trưởng Kontum, giết chết Trưởng Ty Giáo Dục và 2 viên chức khác cùng 8 người bị thương nặng. 

Ngày 4 tháng 3, 1967: Biết tin một đơn vị VNCH hành quân giải cứu, toán canh tù VC trói 12 tù nhân VNCH xong bắn, đâm và cắt cổ. Chỉ có hai người được cứu sống. 

Ngày 5 tháng 3, 1976: VC mở 2 vụ đột kích ban đêm giết hai cán bộ xây dựng nông thôn ở Vĩnh Phú tỉnh Phú Yên. Trong một vụ khác, thêm 7 người khác bị giết và 4 người bị thương.

Ngày 30 tháng 3, 1967: VC pháo kích trại gia binh tỉnh lỵ Bạc Liêu, phá hủy 200 căn nhà, giết chết 32 người. 

Ngày 13 tháng 4, 1967: VC nhắm mục tiêu khủng bố ban đêm vào một đoàn văn nghệ trình diễn ở Lữ Sơn gần Đà Nẵng. Trưởng và phó đoàn đều bị giết, 2 đoàn viên bị thương. 

Ngày 14 tháng 4, 1967: Du kích VC bắt cóc Nguyễn Văn Sơn, người ra ứng cử hội đồng làng thuộc quận Bình Chánh tỉnh Gia Định. 

Ngày 16 tháng 4, 1967: VC ám sát một ứng cử viên hội đồng làng Cẩm Hà tỉnh Quảng Nam. Thân nhân trong gia đình cũng bị vạ lây gồm 1 em bé chết và 3 người lớn bị thương.

Ngày 18 tháng 4, 1967: VC tấn công vào ấp Suối Chồn thuộc tỉnh Long Khánh đông bắc Sài Gòn, giết chết 5 cán bộ xây dựng nông thôn, làm bị thương 3 người và bắt cóc 7 người. Trong số 5 người bị giết có 3 cô gái trẻ bị trói và bắn vào đầu. Một phần ba nhà cửa trong ấp bị VC đốt cháy rụi. 

Ngày 26 tháng 4, 1967: Nguyễn Cầm, trưởng ấp Ba Đàn tỉnh Quảng Nam bị VC giết. 

Ngày 10 tháng 5, 1967: Một chiếc xe đò cán trúng mìn VC ở tỉnh Phú Bổn làm một hành khách chết, tài xế và 5 hành khách khác bị thương. 

Ngày 11 tháng 5, 1967: Bác sĩ Trần Văn Lữ Y, bộ trưởng Y Tế tường trình trước Tổ Chức Y Tế Thế Giới ở Geneva rằng trong 10 năm qua có hơn 200 nhân viên y tế bị VC giết hại. Con số chính xác là 211 người gồm bác sĩ và y tá đã bị VC giết hoặc bắt cóc; 174 bệnh xá, bệnh viện và nhà bảo sanh bị phá hủy, 40 xe cứu thương bị trúng mìn hoặc bị bắn bằng súng máy. 

Ngày 16 tháng 5, 1967: VC mở hai vụ khủng bố ở hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Trị giết chết 8 cán bộ xây dựng nông thôn và làm 5 người bị thương. 

Ngày 24 tháng 5, 1967: VC tung lựu đạn vào nhà trưởng ban thông tin Phú Thạnh tỉnh Biên Hòa giết chết ông cùng với hai đứa con lúc 3 giờ sáng. 

Ngày 29 tháng 5, 1967: Đặc công người nhái VC từ dưới Sông Hương ở Huế làm nổ một khách sạn nơi các thành viên của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến thường trú ngụ. Không có thành viên nào của 3 nước hội viên là Ấn Độ, Gia Nã Đại và Ba Lan bị nguy hại; Vụ tấn công của VC làm cho 5 thường dân người Việt tử thương và 15 bị thương. 80% khách sạn bị hư hại. 

Ngày 2 tháng 6, 1967: Hai trung đội VC có trang bị súng máy giữa khuya tấn công Trung Tâm Chiêu Hồi tỉnh Long An làm 5 binh sĩ và 5 thường dân bị thương. 

Ngày 27 tháng 6, 1967: Một xe đò đầy hành khách cán phải mìn VC ở đông nam Lai Khê tỉnh Bình Dương khiến 23 người trên xe đều chết. 

Ngày 6 tháng 7, 1967: 7 trẻ em đi bộ trên đường lộ để đến chùa tại xã Cẩm Phổ tỉnh Quảng Nam nhằm lúc một xe hàng chạy ngang làm nổ một quả mìn chống tăng do VC gài khiến một em chết vầ em bị thương.  

Ngày 13 tháng 7, 1967: Một nhà hàng ở Huế bị VC gài bom nổ làm chết 2 thực khách người Việt, làm bị thương 12 người Việt, 7 người Mỹ và 1 người Phi Luật Tân. 

Ngày 14 tháng 7, 1967: VC giả dạng binh lính VNCH tấn công một trại tù tỉnh Quảng Nam, giải thoát cho 1,000 trên tổng số 1,200 tù nhân, xử tử 30 người tại sân trại. 10 thường dân bị giết và 29 thường dân khác bị thương khi VC mở đường rút lui.  

Ngày 25 tháng 7, 1967: VC vào nhà dân ở Bình Triệu tỉnh Long An bắt đi 4 đàn ông, 1 phụ nữ và đứa con trai 16 tuổi của bà. Sáng hôm sau trên tỉnh lộ 13, người ta tìm thấy thi thể 6 người này với hai tay bị trói sau lưng và mỗi người có một vết đạn bắn vào đầu.

Ngày 5 tháng 8, 1967: Khủng bố VC bắt một bé gái học sinh cầm một quả lựu đạn đã rút chốt sẵn dặn em đưa cho thầy cô giáo của em. Em học sinh này đi đến trường em thuộc tỉnh An Xuyên đang có chương trình đặc biệt cổ động cho chiến dịch Rủ Nhau Đi Bầu Tháng Chín. Vừa tới cửa lớp học, em học sinh buông tay thả lựu đạn khiến cho em chết và làm 9 em học sinh ngồi trong lớp bị thương.  

Ngày 24 tháng 8, 1967: VC ném bom vào nhà một cảnh sát viên ở Cần Thơ làm một người chết và 4 người bị thương. 

Ngày 26 tháng 8, 1967: Xe đò chở hành khách cán trúng mìn trong tỉnh Kiến Hòa làm cho 22 người chết và 6 người bị thương. 

Ngày 27 tháng 8, 1967: VC gia tăng các vụ khủng bố bằng pháo kích một tuần trước ngày bầu cử tổng thống và thượng nghị viên. 46 chết và 227 bị thương ở Cần Thơ. 10 chết và 10 bị thương trong tỉnh Phước Long. 9 thường dân và 5 trẻ em bị thương ở Ban Mê Thuột. 2 chết và 1 bị thương ở Bình Long. 6 người bị bắt cóc ở làng Phước Hưng tỉnh Thừa Thiên. 

Ngày 29 tháng 8, 1967: VC xâm nhập 4 xã thuộc quận Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, giết chết 2 và bắt đi 6 người.

Ngày 1 tháng 9, 1967: VC phá quốc lộ 4 trong tỉnh Định Tường với 6 hố bom khiến mọi lưu thông tắt nghẽn ngoại trừ một xe cứu thương quân đội cán trúng mìn áp suất khiến 13 hành khách chết và 23 bị thương. 

Ngày 3 tháng 9, 1967: Trong ngày bầu cử, vụ khủng bố VC đầu tiên xảy ra tại một địa điểm bỏ phiếu ở Tuy Hòa Phú Yên khiến 3 chết và 42 bị thương. Tính chung trong buổi sáng ngày bầu cử. có tổng cộng 48 cử tri bị VC sát hại.

Ngày 8 tháng 11, 1967: Trung tâm tị nạn Kỳ Chánh tỉnh Quảng Tín bị VC xâm nhập giết chết 4, làm bị thương 9 và bắt đi 9 người khác, lớp học bị đốt.


 

Ấp tân sinh Đắc Sơn bị VC dùng súng phun lửa hủy diệt, giết 114 dân làng và làm bị thương 47 người (AP Photo)

 

Ngày 5 tháng 12, 1967: Một trong những vụ VC khủng bố tồi tệ nhất gây tiếng vang lớn là cuộc thảm sát ở Dak Son tỉnh Phước Long. Người Mỹ ví nó như vụ thảm sát làng Lidice ở Tiệp Khắc dưới thời nước này bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Dak Son là một làng người Thượng với khoảng 2,000 dân. Vì ngôi làng này gần một căn cứ quân đội Mỹ và được dân làng có thiện cảm, VC căm thù muốn tiêu diệt. Hơn 300 VC trang bị 60 súng phun lửa đang đêm tấn công định thiêu sống tất cả: người già trẻ lớn bé, gia súc, thực phẩm, nhà cửa… Sáng hôm sau, một cảnh hoang tàn với từng đống thây người chết cháy thành than cùng với mọi vật. Tổng cộng có 252 người chết, hai phần ba là phụ nữ và trẻ em. 200 người bị bắt đi và không bao giờ trở lại. Số người còn sống sót là vì cư trú trong các dãy nhà khác và VC đã xài cạn hết súng phun lửa. 

Ngày 14 tháng 12, 1967: Dân biểu Bùi Quang San bị VC xông vào nhà ám sát. Hai ngày trước khi bị giết, ông San cho biết có nhận được thư VC hăm dọa tính mạng. Cả gia đình ông ở Hội An từng bị VC sát hại gồm mẹ, vợ và 6 đứa con. Cùng ngày, thông cáo Bộ Thông Tin cho biết trong  tuần lễ qua có 232 người chết vì các vụ VC khủng bố. 

Ngày 16 tháng 12, 1967: VC cướp máy vi âm trong một buổi diễn kịch trong trường Đại Học Sài Gòn để tuyên truyền và nổ súng làm 3 người bị thương khi bị ngăn cản, xong tẩu thoát.

 

Ngày 20 tháng 1, 1968: Một toán du kích VC có võ trang cưỡng bức khoảng 100 dân cư quận Tam Quan tỉnh Bình Định tập họp để nghe chúng tuyên truyền. Một người lớn tuổi lên tiếng phản đối liền bị VC bắn chết.


 

Một cuộc khai quật mồ chôn tập thể thảm sát Mậu Thân Huế

 

Ngày 30 tháng 1, 1968: Trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân, một lực lượng Cộng quân khoảng 12,000 người đã thừa dịp hưu chiến xâm nhập thành phố Huế và tức khắc biến Huế trở thành một trong những thành phố buồn nhất trên quả địa cầu. Thành phố bị VC chiếm đóng 26 ngày, xử tử gần 6,000 nạn nhân không vũ khí mà VC cho là kẻ thù của CS. Sau khi thành phố được giải cứu, người ta tìm thấy nhiều mồ chôn tập thể hàng ngàn người bị VC trói, giết cà chôn vội vã trên đường rút lui. Dấu hiệu cho thấy có cả nạn nhân bị chôn sống. 

Ngày 6 tháng 4, 1968: Một toán du kích VC vào làng Thất Vinh Đông tỉnh Tây Ninh bắt dân mua trái phiếu và bắt đi một giáo viên, 2 người con gái và một người cháu trai của xả trưởng cùng 6 thiếu niên 15, 16 tuổi. 

Từ 5/5 đến 22/6, 1968: VC pháo kích 417 quả đạn hỏa tiễn 107 ly của Trung Cộng và 122 ly của Sô Viết vào Sài Gòn,  làm chết 115 người và 528 người bị thương, phần lớn là cư dân Quận Tư. 

Ngày 29 tháng 5, 1968: VC chận đường lộ 155 ở tỉnh Vĩnh Bình, đốt 2 xe đò và 28 xe lam 3 bánh, bắt đi 50 hành khách thường dân gồm một mục sư Tin Lành. 

Ngày 28 tháng 6, 1968: VC tấn công bằng vũ khí nặng, chất nổ và lựu đạn vào trung tâm tị nạn và làng chài Sơn Trà, phía nam Đà Nẵng làm 88 người chết và 103 bị thương. 450 ngôi nhà bị phá hủy khiến cho hàng ngàn dân không nhà ở. Sau đó VC lại phục kích tấn công bắn vào đám người đi đốn tre để cất lại nhà tị nạn. 

Ngày 28 tháng 7, 1968: Một tốp 4 đặc công VC gồm 2 nam 2 nữ đột kích cơ sở nhật báo Chợ Lớn, đuổi hết mọi người, đặt 60 cân Anh chất nổ dẻo làm nổ tung tòa nhà 

Ngày 1 tháng 9, 1968: Các bác sĩ bệnh viện dã chiến 27 Hoa Kỳ cho biết có 2 phụ nữ người Thượng được đưa vào bệnh viện với chứng thiếu máu trầm trọng. Các bác sĩ khám phá ra rằng 2 phụ nữ này đã bị cán binh VC rút máu để sang cho thương binh của họ. 

Ngày 12 tháng 9, 1968: Một tài liệu của VC do chính quyền tịch thu được ở quận châu thành tỉnh Bình Dương cho biết rằng VC ra lệnh giết 7 tù binh của họ để khỏi vướng bận trên đường rút lui. 

Ngày 26 tháng 9, 1968: VC ném lựu đạn vào Chợ Bến Thành làm 1 người chết và 11 người bị thương. 

Ngày 11 tháng 12, 1968: VC vào nhà trưởng toán nhân dân tự vệ quận Tri Tôn tỉnh Châu Đốc bắt trói ông lôi ra ngoài sân rồi dùng súng liên thanh ria nát người ông. 

Ngày 6 tháng 1, 1969: Hai đặc công VC cỡi xe gắn máy áp xe hơi của Bộ Trưởng Giáo Dục Lê Minh Trí rồi ném lựu đạn vô xe khiến ông và tài xế tử thương và cận vệ bị thương. 

Ngày 7 tháng 2, 1969: VC cho nổ một túi mìn gài ở chợ Cần Thơ làm 1 người chết và 3 người bị thương. 

Ngày 16 tháng 2, 1969: Du kích VC vào làng Phước Mỹ tỉnh Quảng Tín tung lựu đạn nhiều nhà giết chết một số cư dân gồm người già và trẻ em không chạy kịp. 

Ngày 19 tháng 2, 1969: VC gài bom trong xe đạp và cho nổ tại một tiệm đông người ở thị xã Trúng Giang tỉnh Kiến Hòa làm chết 6 thường dân và 16 người bị thương. 

Ngày 24 tháng 2, 1969: VC vào nhà thờ Thiên Chúa giáo tỉnh Quảng Ngãi ám sát một linh mục và một thiếu sinh. 

Ngày 4 tháng 3, 1969: VC đi xe gắn máy bắn chết giáo sư Trần Anh, viện trưởng đại học Sài Gòn. Trước đó ông đã nhận được thư hăm dọa của Biệt đội Cảm tử Nội thành Sài Gòn của VC. 

Ngày 5 tháng 3, 1969: VC định quăng túi chất nổ vào xe hơi để ám sát Thủ tướng Trần Văn Hương nhưng thất bại và đa số VC can dự trong vụ này đã bị bắt.  

Ngày 6 tháng 3, 1969: VC đặt chất nổ tại bệnh viện tỉnh Quảng Ngãi làm hư hại 2 xe cứu thương và một bệnh nhân sản khoa chết. 

Ngày 9 tháng 3, 1969: VC vào nhà bà Phan thị Trí ở Xóm Láng tỉnh Gò Công bắt bà chặt đầu vì chồng bà đã bỏ VC và ra đầu thú với chính quyền. Cùng ngày trong tỉnh Quảng Nam, VC bố ráp các làng Lộc An, Lộc Mỹ và Lộc Hưng giết hai thường dân và bắt đi 10 thiếu niên theo chúng. 

Ngày 13 tháng 3, 1969: VC tấn công vào hai làng người Thượng Kon Sitiu và Kon Bobanh thuộc tỉnh Kontum, giết chết 15 người, bắt đi 23 người, 2 người trong số này sau đó bị VC xử tử. 3 nhà dài, 1 nhà thờ, 1 trường học bị đốt. Một trưởng làng bị đánh chết. Những người sống sót kể lại VC hăm dọa họ không được hợp tác với chính quyền.

Ngày 21 tháng 3, 1969: VC tấn công một trung tâm tị nạn lần thứ hai bằng súng cối và B-40 giết chết 17 thường dân  và làm bị thương 36 người khác, phần nhiều là phụ nữ và trẻ em. 

Ngày 4 tháng 4, 1969: VC đặt mìn một ngôi chùa trong tỉnh Quảng Nam làm 4 người chết và 14 người bị thương. 

Ngày 9 tháng 4, 1969: VC tấn công trại tị nạn Phú Bình tỉnh Quảng Ngãi đốt cháy 70 căn nhà, bắt cóc 4 người, làm cho 200 dân không còn nơi cư ngụ. 

Ngày 11 tháng 4, 1969: VC gài túi chất nổ ở đình làng Long Thạnh tỉnh Phong Dinh làm 4 trẻ em bị thương. 

Ngày 15 tháng 4, 1969: VC đột nhập trung tâm tị nạn An Kỳ tỉnh Quảng Ngãi để tuyên truyền và cưỡng bức đuổi người tị nạn về nhà. Khi dân phản đối, VC xả súng giết chết 9 người và làm bị thương 10 người khác. 

Ngày 16 tháng 4, 1969: Du kích VC có võ trang vào trại tị nạn Hòa Đại tỉnh Bình Định tuyên truyền kêu gọi người tị nạn hồi cư. Bị từ chối, VC đốt sạch 146 căn nhà tạm trú. 

Ngày 19 tháng 4, 1969: VC vào trại tị nạn Hiếu Đức tỉnh Quảng Nam bắt đi 10 người. 

Ngày 22 tháng 4, 1969: VC tấn công một trung tâm chiêu hồi trong tỉnh Vĩnh Bình làm 5 người chết và 11 người bị thương. 

Ngày 23 tháng 4, 1969: VC tấn công khủng bố trại tiếp cư ở Sơn Tịnh Quảng Ngãi, bắn chết 2 phụ nữ và bắt đi 10 người. 

Ngày 6 tháng 5, 1969: VC bắt cóc và giết ông Lê Văn Giáo 37 tuổi ở làng Vĩnh Phú tỉnh An Giang vì ông này từ chối đóng thuế cho VC.


 

Cảnh đổ nát bên trong Bưu Điện Sài Gòn do VC đặt bom ngày 8-5-1969.

Ngày 8 tháng 5, 1969: Đặc công VC đặt bom trong trụ sở Bưu Điện Sài Gòn làm 4 thường dân chết và 19 người bị thương. 

Ngày 10 tháng 5, 1969: VC giật chất nổ ở Dương Hồng tỉnh Quảng Nam giết chết 8 thường dân và làm 4 người bị thương. 

Ngày 12 tháng 5, 1969: Đặc công VC tấn công Phú Mỹ tỉnh Bình Định làm chết 10 thường dân và làm bị thương 19 người. 87 nhà bị hư hại. 

Ngày 14 tháng 5, 1969: VC pháo kích 5 phát đạn hỏa tiễn 122ly vào khu dân cư thành phố Đà Nẵng làm 5 người chết và 18 người bị thương. 

Ngày 18 tháng 6, 1969: 3 trẻ em ở Quản Long An Xuyên bị thương khi chạy giỡn gần nhà đạp trúng mìn VC. 

Ngày 19 tháng 6, 1969: VC bắt cóc và bắn chết đoàn viên nhân dân tự vệ Lương văn Thành ở Tân Thuận Đông tỉnh Định Tường. Cùng ngày tại Phú Mỹ Thừa Thiên, VC ám sát chết một người đàn ông 51 tuổi và bà mẹ 70 tuổi. 

Ngày 24 tháng 6, 1969: VC pháo kích hỏa tiễn 122 ly vào bệnh xá Thanh Tâm ở Hố Nai Biên Hòa làm một bệnh nhân tử thương. 

Ngày 30 tháng 6, 1969: VC pháo kích chùa Phước Long tỉnh Bình Dương làm một nhà sư tử thương và 10 khách viếng chùa bị thương. Cùng ngày, 3 đoàn viên nhân dân tự vệ bị bắt cóc ở Phú Mỹ Biên Hòa. 

Ngày 30 tháng 6, 1969: Trung tâm tiếp cư Hưng Mỹ tỉnh Bình Dương trúng đạn hỏa tiễn VC làm 76 người bị thương. 

Ngày 2 tháng 7, 1969: VC đột nhập văn phòng xã Thái Phú tỉnh Tây Ninh ám sát xả trưởng và người phụ tá. 

July 17 tháng 7, 1969: VC tung lựu đạn vào Chợ Cồn Đà Nẵng làm bị thương 13 người, phần lớn là phụ nữ. 

Ngày 5 tháng 8, 1969: VC tung 2 quả lựu đạn vào trường tiểu học Vĩnh Châu tỉnh Quảng Nam trong lúc trường đang có một buổi họp mặt, làm 5 người chết và 21 người bị thương. 

Ngày 7 tháng 8, 1969: Đặc công VC gài và cho nổ 30 thỏi chất nổ Bệnh Viện Dã Chiến 6 của Hoa Kỳ ở Vịnh Cam Ranh, gây 2 tử vong và 57 bị thương, phần nhiều là bệnh nhân. 

Ngày 13 tháng 8, 1969: Khủng bố VC tấn công hai trạm tiếp cư dân chạy loạn ở Quảng Nam và Thừa Thiên làm 23 người chết và 75 người bị thương, một số lớn nhà cửa bị phá sập hoặc hư hại.  

Ngày 26 tháng 8, 1969: Một gia đình 8 người gồm cả trẻ sơ sinh mới 9 tháng đều bị VC giết bằng súng bắn vào gáy ở Hòa Phát tỉnh Quảng Nam. 

Ngày 6 tháng 9, 1969: VC pháo kích Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến ở Đà Lạt  khiến 5 học viên chết và 26 bị thương. 

Ngày 9 tháng 9, 1969: Chính phũ VNCH đưa ra con số tổng kết trong 8 tháng đầu của năm 1969 có gần 5 ngàn thường dân bị VC sát hại. 

Ngày 20 tháng 9, 1969: VC tấn công Trung Tâm Tị Nạn Từ Vân tỉnh Quảng Ngãi giết chết 8 người và làm 2 người bị thương. Tất cả nạn nhân đều là vợ con của các đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ. Tại Bình Sơn, toàn thể 8 người Ai Khũng BốỞ Việt Nam ?trong gia đình một viên chức cảnh sát đều bị giết. 

Ngày 24 tháng Chín, 1969: Một chiếc xe đò trúng mìn Việt Cộng trên Quốc Lộ 1 về phía bắc Đức Thọ Quảng Ngãi làm 12 hành khách thiệt mạng. 

Ngày 13 tháng Mười, 1969: Việt Cộng bắt cóc một linh mục Thiên Chúa Giáo và một phó tế tại nhà thờ Phú Hội tỉnh Biên Hòa. Cùng ngày, Việt Cộng ném lựu đạn vào Trung Tâm Chiêu Hồi Vị Thanh tỉnh Chương Thiện giết chết 3 thường dân và làm cho 46 người khác bị thương, khoảng phân nửa số người đó là thân nhân của các hồi chánh viên gồm phụ nữ và trẻ em.

 

Những vụ khủng bố liệt kê trên đây chỉ là một phần của những tội ác chiến tranh mà Việt Cộng gây ra đối với dân lành miền Nam, dư đủ để dùng làm bằng chứng truy tố và kết tội Đảng Cộng Sản Việt Nam trước Tòa Án Quốc Tế.

Tiến sĩ Carol Winkler, giáo sư Trường Đại Học Maryland qua quyển sách In The Name of Terrorism cho biết rằng giữa khoảng thời gian từ 1965 đến 1972, khủng bố VC đã giết chết hơn 33 ngàn người và bắt cóc 57 ngàn người khác trên toàn quốc VNCH. Riêng tại thủ đô Sài Gòn, các vụ khủng bố tàn độc quyết liệt hơn và giết hại nhiều sinh mạng hơn cả. Riêng trong năm 1964 không thôi có 19 ngàn vụ khủng bố VC, trong đó có vụ ám sát hụt thủ tướng Trần Văn Hương.

Douglas Pike, chuyên gia uy tín về Chiến Tranh Việt Nam và là người bỏ công sưu tầm nguồn tài liệu khổng lồ về đề tài này cho Trung Tâm Việt Nam tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Texas ở Lubbock, cho rằng vụ thảm sát năm Mậu Thân ở Huế của VC là vụ khủng bố tàn độc nhất trong suốt cuộc chiến với số người bị giết dã man lên đến cỡ 5 ngàn người. VC Hoàng Phủ Ngọc Tường nhúng tay vào vụ thảm sát này bào chữa cho rằng số nạn nhân trên do Mỹ dội bom khi chiếm lại nội thành nhưng ai cũng biết các mồ chôn tập thể nằm ở ngoại vi trên đường VC rút quân. 

Phe Cộng sản tuyên truyền tạo cho thế giới cảm tưởng rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc nổi dậy của dân chúng chống ngoại xâm. Trên thực tế, đa số những người thiệt mạng do Việt Cộng khủng bố là thường dân người Việt, nạn nhân của các vụ phục kích khi di chuyển trên xe đò. Nhà cửa vùng quê xa xôi bị đốt, thanh thiếu niên bị cưỡng bức theo VC. Có sự hiện diện của ngoại nhân trên quê hương hay không, chính sách khủng bố để tạo khiếp đảm kinh hoàng sợ hãi của VC vẫn là một. Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, hàng triệu người liều chết bỏ nước ra đi đủ nói lên điều đó. 

Phan Hạnh Toronto.

Nguồn tham khảo:

http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=50462

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/110909_wikileaks_hanoi_embassy_post_911.shtml

https://hoalaivn.wordpress.com/2011/05/04/chuy%E1%BB%87n-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam/

http://www.11thcavnam.com/education/namterror.htm

http://en.wikipedia.org/wiki/State_terrorism

http://en.wikipedia.org/wiki/Communist_terrorism

http://vnafmamn.com/VNWar_atrocities.html

http://letungchau.blogspot.ca/p/tin-van.html