Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Kết quả bước đầu việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa RFA 2013-08-31

Kết quả bước đầu việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2013-08-31
 
ntbh-305.jpg
Nghĩa Dũng Đài trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa sau khi được trùng tu.
VAF PHOTO


Tiến triển khả quan

Sau thời gian âm thầm vận động với phía Việt Nam từ 2006, việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, mà VAF Sáng Hội Việt Mỹ gọi một cách trân trọng là tôn tạo mộ phần của 16.000 binh sĩ miền Nam bỏ mình trong cuộc chiến, đang có những bước tiến khả quan.
Trở về sau chuyến đi hồi tháng Bảy, chủ tịch VAF, ông Nguyễn Đạc Thành, dành cho Thanh Trúc bài phỏng vấn với những tiến triển mới nhất tính đến lúc này:
Nguyễn Đạc Thành: Chuyến trước chúng tôi về đầu tháng Ba 2012 để bắt đầu tôn tạo lại Nghĩa Trang Biên Hòa. Chuyến tôi mới về lần này, ngày 20 tháng Bảy 2013 theo lời mời của ông Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân, một trong những người hết sức quan trọng, đã ủng hộ và đã giúp chúng tôi thực hiện việc trùng tu Nghĩa Trang Biên Hòa. Vì ông muốn thấy kết quả trước khi mãn nhiệm kỳ và chúng tôi đã trở về ngày 20 tháng Bảy, gặp ông Lê Thành Ân ngày 21 tháng Bảy. Sau đó chúng tôi yêu cầu bên anh em trên Bình Dương, đây là những người trong chính quyền tỉnh Bình Dương, thì họ thực hiện ngay ba cái cầu thang còn lại. Khi chúng tôi và ông Lê Thành Ân lên thăm nghĩa trang ba cái cầu thang đang được xây dựng.

Chúng tôi muốn từ đây về sau tu bổ mộ là đúng theo một kiểu, không cao không thấp, bằng nhau để nghĩa trang được khang trang.
-Ô.Nguyễn Đạc Thành
Đó là ba bậc thang lên Nghĩa Dũng Đài. Nghĩa Dũng Đài là nơi có Vành Khăn Tang, trong đó thờ phượng những anh em đã hy sinh. Bốn bốn góc là bên trái, bên phải, trước, sau của Nghĩa Dũng Đài là có bốn bậc thang đi lên. Bốn bậc thang đó bị hư hết thì bậc thang đầu tiên ở trước mặt đã làm xong, có bàn thờ với bức tường đá đen để thân nhân đến lễ bái. Ba bậc thang còn lại chưa thực hiện thì ngay ngày chúng tôi về chúng tôi yêu cầu trên Bình Dương thì ngày hôm sau người ta thực hiện liền. Đến khi tôi về thì bốn bậc thang của Nghĩa Dũng Đài đều đã hoàn tất.
Thanh Trúc: Bên cạnh đó ông còn làm việc gì khác liên quan đến vấn đề chính quyền bên đó cho phép tôn tạo nghĩa trang?
Nguyễn Đạc Thành: Chúng tôi và ông Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân và người nữa là tiến sĩ Đinh Xuân Quân, phụ tá đặc biệt về ngoại giao của VAF, đã gặp ông thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn. Trong buổi họp chúng tôi có nhắc lại và thảo luận thì ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đồng ý coi như thực hiện ngay việc tu bổ Vành Khan Tang và những phần còn lại của Đài Tưởng Niệm. Xong đó thì sẽ có một phái đoàn của chúng tôi về để thăm Nghịa Trang Biên Hòa, cầu siêu cho anh em trong những ngày sắp tới.
ntbh3-250.jpg
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa trước khi được trùng tu. VAF PHOTO.
Thanh Trúc: Thưa ông, sau chuyến đi vừa rồi xin ông trình bày thêm chi tiết về kết quả việc tu bổ Nghĩa Trang Biên Hòa tính đến lúc này?
Nguyễn Đạc Thành: Tính tới bây giờ thì bốn cầu thang đi vào Nghĩa Dũng Đài đã hoàn tất, chúng tôi đã ủi bứt đi cái nhà vệ sinh, cái vọng gác của bộ đội, làm sạch và tráng xi măng, trồng hoa bên trong Nghĩa Dũng Đài nơi thờ phượng trong đó có Vành Khăn Tang. Tức nhiên là cái vòng tròn cao ở trên thì đắp lại những chỗ bị bể, và ở dưới thì chúng tôi đã ủi bằng phẳng, tráng xi măng lối đi bên trong của Nghĩa Dũng Đài rồi xây con lươn và trồng bông, xây bàn thờ với bức tường đá đen có lư hương, trang trí cây kiểng để quan khách và thân nhân đến viếng thăm nghĩa trang có nơi đặt lễ vật, dâng hương và tưởng niệm người quá cố.
Trong khi đó chúng tôi cũng nhổ đi một số cây to trên phần đất bên ngoài, bắt hệ thống nước, ủi bằng làm sạch sẽ Nghĩa Dũng Đài, đồng thời ủi bằng phẳng và tráng nhựa con đường từ ngoài cổng đi vào.
Chúng tôi có một số anh em, đã bảo trợ cho 20 ngôi mộ, Hai chục ngôi mộ này là xây làm kiểu mẫu để sau này bà con muốn tôn tạo lại mộ thân nhân của mình thì đúng theo những cái mộ đó. Chúng tôi muốn từ đây về sau tu bổ mộ là đúng theo một kiểu, không cao không thấp, bằng nhau để nghĩa trang được khang trang.

Kêu gọi không bốc mộ

Nghĩa Trang Biên Hòa không phải riêng của ai. Toàn thể chúng ta thọ ơn những người đã nằm xuống. Giữ vững nghĩa trang và tu bổ nghĩa trang là bổn phận chung.
-Ô.Nguyễn Đạc Thành
Thanh Trúc: Thế còn những công việc mà VAF phải tiếp tục thực hiện trong những ngày tới là nghư thế nào?
Nguyễn Đạc Thành: Chúng tôi đang tổ chức cắt cỏ, nhổ cỏ dại, dọn rác. Hy vọng Thanh Minh năm nay nghĩa trang sẽ được sạch sẽ những ngày cuối năm sáp tới.
Trong 6 tháng còn lại là chương trình mà Bộ Ngoại Giao yêu cầu chúng tôi cho biết sáu tháng còn lại của năm 2013 và năm 2014 là làm cái gì. Chỉ còn lại mấy tháng mà thôi và làm những việc đó chúng tôi cũng cần người bảo trợ để đưa vào thực hiện.
Năm 2014 chúng tôi muốn hoàn tất đắp mộ, những ngôi mộ bằng đất mà không còn thân nhân nữa, thì chúng tôi muốn vận động bà con có tu bổ mộ thì làm đúng theo kích thước của bên quản trang và chúng tôi đang làm. Chứ còn nếu làm cái cao cái thấp, cái lớn cái nhỏ, cái trồi cái sụt thì chẳng khác nào một cái nghĩa trang bình thường, coi nó rất tội nghiệp cho anh em nằm ở dưới.
bh1-250.jpg
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa khi đang được trùng tu. VAF PHOTO.
Đồng thời nữa, chúng tôi muốn kêu gọi bà con, là bởi vì trước đó có những tin đồn rỉ tai, nói rằng Nghĩa Trang Biên Hòa sẽ bị giải tỏa, nếu không bốc mộ thì người ta sẽ cào hoặc dời hài cốt đi và hài cốt sẽ bị mất. Cho nên đã có một số, ít nhất khoảng 3.000 ngôi mộ, đã dời đi rồi. Đó là một trong những lý do Nghĩa Trang Biên Hòa có gần 60 mẫu mà bây giờ còn khoảng 29 mẫu thôi. Đó là một điều tai hại.
Và cũng như kỳ rồi là cắm cọc mặt bằng, chúng tôi đã lập tức gởi văn thư lên Bộ Ngoại Giao và lên chính quyền tỉnh Bình Dương. Họ cho biết rằng đó là một sự sai lầm của bên phía địa phương thì cọc đã nhổ ngay. Rồi sau này, khi chúng tôi đưa hình ảnh Nghĩa Trang Biên Hòa đã tu bổ được thì có một số người chống đối, đồng thời suy luận trước sau gì nghĩa trang cũng bị giải tỏa cho nên không cần phải tu bổ. Có một số bà con tưởng đó là đúng và tiếp tục bốc mộ nữa. Chúng tôi xin kêu gọi bà con đừng làm như vậy. Bốc mộ như vậy thì nghĩa trang chỉ còn ít mộ thôi thì thử hỏi làm sao giữ được nghĩa trang? Chỉ còn một ít mộ nữa thì bắt buộc chính quyền Việt Nam người ta phải qui hoạch trở lại, đem những cái mộ đi chỗ khác thì Nghĩa Trang Biên Hòa, nơi an nghĩ của 16.000 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, sẽ không còn nữa.  Đó là di tích lịch sử của miền Nam và có thể là của một quốc gia. Xin mọi người hiểu nghĩa trang không bị cào xới là bởi gì bây giờ mọi người trên thế giới đều biết rằng chính phủ Việt Nam cho phép tôn tạo lại Nghĩa Trang Biên Hòa có nghĩa là Nghĩa Trang Biên Hòa không bị giải tỏa.
Thanh Trúc: Được biết theo dự tính của VAF thì năm 2014 một ủy ban vận động tu bổ Nghĩa Trang Biên Hòa sẽ được thành lập. Xin ông nói qua về công việc này?
Nguyễn Đạc Thành: Nghĩa Trang Biên Hòa không phải riêng của ai. Toàn thể chúng ta thọ ơn những người đã nằm xuống. Giữ vững nghĩa trang và tu bổ nghĩa trang là bổn phận chung. Đó là lý do mà chúng tôi muốn có một đại hội vào tháng Hai 2014. Đại hội có một ủy ban ra đời, gồm đại diện bên Pháp, bên Đức, bên Úc, một số tiểu bang cũng như một số hội đoàn quân đội, tham gia làm một ban hỗn hợp điều khiển. Việc tu bổ, vận động tài chánh là Là ủy ban này quyết định chứ không phải VAF quyết định nữa.
Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn Đạc Thành, xin cảm ơn thời giờ của ông.
 
 
 
 

Syria và những tin liên quan

Chuyên gia LHQ rời Syria, Damas chờ bị tấn công


Angela Kane và Ake Sellstrom trong phái bộ chuyên gia LHQ kết thúc nhịêm vụ và chuẩn bị rời Syria - AFP

Nhóm chuyên gia vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc đã kết thúc nhiệm vụ điều tra tại Syria. Đoàn xe chở phái bộ đã rời lãnh thổ Syria sang Liban vào lúc 7 giờ 40 sáng nay 31/08/2013 giờ địa phương với hàng trăm mẫu xét nghiệm. Hoa Kỳ cho biết không cần chờ báo cáo của nhóm chuyên gia vì đã có sẵn dữ kiện trong tay. Damas tuyên bố đã sẵn sàng chờ cuộc tấn công của Tây phương.

Phái đoàn chuyên gia Liên Hiệp Quốc do tiến sĩ Aake Sellstrom hướng dẫn trên đường về lại Hoa Kỳ sau 12 ngày đến Syria điều tra tại chỗ trong điều kiện khó khăn do Damas thiếu hợp tác trong những ngày đầu.

Bân cạnh hàng trăm hình ảnh và phỏng vấn chứng nhân và nạn nhân, hàng ngàn mẫu xét nghiệm trích từ máu, nước tiểu, tóc và đất đá sẽ được hai phòng thí nghiệm châu Âu phân tích.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon sẽ được phái bộ chuyên gia báo cáo nhanh chóng nhưng thời gian chờ đợi kết quả chính thức phải mất ít nhất hai tuần mới biết là tại Ghuta, vùng ngoại ô đông Damas « có xảy ra một vụ tấn công bằng hơi ngạt hay không ».



Washington, qua nhận định của Ngoại trưởng John Kerry, không chờ đợi gì ở kết quả điều tra vì nhiệm vụ của phái bộ Liên Hiệp Quốc chỉ dừng lại ở câu trả lời « có hay không có tấn công bằng hơi ngạt mà không kết luận ai là thủ phạm ». Ngoại trưởng Mỹ cho biết là tình báo Hoa Kỳ đã thu thập đầy đủ bằng chứng kết tội Damas.

Ngay chính quyền Syria cũng tuyên bố trước không công nhận kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc nếu « không đầy đủ ». Damas quy cho phe nổi dậy là thủ phạm và đã lên án bản báo cáo của tình báo Mỹ là « ngụy tạo ».

Theo Washington, số nạn vụ thảm sát bằng hơi ngạt ngày 21/08/2013 lên đến 1429 người gồm 426 trẻ em, cao hơn con số 1300 tử vong do đối lập Syria công bố.

Giới chuyên gia quân sự, được AFP đặt câu hỏi, thẩm định thời gian thuận tiện để Hoa Kỳ sẽ ra tay là kể từ hôm nay thứ bảy, sau khi phái bộ Liên Hiệp Quốc rút khỏi Syria an toàn cho đến trước ngày 04/09 vì lúc đó tổng thống Mỹ tham dự hội nghị G20 tại thành phố Saint Petersbourg của Nga.

Ngay sau khi phái bộ Liên Hiệp Quốc rời Damas, một chỉ huy cao cấp của an ninh Syria tuyên bố với AFP là Damas đang chờ « bị tấn công bất cứ lúc nào ». Nhân vật này khẳng định là Syria « bằng tất cả khả năng sẵn sàng chống trả cuộc chiến xâm lăng không chính danh của Tây phương mà ngay công luận tây phương cũng không chấp nhận ».

Tú Anh/RFI


 Obama chuẩn bị công luận Mỹ trước khi đánh Syria


Theo các chuyên gia, "hành động có giới hạn" mà ông Obama nhắc tới là một chiến dịch ngắn gọn và không có can thiệp trên bộ - REUTERS /L. Downing

Hôm qua, thứ Sáu 30/08/2013, tổng thống Mỹ một lần nữa phát biểu về Syria. Trước những bằng chứng tố cáo chính quyền Damas có trách nhiệm trong vụ tấn công bằng hơi ngạt ngày 21/08 sát hại 1429 người trong đó có 426 trẻ em, ông Obama khẳng định là Mỹ có bổn phận phải can thiệp nhưng hành động "có giới hạn". Mặt khác, tổng thống Mỹ lo ngại Damas sẽ trả đũa tấn công vào các láng giềng đồng minh của Mỹ.

Trong cuộc họp báo nhân một cuộc họp với lãnh đạo các nước Baltic tại Washington vào hôm qua 30/08/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố là Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo thế giới cần phải sẵn sàng hành động một mình, nếu tình thế đòi hỏi, để cho nguyên tắc quốc tế chống sử dụng vũ khí hóa học phải được tôn trọng.

Nỗ lực thuyết phục dân chúng Mỹ, đã mệt mõi vì hai cuộc chiến tranh Irak và Afghanistan, chấp thuận một hành động quân sự mới tại Syria để trừng phạt chế độ al Assad, Tổng thống Obama lý giải : Rất nhiều người muốn phải làm gì đó cho Syria nhưng không ai muốn ra tay. Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :

Tuy tổng thống Mỹ tuyên bố là chưa lấy quyết định nhưng ông Obama lại nói đến một « hành động có giới hạn » mà tổng thống và các cố vấn quân sự nghiên cứu : Chắc chắn sẽ không phải là một chiến dịch lâu dài, cũng không có đổ bộ.

Một điều chắc chắn nữa là Hoa Kỳ sẽ trả đũa vụ Damas dùng hơi ngạt vì theo Tổng thống Obama, sự kiện chế độ Bachar al Assad sử dụng vũ khí hóa học là một hành động thách đố cả thế giới, là mối hiểm nguy không những cho an ninh của nước Mỹ mà còn đe dọa các đồng minh trong khu vực như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordani.

Để biện minh cho hành động can thiệp quân sự, tổng thống Mỹ đưa ra lập luận đạo đức : Từ chối chấp nhận một thế giới trong đó phụ nữ, trẻ con, thường dân vô tội bị giết bằng hơi độc.

Trước các tuyên bố của lãnh đạo hành pháp, Ngoại trưởng John Kerry giải thích với công luận Mỹ là chính phủ gần như có thể xác quyết vũ khí hóa học đã được chính quyền Syria sử dụng. Ông đưa ra một loạt bằng chứng mà tính báo Mỹ thu thập được và đã được kiểm chứng kỹ lưỡng để tránh sai lầm khi can thiệp vào Irak.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/08 ở ngoại ô Damas đã giết chết 1429 người, trong số này có 426 trẻ em. Trong khi đó, các đài truyền hình trình chiếu đoạn phim ghi lại một vụ tấn công khác hồi thứ hai vừa qua tại một trường học cho thấy nhiều học sinh đang kêu gào vì đau đớn.

Tú Anh / RFI


 Syria : Pháp muốn cùng Mỹ phản ứng « mạnh »


Tổng thống Pháp François Hollande tại điện Elysée, ngày 27/08/2013.REUTERS/Kenzo Tribouillard

Tổng thống Pháp François Hollande khẳng định nước Pháp sẽ hành động « cứng rắn và tương xứng » để trừng phạt chế độ Damas đã dùng hơi ngạt. Lập trường của Paris củng cố vị thế của Washington sau khi đồng minh Luân Đôn bất ngờ lui bước vì quốc hội cản trở.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Le Monde phát hành vào chiều nay thứ sáu 30/08/2013, Tổng thống François Hollande cho biết sự kiện Luân Đôn không tham gia vào chiến dịch Syria không làm thay đổi lập trường của Pháp.

Với chủ trương phải trừng phạt quân sự chế độ Damas, tổng thống Pháp tuyên bố là cần phải có « hành động cứng rắn và tương xứng » chống chính quyền al Assad.

Tổng thống François Hollande không loại trừ khả năng các cuộc oanh kích sẽ diễn ra trước ngày thứ tư tuần tới 04/09/2013, ngày quốc hội Pháp họp phiên bất thường để thảo luận về tình hình Syria.

Theo AFP, hiện nay mọi người đang chờ kết quả điều tra của chuyên gia Liên Hiệp Quốc . Hôm nay là ngày cuối cùng phái bộ điều tra đi tìm bằng chứng sau vụ tấn công bằng hơi ngạt hôm 21/08 làm 130 thường dân thiệt mạng. Phái bộ sẽ đến bệnh viện quân đội Mazzé, một trong ba nơi chăm sóc nạn nhân. Phái đoàn chuyên gia sẽ rời Syria vào thứ Bảy để tường trình với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon.

Tại Washington, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ , bà Caitlyn Hayden tuyên bố “Hoa Kỳ tiếp tục tham khảo đồng minh Luân Đôn » và tổng thống Mỹ sẽ lấy quyết định « được hướng dẫn vì lợi ích của nước Mỹ ».

Chính phủ Đức đã lên tiếng từ chối tham gia liên minh quân sự đánh Syria. Ba Lan cũng thông báo lập trường tương tự nhưng ngoại trưởng Radoslow Sikorski tuyên bố là Matxcơva có « cùng trách nhiệm với Damas » về việc quản lý kho vũ khí hóa học, do Liên Xô cung cấp và với kỹ thuật của Liên Xô.

Tú Anh / RFI


 Các công ty Trung Quốc ngưng các dự án tại Syria


Tình hình bất ổn tại Syria buộc Trung Quốc phải rút các doanh nghiệp về nước.REUTERS/Kareem Raheem

Trong số các đồng minh của Damas, Bắc Kinh đã yêu cầu các doanh nghiệp Trung Quốc tạm rút khỏi Syria. Theo đại sứ quán Trung Quốc tại nước này, hiện nay chỉ còn lại có hai công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Syria.

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde cho biết chi tiết :

« Trung Quốc không muốn lại đối mặt với một kịch bản tương tự như Libya tại Syria. Việc di tản 36.000 công nhân Trung Quốc lao động tại Libya vào mùa xuân năm 2011 vẫn còn ghi đậm trong ký ức. Hôm qua, Zhong Maning, Vụ trưởng Vụ Tây Á và châu Phi của Bộ Ngoại giao tuyên bố : ‘Các sự kiện hiện nay tại Syria ảnh hưởng đến việc hợp tác kinh tế. Trung Quốc không khuyến khích các doanh nghiệp tới Syria’.

Theo Fang Min, phụ trách bộ phận lãnh sự của đại sứ quán Trung Quốc tại Damas, hiện nay còn lại 46 công dân Trung Quốc ở Syria gồm các nhà ngoại giao, nhà báo, và hai công ty Trung Quốc thuộc lãnh vực viễn thông vẫn còn giữ lại vài nhân viên tại chỗ. Tất cả những người khác đều đã rời Syria. Bắt đầu là China National Petroleum Corporation (Sinopec), hiện diện tại đây từ năm 2002 và nắm 35% cổ phần công ty dầu khí Syria Shell năm 2010.

Tương tự đối với China Petrochemical Corporation, công ty xây dựng quốc doanh Zhong Cai, hay một công ty xuất khẩu máy công cụ của tỉnh Tứ Xuyên.

Nhưng sự tương đồng chấm dứt ở đây, vì đối với Trung Quốc, về mặt năng lượng và kinh tế, Syria không phải là Libya. Zhong Maning cho biết : ‘Trao đổi thương mại không quá quan trọng, và ngay cả nếu tình hình tiếp tục xấu đi thì vẫn không gây ra hậu quả về việc cung ứng dầu lửa cho Trung Quốc’. »

Thụy My / RFI


 Mỹ cân nhắc 'hành động cục bộ' ở Syria

BBC - Cập nhật: 04:44 GMT - thứ bảy, 31 tháng 8, 2013

Tổng thống Obama nói sẽ không điều quân tới hiện trường

Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ đang cân nhắc "hành động cục bộ" để đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học của quân đội chính phủ Syria.

Ông Obama nhấn mạnh rằng chưa có "quyết định cuối cùng" nào được đưa ra, tuy nhiên bác bỏ khả năng Hoa Kỳ sẽ điều quân tới hiện trường.
Ngoại trưởng John Kerry dẫn kết quả điều tra của tình báo Hoa Kỳ nói Syria đã sử dụng vũ khí hóa học làm 1.429 người chết, trong đó có 426 trẻ em.
Chính phủ Syria gọi cáo buộc của Hoa Kỳ là "hoàn toàn dối trá" và đổ lỗi cho quân nổi dậy.
Tổng thống Bashar al-Assad trước đó đã tuyên bố Syria sẽ tự vệ trước bất cứ "hành động xâm lược" nào của phương Tây.
Tổng thống Pháp Francois Hollande thì tái khẳng định sự ủng hộ đối với lập trường của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên Nga, đồng minh lớn nhất của Syria, đã cảnh báo "bất cứ hành động quân sự đơn phương nào mà không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc" là sự "vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế".
Đoàn xe chở các thanh tra viên LHQ về vũ khí đã rời Damascus sáng thứ Bảy 31/8 sang Lebanon.
Tổng thư ký Ban Ki-moon nói với giới ngoại giao rằng phải hai tuần nữa mới có phúc trình cuối cùng của nhóm thanh tra.

'Trách nhiệm' của thế giới


Ngoại trưởng John Kerry gọi Tổng thống Syria là "tên côn đồ và kẻ sát nhân"


Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là 'một thách thức đối với thế giới' và là sự xâm phạm "lợi ích an ninh quốc phòng" của Hoa Kỳ.
"Chúng ta không thể chấp nhận một thế giới nơi mà phụ nữ, trẻ em và những thường dân vô tội có thể bị đầu độc ở một quy mô kinh khủng như vậy."
"Thế giới có trách nhiệm bảo đảm các tiêu chuẩn chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học."
Tuy nhiên ông Obama cũng nhấn mạnh rằng Washington đang "cân nhắc khả năng hành động cục bộ", và loại bỏ việc điều quân hay mở chiến dịch lâu dài ở Syria.
Bình luận của ông Obama được đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng John Kerry phát biểu về điều mà Washington gọi là kết quả điều tra tình báo "với độ khả tín cao" về cuộc tấn công ngày 21/8.

Những điểm chính trong báo cáo này bao gồm:

  • Cuộc tấn công đã khiến 1.429 người thiệt mạng, trong đó có 426 trẻ em.
  • Các chuyên gia hóa học của quân đội Syria đã được điều động đến khu vực này ba ngày trước cuộc tấn công.
  • Vệ tinh của Hoa Kỳ phát hiện ra nhiều hỏa tiễn từ khu vực do quân chính phủ kiểm soát bắn vào khu vực của quân nổi dậy, 90 phút trước khi có tin về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.
  • Hơn 100 video về hiện trường vụ tấn công cho thấy nhiều người có dấu hiệu nhiễm chất độc gây rối loạn thần kinh.
  • Những đoạn đối thoại bị nghe lén bao gồm một cuộc đàm thoại từ một quan chức cấp cao của Damascus "xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng" và bày tỏ lo ngại về việc bị các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc phát hiện.
"Chúng ta không thể chấp nhận một thế giới nơi mà phụ nữ, trẻ em và những thường dân vô tội có thể bị đầu độc ở một quy mô kinh khủng như vậy."
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

Hoa Kỳ nói kết quả điều tra dựa trên thông tin thu thập từ những nhân viên y tế, nhân chứng, nhà báo, video và hàng nghìn nguồn tin từ mạng xã hội.
Ông John Kerry cũng gọi ông Assad là "tên côn đồ và kẻ sát nhân".
Đáp lại điều này, hãng thông tấn chính phủ Syria Sana nói ông Kerry đã "đưa chi tiết từ các tin cũ, do quân khủng bố đưa ra hơn một tuần trước".

Thông điệp mạnh mẽ

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có rất ít khả năng sẽ chấp thuận cho một cuộc can thiệp quân sự vì sự chống đối từ Nga, một trong các thành viên thường trực.
Cùng với Trung Quốc, Moscow đã phản đối hai dự thảo trước đó về Syria.
Hoa Kỳ cũng rơi vào thế bất lợi khi Quốc hội Anh bỏ phiếu chống lại đề xuất của chính phủ David Cameron trong đó ủng hộ việc can thiệp quân sự.
Thủ tướng Anh quốc và ông Obama đã có cuộc đối thoại qua điện thoại vào ngày 30/8. Hai bên đã nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác về các vấn đề quốc tế.
Tổng thống Mỹ cũng nói với ông Cameron ông "hoàn toàn tôn trọng" hành động của chính phủ Anh.
Giới chức Mỹ nói nước này sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng một liên minh, trong khi Pháp nói đã sẵn sàng để sát cánh với Mỹ tại Syria.


Các thanh tra viên LHQ đã trình kết quả điều tra lên Tổng Thư ký Ban Ki-moon


Ông Obama và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có cuộc trao đổi qua điện thoại vào ngày 30/8, Paris cho biết.
Thông cáo từ văn phòng chính phủ Pháp nói lãnh đạo hai nước đều muốn gửi một "thông điệp mạnh mẽ" tới Damascus để lên án việc chính phủ nước này sử dụng vũ khí hóa học.
Không giống như Anh quốc, cả Pháp và Hoa Kỳ đều không cần sự chấp thuận của Quốc hội để hành động quân sự.
Một đồng minh khác của Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, đã kêu gọi mở chiến dịch tương tự như cuộc oanh tạc Yugoslavia năm 1999.
Lúc đó Nato đã tiến hành oanh tạc tổng cộng 70 ngày để bảo vệ thường dân khỏi các cuộc tấn công tại Kosovo, cho dù không có nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói can thiệp quân sự nên nhằm mục tiêu lật đổ ông Assad.

Trữ chất hóa học

Việc sử dụng vũ khí hóa học đã bị cấm theo nhiều hiệp ước, và bị coi là trái phép dưới các điều khoản của Luật nhân đạo quốc tế.
Quân đội Syria bị cho là tàng trữ nhiều chất hóa học, trong đó có cả khí độc gây rối loạn thần kinh sarin.
Thống kê ban đầu về cuộc tấn công ở Damascus dẫn số liệu từ tổ chức Bác sỹ không Biên giới cho biết 355 người đã thiệt mạng.
Các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc đã thu thập nhiều mẫu và gửi đến các phòng thí nghiệm khắp thế giới để phân tích.
Nhóm thanh tra này không có nhiệm vụ tìm ra trách nhiệm vụ tấn công thuộc về ai.
Hơn 100 nghìn người bị cho là đã thiệt mạng và 1,7 triệu người đã phải di tản kể từ khi xung đột nổ ra ở Syria hồi tháng Ba năm 2011.


Lực lượng có thể được sử dụng cho một cuộc tấn công vào Syria:


  • Bốn khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình của Hoa Kỳ: USS Gravely, USS Ramage, USS Barry và USS Mahan.
  • Các tên lửa hành trình cũng có thể được bắn từ tàu ngầm, nhưng hải quân Hoa Kỳ không tiết lộ vị trí của chúng.
  • Căn cứ không quân tại Incirlik và Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan có thể được dùng cho không kích.
  • Hai hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ: USS Nimitz và USS Harry S Truman ở gần đó.
  • Hàng không mẫu hạm của Pháp mang tên Charles de Gaulle đậu ở phía đông Địa Trung Hải.
  • Các chiến đấu cơ Raffale và Mirage của Pháp cũng có thể tấn công từ căn cứ không quân Al-Dhahra ở UAE.

Mỹ mưu tìm liên minh quốc tế về vấn đề Syria

Hoa Kỳ đã bố trí chiến hạm và chiến đấu cơ trong khu vực, và xác định những mục tiêu ở Syria mà họ có thể sẽ tấn công.


VOA
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho biết Washington sẽ tiếp tục mưu tìm một liên minh quốc tế để đối phó với việc Syria dùng vũ khí hóa học để tấn công thường dân. Ông Hagel tuyên bố như thế một ngày sau khi Hạ viện Anh bác bỏ một yêu cầu để quân đội Anh tham gia một cuộc tấn công quân sự.

Phát biểu ngày hôm nay tại Manila, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho biết Washington tiếp tục mưu tìm một liên minh quốc tế cho việc đối phó với Syria.

Cách tiếp cận của chúng tôi là tiếp tục tìm kiếm một liên minh quốc tế sẽ hành động chung với nhau và tôi nghĩ rằng quí vị đã thấy một số nước đã tuyên bố công khai để trình bày lập trường của họ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến các nước đồng minh, các nước đối tác và các nước bạn.

Ông Hagel cho biết như thế một ngày sau khi Hạ viện Anh bác bỏ một yêu cầu để quân đội Anh tham gia một cuộc tấn công quân sự.

Tổng thống Barack Obama vẫn đang xem xét cách thức đối phó với Syria. Các viên phụ tá cấp cao của ông hôm qua đã thuyết trình về vấn đề Syria trước một số thành viên quốc hội.

Dân biểu Howard McKeon, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, cho biết như sau về cuộc thuyết trình.

"Họ không cho biết những bằng chứng họ có. Họ sẽ đưa ra một tuyên bố. Và họ đang ở trong quá trình giải mật. Khi họ làm điều đó, chúng tôi sẽ biết. Nhưng vị tổng thống của nước Mỹ phải tự trình bày lý lẽ của mình, phải thuyết phục công chúng Hoa Kỳ về việc này. Họ rất chán ngán chiến tranh.

Một nhóm người đã biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc tối thứ 5 để phản đối kế hoạch tấn công Syria."

Bà Elizabeth Lowengart, một người biểu tình, phát biểu như sau.

"Tôi rất nghi ngờ những gì mà họ đã trình bày và tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ không thể tự mình định đoạt vấn đề có nên dội bom Syria hay không, mặc dù những gì xảy ra ở đó là một bi kịch. Ý tôi muốn nói là làm như thế chẳng có ích lợi gì cả. Sẽ có thêm nhiều cái chết."

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon thúc giục các cường quốc thế giới hãy khoan hành động để chờ toán chuyên viên vũ khí hóa học của Liên hiệp quốc hoàn tất cuộc điều tra. Theo dự liệu, các thanh sát viên này sẽ rời Syria vào ngày mai.

Chính phủ của Tổng thống Obama nói rằng có thể họ sẽ đơn phương hành động nếu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc không đạt được một sự đồng thuận về cách ứng phó với việc Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Các giới chức Syria nói rằng họ không hề sử dụng vũ khí hóa học và tố cáo các chiến binh của phe nổi dậy sử dụng loại vũ khí giết người hàng loạt này để tấn công binh sĩ chính phủ.

Tổng thống Obama xem xét tới đáp ứng 'có giới hạn' đối với Syria
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang xem xét tới điều mà ông gọi là 'một hành động có giới hạn, thu hẹp' đối với Syria


VOA
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết ông chưa có quyết định cuối cùng về đáp ứng đối với việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, nhưng ông nói rằng ông đang xem xét tới điều mà ông gọi là “một hành động có giới hạn, thu hẹp.”

Vài giờ sau khi ông Obama cho biết như thế, một toán thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đã rời khỏi Syria sau khi đến nước này để điều tra những vụ tấn công hồi tuần trước. Một phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc cho biết toán chuyên viên này sẽ cố gắng hoàn tất sớm việc phân tích các mẫu xét nghiệm mà họ thu thập tại địa điểm xảy ra những vụ tấn công.

Hôm qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng chính phủ Syria đã thực hiện một vụ tấn công bằng hơi độc hồi tuần trước. Ông cho biết những bằng chứng, được trình bày trong một bản phúc trình được giải mật, cho thấy hơn 1.400 người Syria đã bị giết hại trong vụ tấn công gần Damascus, trong đó có ít nhất 426 trẻ em.

Ông nói rằng các bằng chứng cho thấy một toán chuyên viên vũ khí hóa học Syria đã có mặt ở khu vực đó 3 ngày trước khi xảy ra vụ tấn công. Ông cũng nói rằng những quả đạn rocket được bắn đi từ những khu vực do chính phủ kiểm soát và rơi vào những khu xóm hoặc nằm dưới sự kiểm soát của phe chống đối hoặc đôi bên đang tranh giành.

Ông Kerry nói rằng phúc trình tình báo bao gồm những thông tin liên lạc bị chận bắt, trong đó một giới chức cao cấp của Syria xác nhận vụ tấn công bằng hơi độc.

Trong một dấu hiệu cho thấy Washington có lẽ sắp sửa hành động, một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Kerry hôm thứ sáu đã gọi điện thoại cho các vị ngoại trưởng của nhiều nước, trong đó có Anh, Ai Cập, Đức, Hà Lan, New Zealand, Ả rập Xê-út và Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập, cùng với vị Tổng thư ký của Liên đoàn Ả Rập.

Ông Kerry nói rằng lịch sử sẽ phê phán nước Mỹ một cách vô cùng khắc nghiệt nếu nước Mỹ “nhắm mắt làm ngơ trước việc một nhà độc tài sử dụng bừa bãi các loại vũ khí giết người hàng loạt.”

Các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết một chiến hạm thứ 6 của Mỹ đã tới vùng biển phía đông của Địa Trung Hải để hoạt động cùng với 5 chiếc khác đã có mặt ở đó.
 
 Putin đòi Mỹ trưng bằng chứng Damas sử dụng hơi ngạt


Tổng thống Mỹ Obama và đồng nhiệm Nga Putin - Reuters

Lên án chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học là « điều phi lý » . Trên đây là phản ứng đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin về bản báo cáo của tình báo Mỹ. Putin yêu cầu « người bạn Mỹ » cung cấp chứng cớ.

Hôm nay 31/08/2013 , khi trả lời câu hỏi của báo chí tại Vladivostok về thông tin tình báo Mỹ thu thập đủ dữ kiện kết tội chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, tổng thống Nga nhận định rằng trên chiến trường quân đội chính phủ đang chiến thắng tại nhiều khu vực. Trong những điều kiện này, lấy vũ khí hóa học làm cái cớ để can thiệp quân sự là chuyện « hoàn toàn phi lý ».

Bằng giọng điệu mỉa mai, chủ nhân điện Kremlin kêu gọi « những người bạn Mỹ » nếu thật sự có chứng cớ Damas dùng vũ khí hóa học thì hãy « cung cấp cho Liên Hiệp Quốc ». Nếu « không đưa tức là không có ».

Theo hãng tin AFP, đây là lần đầu tiên tổng thống Nga phản ứng công khai về bản phúc trình của tình báo Mỹ tố cáo chính quyền Syria dùng hơi ngạt trong vụ tấn công ngày 21 tháng 8. Chính quyền Nga, có cùng lập trường với Damas, quy cho phe đối lập võ trang là thủ phạm.

Còn theo ghi nhận của hãng tin Reuters, tổng thống Nga gợi ý đưa hồ sơ Syria ra thảo luận nhân hội nghị thượng đỉnh G20 tại Saint Petersburg vào ngày 04 và 05 tháng Chín tới.

Thái độ cản trở của Nga và Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong cuộc khủng hoảng Syria bị Đức công kích. Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định là Nga và Trung Quốc làm cho vai trò của Liên Hiệp Quốc bị suy yếu.

Theo thủ tướng Đức, vụ sử dụng vũ khí hóa học tại Syria đã vượt qua làn ranh cấm kỵ không thể không bị hậu quả. Tuy nhiên, Đức cho biết chỉ tham gia vào một chiến dịch quân sự nếu có sự ủy nhiệm quốc tế : Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu hoặc Liên minh Bắc Đại Tây dương.

Tú Anh / RFI
 
 



Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria?


Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria?

BBC - Cập nhật: 13:12 GMT - thứ bảy, 31 tháng 8, 2013

Hoa Kỳ có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạn chế vào Syria


Trong lúc Hoa Kỳ cân nhắc hành động quân sự chống lại Syria để phản ứng một cuộc tấn công vũ khí hóa học gây tranh cãi được nhắm vào thường dân, có thể điểm qua một số loại vũ khí có thể được triển khai của cả hai bên trong những ngày sắp tới.

Quân Mỹ

Hỏa tiễn hành trình Tomahawk



Những hỏa tiễn này có thể được phóng từ tàu hoặc tàu ngầm. Chúng được trang bị động cơ phản lực cánh quạt nhỏ, tương tự như phi cơ thương mại, sử dụng để hành trình đến mục tiêu.
Chúng có tiết diện nhỏ, bay ở độ cao thấp và rất khó phát hiện. Tomahawks phát ra ít nhiệt vì vậy chúng không thể bị phát hiện bằng tia hồng ngoại.
Chúng có tầm hoạt động khoảng 1.600 km và bay với vận tốc chừng 880 km/h.
Hỏa tiễn đạt mục tiêu bằng cách sử dụng phần mềm Terrain Cantour Matching, hoạt động trên cơ sở kết hợp điểm quan sát trên mặt đất với bản đồ lộ trình. Nó mang một đầu đạn hạt nhân từ 450 kg – 1.360kg.

Khu trục hạm lớp Arleigh Burke

Hoa Kỳ có bốn khu trục hạm lớp Arleigh Burke ở đông Địa Trung Hải.


Tomahawk được Mỹ sử dụng từ năm 1983

Chiến hạm dài 154 m và có thể mang hỏa tiễn hành trình. Đây là một trong những trang bị vũ khí lớn nhất và nặng nề nhất của tàu khu trục Hoa Kỳ.
Đây là chiến hạm đầu tiên của quân Mỹ được thiết kế một hệ thống lọc không khí để bảo vệ chống lại chiến tranh hạt nhân, sinh học và hóa học.

Tàu sân bay

Hoa Kỳ có hai tàu sân bay trong khu vực, tàu sân bay USS Harry S. Truman và tàu USS Nimitz.
Cả hai chiến hạm khổng lồ sử dụng năng lượng hạt nhân thừa sức phát động các cuộc không kích, nhưng nếu hành động can thiệp được Hoa Kỳ lập kế hoạch là hạn chế, thì khi đó chúng có thể không được đưa vào sử dụng.


Hỏa tiễn của quân Mỹ có thể được phóng từ các khu trục hạm


Các tàu sân bay nằm trong số các tàu lớn nhất thế giới, với chiều dài gần 330m và có một phi đội lên đến 85 phi cơ.

Phi cơ tiêm kích/ném bom F-16

F-16 nổi danh là một trong những phản lực cơ chiến đấu đáng tin cậy, dễ điều khiển và hiệu quả nhất trên thế giới.
Nó là một tiêm kích cơ đa năng, với khả năng tấn công các phi cơ khác trên không và tìm diệt các mục tiêu trên mặt đất.
Những tiêm kích cơ này là xương sống của lực lượng không quân Hoa Kỳ và khi lần đầu tiên xuất hiện, chúng đã mang tới các cách tân về điều khiển bằng hệ thống mạng điện tử thay vì hệ thông cáp cơ giới, trong điều khiển phi cơ chiến đấu.
F16 có tầm hoạt động khoảng 3.220 km, cho phép duy trì trong vùng chiến đấu lâu hơn các chiến đấu cơ khác. Nó được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và các phi công ngồi trong một buồng lái toàn kính (không có khung) giúp cho quan sát tốt hơn.
Đóng căn cứ tại Incirlik hoặc Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể cũng hoạt động từ Jordan, F16 có thể được sử dụng trong bất kỳ cuộc tấn công nào có thể diễn ra chống Syria.

Đại bàng tấn công F-15


F-15 Strike Eagle là tiêm kích cơ đa chức năng có tốc độ vao và hoạt động xa

Là tiêm kích cơ đa chức năng, phi cơ chiến đấu F- 15 Strike Eagle được thiết kế cho các cuộc tấn công mặt đất với tầm hoạt động xa, ở tốc độ cao.
Lực đẩy kết hợp từ hai động cơ của F-15 có nghĩa là tiêm kích cơ có thể tăng tốc ngay cả khi đi lên thẳng.
F15E Strike Eagle được trang bị hệ thống định vị và xác định mục tiêu "Lantirn" nhằm cải thiện độ chính xác của các cuộc oanh kích bằng cách sử dụng bom hồng ngoại hoặc bom dẫn đường bằng laser.
Phi cơ này có radar địa hình được kết nối với hệ thống lái tự động của phi cơ, để nó có thể bám theo đặc điểm địa hình, địa vật ở độ cao chỉ 30.

Quân Pháp


Tàu sân bay Charles de Gaulles có độ dài 262 m mang theo 40 phi cơ chiến đấu

Nếu Pháp tham gia vào bất kỳ cuộc tấn công nào, quân Pháp có các hỏa tiễn hành trình Scalp với tầm hoạt động khoảng 500km.
Các hỏa tiễn này có thể được bắn từ các phi cơ chiến đấu Mirage 2000 và Rafale.
Pháp cũng có một tàu sân bay ở Địa Trung Hải và các căn cứ không quân ở Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất .
Charles de Gaulle, hiện đóng căn cứ ở Toulon, là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mang tới 40 phi cơ chiến đấu. Nó có một thủy thủ đoàn và nhân viên dưới 2.000 người trên tàu. Mặc dù nhỏ hơn so với Tàu sân bay lớp Nimitz của Hoa Kỳ (chiếc US Nimitz Class), Charles de Gaulle vẫn là một tàu sân bay ấn tượng vớ độ dài 262 m.

Quân Nga

Nga nói họ đang gửi hai tàu chiến đến Địa Trung Hải, một tàu tuần dương mang hỏa tiễn, chiếc Moskva, và một tàu chống tàu ngầm. Nga là đồng minh của Syria và phản đối sự can thiệp quân sự.
Hiện vẫn chưa biết chính xác khi nào hai chiến hạm trên sẽ đến khu vực, nhưng việc triển khai của các tàu này đã được Nga mô tả như một phần của kế hoạch luân chuyển của các chiến hạm ở Địa Trung Hải .

Vũ khí chính của Syria

Hỏa tiễn chống phi cơ S-200 Angara


Hỏa tiễn S-200 Angara được Nga đưa vào sử dụng từ năm 1967

Hỏa tiễn S- 200, được NATO đặt mã hiệu là SA- 5 "Gammon", là một hỏa tiễn chống phi cơ đáng nể do Nga thiết kế trong những năm 1960.
Phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Syria có thể có tám khẩu đội S -200 triển khai giữa hai trung đoàn phòng không.
Hỏa tiễn mang nhiên liệu lỏng và được thiết kế để bay với tốc độ lên tới Mach 8. Nó được radar hướng dẫn đến mục tiêu, trước khi kích nổ một đầu đạn có sức công pháo cao nặng 217kg.
Nga đã bắt đầu quá trình rút bỏ S- 200 ra hơn 20 năm trước và hệ thống này được các phân tích giai quân sự coi là đã lỗi thời. Ngoài ra còn có các nghi ngờ về tính thống nhất của hệ thống do sự mất mát của một số căn cứ không quân và căn cứ đặt radar vào tay các nhóm nổi dậy.

Hệ thống hỏa tiễn chống phi cơ S-300 (Chưa khẳng định)

Hiện đại và có khả năng tốt hơn nhiều, S -300 đã được Syria đặt hàng từ Nga, nhưng có những nghi ngờ về việc liệu hệ thống này đã thực sự được giao, hoặc giả ngay khi đã có nó, liệu hệ thống này có hoạt động được không.


Hiện chưa rõ liệu Syria đã có hoặc đã triển khai lại tên lửa S-30 của Nay hay chưa

S- 300 là một hỏa tiễn đất-đối-không tầm xa, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và công nghiệp chống lại phi cơ và hỏa tiễn hành trình của quân địch.
Với một hệ thống radar tích hợp có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng một lúc, nó được coi là một trong những vũ khí phòng không mạnh nhất trên thế giới.

P- 800 Yakhont hỏa tiễn chống tàu

P- 800 Yakhont, được NATO biết đến trong mã hiệu SS- N- 26, là hỏa tiễn chống tàu biển tinh vi có nguồn gốc từ Nga .
Các hỏa tiễn siêu âm có tầm hoạt động 300 km, mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 200kg, và có thể bay ở độ cao chỉ 5 - 15m, làm cho việc phát hiện và ngăn chặn chúng trở nên khó khăn.

Phi cơ chiến đấu


Chính quyền al-Assade chủ yếu sử dụng L-39 tấn công quân nổi dậy

Không quân Syria có một loạt các phi cơ chiến đấu chủ yếu sản xuất từ Nga, nhưng nhiều trong số đó đã cũ và lỗi thời.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tháng 5/2013 cũng cho thấy các phi cơ MiG và SU hiệu quả nhất đang “đòi hỏi cung cấp, bảo trì và huấn luyện với các phụ tùng quan trọng nhất, để chúng có thể duy trì khả năng tác chiến."
Cân nhắc các khó khăn trong vận hành, Viện ISW thấy rằng từ khi bắt đầu cuộc xung đột, không quân Syria đã chủ yếu sử dụng các phi cơ L-39 nhanh hơn, nhưng yếu hơn, thay thế cho MiG hay SU trong vai trò tấn công mặt đất chống lại lực lượng nổi dậy.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

CS Việt Nam bênh vực nghị định mới về internet

Chính phủ Việt Nam bênh vực nghị định mới về internet

Nghị định 72 đòi hỏi các trang blog và các trang mạng xã hội khác chỉ được đăng tải thông tin cá nhân.
Nghị định 72 đòi hỏi các trang blog và các trang mạng xã hội khác chỉ được đăng tải thông tin cá nhân.

http://www.voatiengviet.com/content/chinh-phu-vietnam-benh-vuc-nghi-dinh-moi-ve-internet/1739409.html

Mêhicô thu mua rác của dân chúng để làm sạch thành phố

Mêhicô thu mua rác của dân chúng để làm sạch thành phố

Rác chất thành đống ngay tại bãi đỗ xe của trung tâm thành phố Mêhicô. Ảnh chụp ngày 26/12.
Rác chất thành đống ngay tại bãi đỗ xe của trung tâm thành phố Mêhicô. Ảnh chụp ngày 26/12.
REUTERS

Mai Vân
Trong biết bao cách làm sạch thành phố, thủ đô Mêhicô đã tìm ra một phương án khá hay : đổi rác lấy một loại ‘tiền’ để mua lương thực hay vật dụng cần thiết nào đó. Biện pháp có vẻ khá hữu hiệu và gợi lên được ý thức bảo vệ môi sinh nơi người dân.

Một ‘khu chợ trao đổi’, một loại chợ ‘đồng nát’, nếu nói nôm na theo kiểu Việt Nam cũng đã hình thành. Phóng viên hãng tin Pháp AFP đã có dịp đảo qua một vòng khu chợ đó ở khu vực phía Nam thành phố Mêhicô, vào một ngày chủ nhật đầu tháng 07/2013. Điều được ghi nhận đầu tiên gây chút ngạc nhiên lý thú là cảnh người xếp hàng dài dưới trời mưa, nhưng lại trông rất vui vẻ !

Người thì mang túi xách với nào là bao bì không, chai nhựa…, người thì đẩy những thùng giấy... Mưa không hề khiến họ nao núng : Xếp hàng dài dưới các chiếc ô, họ vui vẻ chờ đến phiên đổi rác có thể tái xử lý của họ để lấy các ‘điểm xanh’, cho phép họ đổi lấy lương thực hay vật dụng ngay tại chỗ.
Cô Maria Vasquez, một phóng viên nhiếp ảnh người Mêhicô, cũng tham gia trao đổi, giải thích một cách rất hồn nhiên với người đồng nghiệp AFP: « Sáng kiến này rất hay vì thường khi người ta không biết làm gì với tất cả những thứ hết xài này, chỉ vứt đi thì quả là vô trách nhiệm. Dù sao cũng phải gìn giữ trái đất nuôi ta một chút ! »
Ngôi chợ trao đổi - nằm trong một loạt sáng kiến của chính quyền cánh tả thành phố Mêhicô - đã khai trương vào năm ngoái (2012) với mục tiêu góp phần làm sạch thành phố 20 triệu dân, mà cách đây 2 thập niên, bị mang tiếng là thành phố ô nhiễm nhất hành tinh. Sáng kiến này ngày càng được người dân ưa thích.
Đây là một chợ phiên hàng tháng và lưu động, mỗi tháng được mở ra tại một khu phố khác nhau. Rác có thể tái xử lý mang đến sẽ được nhân viên « thu mua hàng » cân đo và « trả tiền » bằng những phiếu « điểm xanh » quy ra tiền, tùy theo lượng « hàng » mang tới. Người đổi rác có thể mua ngay tại chợ này thức ăn, rau quả hay vật dụng được bày bán.
Rác thì được bỏ trên những chiếc xe vận tải, chuyên chở đến nhà máy xử lý rác của thành phố. Vào năm 2012, với loại chợ trao đổi này, thành phố Mêhicô đã thu lượm về 170.000 tấn vật dụng tái xử lý.
Một đôi bạn mang báo và hộp nhựa đến đổi cho biết là họ đã mua được nào là củ cải, phô mát, và vẫn còn dư tiền, dư khoảng 50 pesos (3 euro).
Giới sản xuất địa phương cũng hoan nghênh loại hình chợ trao đổi này. Một người bán rau quả giải thích với phóng viên AFP là ông cũng được thành phố bù lại tiền với giá cao hơn thị trường.
Từ năm 2010, thành phố Mêhicô đã thay đổi cách quản lý rác : Yêu cầu dân chúng phân loại rác ngay từ nhà, và cho xây một bãi rác có thể chứa đến 6.000 tấn rác mỗi ngày.
Chợ trao đổi nói trên cũng nhằm mục tiêu khuyến khích dân chúng phân loại rác, ý thức được là thùng rác của họ có thể mang lại tiền, trong lúc họ lại làm một cử chỉ hữu ích.
Ngôi chợ gọi là « đổi rác » này rất thành công, thu hút đông đảo khách hàng, với ít nhất 2000 người đến chợ phiên hàng tháng này. Nhiều người tỏ vẻ thích thú, nhưng cũng phàn nàn là phải xếp hàng quá lâu !

Những điều thú vị về các phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2013

Những điều thú vị về các phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2013

Tuesday, August 27, 2013


Tạp chí nổi tiếng Forbes lại lên danh sách bình chọn những nhân vật có quyền lực nhất hay giàu có nhất trên thế giới.

Trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2013 được Forbes bình chọn có những điều khá thú vị sau đây:

-Người phụ nữ trẻ nhất nhưng lại nằm trong số quyền lực nhất là ca sĩ Lady Gaga 27 tuổi của Mỹ.

-Cao tuổi nhất là Nữ Hoàng Anh Elizabeth II, 87 tuổi.

-50% những phụ nữ uy quyền nhất, theo Forbes, ở độ tuổi 50. Kế đến là phụ nữ ở tuổi 60 có 24 người và 17 phụ nữ ở tuổi 40 được xem là có quyền lực nhất.

-Phụ nữ Mỹ dẫn đầu danh sách bình chọn này với tỉ lệ vượt trội đến 58 người, chiếm 58%.

-Trong số 100 người phụ nữ tuyệt với này, có 22 người là doanh nhân, 21 người là chính trị gia. Đứng hàng thứ 3 trong số những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2013 là các khoa học gia, 16 người. Giới báo chí truyền thông có 13 người.


Những phụ nữ lọt vào danh sách bình chọn này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau và được xếp hạng dựa trên sức ảnh hưởng, số tiền họ kiếm được hoặc kiểm soát được, cũng như hình ảnh của họ trên các phương tiện truyền thông. Những phụ nữ quyền lực này có ảnh hưởng ở các góc độ, thái cực khác nhau và tất cả đều có tác động tới cộng đồng toàn cầu.


Trong danh sách này bên cạnh những cái tên quen thuộc đã xuất hiện trong bảng xếp hạng năm 2012 như Thủ Tướng Đức Angela Merkel; cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton; Tổng Thống Brazil Dilma Rousseff... còn xuất hiện nhiều nhân vật mới như Tổng Thống Hàn Quốc Park Geun-hye hay nữ tỷ phú tự lập nghiệp trẻ nhất thế giới, Sara Blakely, 42 tuổi, người đứng đầu hãng đồ lót Spanx...


Đặc biệt năm nay có sự xuất hiện của nhiều nữ doanh nhân Châu Á trong danh sách đáng nể này, từ Trung Quốc, Singapore đến New Zealand và Thailand, như Zhang Xin, đồng sáng lập và chủ tịch hội đồng quản trị công ty Shoho Trung Quốc, Sun Yafang, giám đốc công ty kỹ thuật công nghệ Huawai, and Solina Chau, giám đốc tổ chức Li Ka Shing Foundation.



Dưới đây là danh sách 10 người đứng đầu trong bảng xếp hạng Những phụ nữ quyền lực nhất hành tinh 2013:



1. Angela Merkel, thủ tướng Đức
Thủ Tướng Đức Angela Merkel. (Hình: Robert Michael/AFP/Getty Images)


Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm nay đóng vai trò trụ cột của Liên Minh Châu Âu gồm 27 thành viên và nắm giữ vận mệnh của đồng Euro. “Phương thuốc” cho cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu của bà là chính sách thắt lưng buộc bụng khắc khổ và “phương thuốc” này bị cả các quốc gia Nam Âu lẫn quốc gia giàu có ở phía bắc như Pháp, phản đối. Bà Merkel trở thành nữ thủ tướng Đức đầu tiên vào năm 2005. Thách thức lớn nhất của bà có lẽ đang nằm ở phía trước: bà đang chạy đua cho nhiệm kỳ thủ tướng thứ ba trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào Mùa Thu năm nay.

Trong 10 năm qua, 8 lần bà lọt vào danh sách xếp hạng này và 7 lần ở vị trí dẫn đầu.




2. Dilma Rousseff, tổng thống Brazil
Tổng Thống Brazil Dilma Rousseff. (Hình: Elvaristo Sa/AFP/Getty Images)


Lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, bà Rousseff có nhiệm vụ đưa nước này thoát khỏi 2 năm tăng trưởng kinh tế chậm lại sau khi tăng trưởng tốc độ cao trong hơn 1 thập kỷ. Tư tưởng trọng doanh nhân của bà đã là niềm cảm hứng cho một thế hệ các doanh nghiệp tuy nhiên nhiều người vẫn chỉ trích bà vì chính sách coi trọng phát triển mà ít quan tâm tới các vấn đề nhân sinh.



3. Melinda Gates, đồng chủ tịch quỹ Bill & Melinda Gates
Bà Melinda Gates, đồng chủ tịch quỹ Bill & Melinda Gates. (Hình: Tim Brakemeier/AFP/Getty Images)


Mục tiêu hàng đầu trong năm nay của Quỹ Bill và Melinda Gates là diệt trừ nạn bại liệt trên toàn thế giới vào năm 2018 và giúp thêm 120 triệu phụ nữ tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại.

Mỗi năm, quỹ này đã tài trợ 140 triệu USD cho các mục tiêu trên. Trong năm 2012, Quỹ Bill và Melinda Gates sẽ tập trung vào sử dụng các công cụ đánh giá độ thành công và hiệu quả của các dự án mà quỹ này tài trợ.



4. Michelle Obama, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ
Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama. (Hình: Matthew Stockman/Getty Images)


Là luật sư, tốt nghiệp Đại Học Havard, Michelle Obama đã dựa vào vị thế đệ nhất phu nhân của mình để chiến đấu chống lại nạn trẻ em béo phì và ủng hộ một lối sống lành mạnh hơn. Với 67% người Mỹ có cái nhìn tích cực về đệ nhất phu nhân, có vẻ như bà Michelle đang nhận được sự ủng hộ của người Mỹ nhiều hơn chính chồng bà.



5. Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng Mỹ
Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)


Cả thế giới đang theo dõi liệu Hillary có chạy đua chức Tổng Thống Mỹ không. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành ứng cử viên tổng thống và sau đó trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của nước Mỹ. Hiện bà đang nắm giữ vị trí một trong những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh và dự kiến sẽ tham gia tranh cử chức Tổng Thống Mỹ vào năm 2016 để có thể trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất thế giới.



6. Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành của Facebook
Bà Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành của Facebook. (Hình: Stephen Lam/Getty Images)


Mặc dù cuốn sách "Lean In: Women, Work and the Will to Lead" của bà thuộc hàng bán chạy, nhưng thành công lớn nhất của Sandberg lại nằm ở Facebook. Sau khi đưa tính năng quảng cáo vào ứng dụng "New Feed" trên bản dành cho điện thoại di động, Facebook đạt doanh quảng cáo thu lớn hơn bất kì nhà quảng cáo nào trong năm 2012, chiếm tới 18,45% thị phần của toàn bộ thị trường. Trong Tháng Tư vừa qua, Facebook công bố ứng dụng Home, tạo điều kiện cho các công ty gửi trực tiếp quảng cáo tới người dùng điện thoại di động.



7. Christine Lagarde, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF)
Bà Christine Lagarde, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). (Hình: Petras Malukas/AFP/Getty Images)


Là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo thể chế tài chính quốc tế có thành viên là 188 quốc gia, bà Lagarde dành phần lớn 2 năm đầu tiên ở vị trí giám đốc IMF cho cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và kêu gọi các nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng tiến tới sự tăng trưởng ổn định.



8. Janet Napolitano, chủ tịch hệ thống đại học University of California
Bà Janet Napolitano, chủ tịch hệ thống đại học University of California. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)


Vượt qua hơn 300 ứng cử viên trong cuộc sát hạch hồ sơ kéo dài nhiều tháng, bà Janet Napolitano được chọn vào chức vụ chủ tịch hệ thống đại học University of California. Tháng Chín này, bà sẽ chính thức nhậm chức, trở thành người phụ nữ đầu tiên và chính trị gia đầu tiên giữ vai trò này trong lịch sử 154 năm của hệ thống này.



9. Sonia Gandhi, chủ tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Bà Sonia Gandhi, Chủ Tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ. (Hình: Raveendran/AFP/Getty Images)


Là lãnh đạo lâu năm nhất của đảng chính trị cầm quyền ở Ấn Độ, bà Gandhi là người phụ nữ “cai trị” quốc gia đông dân thứ nhì và nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Dư luận đang đồn rằng bà sẽ hoán đổi vị trí cho Thủ Tướng Manmohan Singh và ông dự kiến ông Singh sẽ rời vị trí thủ tướng vào năm 2014.




10. Indra Nooyi, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị PepsiCo
Bà Indra Noovi, chủ tịch Hội đồng Quản Trị PepsiCo. (Hình: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)


Trong năm qua, bà Nooyi đã dồn sức tiến hành cải cách PepsiCo. Dưới sự lãnh đạo của bà, doanh số của tập đoàn này đã tăng 1,2% tới 13 tỷ USD và PepsiCo đang nghiên cứu về một chất tạo ngọt có thể khiến sản phẩm của hãng đánh bại đối thủ số 1 là Coca-Cola. (NL)


Ngọc Lan (Tổng hợp)

Nguồn : Người Việt Online

Iris Apfel Turns 92 Today, Hooray!!!!

I want to wish a very happy and healthy 92nd birthday to one of my favorite style icons and inspirations Iris Apfel. Everytime I visit Iris I come back home feeling more inspired and more curious about the world around me. She inspires us all to do more, learn more and be more. In her own words, " More is more and less is a bore." Happy Birthday  to New York's most original, irreverent, and inspiring grand dame.
Iris Apfel & Ari Seth Cohen - Drug of Choice from The Avant/Garde Diaries on Vimeo.

Câu chuyện tình yêu của tuổi già: Tình yêu…. tới tận thiên đường

Câu chuyện tình yêu của tuổi già: Tình yêu…. tới tận thiên đường

Anh Simon kể tiếp: “Những đứa cháu như chúng tôi rất yêu ông bà. Ông bà luôn là một tấm gương sáng cho chúng tôi về tình yêu. Thật khó khăn khi cả hai ông bà đều qua đời trong cùng 1 ngày, nhưng chúng tôi nghĩ đó lại là một phép lạ của Thiên Chúa khi Ngài đưa cả ông và bà đi cùng lúc.”

Cali Today News - Tại tiểu bang Ohio, một cặp đôi đã qua đời trong một viện dưỡng lão vào cùng một ngày sau khi trải qua cuộc hôn nhân kéo dài 65 năm.


Anh Jeff Simon, 20 tuổi, cháu trai của hai ông bà nói trên đã kể lại rằng: ông của anh là Harold Doc Knapke, 91 tuổi và bà là Ruthie, 89 tuổi đã gặp nhau từ khi là học sinh lớp ba và đã yêu nhau say đắm. Cho đến tận hôm 11 tháng 08 vừa qua, cả hai ông bà đều đã qua đời cách ngày kỉ niệm 65 năm ngày cưới của mình vài ngày. Họ qua đời trong căn phòng mà họ sống chung với nhau ở một viễn dưỡng lão tại làng Versailles, phía tây bang Ohio.


Harold Doc Knapke, 91 tuổi và bà là Ruthie, 89 tuổi. Photo Courtesy: Foxnews

“Trong những ngày cuối, trước khi ông bà qua đời, chúng tôi nhận thấy có gì đó đang dần xảy ra. Ông của tôi trước đó vẫn luôn trong tình trạng sức khoẻ yếu, nhưng sự ra đi của ông vào sáng hôm đó vẫn làm cho chúng tôi bị sốc.”
Theo lời kể của gia đình, hai ông bà cụ đã có một tình yêu rất sâu đậm, họ yêu nhau rất nhiều, họ thích ngồi chơi bài với nhau hàng giờ liền.



Anh Simon kể tiếp: “Những đứa cháu như chúng tôi rất yêu ông bà. Ông bà luôn là một tấm gương sáng cho chúng tôi về tình yêu. Thật khó khăn khi cả hai ông bà đều qua đời trong cùng 1 ngày, nhưng chúng tôi nghĩ đó lại là một phép lạ của Thiên Chúa khi Ngài đưa cả ông và bà đi cùng lúc.”


Được biết, cụ ông đã qua đời trước, 11 tiếng sau thì cụ bà cũng đã qua đời. Cô Margaret Knapke, một trong sáu người con của hai ông bà kể: “Trong những năm trở lại đây, chúng tôi có cảm giác rằng cha chúng tôi vẫn còn kéo dài được sự sống của ông là vì mẹ. Mặc dù cha không còn đủ sức và sức khoẻ thì ngày càng giảm sút nhưng cha vẫn luôn muốn bảo vệ và ở bên mẹ. Cha không muốn để mẹ lại một mình.”


Một ngày trước khi qua đời, các bác sĩ thông báo rằng tình trạng của cụ bà đã trở nên rất tệ, cụ bị nhiễm trùng nặng.


Cô Knapke kể tiếp: “Khi cha tôi biết được rằng mẹ tôi đang yếu dần, ông hiểu được rằng bà sắp ra đi, ông đã thức trắng một đêm. Ngày thứ sáu hôm sau, ông tỏ ra rất bình thản và sức khoẻ của ông dần tuột dốc một cách nhanh chóng. Cha tôi qua đời trước mẹ tôi 11 giờ đồng hồ. Cả hai người đều ra đi vào ngày Chủ Nhật. Tất cả chúng tôi đều tin rằng ông đã làm điều đó vì mẹ, vì tình yêu dành cho mẹ. Cha muốn được ra đi cùng lúc với mẹ, muốn được tiếp tục bảo vệ mẹ, và ông đã làm được.”

Carol Jean Romie nói với trang FoxNews.com rằng: “Chúng tôi tin rằng cha mẹ chúng tôi ở trên trời đang rất vui mừng vì họ đã có thể gặp được nhau và lại tiếp tục ở bên nhau.”
Trần H. Hoàng/ Foxnews


Trích từ : Calitoday