Ngư dân Việt bị Trung Quốc ép trên biển lẫn trên bờ
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam Trước đây, câu chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc làm khó trên biển thường xoay quanh câu chuyện bị bắt tàu, tịch thu tài sản và đánh đập, gây thương tích của ngư dân Lý Sơn. Nhưng bây giờ, câu chuyện không chỉ dừng ở đó, dường như toàn bộ ngư dân miền Trung Việt Nam đều rơi vào hoàn cảnh hết sức khốn đốn bởi đi đánh bắt xa bờ luôn kèm theo nỗi lo bị Trung Quốc đuổi bắt và khi đã đánh bắt xong, trở về ngay trên quê nhà, họ vẫn bị Trung Quốc ép giá, gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ hải sản.
Ngư dân Việt phải mua giấy phép đánh cá của TQ?
Mua vé “thông hành hải” của Trung Quốc hằng năm Ông Trung, một ngư dân ở Bình Minh – Thăng Bình, Quảng Nam cho chúng tôi biết rằng thật ra, lâu nay ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong hai cách để tồn tại, hoặc là đổi sang các vùng biển của các nước không phải là Trung Quốc để đánh bắt, hoặc là mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng, tương đương với hai ngàn Mỹ Kim và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếp, nếu không có giấy này, sẽ bị tịch thu mọi thứ chẳng khác gì các tàu ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Ông Trung nói: “Một cái rứa bảy chục triệu, ba bốn chục triệu rứa, cứ rứa hết thời hạn thì mình gia hạn lại, đóng tiền tiếp vô. Nó có thời hạn chớ không phải luôn luôn có giá trị, hết thời hạn thì gia hạn lại cái khác chớ không phải một cái rứa mình đi hoài đâu! Một năm chớ mấy, hay là năm sáu tháng chi đó (tùy vào mức tiền - pv). Có giấy có tờ chớ không là hắn bắt, hắn hốt về bên hắn liền ấy chớ! Nó treo giam mình gớm lắm, kinh đầu lắm, bên Trung Quốc á! Trung Quốc nó chặn nó bắt ứ! Trung Quốc qua hốt liền, gặp hắn hốt liền, hắn hốt hắn phạt mình cắn răng, phạt mỗi lao động cả ngàn đô…”.
Chính vì phương cách làm việc hết sức cô đơn, quạnh quẽ này, để tránh bị ám sát, bị giết hại trên biển trong lúc một mình bởi kẻ man rợ nói giọng xí lô xí là, ngư dân quyết định chọn cách mua giấy ‘thông hành hải’ của Tàu cho chắc ăn, thật ra thì cũng chẳng chắc ăn gì lắm đâu, nhưng chí ít là không bị quấy rầy, ám hại và bắt bớ, đánh đập trong lúc đơn thân giữa biển, khác với những ngư dân Lý Sơn khi đánh cá, có hội có thuyền, nguy cơ bị giết mất xác thấp hơn những ngư dân câu mực ở Quảng Nam.
Bị Trung Quốc ép giá trên bờ
Một ngư dân khác yêu cầu giấu tên, ông là ngư dân có đến bảy đời đánh bắt xa bờ và một người thân trong dòng họ của ông chết vì bão biển đã lên đến hơn một trăm ngôi. Ông nói rằng người Trung Quốc không chỉ ép ngư dân Việt Nam trên biển mà họ còn ép ngư dân Việt Nam cả trên đất liền, ngay trong làng xóm, thôn xã của ông.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao bà con ngư dân không tìm đối tác khác để bán mà phải chọn thương lái Trung Quốc để cuối cùng bị họ ép giá, làm khó đủ thứ thì bà con giải thích rằng ngư dân vốn nhiều đời bám biển, không giỏi về thương nghiệp, thậm chí không hiểu gì về thương nghiệp, chỉ biết đánh bắt ngoài khơi rồi mang về đất liền để bán, thương nhân nước nào đến mua là do chính quyền chỉ dẫn, điều tiết chứ ngư dân hoàn toàn mù tịt về chuyện này.
Ông nói: “Thí dụ như nghề câu, nghề ấy đồ… nó không có trúng, đánh bắt xa bờ như đi câu mực, qua các nước họ (để) làm chớ cho ra năm ni (này) thậm chí thấp hơn vì giá cả thị trường nó ấy lại, nó hạ, cái đầu nguồn ra của Trung Quốc nó… Ừ thì mình làm về đây mình cân cho đầu nậu, đầu nậu hắn nhập hàng lại cho Trung Quốc. Ừ, rứa đó, mà Trung Quốc hắn hạ xuống thì đầu nậu nó buộc mình phải hạ thôi! Hạ thì như năm ngoái, năm kia, mực vôi (bán) đi một trăm rưỡi mà năm ni còn có sáu lăm, mất hơn nửa tiền, do cái đầu ra hắn độc quyền, mà cái hàng hắn độc quyền đi Trung Quốc. bên Trung Quốc đầu ra nó mạnh mà bên Trung Quốc nó ép thì mình phải chịu thôi!”.
Nhưng mấy chục năm nay, chỉ thấy thương lái Trung Quốc đến mua hàng chứ có thấy người nước nào khác đến vùng biển eo óc, quãnh quẽ này đâu. Chính vì vậy, bà con chỉ biết ngồi chờ họ đến mà bán hoặc là mang ra chợ, mọi thứ đều trông chờ vào chính sách nhà nước nhưng hình như nhà nước cũng đồng tình để thương lái đến đây mua hàng nên mấy chục năm nay họ độc quyền, làm mưa làm gió, gây khổ cho bà con nhiều thứ, chẳng biết kể từ chỗ nào.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Ngư dân Việt phải mua giấy phép đánh cá của TQ?
Mua vé “thông hành hải” của Trung Quốc hằng năm Ông Trung, một ngư dân ở Bình Minh – Thăng Bình, Quảng Nam cho chúng tôi biết rằng thật ra, lâu nay ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong hai cách để tồn tại, hoặc là đổi sang các vùng biển của các nước không phải là Trung Quốc để đánh bắt, hoặc là mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng, tương đương với hai ngàn Mỹ Kim và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếp, nếu không có giấy này, sẽ bị tịch thu mọi thứ chẳng khác gì các tàu ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Ông Trung nói: “Một cái rứa bảy chục triệu, ba bốn chục triệu rứa, cứ rứa hết thời hạn thì mình gia hạn lại, đóng tiền tiếp vô. Nó có thời hạn chớ không phải luôn luôn có giá trị, hết thời hạn thì gia hạn lại cái khác chớ không phải một cái rứa mình đi hoài đâu! Một năm chớ mấy, hay là năm sáu tháng chi đó (tùy vào mức tiền - pv). Có giấy có tờ chớ không là hắn bắt, hắn hốt về bên hắn liền ấy chớ! Nó treo giam mình gớm lắm, kinh đầu lắm, bên Trung Quốc á! Trung Quốc nó chặn nó bắt ứ! Trung Quốc qua hốt liền, gặp hắn hốt liền, hắn hốt hắn phạt mình cắn răng, phạt mỗi lao động cả ngàn đô…”.
Mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng...và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếpÔng Trung cho biết thêm, sở dĩ ngư dân Quảng Nam cam chịu, chấp nhận mua giấy ‘thông hành hải’ của Trung Quốc là có lý do riêng, vì phần đông ngư dân ở đây chỉ câu mực trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa chứ không đánh cá giống như các tàu ở Lý Sơn. Mà câu mực thì tính mạng của ngư dân có độ nguy hiểm rất cao, có thể bị biển nuốt mất dấu bất kì giờ nào vì cả một tàu đi câu, khi đến nơi đánh bắt, phải chia nhỏ ra thành mấy chục thúng rái, mỗi thúng rái chứa một ngư dân, một bộ đàm, một cây đèn nhử mực, một chùm lưỡi câu và có thể là mang thêm áo phao. Đúng giờ xuất kích, tất cả ngư dân lên thúng rái của mình, thả mặc dòng hải lưu cuốn đi lênh đên trên biển, họ bật đèn sáng choang một vùng nước để dụ mực đến và bắt câu, tỉnh thoảng liên lạc với tàu chủ bằng bộ đàm. Mãi cho đến khi mặt trời ló dạng, họ bắt đầu gọi bộ đàm để tàu chủ đến rước về.
Chính vì phương cách làm việc hết sức cô đơn, quạnh quẽ này, để tránh bị ám sát, bị giết hại trên biển trong lúc một mình bởi kẻ man rợ nói giọng xí lô xí là, ngư dân quyết định chọn cách mua giấy ‘thông hành hải’ của Tàu cho chắc ăn, thật ra thì cũng chẳng chắc ăn gì lắm đâu, nhưng chí ít là không bị quấy rầy, ám hại và bắt bớ, đánh đập trong lúc đơn thân giữa biển, khác với những ngư dân Lý Sơn khi đánh cá, có hội có thuyền, nguy cơ bị giết mất xác thấp hơn những ngư dân câu mực ở Quảng Nam.
Bị Trung Quốc ép giá trên bờ
Một ngư dân khác yêu cầu giấu tên, ông là ngư dân có đến bảy đời đánh bắt xa bờ và một người thân trong dòng họ của ông chết vì bão biển đã lên đến hơn một trăm ngôi. Ông nói rằng người Trung Quốc không chỉ ép ngư dân Việt Nam trên biển mà họ còn ép ngư dân Việt Nam cả trên đất liền, ngay trong làng xóm, thôn xã của ông.
Để tránh bị ám sát, bị giết hại trên biển trong lúc một mình bởi kẻ man...ngư dân quyết định chọn cách mua giấy ‘thông hành hải’ của Tàu cho chắc ăn, thật ra thì cũng chẳng chắc ăn gì lắm đâu, nhưng chí ít là không bị quấy rầy, ám hại và bắt bớ, đánh đập trong lúc đơn thân giữa biểnĐể giải thích thêm cho vấn đề vừa nêu ra, người đàn ông này nêu ra hai mức giá mực khô của năm ngoái và năm nay, ông cho biết năm ngoái, một ký lô mực khô loại 1, người Trung Quốc sang các xóm chài như Bình Minh, Duy Hải, Duy Nghĩa để mua với giá 150 ngàn đồng mỗi ký lô, nhưng năm nay thì khác, đánh bắt đã khó, nhưng người Trung Quốc cũng không thèm sang đây để mua, họ đợi đến khi qua mùa hè, sắp vào mùa thu, mùa ẩm mốc, khô mực có thể hư hỏng và mang đi vứt thì họ đến trả giá 57 ngàn đồng mỗi ký lô, nếu không bán thì đành vứt đi, xót người xót của, ngư dân bán tháo cho họ để gở được đồng nào hay đồng đó.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao bà con ngư dân không tìm đối tác khác để bán mà phải chọn thương lái Trung Quốc để cuối cùng bị họ ép giá, làm khó đủ thứ thì bà con giải thích rằng ngư dân vốn nhiều đời bám biển, không giỏi về thương nghiệp, thậm chí không hiểu gì về thương nghiệp, chỉ biết đánh bắt ngoài khơi rồi mang về đất liền để bán, thương nhân nước nào đến mua là do chính quyền chỉ dẫn, điều tiết chứ ngư dân hoàn toàn mù tịt về chuyện này.
Ông nói: “Thí dụ như nghề câu, nghề ấy đồ… nó không có trúng, đánh bắt xa bờ như đi câu mực, qua các nước họ (để) làm chớ cho ra năm ni (này) thậm chí thấp hơn vì giá cả thị trường nó ấy lại, nó hạ, cái đầu nguồn ra của Trung Quốc nó… Ừ thì mình làm về đây mình cân cho đầu nậu, đầu nậu hắn nhập hàng lại cho Trung Quốc. Ừ, rứa đó, mà Trung Quốc hắn hạ xuống thì đầu nậu nó buộc mình phải hạ thôi! Hạ thì như năm ngoái, năm kia, mực vôi (bán) đi một trăm rưỡi mà năm ni còn có sáu lăm, mất hơn nửa tiền, do cái đầu ra hắn độc quyền, mà cái hàng hắn độc quyền đi Trung Quốc. bên Trung Quốc đầu ra nó mạnh mà bên Trung Quốc nó ép thì mình phải chịu thôi!”.
Nhưng mấy chục năm nay, chỉ thấy thương lái Trung Quốc đến mua hàng chứ có thấy người nước nào khác đến vùng biển eo óc, quãnh quẽ này đâu. Chính vì vậy, bà con chỉ biết ngồi chờ họ đến mà bán hoặc là mang ra chợ, mọi thứ đều trông chờ vào chính sách nhà nước nhưng hình như nhà nước cũng đồng tình để thương lái đến đây mua hàng nên mấy chục năm nay họ độc quyền, làm mưa làm gió, gây khổ cho bà con nhiều thứ, chẳng biết kể từ chỗ nào.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét