Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

4sang bị dân oan mất đất truy lùng tới Mỹ hahahaha

CHUYỆN ÍT AI BIẾT VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ TỚI TẬN KHÁCH SẠN CỦA TRƯƠNG TẤN SANG. ( RẤT THÚ VỊ )
Một chuyện bên lề trong chuyến đi của ông TTS là: Đã có vụ Dân Oan Khiếu Kiện (dân đòi lại đất đai bị nhà nước Việt Cộng chiếm đoạt) ngay tại khách sạn Marriott Wardman Park Hotel (nơi ông TTS và phái đoàn dùng làm nơi hội họp và nghỉ lại) do 1 phụ nữ Việt là bà Lý Lệ Hoa thực hiện.

Xưng mình là dân oan,có tài sản đất đai lên đến hàng triệu đô la ở Việt Nam đã bị nhà nước Việt Cộng trưng dụng không bồi thường. Hiện nay đất đai của bà Lý Lệ Hoa thuộc về công ty Becamex ở Việt Nam. Uất ức vì không được đền bù thỏa đáng, nay phải sang Hoa Kỳ làm lại từ đầu kể cả những công việc chân tay, bà Lý Lệ Hoa đã có sự chuẩn bị và tìm tới khách sạn của phái đoàn ông TTS để căng biểu ngữ biểu tình. Với sự miệt mài và ý chí của một người khiếu kiện, bà Lý Lệ Hoa đã thuê trước 1 căn phòng sang trọng trong khách sạn Marriott Wardman Park Hotel và sau đó, bà đã phát thỉnh nguyện thư khiếu kiện trong vòng vây của an ninh Hoa Kỳ và mật vụ Việt Cộng. Phái đoàn Việt Cộng rất lấy làm khó chịu, nhưng không làm sao đưa bà Lý Lệ Hoa ra khỏi tầm mắt của ông TTS vì bà là 1 khách hàng của khách sạn.

Trong một cơ hội hiếm có vào sáng 24-7, bà Lý Lệ Hoa đã đưa tận tay bức thư khiếu kiện tới tận tay vợ ông TTS khiến nhân viên hai phía Hoa Kỳ-Việt Cộng đều bối rối, ra sức giải tỏa căng thẳng. Bà đã bị nhân viên cảnh sát gõ cửa phòng và được yêu cầu không được đưa thỉnh nguyện thư trong phạm vi khách sạn. Bà Lý Lệ Hoa cũng quả quyết người bà trao thư chính là bà TTS sau khi đối chiếu các bức hình trên Internet. Lời thư nhã nhặn, bà Lý Lệ Hoa xưng là công dân của nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gởi lên Chủ tịch nước mong được đền bù chính đáng.

Trong khách sạn, một mình giữa vòng vây của quan chức phái đoàn Việt Nam và an ninh Hoa Kỳ, bà Lý Lệ Hoa đội nón lá, đi qua đi lại vào những room khánh tiết long trọng tạo nên một hình ảnh kỳ lạ về nghi thức lễ tân và diện mạo của phái đoàn Việt Nam. Những nhân viên bảo vệ có sự cảm thông khi đọc các dòng biểu ngữ đòi công lý của bà (in English). Họ cố gắng quan sát để phòng những hành vi ngoài kiểm soát nhưng một mặt phải thỏa mãn ý nguyện của khách hàng trong khách sạn. Phái đoàn của ông TTS vẫn đang tiếp tục đối diện với một biểu tình viên, một dân oan khiếu kiện ngay một nơi không ai ngờ được.

Tuy nhiên, ở mức độ nhận thức về thực tế, bà Lý Lệ Hoa không tin rằng bà sẽ được đền bù thỏa đáng cho dù ông TTS có can thiệp. Bà Lý Lệ Hoa chỉ cất lên tiếng nói công lý để kêu oan cho nhiều người cùng chung số phận nhưng kém may mắn. Bà Lý Lệ Hoa cũng cho biết số chi phí máy bay và khách sạn đều do vay mượn để thực hiện vụ: Dân Oan Khiếu Kiện này với quyết tâm cho ông TTS thấy được thảm trạng và sự bất công về tình trạng thu dụng và chia chác đất đai ở Việt Nam. ( Phạm Thắng Vũ )

Chôm về từ Nhà Văn Thụyvi hehehe
https://www.facebook.com/ Nhà Văn Thụy Vi

A Gentleman

I am continually inspired by the people I meet and photograph. I hope to be as dapper and elegant as this man someday.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Obama nói về Hồ Chí Minh

DÂN CHÚNG MỸ BẤT BÌNH VỀ NHẬN XÉT CỦA TỔNG THỐNG OBAMA NÓI VỀ CỰU LÃNH ĐẠO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Theo các ước tính cho biết có đến khoảng 500 ngàn người dân Việt Nam vô tội bị cộng sản tàn sát do những tham vọng củng cố quyền lực của ông HCM và đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mac và Lenin. Ông ta không phải là một nhà dân chủ mà là người cộng sản nồng cốt trong khi ông ấy viết lá thư gởi Tổng Thống Truman.







Dân chúng Mỹ bất bình về nhận xét của tổng thống Obama nói về cựu lãnh đạo đảng cộng sản VN 

 


Fox News/Nguyễn Hùng (Danlambao) phụ đề tiếng Việt - Đây là Hệ thống Tin tức Fox với tin đáng lưu ý. Những câu hỏi về lời nhận xét của Tổng thống Obama sau cuộc thảo luận với một trong số vài nhân vật lãnh đạo chế độ độc tài cộng sản còn sót lại trên thế giới.

Chào quí vị đến với chương trình của chúng tôi. Hôm qua TT Obama đã cùng ngồi nói chuyện hiếm thấy với Chủ Tịch nước Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc.

Hai vị cùng thảo luận về phương cách phát triển mối quan hệ giữa hai nước. Sau đó TT Obama hình như đã có lời khen nhà lãnh đạo cộng sản độc tài đã quá cố của VN, Hồ Chí Minh. Tổng Thống nghĩ rằng nhà lãnh đạo CSVN này trong thời kỳ chiến tranh đã bị thu hút bởi không ai khác, đó là những người lập quốc và bản Hiến Pháp của Mỹ. Hãy nghe lại lời nói của Tổng Thống:

"Chủ Tịch Trương Tấn Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gởi cho Tổng Thống Truman và chúng tôi cùng nhau nói về chuyện ông HCM đã từng bị thu hút bởi lời tuyên bố độc lập ghi trong bản Hiến Pháp Mỹ và những lời nói của Tổng Thống Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh nói về việc ông ấy mong muốn có quan hệ và hợp tác với Hoa Kỳ. Và C. T. Trương Tấn Sang nói rằng, ngay cả trong thời gian 6-7 năm sau đó HCM vẫn còn muốn thực hiện ý định này."

Xin quí vị hãy tham gia cùng chúng tôi: Biên tập viên chính trị của Chương trình Tin tức số của công ty Fox, Chris Tirewalt.

"Chris, tôi đoán là tất cả người dân Mỹ không mấy hài lòng với những lời nhận xét của TT"?

Chris: Chắc chắn là gia đình của khoảng 60 ngàn lính Mỹ bị tử trận trong cuộc chiến tại VN: NO. Nhưng tình trạng hiện nay tại Vn khác nhiều so với trước kia, thật rõ ràng ngay khi chỉ so sánh với cách đây 10 năm.

Họ có các tiệm ăn Mac Donald, và họ sản xuất nhiều giầy thể thao. Như cô vừa nói, họ là một trong số một vài quốc gia cộng sản còn sót lại trên thế giới.

Và thực sự là họ tôn thờ HCM - họ gọi HCM là "bác Hồ". Giống như trường hợp với xác Lenine, họ ướp xác ông để trong lồng kiến và giữ trong lăng mộ đặc biệt.

Họ dùng tên ông đặt tên cho một thành phố. Hồ Chí Minh cũng là kẻ giết người hàng loạt. Hồ Chí Minh là tên đồ tể (buthcer).

Theo các ước tính cho biết có đến khoảng 500 ngàn người dân Việt Nam vô tội bị cộng sản tàn sát do những tham vọng củng cố quyền lực của ông và đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mac và Lenin. Ông ta không phải là một nhà dân chủ mà là người cộng sản nồng cốt trong khi ông ấy viết lá thư gởi Tổng Thống Truman.

Hồ Chí Minh không những còn tôn sùng tên lãnh tụ độc tài Liên Xô - Joseph Stalin, và nhờ hồng binh Liên Xô huấn luyện bộ đội cộng sản của ông để họ thực kiện các việc làm vô nhân đạo như bỏ tù nông dân trong các nhà tù khổ sai khắc nghiệt được gọi là trại cải tạo khi họ phàn nàn về mức bị đánh thuế và giết những người chống đối hay khởi loạn.

Hành động của họ thật sư không giống chút nào so với việc làm của ngài Thomas Jefferson.

Thật là không giống chút nào! Với những điều tồi tệ đó trong tâm khảm, ông nghĩ thế nào về những
nhận xét của TT Obama, đó là lời nói bị hớ, hay đó là nhận xét có chuẩn bị và tính toán trước nhằm đề cập đến sự kiện này mà không thấy nói đến trong quá khứ?

Chris: Hình như điều này xuất phát từ một trong hai lý do: hoặc là sự lầm lỗi về Hồ Chí Minh là do Tổng Thống trước đó không biết Hồ Chí Minh là loại người ra sao và HCM đã từng làm những gì, có lẽ bây giờ Tổng Thống đã biết được rồi - tôi không có bất kỳ một ý tưởng nào.

Còn một khả năng khác là Tổng Thống muốn tỏ ra là ông cư xử mềm dẻo và có tầm nhìn xa hơn nhằm làm vui lòng khách, nói những lời nhã nhặn, nhưng Tổng Thống đã lỡ lời và nói với những lời lẽ như vậy.

Nhân vật này - Hồ Chí Minh - thực ra là tên đồ tể, và những chính quyền và lãnh đạo cộng sản Việt Nam kế tục ông sau khi ông chết vào năm 1969 đã có những hành động trả thù rất thâm độc với những người bạn Việt Nam đã hy sinh an toàn thân thể họ để giúp chúng ta. Như vậy Tổng Thống có thể đã đi quá đà, có thể vì bị ảnh hưởng của cuộc vận động tranh cử trong những ngày vừa qua, và có thể để cho khách có được một cảm giác thoải mái và tự nhiên.

Chúng tôi nhận được phản ứng của P. Heikes mà quí vị đã từng biết đến ông này, Chủ tịch Tổ chức bảo vệ nước Mỹ.

Ông nói: "hãy hỏi bất cựu chiến sĩ Mỹ họ nghỉ ra sao về nhà chuyên quyền HCM và bộ đội của ông ấy mà quân đội Mỹ đã chiến đấu chống lại để bảo vệ tương lai cho con cháu của Tổng Thống Jefferson?"

Câu trả lời thì rất phổ quát và không chút nghi ngờ về câu hỏi có phải Hồ Chí Minh là một nhà dân chủ bị hiểu lầm hay không? HCM không phải là một nhà dân chủ mà đích thực là một đảng viên cộng sản sừng sỏ, là nhà độc tài rất thủ đoạn.

Ông ấy đã luôn ám ảnh với ý chí quyết tâm thu gom toàn bộ quyền lực cho chính cá nhân mình và đảng CSVN.

Lời nhận xét cửu Tổng Thống về HCM quả thật là ngây thơ, thiếu thực tế và chỉ gây cản trở mà thôi.

Chúng ta hãy nên nhớ rằng trong khi chúng ta đang kỷ niệm năm thứ 60 của cuộc chiến tranh lớn khác của Mỹ tại Triều Tiên, và đối với nhiều người Mỹ, hầu như những cuộc xung đột này đã đi vào quên lãng. Hằng trăm ngàn thanh niên Mỹ đã hy sinh mạng sống của họ trong các cuộc xung đột tại Á Châu thường bị bỏ quên và bị bỏ qua. Do đó có thể Tổng Thống có thể không nhận biết về việc này như cô đã nêu ra trước đó. Có rất nhiều, rất nhiều cựu chiến sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cho rằng lối suy nghĩ cho rằng có sự nhầm lẫn. Cho rằng cuộc chiến xảy ra tại VN là vì sự hiểu lầm. Không liên quan đến vấn đề về cuộc chiến này là đúng hay sai, nhưng cho đó là một sự lỡ hẹn rất uổng, và cho rằng nếu mà ông HCM và TT Truman gặp nhau khi đó thì có thể không xảy ra cớ sự (cuộc chiến VN). Tôi cam đoan rằng lối suy luận này mang đến nhiều sự bất bình trong dân chúng.

Chúng tôi chờ phản ứng và giải thích rỏ từ phía tòa Bạch Ốc.

Cám ơn Chris rất nhiều và chúc cuối tuần vui vẻ.
30/07/2013

Fox News

Nguyễn Hùng (Danlambao) phụ đề tiếng Việt



Thằng Sơn Thú(ứ) trưởng nói Việt kiều đi biểu tình vì tiền thù lao.

Bình luận của Thứ trưởng Sơn 'gây bất bình'


Cập nhật: 09:37 GMT - thứ hai, 29 tháng 7, 2013



Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, nói với Phố Bolsa TV, một cơ quan báo chí ở Mỹ thân nhà nước Việt Nam, rằng những người chống lại chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang mới đây tới Mỹ là vì "còn cố tình giữ trong lòng mình một cái chút hận thù cuối cùng."
Bấm Ông cũng nói "có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động" mà ông nói "chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách quý vị là cản con đường hội nhập của Việt Nam và cản quá trình phát triển Mỹ - Việt mà họ đang mong muốn."
Hơn 30.000 người đã theo dõi tin này trên trang Facebook của Bấm BBC Tiếng Việt và một cây bút hải ngoại, luật sư Vũ Đức Khanh, cũng gửi cho BBC ý kiến về phát biểu của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam.


Bình luận của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã thu hút sự theo dõi và tranh luận sôi nổi kể từ khi đường dẫn tới bài viết được đưa lên Facebook của Bấm BBC Tiếng Việt đầu giờ sáng nay giờ Việt Nam.
Biểu tình trước Nhà Trắng hôm 25/7
Người biểu tình với biểu ngữ 'Tự do cho VN' hôm 25/7
Bình luận của cây bút Bùi Văn Phú, người có Bấm bài viết về những người biểu tình hôm 25/7, được 80 người like (thích) có nội dung:
"Ông Nguyễn Thanh Sơn ơi, nếu mà người Việt đi biểu tình vì tiền thì sao ông không bỏ tiền ra để có một số người đi biểu tình ủng hộ nhà nước, lãnh đạo khi họ sang Hoa Kỳ hay các quốc gia khác.
"Sao những chuyến đi của lãnh đạo VN toàn gặp chống đối mà không có ai ủng hộ vậy. CT Trương Tấn Sang qua Mỹ, nơi có đông người Việt sinh sống, ông nhận vơ là đại diện họ cám ơn Hoa Kỳ chăm sóc họ chu đáo, thế mà ông lại không ghé thăm những nơi có đông kiều bào như California, Texas.
"Thứ trưởng là phải nhìn thấy cục diện chứ chỉ nhìn thấy cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày thì tốt hơn hết ông xuống làm dân thường cho xong."
"Hoa Kỳ có bang giao với CHXHCN Việt Nam là chuyện quan hệ hai nước. Người dân Mỹ biểu tình là quyền của công dân, không phải chính phủ Mỹ làm gì, nói gì là bắt dân phải nghe theo như cộng sản Việt Nam.
"Người Mỹ thường xuyên biểu tình, dăm bảy chục người cũng có mà hàng vạn người cũng có. Và thường là biểu tình chống các chính sách của chính phủ, bất kể cộng hòa hay dân chủ.
"Nhưng chẳng ai bị bắt giam tù vì xuống đường biểu tình. Ông Sơn ghé mắt xem đoạn phim trong phóng sự ảnh để xem cảnh sát Mỹ chỉ lo giữ an ninh cho đoàn biểu tình trước TLS quán Trung Quốc. Không như ở VN mình, xuống đường là bị công an dẹp, nhiều người lại bị giam tù. VN dân chủ gấp vạn lần Mỹ là thế sao. Nghe ông Sơn phát biểu mà không bật cười sao nổi."
Người lấy tên Tiên Lãng viết: "Đường đường là thứ trưởng mà chụp mũ rẻ tiền y DLV (dư luận viên). CSVN quen ăn cắp, vơ vét bán rẻ lương tâm, liêm sỉ vì tiền nên nhìn đâu cũng nghĩ ai cũng có thể bị đồng tiền mua rẻ như họ."
Còn Liem Bui Thanh viết: "Thứ trưởng mà phát ngôn câu này thì đúng là nản quá ... thứ trưởng này toàn chú ý đến mấy thứ vớ vẩn, chẳng có gì xứng tầm một thứ trưởng cả.
"Thứ trưởng là phải nhìn thấy cục diện chứ chỉ nhìn thấy cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày thì tốt hơn hết ông xuống làm dân thường cho xong.
"Người ta muốn bớt mâu thuẫn không xong, ông này cứ thích đổ dầu vào lửa là sao. Tôi thấy ông Sang nói hợp lý hơn, và thể hiện là người có tầm nhìn, có tư duy về chiến lược khi trong cuộc hội đàm với Obama, ông Sang nói "Cám ơn nước Mỹ đã tạo điều kiện cho người Mỹ gốc Việt được thành công trên cả hai lĩnh vực kinh tế và chính trị".

'Xỉ vả cho hả hê'

Nhưng cũng có những ý kiến ủng hộ ông Sơn. Người lấy tên Keith Van de Wilcox viết: "Nếu biểu tình không thù hận thì đem cái là cờ sọc đó ra làm gì, nói càng thêm nhục.
Một người khác với nick Bean Octimus viết: "Haizzz coi cái hận thù, cái nhục nhã của bản thân mình to lớn hơn lợi ích dân tộc.
"Thử hỏi dưới đám biểu tình kia mấy người thật sự yêu thương đất nước, mấy người thật sự vì lợi ích dân tộc.
"Hay đến để chửi rủa, gào thét, xỉ vả cho hả hê cái mối nhục thua trận, sự căm thù giữa những người anh em cùng dân tộc... Khi nào các bạn gạt bỏ đi cái tôi nhỏ nhen hận thù thì mới mong làm việc lớn được các bạn à... Dân Chủ , Công Bằng ai cũng muốn cả!"

'Hạ uy tín' chủ tịch

Trong khi đó cây viết Người Buôn Gió lại đặt vấn đề phải chăng vị thứ trưởng của Việt Nam muốn "hạ uy tín" của Chủ tịch Trương Tấn Sang khi công khai thừa nhận có biểu tình chống ông, điều mà các chính trị gia Việt Nam thường lờ đi vì sợ mất uy tín với dân trong nước.
"...Ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ."
Người Buôn Gió
Nhưng Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, Bấm cũng viết:
"Đó là nhìn về một góc, tuy nhiên xem bài trả lời của ông Sơn cho thấy ông Sơn và NN Việt Nam có vẻ sẵn sàng đối diện với sự thật. Đã dám nhắc đến vấn đề của người biểu tình hải ngoại, đối thoại không né tránh.
"Đó là điểm sáng duy nhất làm khởi điểm để có thể mong đợi tương lai, nhà nước VN có chủ trương sát thực tế với đồng bào hải ngoại khi nhìn nhận ý kiến của họ.
"Nhưng theo góc nhìn tích cực này, thì ông Nguyễn Thanh Sơn lại phạm một sai lầm lớn, thậm chí là rất lớn.
"Là ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ."

Nghề bồi phòng và những cạm bẫy thời khốn khó

Nghề bồi phòng và những cạm bẫy thời khốn khó

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2013-07-29

Bồi phòng thường lương không cao mà công việc vất vả đôi khi nguy hiểm
Bồi phòng thường lương không cao mà công việc vất vả đôi khi nguy hiểm
RFA
Nghe bài này
Một xô đựng nước, một cây lau nhà, một chai nước chùi nhà, một chiếc túi đựng rác và một chiếc xe đẩy chở đủ các loại chai lọ, chăn mền…
Đó là những thứ luôn gắn với người làm nghề bồi phòng từ trước tới bây giờ. Có khác chăng là nếu như trước đây, đặc biệt là trước những năm 1975, nghề bồi phòng có thể giúp người ta nuôi được cả gia đình thì bây giờ, nghề này chỉ đủ nuôi sống bản thân là đã quí lắm rồi, họ bị giới chủ xếp vào hạng thấp kém trong xã hội và bị ức hiếp nhiều thứ.
Lương quá thấp, bị coi rẻ


Chị Nguyễn Thị Na, 45 tuổi, sống ở Biên Hòa, Đồng Nai, làm nghề bồi phòng được hai mươi lăm năm nay, than thở với chúng tôi rằng trước đây, tuy đồng lương không cao so với bây giờ nhưng chị thấy dễ thở hơn, hiện tại, chị làm việc từ 8h sáng cho đến 11h trưa, nghỉ trưa một giờ đồng hồ, chị lại làm việc cho đến 6h chiều, nhiều bữa đắc khách, các phòng ở nhà trọ đều chật ních người, chị phải làm việc cho đến tận 11h đêm nhưng vẫn không được bồi dưỡng thêm đồng nào vì lý do, chị đã cam kết với chủ nhà trọ ngay từ đầu là công việc của chị mỗi ngày phải dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ 12 căn phòng và giặt các tấm dra cho sạch sẽ.
Chính vì thế, ngày nào khách ít thì chị khỏe, ngày nào đông khách thì chị phải ráng mà làm, lương mỗi tháng hai triệu rưỡi đồng, cơm trưa do chủ cho ăn.
Trước đây, tuy đồng lương không cao so với bây giờ nhưng chị thấy dễ thở hơn, hiện tại, chị làm việc từ 8h sáng cho đến 11h trưa, nghỉ trưa một giờ đồng hồ, chị lại làm việc cho đến 6h chiều, nhiều bữa đắt khách, các phòng ở nhà trọ đều chật ních người, chị phải làm việc cho đến tận 11h đêm
Chị Na
Chị Na nói thêm rằng nhà chị ở cách khu nhà trọ chị đang làm việc gần mười cây số, mỗi ngày phải chạy xe gắn máy đi và về hết gần mười ngàn tiền xăng, cộng thêm với những lúc chủ sai đi mua các thứ lặt vặt, lên đến hơn chục ngàn đồng, vị chi mỗi tháng tốn hết ba trăm ngàn đồng tiền xăng, số tiền hai triệu hai trăm ngàn đồng còn lại chẳng đủ chi tiêu vào đâu, chị phải nuôi hai đứa con ăn học, chồng chị bị bệnh, làm những việc lặt vặt trong nhà, chẳng giúp gì được chị trong chuyện kiếm tiền, cho đến bây giờ, vẫn phải ở trong căn nhà tạm bợ, nắng thì nóng đổ lửa, mưa thì dột ướt mem mọi thứ.
Bồi phòng, một nghề thường bị chủ coi rẻ hay mắng chửi...RFA
Bồi phòng, một nghề thường bị chủ coi rẻ hay mắng chửi...RFA
Luyến, một cô bồi phòng trẻ khác cũng làm việc cho khách sạn tại Biên Hòa, than thở với chúng tôi rằng đồng lương của cô quá tệ, không đủ sống. Nỗi hãi hùng của cô vẫn là những căn phòng có các ông khách nhậu say rồi thuê ngủ qua đêm, đến sáng ra, dù có mang khẩu trang đi nữa vẫn không hết tởm lợm bởi mùi ói mửa và mùi rượu bia nồng nặc, mùng mền thì hôi hám, nhàu nát, chỉ cần mỗi ngày gặp phải một phòng như thế thì mệt bở hơi tai.
Cô phàn nàn thêm về chuyện thái độ của chủ khách sạn và thái độ của khách, dường như chủ khách sạn lúc nào cũng tỏ ra coi khinh người làm việc bồi phòng, họ không muốn tiếp xúc và cũng không chịu nghe bất kỳ một đề xuất, yêu cầu nào của Luyến, mỗi khi Luyến than thở, họ chỉ nói là nếu thấy làm không nổi thì cứ nghỉ việc, bây giờ lao động thất nghiệp đầy rẫy ra đó, họ sẽ thuê người khác. Với mức lương chưa đầy ba triệu đồng mỗi tháng, Luyến phải cắn răng chịu đựng để làm việc, để nhận lương mà nuôi đứa con ngoài giá thú của cô ăn học.
Đồng lương của cô quá tệ, không đủ sống. Nỗi hãi hùng của cô vẫn là những căn phòng có các ông khách nhậu say rồi thuê ngủ qua đêm, đến sáng ra, dù có mang khẩu trang đi nữa vẫn không hết tởm lợm bởi mùi ói mửa và mùi rượu bia nồng nặc
Cô Luyến
Dễ bị rủ rê, sa ngã, bán thân nuôi miệng
Một người làm bồi phòng khác cũng khá trẻ và xinh gái nhưng nghiệt nỗi cô chỉ học hết lớp 5 đã phải nghỉ học để làm lụng nuôi mấy đứa em trong nhà, cô than thở rằng chỗ cô làm, với mức lương ba triệu hai trăm ngàn đồng mỗi tháng thì cũng tạm ổn nhưng cô rất sợ bị mất việc vì một chuyện khá tế nhị.
Đó là thỉnh thoảng, ông chủ khách sạn rủ cô qua đêm với ông, rủ trắng trợn, không ngại miệng mảy may nào, trong khi đó, xét về tuổi tác thì ông lớn hơn ông nội của Hương đến ba tuổi nhưng ông còn rất máu gái. Theo kinh nghiệm của nhiều người từng làm việc trong khách sạn thì trước sau gì Hương cũng sẽ rơi vào tay ông già này. Nếu không chấp nhận chung đụng với ông ta, ông ta sẽ gây từ khó khăn này đến khó khăn khác để cuối cùng là đuổi việc.
Hương cho biết thêm là hiện tại, trong khách sạn cô làm việc có sáu nữ bồi phòng, và cô tìm hiểu, năm người còn lại đều có chồng con nhưng chưa ai thoát khỏi tay ông chủ khách sạn, thậm chí, có người trẻ ngang tuổi với Hương đã lấn sang dịch vụ mại dâm sau khi ngủ với ông già chủ khách sạn, cô này giấu chồng con, làm ban ngày, thỉnh thoảng lừa chồng, nói là làm ca đêm, nhưng thực tế là ở lại với khách để bán dâm. Theo nhận xét của Hương thì hình thức bán dâm trá hình theo kiểu làm bồi phòng hoặc làm lễ tân ở các nhà trọ, khách sạn tại thành phố Biên Hòa khá phổ biến.
Ông chủ khách sạn rủ cô qua đêm với ông, rủ trắng trợn, không ngại miệng mảy may nào...ông lớn hơn ông nội của Hương đến ba tuổi nhưng ông còn rất máu gái. Theo kinh nghiệm của nhiều người từng làm việc trong khách sạn thì trước sau gì Hương cũng sẽ rơi vào tay ông già này
Một sinh viên tên Mai Trà, học tại một trường đại học bán công ở Biên Hòa, Đồng Nai, học một buổi, đi làm bồi phòng một buổi, cô này cho biết là cô từng làm bồi phòng thực sự, cô từng giặt mền mùng, chăn chiếu của khách sạn và giặt áo quần cho khách, nhưng cô bất bình vì chủ không hề bồi dưỡng cho cô, chỉ trả lương chay mỗi tháng chưa đến hai triệu đồng vì cô làm bán thời gian. Số tiền này chẳng giúp được gì cô trong việc học tập, cô quyết định bán mình. Và kể từ lúc bán mình đến nay, đời sống của cô và gia đình có khá lên đôi chút.
Cô ước ao làm thật nhiều tiền để học hết tấm bằng, kiếm một ông chồng có tiền để xây khách sạn và kinh doanh nhiều thứ mà cô thấy sẽ ăn nên làm ra. Sinh viên này cho biết thêm là số lượng sinh viên đi làm bồi phòng ở các khách sạn khá đông, và số sinh viên này tranh thủ bán dâm trá hình cũng không ít, có thể lên đến 90%. Một phần bởi nhu cầu tiêu xài, học tập, một phần vì không thể làm bồi phòng mãi được, công việc quá mệt nhọc mà lương lại quá thấp.
Nghề bồi phòng, dù nói theo cách nào, vẫn rất nhọc nhằng, vất vả và ẩn chứa nguy cơ tội lỗi, xô đẩy con người vào chỗ sa ngã. Không biết điều này xãy ra là do nguyên nhân kinh tế hay do sự sa đọa chung có tính chất vĩ mô trong quản lý và giáo dục?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày

Phạm Đình Trọng gửi RFA 2013-07-29

1336457136-305.jpg
Blogger Điếu Cày (thứ 4 từ trái sang), Tạ Phong Tần (thứ 4 từ phải sang) cùng các thành viên CLB Nhà báo Tự do chụp tháng 12/2007
Photo courtesy of vietinfo
Với tang chứng rất mơ hồ từ những bài báo của CLBNBTD (Câu lạc bộ Nhà Báo tự do) mà Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là nhân vật chủ chốt, tòa án của Nhà nước Cộng sản Việt Nam buộc Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước và giáng cho anh 12 năm tù giam, 5 năm quản chế sau tù. Mức án nặng đến man rợ! Vì mức án man rợ không bình thường đó người ta phải truy tìm đến bản chất thật của vụ án Điếu Cày là gì.
Không thể gán tội cho những bài viết

Tháng chín năm 2007 Điếu Cày mới lập ra CLBNBTD thì tháng tư năm 2008 anh đã bị bắt vì tội trốn thuế. Bảy tháng hoạt động với ba người đều không có nghề báo. Một người làm khinh doanh. Hai người làm nghề luật. CLBNBTD chưa làm được gì đáng kể, chẳng có bài báo nào để lại được dấu ấn cho CLBNBTD, không gây được chú ý cho người đọc. Vì thế, cố gán cho ba thành viên CLBNBTD tội tuyên truyền chống Nhà nước nhưng cáo trạng cũng không thể nêu được ra bài nào chống Nhà nước và chống Nhà nước như thế nào? Đành phải thống kê ra những con số vô hồn, câm lặng, không nói được điều gì: Số bài viết đăng trên trang mạng CLBNBTD 421 bài, trong đó ba thành viên viết 94 bài, còn 327 bài tải từ các trang mạng khác về. Rồi lại phải nhờ đến cơ quan không có nghiệp vụ pháp lí, không có chức năng, không đủ tư cách và không đủ sức giám định văn bản chính trị là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sài Gòn giám định những bài viết của CLBNBTD. Thực chất việc giám định chỉ là thủ tục và người giám định chỉ viết theo ý cường quyền.  Dù vậy cũng chỉ có được bản nhận định rất chung chung, gượng ép về nội dung chống Nhà nước của CLBNBTD.
Tội tuyên truyền chống Nhà nước ở những bài viết của CLBNBTD vu vơ, nhạt nhòa đến mức ngay hệ thống tư pháp Nhà nước rất muốn trị tội Điếu Cày, lúc đầu cũng không thể gán tội cho những bài viết đó vì thế họ phải dựng lên tội trốn thuế.
Khi tội trốn thuế được định tên, dù không chấp nhận, gia đình Điếu Cày vẫn xin truy nộp để khắc phục nhưng không được cơ quan tư pháp cho khắc phục mà quyết đưa Điếu Cày ra tòa. Đó cũng là điều vô cùng bất thường. Trốn thuế chỉ là tội kinh tế, không gây nguy hiểm cho xã hội, số tiền lại quá nhỏ, chỉ vài trăm triệu đồng. Quan hệ giữa người dân đóng thuế và Nhà nước thu thuế là quan hệ dân sự, hành chính. Quan hệ giữ người dân có công đóng thuế nuôi Nhà nước và Nhà nước chịu ơn người dân đóng thuế nuôi mình. Người đóng thuế chưa nộp thuế đầy đủ, Nhà nước phải tạo điều kiện và hướng dẫn cho người dân khắc phục số tiền thuế còn thiếu. Không cho người dân được truy nộp thuế, quyết đẩy người dân thành tội phạm, Nhà nước đã hình sự hóa một quan hệ dân sự. Đó là việc cố tạo dựng tội cho người dân lương thiện, cố biến người đang kinh doanh đóng thuế nuôi Nhà nước thành người ngồi không ăn cơm tù để Nhà nước phải nuôi!
Tư tưởng chính thống của Nhà nước Việt Nam hiện tại là kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin. Viết bài không tán thành nền tảng tư tưởng Mác Lê nin và những chủ trương, chính sách, việc làm theo tư tưởng Lê nin nít thì những bài viết của Điếu Cày và CLBNBTD không thể so được với những bài viết thẳng thắn của nhiều người đã viết từ hơn chục năm trước.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu với những tác phẩm dày dặn đã thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, bác bỏ tư tưởng chính thống của đảng Cộng sản và Nhà nước đương quyền: “Thực chất chủ nghĩa Mác Lê nin chỉ là một khát vọng đẹp đẽ nhưng ảo tưởng, phi khoa học, chống lại qui luật tự nhiên”. Những tác phẩm của tiến sĩ Hà Sĩ Phu như Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ, Chia Tay Ý Thức Hệ như tiếng sét, như tia chớp làm nhiều người Việt Nam bừng tỉnh thoát khỏi cơn mê sảng lầm lạc trong mớ lí thuyết huyễn hoặc của chủ nghĩa Mác Lê nin. Tầng lớp trí thức tiếp nhận những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu như tiếp nhận một chân lí hiển nhiên, một sự thật bình dị mà lâu nay họ không nhận ra.
Bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng bác bỏ nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Cộng sản gây thiệt hại cho nước, gây tai họa cho dân. Những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã giải thiêng chủ nghĩa Mác Lê nin, giải độc cho xã hội Việt Nam, thức tỉnh nhiều người dân Việt Nam, tạo nên một đội ngũ, một lực lượng xã hội đông đảo, mạnh mẽ đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người, quyền công dân, đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ sự độc quyền quyền lực của đảng Cộng sản. Những bài viết mang tư tưởng không đồng thuận với đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của tiến sĩ Hà Sĩ Phu có tác động xã hội sâu rộng và mạnh mẽ như vậy thực sự rất bất lợi cho Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Một Nhà nước quyền uy, say bạo lực, cai trị dân bằng bạo lực chuyên chính vô sản thì không thể tha thứ cho những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu phản bác lại Đảng và Nhà nước Cộng sản vậy mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng không thể buộc tiến sĩ Hà Sĩ Phu tội tuyên truyền chống Nhà nước!
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu công bố tác phẩm Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ năm 1988, đến cuối năm 1995 bộ máy công cụ bạo lực mới tìm được cơ hội đưa tiến sĩ vào tù bằng một tội từ trên trời rơi xuống. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đang thong dong đạp xe trên đường phố Hà Nội thì có người đi xe máy cố ý quyệt vào xe ông làm cho ông ngã. Công an giăng sẵn trên đường liền xô lại. Kẻ gây tai nạn thì được tự do. Người bị nạn thì bị bắt giữ đưa về đồn công an. Bản sao bức thư ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Ban Chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam mà công an khám thấy trong túi xách tiến sĩ Hà Sĩ Phu liền được công an sử dụng làm tang chứng cho tội “Có hành vi tiết lộ bí mật Nhà nước” để tiến sĩ Hà Sĩ Phu phải nhận bản án một năm tù giam!
Nhắc lại chuyện tiến sĩ Hà Sĩ Phu để càng thấy rằng Điếu Cày không có tội. Buộc cho Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước là hoàn toàn áp đặt, ngang trái, vi Hiến và phiên tòa tuyên Điếu Cày 12 năm tù 5 năm quản chế là phiên tòa không có công lí. Phiên tòa bộc lộ rất rõ mưu đồ độc ác hãm hại một khí phách Việt Nam, một tâm hồn Việt Nam nồng nàn yêu nước.
Bị kết tội vì Hoàng Sa, Trường Sa?
1336457136-250.jpg
Blogger Điếu Cày trong một lần bị công an bắt.
Hoạt động xã hội nổi bật nhất của Điếu Cày không phải là những bài viết trên trang mạng CLBNBTD mà là ở những hoạt động phản đối Tàu Cộng xâm chiếm đất đai, biển đảo Việt Nam.
Với chiếc máy ảnh trước ngực, Điếu Cày lặn lội lên mảnh đất đầu cùng của Tổ quốc Việt Nam ở Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng chụp ảnh thác Bản Giốc, ghi vào hình ảnh một mảnh đất Việt Nam yêu thương đã bị giặc Tàu chiếm đoạt. Thời thực dân Pháp chiếm nước ta, Pháp đô hộ dân ta, Pháp làm chủ nước ta, toàn bộ thác Bản Giốc còn là của Việt Nam, đường biên giới còn cách xa thác về phía Bắc tới 12 cây số. Thời đảng Cộng sản Việt Nam làm chủ đất nước Việt Nam, thác Bản Giốc chỉ còn phần nửa dưới thấp, phần thác cao hùng vĩ đã thuộc Tàu Cộng rồi! Điếu Cày chụp ảnh thác Bản Giốc, chụp ảnh vết thương nhức nhối trên cơ thể Tổ quốc Việt Nam đưa lên trang mạng.
Điếu Cày cầm bảng chữ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đi đầu trong những cuộc biểu tình liên tiếp, sôi sục đầu năm 2008 phản đối Tàu Cộng đưa Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào đơn vị hành chính Tam Sa của Tàu Cộng.
Đúng ngày Tàu Cộng đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 34 năm trước, ngày 19. 1. 2008, đúng khi Tàu Cộng đang tưng bừng rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đi khắp thế giới và ngọn đuốc đó sắp qua Sài Gòn thì Điếu Cày cùng những người bạn mặc đồ đen để tang Hoàng Sa, trên ngực áo có biểu tượng năm vòng tròn Olympic Bắc Kinh là năm chiếc còng số 8 cạnh hàng chữ Pekin 2008. Nhìn Điếu Cày đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn ngực áo mang biểu tượng Olympic Bắc Kinh chỉ là những chiếc còng số 8, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam” bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Tàu, những kẻ cướp Hoàng Sa của Việt Nam đang có mặt lúc nhúc đầy Sài Gòn hẳn phải bầm gan tím ruột. Vì sự bầm gan tím ruột đó và cũng vì ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh khi đến Sài Gòn phải được chào đón tưng bừng, 9 ngày trước khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đến Sài Gòn, Điếu Cày bị bắt.
Với những tình tiết trên đủ để nhận ra quyền lực đòi hỏi phải bắt Điếu Cày không phải là quyền lực Nhà nước Việt Nam. Điếu Cày chỉ bị ba mươi tháng tù về tội trốn thuế cũng chưa làm cho quyền lực đó hả dạ. Vì thế, sau khi mãn hạn tù trốn thuế, 10.2010, Điếu Cày lại bị đưa đi biệt tăm để chờ sự trừng phạt đủ sức hủy hoại Điếu Cày!
Trong thời gian Điếu Cày bị giam trong bóng tối vô định, có một sự kiện xảy ra cách xa Điếu Cày hàng vạn dặm mà dường như có liên hệ đến số phận Điếu Cày. Đó là sự kiện Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi thăm Tàu Cộng đã cùng Tổng bí thư đảng Cộng sản Tàu Cộng Hồ Cẩm Đào kí bản Tuyên bố chung tám điểm ngày 15. 10. 2011.
Điểm thứ tư của Tuyên bố chung có sáu việc thì việc thứ năm là: “Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; .  .  . Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; .  .  . tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.” Thực tế trong quan hệ giữa Tàu Cộng với Việt Nam, giữa nước lớn quen thói trịch thượng, lấn lướt, áp đặt cho nước nhỏ thì “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” chỉ để cho cơ quan công an, tòa án Tàu Cộng nhảy vào các vụ việc, can thiệp, áp đặt buộc công an, tòa án Việt Nam phải thực hiện mà thôi.
Ngày 15. 10. 2011 Tuyên bố chung Việt – Tàu “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” được kí kết ở Bắc Kinh. Ngày 24. 9. 2012, người đàn ông sáu mươi tuổi Điếu Cày bị kêu mức án man rợ 12 năm tù, 5 năm quản chế bởi một tội danh áp đặt, gượng ép: Tuyên truyền chống Nhà nước, trong phiên tòa bịt bùng công an, mật vụ ở Sài Gòn.
Điều bất thường nữa là, tòa án định tội và bị cáo nhận tội là việc ở tòa án. Nhà tù chỉ quản lí việc thi hành án của người tù. Nhưng nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An đã làm công việc của tòa án, ép người tù Điếu Cày kí vào bản nhận tội. Điếu Cày quyết liệt không kí liền bị quản giáo tống vào biệt giam. Bị biệt giam vô lí và bị đối xử tàn ác, phi pháp, Điếu Cày gửi đơn tố cáo lên viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Chờ đợi không thấy Viện Kiểm sát trả lời, Điếu Cày phải tuyệt thực đòi công lí.
Lần theo sự việc để xác định thời điểm Điếu Cày bị ép kí bản nhận tội: Bị ép nhận tội. Bị biệt giam và ngược đãi. Gửi đơn tố cáo lên viện Kiểm sát. Chờ không thấy viện Kiểm sát trả lời đơn. Tuyệt thực. Tuyệt thực là hành động sau cùng trong chuỗi sự việc trên. Điếu Cày bắt đầu tuyệt thực từ 22. 6. 2013 thì nhà tù ép Điếu Cày kí vào bản nhận tội vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 tháng sáu, tạm xác định mốc thời gian cụ thể là ngày 12. 6. 2013
Lại phải nhắc đến một sự kiện diễn ra cách xa Điếu Cày vạn dặm mà dường như có liên hệ đến việc nhà tù số 6 phải đường đột làm cái việc không thuộc chức năng của nhà tù là ép người tù Điếu Cày kí bản nhận tội: Sự kiện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Tàu Cộng.
12. 6. 2013, Điếu Cày bị ép phải kí vào bản nhận tội.
19. 6. 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Tàu
Chữ kí nhận tội của Điếu Cày cần cho Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong đối ngoại, để Nhà nước Cộng sản Việt Nam chứng minh với thế giới rằng Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có tù hình sự vi phạm pháp luật. Chữ kí nhận tội của kẻ vi phạm pháp luật đây. Chữ kí nhận tội của Điếu Cày càng cần cho những kẻ muốn khuất phục ý chí độc lập tự chủ của những người Việt Nam yêu nước thương nòi.
Trước chuyến đi Tàu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An lồng lộn ép Điếu Cày phải kí bản nhận tội càng thấy rõ bản án độc ác, man rợ dành cho Điếu Cày đến từ đâu. Vì cái văn bản thỏa thuận của ông Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam kí với Tổng bí thư đảng Cộng sản Tàu “Đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” mà công an, tòa án Việt Nam đang nhẫn tâm, lạnh lùng đầy đọa đến chết một khí phách Việt Nam, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải!

Summer Style Secrets With Tziporah Salamon


Check out Tziporah's summer style secrets in the video above. Happy Monday!!! (Email Subscribers, please Click Here to see the video).

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Các khẩu hiệu của cộng sản và tính hai mặt

Các khẩu hiệu của cộng sản và tính hai mặt

Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong suốt quá trình tồn tại. Việt cộng đã tung ra không biết cơ man nào là khẩu hiệu. Nhưng hiện nay thì chỉ còn lại một số, một số khác biến mất.

Những khẩu hiệu ấy được trưng ra nhằm để kêu gọi thực hiện một việc gì đó mang tính cộng đồng, mang tính thể hiện một mục đích chung rất tốt đẹp, nhưng đàng sau nó là một mặt khác rất ư khủng khiếp. Sự khủng khiếp ấy không nằm trong ngữ nghĩa của ngôn từ mà nằm trong quá trình thực hiện mục tiêu mà khẩu hiệu đó đề ra. Và tính hai mặt đó hình thành.

Chúng ta thử xét một số khẩu hiệu:

1. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Thoạt nghe như là một khẳng định không còn gì để bàn cãi. Nhưng tinh ý một chút sẽ nhận ra cái từ “hơn”. Trong câu này, ngữ nghĩa “không có gì quý hơn” chưa khẳng định được cái tính tuyệt đối, bởi vì còn có cái “quý bằng”. Dù học hành không tới đâu, nhưng cái kiểu sử dụng ngôn ngữ mang tính lập lờ thì HCM quả là một cao thủ. Những cái quý bằng độc lập tự do đó chính là quyền lực và tài sản. Quyền lực tập trung, tài sản tập trung không là mục đích tối hậu của cộng sản là gì? Và hiện nay thì quyền lực và tài sản thay vì tập trung vào đảng thì nó cứ tập trung vào một nhóm đảng viên nào đó.

2. “Vì lợi ích mười năm, trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, trồng người”. Một lần nữa người đọc lại bị lầm, sự lợi ích của việc học vấn làm cho người phấn đấu cho bản thân cho con cháu có được một tài năng, một nhân cách. Nhưng ý đồ của HCM thì đã rõ; Phải “trồng người” như trồng cây. Sản phẩm nền giáo dục cộng sản là một thực vật cách chớ không hề là một nhân cách. Trong thời kỳ kháng chiến những tiêu chí của phong trào xóa dốt đã chẳng nói rõ là gì “Phải xóa dốt để dân có thể đọc và hiểu được đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước”.

3. “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Câu này xuất phát từ câu “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” . Nghe rất ư công bằng. Câu này hiện nay không còn thấy sử dụng. Nhưng nó đã một thời làm cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam (sau thảm họa 30.4.1975) phải te tua tàn tịch vì cái chế độ tiểu táo, trung táo, đại táo dành cho đảng viên và chế độc tem phiếu chế độ cho quần chúng.

4. “Đoàn kết, đoàn kết. Đại đoàn kết. Thành công, thành. Đại thành công”. Mới thoạt nghe như là một chân lý. Nhưng chính cái câu này mà hàng loạt những cuộc thanh trừng đẫm máu. Để “giữ vững đoàn kết như là giữ con ngươi của mắt mình” đảng cộng sản không nương tay với đảng viên mình khi chỉ mới nghi là có ý khác. Danh sách các đảng viên bị thanh trừng, bị bôi nhọ, bị đọa đày từ những đảng viên nổi tiếng đến tép riu nhiều vô số kể. Về phía nhân dân cũng không ngoại lệ. Đoàn kết không có nghĩa là chung sức chung lòng vì mục đích chung, mà đoàn kết có nghĩa là trên bảo dưới phải nghe và làm theo một cách tuyệt đối.

5. “Đất nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một”. Sông có thể cạn. núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Đây là một câu khẩu hiệu lếu láo nhất. Nhưng cũng đủ cho nhân dân miền Bắc và một bộ phân không nhỏ dân miền Nam dính một quả lừa cay đắng và hậu quả là hiện nay cái khái niệm tự tình dân tộc, tồn tại suốt hơn bốn ngàn năm, đang bị hao mòn băng rả một cách đáng lo ngại.

6. “Lao động là quang vinh” Nhưng lao động như thế nào? Tất nhiên khi đưa ra câu khẩu hiệu như thế thì ai cũng phải giải thích. Nếu không, hành vi ăn trộm, ăn cướp thì suy cho cùng cũng là lao động thôi. Nhưng trong quá trình giải thích, người cộng sản bắt người ta lao động theo cái kiểu treo bó cỏ trước mõm con bò. Nếu trong chiến tranh có những anh hùng nhận lấy sự quang vinh bằng tấm bằng liệt sĩ thì trong thời bình cũng có lắm anh hùng lao động thấm mệt. Cái quang vinh ấy được gắn cho hai tiếng “Anh Hùng”

7. “Học, học nữa, học mãi”. Câu này là của Lê Duẩn. Lại một sự lừa đảo trắng trợn. Nếu một người không cộng sản thì hành động này rất đáng ngưỡng mộ. Nhưng là người cộng sản thì quả là tai họa. Mà tai họa thật, bởi vì cái kiến thức mà con người này, thái độ này thu nhận là những cái kiến thức được khu trú trong chủ nghĩa cộng sản, và nó đồng nghĩa với giết người.

Chỉ với ngần ấy, trong hàng ngàn, câu khẩu hiệu và cả những văn bản mang tính luật pháp đều đầy dẫy những ngôn ngữ lá mặt lá trái. Đó không phải là dốt chữ, mà đó là tuyệt chiêu của Tàu khựa được mệnh danh là “đao bút”. Nó cắt họng đồng bào, nó đã làm cho đất nước càng lúc càng đầy ngập nguy cơ và những thứ khẩu hiệu… vẫn cứ tiếp tục tuôn ra và càng lúc càng đầy dối trá vì tính hai mặt của chúng.

Cũng là câu nói mang tính khẩu hiệu của hai nhân vật lịch sử: Thân Nhân Trung nói Hiền tài là nguyên khí quốc gia; TT Nguyễn văn Thiệu nói Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng Sản làm. Cả hai câu nói đều chính xác, khẳng định một cách tuyệt đối. Không thể bàn cãi.

Vừa mới đây thôi Trương Tấn Sang đã trả lời báo chí trong cuộc họp báo, sau phiên họp với TT Barack Obama, về vấn đề nhân quyền “Chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề hậu quả của chiến tranh, kể cả quyền con người, đó là vấn đề còn tồn tại và cũng còn có những khác biệt”. Một câu trả lời không ai hiểu ông Sang muốn nói gì cả, khi mà bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Cộng đặt bút ký đã quy định một cách rạch ròi.

Human Rights = Nhân Quyền = Quyền Con Người. Sự khác biệt là ở đây chăng?

Vũ Bất Khuất
danlambaovn.blogspot.com

'Luật rừng' đang bùng phát ở Việt Nam

'Luật rừng' đang bùng phát ở Việt Nam

Coi luật pháp như trò đùa, người dân nhiều địa phương ở Việt Nam đã tự tay đánh đập, hành hạ kẻ trộm một cách tàn nhẫn. Tình trạng này ngày càng lan rộng, mỗi lúc một nhiều.
Ðáng nói là đông đảo người hiếu kỳ ra mặt ủng hộ, tán dương hành vi bất nhân diễn ra nơi đông người, trên đường phố.

Hôm 5 tháng 7 vừa qua, công luận có dịp mục kích cảnh đám đông vây bắt, trói chặt chân tay thanh niên trộm xe gắn máy. Kẻ trộm bị đâm mù mắt, trở thành nạn nhân của trò vây đánh “hội đồng” một cách tàn nhẫn đến nỗi tơi tả áo quần, mặt mày, thân thể bê bết máu.. Mặc cho nạn nhân khóc lóc, van xin thảm thiết, nhiều người đứng chỉ trỏ, cười đùa...




Thanh niên trộm xe gắn máy bị bắt, bị đâm mù mắt. (Hình: báo Pháp Luật & Xã Hội)

Ðầu năm nay xảy ra vụ một cô gái lẻn vào sân trường đại học nọ định trộm xe gắn máy, bị bắt cột vào gốc cây. Cô bị người đi đường đánh đập tàn nhẫn, bất chấp lời lạy lục, van xin. Hồi tháng 4 qua, người ta còn vây đánh một cô gái bằng ống nứa, ném cát vào mặt... ngay trước mặt công an, tại huyện Cư Jut, tỉnh Ðắk Nông. Cô gái này bị nghi là đồng phạm trong một vụ trộm tiêu hạt của người dân ở địa phương.

Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam lâu nay là nạn vây đánh “hội đồng,” rồi bỏ mặc kẻ trộm chó cho tới chết, bất chấp sự can thiệp của chính quyền địa phương. Theo báo Pháp Luật & Xã Hội, hai vùng nổi tiếng xảy ra nhiều vụ đánh chết người trộm chó một cách dã man là Nghệ An và Thanh Hóa.

Có vụ, người ta tìm lại được con chó bình yên, trong khi hai “cẩu tặc” đã bị đánh gục: một người chết, còn một người trong tình trạng nguy kịch. Vụ này xảy ra ngày 10 tháng 6 vừa qua tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong vụ này, xe công an địa phương đến can thiệp, bị người dân ném đá buộc phải rút lui, bỏ mặc nạn nhân nằm lại hiện trường chờ chết.

Một số nhà xã hội học ở Việt Nam khuyến cáo chính quyền không thể để kéo dài tệ nạn dùng luật “rừng” để trừng trị tội phạm tại các địa phương. Theo dư luận, tình trạng hành xử theo kiểu luật “rừng” cho thấy chính quyền địa phương không đủ sức bảo vệ pháp luật và mục tiêu của nền giáo dục nhân bản ở Việt Nam hầu như sụp đổ hoàn toàn.


(Người Việt)
Posted by AnhHaiSG at 00:33

4sang chia rẽ được nội bộ của Mỹ ,qua Obama ...hahaha

Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh


Lãnh đạo hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ gặp nhau ở Nhà Trắng ngày 25/7
Chia rẽ trong chính trị Hoa Kỳ lại được khơi dậy sau câu nói của Tổng thống Barack Obama về lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.
Khi tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng hôm 25/7, ông Obama cho biết phía Việt Nam tặng ông bản sao lá thư Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Harry Truman năm 1946 bày tỏ mong muốn có quan hệ “hợp tác đầy đủ” .

“Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson.”
“Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ,” ông Obama nói.
‘Thiếu hiểu biết’
Ngay lập tức kênh truyền hữu cánh hữu Fox News gọi bình luận của ông Obama là “ngu dốt”, đặt câu hỏi phải chăng ông xúc phạm giới cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
Chris Stirewalt, biên tập viên chính trị của Fox News, cho rằng ngụ ý của ông Obama, tổng thống thuộc đảng Dân chủ, là “giá như ông Hồ và Truman có thể làm những gì mà Obama và ông Sang làm tuần này, thì đã tránh được biết bao hiểu lầm”.
Ông này nói “thật khó hiểu làm sao” Người Cha Lập Quốc như Jefferson lại “gây cảm hứng cho sự nghiệp giết chóc của nhà độc tài Việt Nam”.
“Việc liên hệ giữa những nhà sáng lập Hoa Kỳ và ông Hồ cho thấy hoặc tổng thống vô cùng thiếu hiểu biết lịch sử hoặc chứng tỏ sự mềm dẻo đạo đức đáng ngạc nhiên.”
Viết trên tờ Wall Street Journal, cây bút Ronald Radosh lại nói Hồ Chí Minh “không phải là Washington hay Jefferson; ông ta là tay Marxist-Leninist trung thành”.
“Hãy gạt đi ý tưởng là Hồ Chí Minh có chút gì quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập, ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt được các mục tiêu cộng sản,” người này viết.
Ông Hồ Chí Minh đã trích dẫn Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ
Một số chính khách đảng Cộng hòa cũng ra tuyên bố phản đối.
Dân biểu Texas, Sam Johnson, từng bị giam bảy năm tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong thời chiến, nói ông Obama “xúc phạm” các tù nhân chiến tranh.
“Đây là cú tát vào mặt những người từng phục vụ - và đặc biệt những ai phải trả cao nhất cho tự do trong thời kỳ đen tối đó,” ông này ra thông cáo.
Từ Florida, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen tuyên bố "đánh đồng Hồ Chí Minh với Thomas Jefferson là xúc phạm cống hiến và hy sinh của những người từng phục vụ ở Việt Nam".
"Dám nói một tay đồ tể tàn sát đối thủ và giết những người chống lại ách chuyên chế lại có cảm hứng từ những lý tưởng đã đưa quốc gia này trở thành đất nước tự do và dân chủ nhất thế giới, là coi thường những Người Cha Lập Quốc và những người đổ máu để bảo vệ viễn kiến của họ," bà giận dữ.
Nhưng cũng có người bênh vực tổng thống Mỹ, như cây bút Asawin Suebsaeng trên trang Mother Jones.
“Bình luận của Obama không phải là nói hớ hay xúc phạm các cựu binh Mỹ,” ông này viết.
“Điều Obama nói là sự thật lịch sử. Tháng Chín 1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội.”
“Lá cờ ánh sao chói lọi [quốc ca Mỹ ] được một ban nhạc người Việt chơi lúc ông ta đọc diễn văn, nhưng ông ta còn mở đầu tuyên ngôn bằng trích dẫn Thomas Jefferson,” cây bút này nhắc lại.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

A Joyful Spirit

I often get asked what I look for when I am photographing people on the street. More than personal style, I look for people who emanate strength, vitality, and joyful spirit.

4sang và Obama 25/07 (2013)





Tổng thống Obama nói với ông Sang: Chúng ta phải tôn trọng Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận và Tự do Hội họp


Phạm Trần (Danlambao) - Tổng thống Barack Obama cho biết ông đã thảo luận tất cả những “thách thức” mà Việt Nam và Hoa Kỳ phải đối diện khi bàn đến vấn đề nhân quyền, và ông cũng đã nói thẳng với Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang rằng: “Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp.”

(We discussed the challenges that all of us face when it comes to issues of human rights, and we emphasized how the United States continues to believe that all of us have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion, freedom of assembly.)

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói với các Phóng viên có mặt tại Tòa Bạch Ốc, sau khi họp riêng với ông Trương Tấn Sang vào sáng ngày Thứ Năm, 25/07 (2013): “Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất thẳng thắn về những tiến bộ Việt Nam đã đạt được, cũng như những thách thức còn tồn tại.”

(We had a very candid conversation about both the progress that Vietnam is making and the challenges that remain.)

Ông Obama cũng xác nhận ông đã thảo luận về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam với ông Trương Tấn Sang, nhưng không cho biết chi tiết.

Tổng thống Obama cũng nói đến quan hệ với Việt Nam của cộng đồng người Mỹ gốc Việt: “Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it's those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries.” 

(Tạm dịch: “Cuối cùng thì chúng tôi cũng đồng ý với nhau rằng một trong những yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa hai quốc gia là số đông đảo người Mỹ gốc Việt tuy ở Hoa Kỳ nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với quê hương mẹ Việt Nam. Và điều này cho thấy mối giao hảo giữa con người với con người là chất keo sơn gắn bó làm tăng sức mạnh giao hảo giữa hai nước.”)

Khi nói về mối giao hải giữa hai nước, ông Obama nói: “Obviously, we all recognize the extraordinarily complex history between the United States and Vietnam. Step by step, what we have been able to establish is a degree of mutual respect and trust that has allowed us now to announce a comprehensive partnership between our two countries that will allow even greater cooperation on a whole range of issues from trade and commerce to military-to-military cooperation, to multilateral work on issues like disaster relief, to scientific and educational exchanges.”

(Tạm dịch: “Tất cả chúng ta đều biết về lịch sử rất phức tạp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng từng bước, chúng ta đã có thể xây dựng được sự tương kính và lòng tin để bây giờ cho phép chúng ta công bố một sự “hợp tác toàn diện” giữa hai quốc gia để từ đó có sự hợp tác rộng lớn hơn trong tất cả mọi lĩnh vực từ thương mại và mậu dịch cho đến hợp tác giữa hai quân đội và hợp tác song phương trong cứu nạn, cho đến trao đổi khoa học và giáo dục.”)

Tuy nhiên, sau cuộc họp Obama-Trương Tấn Sang thì Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn chưa nâng cấp ngoại giao lên mức “hợp tác chiến lược” như Việt Nam đã có với trên 10 quốc gia trong đó có Anh quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ý Đại Lợi, Nam Dương v.v...

Hoặc “hợp tác chiến lược toàn diện” như Việt Nam đã ký với Nga Sô và Trung Cộng, có ý nghĩa quan trọng về an ninh và sự thịnh vượng bền vững đối với Việt Nam.

Mặc dù rất khó để phân biệt khác nhau giữa “hợp tác toàn diện” với “hợp tác chiến lược”, nhưng lại rất khác giữa “hợp toàn diện” với “hợp tác chiến lược toàn diện” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với 3 cường quốc Mỹ, Nga Sô và Trung Cộng.

Tuy nhiên, căn cứ vào “ mánh khóe của chiến lược ngoại giao” không muốn ai hiểu lầm mình mà vẫn có lợi khi hữu sự của Lãnh đạo Việt Nam thì ta có thể tạm hiểu tại sao Mỹ-Việt chưa sử dụng hai chữ “chiến lược” trong giai đoạn hiện nay:

- Thứ nhất, Việt Nam sống bên cạnh nước lớn Trung Cộng đã xâm lăng và từng đô hộ mình cả ngàn năm và vẫn còn mắc nợ hàng tỷ dollars và chịu ơn sau 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa nên Hà Nội không dám có hành động kết thân với Mỹ đến mức độ có thể gây bất bình với Bắc Kinh để tránh hậu quả khôn lường. 

- Thứ hai, Mỹ cũng chưa sẵn sàng bán vũ khí sát thương trực tiếp hay qua nước thứ ba cho Việt Nam vì Việt Nam chưa thỏa mãn điều kiện phải cải thiện tình trạng nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do căn bản khác do Tòa Bạch Ốc và nhiều Dân biểu và Nghị sỹ Hoa Kỳ đặt ra, vì lãnh đạo đảng CSVN lo bị lật đổ nếu để cho dân có tự do chính trị.

- Thứ ba, Hoa Kỳ muốn dùng sức mạnh kinh tế, giáo dục, khoa học và kỹ thuật để tạo ảnh hưởng lâu dài ở Việt Nam trong khi không ngừng chuyển sức mạnh Quân sự về Á Châu và Thái Bình Dương để tạo sự tin tưởng về mặt “tình thần” cho Việt Nam trước đe dọa của Trung Cộng.

Quan điểm Việt Nam

Về phần mình, ông Sang nói với các phóng viên trước sự hiện diện của Tổng thống Obama (qua người thông dịch): “We discussed various matters, including political relations, science and technology, education, defense, the legacy of the war issue, environment, the Vietnamese-American community, human rights as well -- and the East Sea as well.”

(Tạm dịch: “Chúng tôi đã thảo luận nhiều vấn đề, kể cả những quan hệ chính trị, khoa học và kỹ thuật, giáo dục, quốc phòng và những tồn tại của chiến tranh, vấn đề môi sinh, cộng đồng người Mỹ gốc Việt, kể cả vấn đề nhân quyền và chuyện Đông Á.”)

Ông Sang nói thêm rằng: “Chúng tôi cũng thảo luận chi tiết việc chúng tôi hợp tác trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, giáo dục và huấn luyện, cũng như vấn đề an ninh và quốc phòng. Chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề hậu quả của chiến tranh, kể cả quyền con người, đó là vấn đề còn tồn tại và cũng còn có những khác biệt.”

(We also discussed in detail our cooperation in science and technology, in education and training, as well as security and defense. We also touched upon the war legacy issue, including human rights, which we still remain -- which we still have differences on the issue.)

Sự nhìn nhận vẫn còn khác biệt về “quyền con người” của ông Sang, không chỉ xác minh là một trở ngại Việt Nam chưa thể vượt qua được với Hoa Kỳ nhưng đồng thời còn là một thất bại rất lớn của các đại diện Tôn giáo đi theo phái đoàn, trong đó có Mục sư Đinh Thiên Tứ của Hội Thánh Cơ Đốc Liên Hữu; Trung tướng Công an Tô Lâm; Thứ trưởng Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng vì họ đã không “hóa giải” được những chỉ trích Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền.

Một số Dân biểu và Nghị sỹ Hoa Kỳ cũng như các Tổ chức Lao động của Mỹ cũng đã kêu gọi Tổng thống Obama đình chỉ các cuộc nói chuyện với Việt Nam về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement, TPP) vì Việt Nam tiếp tục hạn chế khe khắt những quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam.

Tuy nhiên cả hai bên đều đồng ý cố gắng thảo luận để hoàn tất Hiệp định này (TPP) vào cuối năm nay, bởi vì theo lời Tổng thống Obama: “Chúng ta biết Hiệp định này sẽ tạo ra công ăn việc làm và tăng cường đầu tư trong toàn khu vực và cho cả hai quốc gia.”

(“We are committed to the ambitious goal of completing this agreement before the end of the year, because we know that this can create jobs and increase investment across the region and in both of our countries.”)

Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc thương thảo về các điều kiện công nhân được quyền tự do lập nghiệp đoàn và đình công để bảo vệ quyền lợi của mình.

Cả hai điều kiện này chưa hề được chính phủ Việt Nam cho phép trong sinh hoạt nghiệp đoàn ở Việt Nam vì chúng chống lại quyền kiểm soát của Công đoàn của đảng CSVN.

Dollar hơn Dân chủ - Nhân quyền

Trong lúc hai ông Obama và Trương Tấn Sang gặp nhau thì có khoảng 2,000 người Mỹ gốc Việt đến từ Canada và nhiều nơi trong nước Mỹ mang theo Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa và nhiều biểu ngữ chống Cộng đòi Việt Nam thả tù chính trị và tôn trọng nhân quyền đã biểu tình tại Công Viên LaFayette, đối diện Tòa Bạch Ốc.

Liên quan đến tình hình Biển Đông, Tổng thống Obama lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc duy trì an ninh hàng hải và nỗ lực của Việt Nam và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) muốn đạt được bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct, COC) với Trung Cộng.

Tuy nhiên cho đến nay, phía Bắc Kinh vẫn chưa đồng ý ngồi vào bản hội nghị với ASEAN.

Chính ông Trương Tấn Sang cũng đã ngỏ ý muốn Hoa Kỳ gánh vác trách nhiệm của mình là một cường quốc đối với điều mà ông Sang gọi là “các điểm nóng” ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi đang có xung đột giữa Trung Cộng và Nhật Bản.

Ông nói: “Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều biến động, vai trò và trách nhiệm của các cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ đối với việc xử lý các điểm nóng ở khu vực như Biển Đông, Biển Hoa Đông cùng các vấn đề mang tính toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, chống tội phạm xuyên quốc gia, đối phó với biến đổi khí hậu... đang ngày càng trở nên bức thiết. Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường quan hệ hợp tác với Châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.” (Trích Diễn văn đọc tại Bữa tiệc do Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khoản đãi trưa ngày 24/07/2013)

Ngoài vấn đề an ninh ở Á Châu, chuyến đi Mỹ 3 ngày của ông Trương Tấn Sang (từ 24 đến 26/7/2013) đã đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm đồng Dollar thay vì một đồng minh của dân chủ và nhân quyền để cứu nước ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng.

Ông Sang đã làm như thế trong các cuộc họp với 3 Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker, Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack và Đại diện Thương mại Michael Froman.

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam đi theo ông Sang thì ông đã: “Đề nghị phía Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, tránh áp dụng các rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam nhằm bảo đảm lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam, cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Hoa Kỳ.”

Ông Sang cũng than phiền “những vụ kiện về bán phá giá hoặc trợ cấp đối với cá tra, ba sa và tôm đã ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu nông dân Việt Nam cả về mặt kinh tế và xã hội, gây khó khăn cho việc tạo công ăn việc làm của nông dân và nỗ lực xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn.” 

Tuy nhiên, ông Sang đã không nói gì đến “cái lỗi rất to” của các Nhà sản xuất Việt Nam đã bị Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ (The U.S. Cat Fish Association, CFA) và tôm kiện trong nhiều năm về tội “bán phá giá” tại thị trường Hoa Kỳ gây thiệt hại lớn lao cho các nhà sản xuất Mỹ.

Chủ tịch nhà nước Việt Nam cũng muốn “Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước đang phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nâng cao năng lực thực thi các cam kết, trong đó tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.”

Từ GSP đến WTO

Vấn đế này liên hệ đến Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (The U.S. Generalized System of Preferences, GSP) mà Hoa Kỳ đã dành cho 127 nước và vùng lãnh thổ được hưởng “miễn thuế” lối 5,000 loại hàng khi nhập vào Mỹ. 

Chương trình ưu đãi thuế quan này được Hoa Kỳ áp dụng từ ngày 01/01/1976 căn cứ theo Luật Thương mại năm 1974 (the Trade Act of 1974) nhằm nâng đỡ các nước “đang phát triển” nhưng có nền kinh tế tự do, trong sáng trong các lĩnh vực đầu tư, công bằng về thuế vụ, thuê đất xây doanh nghiệp, tôn trọng quyền lợi của công nhân, và nhất là không tranh thương bất chính với hàng hóa của Mỹ.

Tổng thống Barack Obama đã ký “gia hạn” Luật này vào ngày 21/10/2011 cho đến ngày 31/07/2013. Nhiều phần chắc chắn Tổng thống sẽ tiếp tục gia hạn cho nên ông Trương Tấn Sang đã lợi dụng chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn để đề nghị Hoa Kỳ cứu xét cho Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi này.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam muốn được vào danh sách các nước được hưởng GSP mà đã nhiều lần làm như thế nhưng không thành công.

Lần sau cùng Hoa Thịnh Đốn từ chối đề nghị của Việt Nam là khi phái đoàn kinh tế của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đến Hoa Thịnh Đốn thương thuyết từ ngày 07 đến 12 tháng 02/2012.

Ông Trương Tấn Sang cũng đề nghị Hoa Kỳ “sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, đồng thời hai nước cần sớm thảo luận về việc xây dựng Hiệp định khung về hợp tác nông nghiệp.”

Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, World Trade Organization) ngày 11/07/2006 là do quyết định của Tổng thống George W. Bush rút Việt Nam ra khỏi danh sách Các nước Đáng quan Tâm (Country of Particular Concern, CPC) trước khi ông qua Hà Nội họp Hội nghị hợp tác Kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, APEC) cuối tháng 11/2006.

Trong thời gian 11 năm thương thuyết và vận động để được vào WTO, phía Việt Nam đã phải nới rộng một phần các quyền tự do, đặc biệt về tự do tín ngưỡng và tôn giáo và thả một số tù nhân lương tâm.

Việc Tổng thống Bush rút Việt Nam ra khỏi CPC cũng để đáp lại yêu cầu của Quốc hội Mỹ muốn nới rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam và để đáp lại nhu cầu đầu tư v ào thị trường Việt Nam của các Công ty Mỹ .

Tuy nhiên sau khi đã vào được WTO thì Việt Nam không những đã tái phạm các cam kết với Tổng thống Bush mà còn gia tăng đàn áp mãnh liệt hơn những người Việt Nam đòi dân chủ, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tôn trọng quyền con người.

Tình trạng bắt bớ, khủng bố và đe dọa tồi tệ nhất từ năm 2011 là khi người dân Việt Nam bắt đầu các cuộc biểu tình chống Trung Cộng lấn chiếm biển đảo của Việt Nam và phản đối nhà nước đã bất lực không bảo vệ được ngư dân khi họ bị lính Trung Cộng tấn công, bắn giết và tịch thu tài sản khi đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Cuộc đàn áp này sau đó đã lan qua những nhà báo xã hội (Bloggers) với hàng loạt bắt người tùy tiện, bỏ tù với những tội danh vô bằng cớ, vu oan theo Điều 79 và 88 của Luật Hình sự liên quan đến “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Ngoài ra vì Việt Nam chưa chịu từ bỏ chủ trương theo đuổi điều được gọi nền “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và đặt kinh tế trong tay độc quyền của nhà nước, chống lại chủ trương kinh doanh tự do và bình đẳng của WTO nên Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có đủ điều kiện của nền Kinh tế Thị trường.

Trước khi đến Hoa Thịnh Đốn họp với Tổng thống Obama, nhiều nhà trí thức trong nước đã kêu gọi ông Trương Tấn Sang hãy vì quyền lợi và sự tồn vong của dân tộc mà liên minh với Hoa Thịnh Đốn để chống lại đe dọa thống trị của Trung Cộng.

Tuy nhiên, ông Sang và Bộ Chính trị đảng CSVN đã không có can đảm đứng về phía Hoa Kỳ trong chuyến đi này.

Ông Sang đã nói với nhân viên Sứ quán của Hà Nội tại Hoa Thịnh Đốn vào tối 23/7 (2013) rằng: “Trong thời gian tới, mối quan hệ đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi giữa hai nước sẽ được nâng cấp. Nhiều nội dung hợp tác giữa hai nước sẽ tiếp tục được triển khai với quy mô, tính chất và mức độ chắc chắn cao hơn.”

Tất nhiên phải cao hơn vì Việt Nam cần nương tựa vào Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam về mặt kinh tế, nhưng chưa cao đến mức mà ông Sang có thể rũ bỏ được cái bóng đen của Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình và 10 Thỏa hiệp mà ông Sang đã ký với họ Tập trong chuyến thăm Trung Cộng từ ngày 19 đến 21/6 (2013).


(07/013)