'Danh sách 20' và sự im lặng đáng ngờ trước chuyến đi Mĩ của chủ tịch Sang
August Anh (Danlambao) - Dư âm vụ bắt 3 bloggers gần đây chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại xôn xao về việc xuất hiện một "danh sách 20 blogger sắp bị bắt" được bắn ra từ bên trong nội bộ đảng. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, phía nhà cầm quyền vẫn chưa có thêm động tĩnh gì ngoài những chiêu trò lặt vặt. Có vẻ như đã xuất hiện một "sự yên lặng" từ cả phía nhà cầm quyền quyền cũng như từ một số người. Tại sao?
Có thể hiểu, yên lặng đây không phải là sóng yên gió lặng, cũng không phải là thái độ "bỏ qua" của những người cầm quyền. Đó là một sự yên lặng bề ngoài, nhưng bên trong thì đầy căng thẳng chẳng thua gì chiến tranh lạnh.
Về phía chính quyền, hành động im lặng có khi là một sự nhân nhượng nào đó, hoặc là một chiến thuật ngấm ngầm được toan tính và phủ bên ngoài bằng sự lặng im. Nếu có yếu tố bị bắt buộc phải nhân nhượng thì cũng chỉ là thủ đoạn hòng đạt được ít chữ ký bên bàn ngoại giao quốc tế, hoặc chỉ để dò xét, "hóng" xem bàn dân thiên hạ đang say nắng ở cấp độ nào?
Trước khi viết bài này, người viết đã nhận được nguồn tin cho biết ông Trương Tấn San sẽ sang Mỹ vào ngày 25.7 tới. Đến nay thì chuyến đi của ông Sang đã được công bố chính thức.
Như vậy, chúng ta phần nào hiểu rõ sự im lặng của nhà cầm quyền trong thời gian gần đây, và mục đích của sự im lặng đó thì ai cũng đoán được. Sau chuyến đi thương thuyết của ông Sang đến Mỹ, các blogger “chưa nhập kho” ắt hẳn sẽ hồi hộp chờ xem động thái từ phía VN tiếp theo là gì?
Tất nhiên nhân dân Việt Nam nói chung và các blogger nói riêng sẽ thở phào nhẹ nhõm nếu chuyến đi của ông Sang sẽ là một bước tiến gần lại với Mỹ, vì Việt Nam dư biết rằng, điều kiện để chơi với Mỹ là tình trạng nhân quyền Việt Nam ít nhiều phải được cải thiện.
Theo thế chiến tâm lý, danh sách 20 vẫn làm cho không ít các blogger chùng tay, đối với các blogger ít nhiều còn e dè này thì danh sách 20 như một tiếng nói không chính thức từ phía chính quyền rằng: "còn nữa..."
Đối với một số blogger khác, những con người can đảm được cho là "cứng cựa", cái gọi là "danh sách 20 blogger" cũng chỉ là một tờ giấy lộn theo chiến thuật giơ cao đánh khẽ.
Hẳn là nếu có cái gọi là "danh sách 20 blogger" thì nó đã không dễ phô ra trơ trẽn như vậy để rồi có thể bị tai tiếng từ trong cũng như ra bên ngoài nước, lúc mà tình trạng nhân quyền VN không mấy sáng sủa.
"Danh sách 20" chưa bao giờ làm cho giới blogger nhân quyền phải nao núng, bởi vì chúng ta đã luôn trong tư thế sẵn sàng bị bắt chứ không phải đợi cái danh sách vớ vẩn kia xuất hiện mới chuẩn bị tinh thần.
Một số tiếng nói lương tri có trọng lượng bên ngoài cũng lên tiếng áp lực nhà nước phải thả các blogger đang ngồi tù, như ngoại trưởng Úc Bob Carr trong một cuộc trao đổi với ngoại trưởng Phạm Binh Minh đã ra thông cáo gần đây tại hội nghị ASEAN ở Brunei.
Ông Bob Dietz, điều phối viên Chương Trình Châu Á thuộc Ủy Ban CPJ, đã phát biểu với VOA Việt ngữ: “Chúng ta phải thấy rằng việc bắt giữ 3 blogger này phản ánh thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục tệ đi và sắp tới sẽ còn có thêm nhiều người bị bắt như thế nữa. Nhà cầm quyền độc tài vẫn đang tỏ ra ngoan cố bất chấp sự phản đối và áp lực của quốc tế. Cho nên, các áp lực ngoại giao cần phải được tăng cường thêm nữa. Tôi cho rằng các nước chưa áp lực đủ với Việt Nam về tầm quan trọng của tự do báo chí. Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ, hay Liên hiệp Châu Âu cần phải chỉ trích Hà Nội mạnh mẽ và thẳng thắn hơn nữa trong lĩnh vực nhân quyền.”
Tổ chức Human Rights Watch cũng đã lên tiếng chỉ trích và kêu gọi thế giới phản ứng mạnh trước sự đàn áp leo thang tại Việt Nam.
Trong nước, áp lực lớn từ các cuộc thắp nến cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, với sự tham dự đông đảo của nhân dân 3 miền đã dẫn đến kết quả là ở phút 89, phiên tòa đã tạm hoãn vì tay trọng tài “dỏm” bị cảm xoàng. Không hẳn vị quan tòa 'bị ốm đột xuất' do thời tiết, mà chắc chắn hắn đã bị ảnh hưởng từ những cú hắt xì của nhân dân.
Có thể thấy, áp lực cả trong lẫn ngoài nước tạo nên sự yên lặng từ phía nhà cầm quyền. Nhưng điều đó không bao giờ có nghĩa là giới blogger tranh đấu nhân quyền đã hết nguy hiểm.
Trong thời điểm hiện tại, có người cũng đưa ra lời khuyên như một phương thế an toàn tương đối cho các blogger, đấy là không nên dính líu hay đứng hẳn cho một tổ chức nào, mục đích là để tránh bị quy chụp và bắt bớ. Bất kể phương án nào được đưa ra, thì những blogger tránh đấu nhân quyền đều hiểu rõ: họ phải đứng hẳn về phía nhân dân, những người không có tiếng nói song phải chịu nhiều đàn áp.
Điều 258 đã phát huy tác dụng mập mờ khi được nhà cầm quyền mang ra để bắt bớ blogger vô tội vạ, lẽ nào họ chịu ngừng tay? Sau một vài giây phút giả vờ đầy ẩn ý, có thể là một tiếng nói, một chiến thuật đàn áp tiếp theo như một cú hắt xì hơi và không biết chiếc lá nào lại rơi?
Thế nhưng, những chiếc lá dù muốn hay không cũng cần phải rơi để đón chào mùa Thu Đất Trời.
August Anhdanlambaovn.blogspot.com
Có thể hiểu, yên lặng đây không phải là sóng yên gió lặng, cũng không phải là thái độ "bỏ qua" của những người cầm quyền. Đó là một sự yên lặng bề ngoài, nhưng bên trong thì đầy căng thẳng chẳng thua gì chiến tranh lạnh.
Về phía chính quyền, hành động im lặng có khi là một sự nhân nhượng nào đó, hoặc là một chiến thuật ngấm ngầm được toan tính và phủ bên ngoài bằng sự lặng im. Nếu có yếu tố bị bắt buộc phải nhân nhượng thì cũng chỉ là thủ đoạn hòng đạt được ít chữ ký bên bàn ngoại giao quốc tế, hoặc chỉ để dò xét, "hóng" xem bàn dân thiên hạ đang say nắng ở cấp độ nào?
Trước khi viết bài này, người viết đã nhận được nguồn tin cho biết ông Trương Tấn San sẽ sang Mỹ vào ngày 25.7 tới. Đến nay thì chuyến đi của ông Sang đã được công bố chính thức.
Như vậy, chúng ta phần nào hiểu rõ sự im lặng của nhà cầm quyền trong thời gian gần đây, và mục đích của sự im lặng đó thì ai cũng đoán được. Sau chuyến đi thương thuyết của ông Sang đến Mỹ, các blogger “chưa nhập kho” ắt hẳn sẽ hồi hộp chờ xem động thái từ phía VN tiếp theo là gì?
Tất nhiên nhân dân Việt Nam nói chung và các blogger nói riêng sẽ thở phào nhẹ nhõm nếu chuyến đi của ông Sang sẽ là một bước tiến gần lại với Mỹ, vì Việt Nam dư biết rằng, điều kiện để chơi với Mỹ là tình trạng nhân quyền Việt Nam ít nhiều phải được cải thiện.
Theo thế chiến tâm lý, danh sách 20 vẫn làm cho không ít các blogger chùng tay, đối với các blogger ít nhiều còn e dè này thì danh sách 20 như một tiếng nói không chính thức từ phía chính quyền rằng: "còn nữa..."
Đối với một số blogger khác, những con người can đảm được cho là "cứng cựa", cái gọi là "danh sách 20 blogger" cũng chỉ là một tờ giấy lộn theo chiến thuật giơ cao đánh khẽ.
Hẳn là nếu có cái gọi là "danh sách 20 blogger" thì nó đã không dễ phô ra trơ trẽn như vậy để rồi có thể bị tai tiếng từ trong cũng như ra bên ngoài nước, lúc mà tình trạng nhân quyền VN không mấy sáng sủa.
"Danh sách 20" chưa bao giờ làm cho giới blogger nhân quyền phải nao núng, bởi vì chúng ta đã luôn trong tư thế sẵn sàng bị bắt chứ không phải đợi cái danh sách vớ vẩn kia xuất hiện mới chuẩn bị tinh thần.
Một số tiếng nói lương tri có trọng lượng bên ngoài cũng lên tiếng áp lực nhà nước phải thả các blogger đang ngồi tù, như ngoại trưởng Úc Bob Carr trong một cuộc trao đổi với ngoại trưởng Phạm Binh Minh đã ra thông cáo gần đây tại hội nghị ASEAN ở Brunei.
Ông Bob Dietz, điều phối viên Chương Trình Châu Á thuộc Ủy Ban CPJ, đã phát biểu với VOA Việt ngữ: “Chúng ta phải thấy rằng việc bắt giữ 3 blogger này phản ánh thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục tệ đi và sắp tới sẽ còn có thêm nhiều người bị bắt như thế nữa. Nhà cầm quyền độc tài vẫn đang tỏ ra ngoan cố bất chấp sự phản đối và áp lực của quốc tế. Cho nên, các áp lực ngoại giao cần phải được tăng cường thêm nữa. Tôi cho rằng các nước chưa áp lực đủ với Việt Nam về tầm quan trọng của tự do báo chí. Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ, hay Liên hiệp Châu Âu cần phải chỉ trích Hà Nội mạnh mẽ và thẳng thắn hơn nữa trong lĩnh vực nhân quyền.”
Tổ chức Human Rights Watch cũng đã lên tiếng chỉ trích và kêu gọi thế giới phản ứng mạnh trước sự đàn áp leo thang tại Việt Nam.
Trong nước, áp lực lớn từ các cuộc thắp nến cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, với sự tham dự đông đảo của nhân dân 3 miền đã dẫn đến kết quả là ở phút 89, phiên tòa đã tạm hoãn vì tay trọng tài “dỏm” bị cảm xoàng. Không hẳn vị quan tòa 'bị ốm đột xuất' do thời tiết, mà chắc chắn hắn đã bị ảnh hưởng từ những cú hắt xì của nhân dân.
Có thể thấy, áp lực cả trong lẫn ngoài nước tạo nên sự yên lặng từ phía nhà cầm quyền. Nhưng điều đó không bao giờ có nghĩa là giới blogger tranh đấu nhân quyền đã hết nguy hiểm.
Trong thời điểm hiện tại, có người cũng đưa ra lời khuyên như một phương thế an toàn tương đối cho các blogger, đấy là không nên dính líu hay đứng hẳn cho một tổ chức nào, mục đích là để tránh bị quy chụp và bắt bớ. Bất kể phương án nào được đưa ra, thì những blogger tránh đấu nhân quyền đều hiểu rõ: họ phải đứng hẳn về phía nhân dân, những người không có tiếng nói song phải chịu nhiều đàn áp.
Điều 258 đã phát huy tác dụng mập mờ khi được nhà cầm quyền mang ra để bắt bớ blogger vô tội vạ, lẽ nào họ chịu ngừng tay? Sau một vài giây phút giả vờ đầy ẩn ý, có thể là một tiếng nói, một chiến thuật đàn áp tiếp theo như một cú hắt xì hơi và không biết chiếc lá nào lại rơi?
Thế nhưng, những chiếc lá dù muốn hay không cũng cần phải rơi để đón chào mùa Thu Đất Trời.
August Anhdanlambaovn.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét