Chính quyền phản ứng sau vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc
2-7-2013
Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.
Ngay sau khi xảy ra vụ phản kháng của tù nhân tại trại Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nhóm tù chính trị tại đó bị chuyển đi nơi khác.
Thừa nhận một nửa sự việc!
Vụ việc các tù nhân tại trại giam Z30A Xuân Lộc Đồng Nai nổi dậy hồi sáng chủ nhật ngày 30 tháng 6 khống chế giám thị trại giam để phản đối cách hành xử hà khắc như đánh đập, cắt xén khẩu phần ăn, bán những thực phẩm ôi thiu cho phạm nhân … được chính một số tù chính trị ở phân trại 1 thông tin ra bên ngoài.
Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước loan đi thông tin của Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp ( Tổng cục 8, Bộ Công An) về vụ việc đó. Tổng cục này thừa nhận đã xảy ra vụ việc được gọi là gây rối.
Theo đó sự vụ khởi phát từ lúc ba phạm nhân tội phạm hình sự có hành vi gây rối trật tự nhằm ngăn cản cuộc đá bóng của các phạm nhân do cán bộ quản giáo tổ chức. Khi cán bộ quản giáo vào giải quyết thì những phạm nhân đó có hành vi kích động, lôi kéo những người khác tham gia đập phá hàng rào phân khu, bếp ăn, căn tin, phá cửa nhà kỷ luật, nhà giam riêng đang giam những phạm nhân bị kỷ luật giải thoát cho họ để cùng tham gia.
Đích thân trung tướng Cao Ngọc Oánh, tổng cục trưởng Tổng Cục 8 phải từ Hà Nội bay vào Đồng Nai để giải quyết vụ việc ngay trong chiều chủ nhật. Sang ngày thứ hai 1 tháng 7, lãnh đạo Tổng cục 8 đã có cuộc họp với Ban giám thị trại giam Z30A Xuân Lộc.
Mạng Chính phủ trích phát biểu của ông trung tướng Cao Ngọc Oánh cho rằng sau vụ việc xảy ra ở phân trại 1 hôm ngày chủ nhật 30 tháng 6, sẽ có khoảng 10 đối tượng bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Vào ngày 2 tháng 7, báo mạng Tiền Phong đăng tải bài phỏng vấn ông Hồ Phi Thắng, đại tá giám thị trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Theo đó ông Thắng cho rằng ông tự nguyện ở lại trong trại để xử lý tình huống; và nguyên nhân vụ việc là xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai đội bóng.
Biện pháp đối phó
Dù những bản tin của các báo mạng Chính Phủ, Thanh Niên, Tiền Phong, Pháp Luật… đều loan tải tin tức theo như thông báo từ Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp đưa ra; thế nhưng ngay sau khi xảy ra vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai nhóm những tù chính trị đang bị giam ở đó như ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn… đều bị chuyển sang trại khác.
Ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức, cho biết người thân trong gia đình đi thăm ông Thức về và cho ông này biết như sau:
Thông tin đúng đó. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã chủ động đi ngày hôm qua. Nghe thông tin chuyển xuống Xuyên Mộc, nên gia đình đi thẳng xuống đó vào ngày hôm qua, và đã gặp được Thức. Cùng với thức có 4 người khác nữa: Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Huỳnh Ngọc Trí, còn ai đó nữa tôi không nhớ tên.
Thân phụ của anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, người đang phải thụ án 9 năm do đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và tham gia tổ chức cho công nhân ở Trà Vinh biểu tình, xác nhận ông được người khác cho biết tin con ông đã chuyển trại; nhưng ông chờ đến khi xác định được nơi giam chính thức anh này sẽ đi thăm:
Biết rồi, nhưng để nghe tin tức đàng hoàng rồi mới đi. Tôi mới đi thăm hồi ngày 10 tháng 6; hôm nay mới ngày 2 tháng 7. Ráng vài bữa nữa biết chổ ở ổn định rồi tính.
”Chính sách với tù chính trị
Bà Dương thị Tân, người từng phải lặn lội thăm nuôi blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải qua các nơi giam giữ, trong đó có trại giam Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu và Z30A Xuân Lộc nói về việc chuyển trại và chính sách giam giữ của chính quyền Việt Nam:
Tôi nghĩ hệ thống nhà tù được chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ Công An, nói chung sự hà khắc cũng như nhau mà thôi. Chỉ có điều kiện vật chất tùy từng trại giam có sự khác nhau. Ví dụ như ở Xuân Lộc, cơ sở hạ tầng và những gì khác đã có sự ổn định rồi; còn ở Xuyên Mộc hay những trại khác đang trong giai đoạn hoàn thiện hay xây dựng mới, làm thêm nên có thể còn hoang sơ hơn. Còn sự chỉ đạo về tinh thần thì như nhau vì cùng cấp chỉ huy từ Bộ Công an mà ra, họ rất chặt chẽ về vấn đề đó.
”Ví dụ Trại Thanh Chương nơi ông Hải đang ở, rất xa xôi, chỉ cầm tù những người dân tộc phạm tội ma túy, buôn lậu… Sự coi giữ ở đó có lỏng lẻo hơn so với các trại khác; nhưng đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Hải khác hẳn. Tôi nhìn thấy một người lính có thể canh giữ rất nhiều thân nhân vào thăm; nhưng đối với một mình ông Nguyễn Văn Hải mà có đến 6 lính canh giữ. Có những thứ tôi gửi cho ông Hải, họ không nhận nhưng quay sang nhìn người nhà AnhbaSG và Tạ Phong Tần thì có những thứ đó tôi đưa họ lại nhận. Điều đó chứng tỏ có sự chỉ đạo sát sao; nếu cần răn đe, trừng phạt một ai đó họ sẵn sàng làm dù bất kỳ nơi nào: văn minh hay sơ khai… Họ được sự chỉ đạo từ cấp cao nhất.
Ông Trần Văn Huỳnh có một vài nhận xét về trại giam Xuyên Mộc so với trại Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai:
Xuyên Mộc cũng có những khác; nhất là về tiện nghi. Theo lời các con tôi nói nghiêm ngặt hơn. Trước đây ở Xuân Lộc, đồ tiếp tế của gia đình, phạm nhân có thể giữ để nấu nướng nếu được phép; còn ở Xuyên Mộc thì đồ tiếp tế họ giữ lại và phát hằng ngày.
Vụ nổi dậy tại phân trại 1, trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai diễn ra không lâu sau đợt tuyệt thực của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại trại giam Số 5 ở Yên Định, Thanh Hóa cũng nhằm đòi hỏi trại phải giải quyết đơn tố cáo của ông
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Nguồn : RFA Đài Á Châu Tự Do
Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.
Ngay sau khi xảy ra vụ phản kháng của tù nhân tại trại Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nhóm tù chính trị tại đó bị chuyển đi nơi khác.
Thừa nhận một nửa sự việc!
Vụ việc các tù nhân tại trại giam Z30A Xuân Lộc Đồng Nai nổi dậy hồi sáng chủ nhật ngày 30 tháng 6 khống chế giám thị trại giam để phản đối cách hành xử hà khắc như đánh đập, cắt xén khẩu phần ăn, bán những thực phẩm ôi thiu cho phạm nhân … được chính một số tù chính trị ở phân trại 1 thông tin ra bên ngoài.
Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước loan đi thông tin của Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp ( Tổng cục 8, Bộ Công An) về vụ việc đó. Tổng cục này thừa nhận đã xảy ra vụ việc được gọi là gây rối.
Theo đó sự vụ khởi phát từ lúc ba phạm nhân tội phạm hình sự có hành vi gây rối trật tự nhằm ngăn cản cuộc đá bóng của các phạm nhân do cán bộ quản giáo tổ chức. Khi cán bộ quản giáo vào giải quyết thì những phạm nhân đó có hành vi kích động, lôi kéo những người khác tham gia đập phá hàng rào phân khu, bếp ăn, căn tin, phá cửa nhà kỷ luật, nhà giam riêng đang giam những phạm nhân bị kỷ luật giải thoát cho họ để cùng tham gia.
Quote:
“ Ngày hôm sau truyền thông trong nước loan đi thông tin của Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp ( Tổng cục 8, Bộ Công An) về vụ việc đó. Tổng cục này thừa nhận đã xảy ra vụ việc được gọi là gây rối |
Quote:
”Thông tin của Tổng Cục thì hành án và Hỗ trợ Tư pháp nói rằng tình hình tại phân trại 1 cơ bản ổn định trở lại từ lúc 2 giờ 45 cùng ngày. |
Đích thân trung tướng Cao Ngọc Oánh, tổng cục trưởng Tổng Cục 8 phải từ Hà Nội bay vào Đồng Nai để giải quyết vụ việc ngay trong chiều chủ nhật. Sang ngày thứ hai 1 tháng 7, lãnh đạo Tổng cục 8 đã có cuộc họp với Ban giám thị trại giam Z30A Xuân Lộc.
Mạng Chính phủ trích phát biểu của ông trung tướng Cao Ngọc Oánh cho rằng sau vụ việc xảy ra ở phân trại 1 hôm ngày chủ nhật 30 tháng 6, sẽ có khoảng 10 đối tượng bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Vào ngày 2 tháng 7, báo mạng Tiền Phong đăng tải bài phỏng vấn ông Hồ Phi Thắng, đại tá giám thị trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Theo đó ông Thắng cho rằng ông tự nguyện ở lại trong trại để xử lý tình huống; và nguyên nhân vụ việc là xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai đội bóng.
Biện pháp đối phó
Dù những bản tin của các báo mạng Chính Phủ, Thanh Niên, Tiền Phong, Pháp Luật… đều loan tải tin tức theo như thông báo từ Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp đưa ra; thế nhưng ngay sau khi xảy ra vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai nhóm những tù chính trị đang bị giam ở đó như ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn… đều bị chuyển sang trại khác.
Quote:
“ Vào ngày 2 tháng 7, báo mạng Tiền Phong đăng tải bài phỏng vấn ông Hồ Phi Thắng, đại tá giám thị trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Theo đó ông Thắng cho rằng ông tự nguyện ở lại trong trại để xử lý tình huống; và nguyên nhân vụ việc là xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai đội bóng |
Quote:
”Ông Trần Huỳnh Duy Thức, người bị kết án 16 năm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, bị chuyển về trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Gia đình ông này vào ngày 1 tháng 7 đã đi thăm và gặp được ông Trần Huỳnh Duy Thức tại đó. |
Ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức, cho biết người thân trong gia đình đi thăm ông Thức về và cho ông này biết như sau:
Thông tin đúng đó. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã chủ động đi ngày hôm qua. Nghe thông tin chuyển xuống Xuyên Mộc, nên gia đình đi thẳng xuống đó vào ngày hôm qua, và đã gặp được Thức. Cùng với thức có 4 người khác nữa: Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Huỳnh Ngọc Trí, còn ai đó nữa tôi không nhớ tên.
Thân phụ của anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, người đang phải thụ án 9 năm do đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và tham gia tổ chức cho công nhân ở Trà Vinh biểu tình, xác nhận ông được người khác cho biết tin con ông đã chuyển trại; nhưng ông chờ đến khi xác định được nơi giam chính thức anh này sẽ đi thăm:
Biết rồi, nhưng để nghe tin tức đàng hoàng rồi mới đi. Tôi mới đi thăm hồi ngày 10 tháng 6; hôm nay mới ngày 2 tháng 7. Ráng vài bữa nữa biết chổ ở ổn định rồi tính.
Quote:
“ Nghe thông tin chuyển xuống Xuyên Mộc, nên gia đình đi thẳng xuống đó vào ngày hôm qua, và đã gặp được Thức. Cùng với thức có 4 người khác nữa: Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Huỳnh Ngọc Trí, còn ai đó nữa tôi không nhớ tên Ông Trần Văn Huỳnh |
”Chính sách với tù chính trị
Bà Dương thị Tân, người từng phải lặn lội thăm nuôi blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải qua các nơi giam giữ, trong đó có trại giam Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu và Z30A Xuân Lộc nói về việc chuyển trại và chính sách giam giữ của chính quyền Việt Nam:
Tôi nghĩ hệ thống nhà tù được chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ Công An, nói chung sự hà khắc cũng như nhau mà thôi. Chỉ có điều kiện vật chất tùy từng trại giam có sự khác nhau. Ví dụ như ở Xuân Lộc, cơ sở hạ tầng và những gì khác đã có sự ổn định rồi; còn ở Xuyên Mộc hay những trại khác đang trong giai đoạn hoàn thiện hay xây dựng mới, làm thêm nên có thể còn hoang sơ hơn. Còn sự chỉ đạo về tinh thần thì như nhau vì cùng cấp chỉ huy từ Bộ Công an mà ra, họ rất chặt chẽ về vấn đề đó.
Quote:
“ Xuyên Mộc cũng có những khác; nhất là về tiện nghi. Theo lời các con tôi nói nghiêm ngặt hơn. Trước đây ở Xuân Lộc, đồ tiếp tế của gia đình, phạm nhân có thể giữ để nấu nướng nếu được phép; còn ở Xuyên Mộc thì đồ tiếp tế họ giữ lại và phát hằng ngày Ông Trần Văn Huỳnh |
”Ví dụ Trại Thanh Chương nơi ông Hải đang ở, rất xa xôi, chỉ cầm tù những người dân tộc phạm tội ma túy, buôn lậu… Sự coi giữ ở đó có lỏng lẻo hơn so với các trại khác; nhưng đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Hải khác hẳn. Tôi nhìn thấy một người lính có thể canh giữ rất nhiều thân nhân vào thăm; nhưng đối với một mình ông Nguyễn Văn Hải mà có đến 6 lính canh giữ. Có những thứ tôi gửi cho ông Hải, họ không nhận nhưng quay sang nhìn người nhà AnhbaSG và Tạ Phong Tần thì có những thứ đó tôi đưa họ lại nhận. Điều đó chứng tỏ có sự chỉ đạo sát sao; nếu cần răn đe, trừng phạt một ai đó họ sẵn sàng làm dù bất kỳ nơi nào: văn minh hay sơ khai… Họ được sự chỉ đạo từ cấp cao nhất.
Ông Trần Văn Huỳnh có một vài nhận xét về trại giam Xuyên Mộc so với trại Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai:
Xuyên Mộc cũng có những khác; nhất là về tiện nghi. Theo lời các con tôi nói nghiêm ngặt hơn. Trước đây ở Xuân Lộc, đồ tiếp tế của gia đình, phạm nhân có thể giữ để nấu nướng nếu được phép; còn ở Xuyên Mộc thì đồ tiếp tế họ giữ lại và phát hằng ngày.
Vụ nổi dậy tại phân trại 1, trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai diễn ra không lâu sau đợt tuyệt thực của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại trại giam Số 5 ở Yên Định, Thanh Hóa cũng nhằm đòi hỏi trại phải giải quyết đơn tố cáo của ông
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Nguồn : RFA Đài Á Châu Tự Do
Xuân Lộc, Xuyên Mộc và còn nơi nào khác nữa?
3-7-2013
Trần Huỳnh Duy Thức tại văn phòng làm việc khi chưa bị bắt
Sau khi được tin tù nhân tại phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc nổi dậy vào sáng chủ nhật 30/6/2013, cùng tin tức do các anh em tù chính trị nhắn về cho cháu Lê Thăng Long vào buổi trưa cùng ngày, gia đình tôi đã rất lo lắng cho tình hình của Thức và các anh em ở chung khu giam riêng với Thức. Vì vậy, ngay sáng thứ Hai hôm sau, gia đình đã tức tốc đi Xuân Lộc với mong muốn được gặp Thức và tìm hiểu hiện tình ở trại giam. Đồng thời, gia đình cũng liên lạc với người nhà các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí (Việt Khang) và Nguyễn Ngọc Cường để thông báo về chuyến đi của gia đình.
Đến nơi, gia đình tôi trình diện tại chốt gác trước khi vào khu trại như thường lệ thì viên công an tại chốt bất ngờ bảo rằng gia đình hãy đến trại giam Xuyên Mộc vì Thức đã chuyển về đó. Tin đến đột ngột, thêm vào đó là sự hoang mang khi liên hệ việc chuyển trại này với sự kiện vừa diễn ra hôm trước đó, thế nên gia đình quyết định phải làm rõ ngọn nguồn vụ việc. Tuy nhiên, đề nghị trao đổi với quản lý phân trại K1 của gia đình chỉ nhận được câu trả lời rằng “cán bộ đã đi họp” từ viên công an tại chốt gác. Được một lúc thì viên công an này rời chốt đi đâu không rõ. Xung quanh đó có những người nhà phạm nhân đang chờ đến lượt được cho vào bên trong các phân trại K2, K3…, họ chứng kiến diễn biến từ đầu đến giờ nên khi thấy viên công an đi khuất thì lại gần hỏi thăm gia đình. Nghe chuyện về cuộc nổi dậy của anh em tù nhân khu K1 và việc Thức bị chuyển đi đường đột, bà con đồng tình với gia đình tôi và khuyến khích gia đình phải gặp quản lý phân trại để yêu cầu họ giải thích rõ lý do. Thế rồi một người trong số họ bảo gia đình cứ vào thẳng khu K1 mà không cần phê duyệt của viên công an chốt cổng, anh ta nói từ sáng đã có một số thân nhân làm như vậy. Nhận thấy chỉ còn cách này, vì vậy gia đình tôi đã đi bộ vào trong.
Trên con đường nhựa chừng 200m từ cổng trại dẫn vào nhà thăm gặp của khu K1, sáng hôm thứ Hai chợt xuất hiện nhiều tốp cảnh sát cơ động được bố trí la liệt. Xung quanh khu trại thi thoảng cũng có một số cảnh sát thuộc lực lượng này đi tuần qua lại. Vào đến nhà thăm gặp, gia đình tôi thử tiến hành thủ tục đăng ký thăm gặp như những lần trước thì một cảnh sát trại giam tên Thanh nói rằng không tiếp nhận sổ thăm gặp của gia đình vì Thức đã chuyển đi nơi khác theo quyết định của lãnh đạo và mời gia đình quay về. Không chấp nhận trước đề nghị vô lý đó mà không có một lời giải thích thấu đáo, gia đình tôi nhất định yêu cầu phía trại giam giải trình rõ nguyên do Thức bị chuyển đi bất ngờ, đồng thời khẳng định gia đình có quyền nghi ngờ việc chuyển đi này có liên quan đến vụ việc hôm chủ nhật nếu như không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía trại giam. Cuối cùng, người công an tên Thanh bảo gia đình tôi ngồi chờ một chút trong khi anh ta liên lạc với cấp trên nhờ giải quyết. Chừng 15 phút sau thì một phó giám thị tên Tính xuất hiện rồi mời gia đình tôi sang chỗ riêng để tiếp chuyện.
Mở đầu, vị phó giám thị này nói rằng tối hôm chủ nhật 30/6/2013, Thức cùng 4 tù nhân khác ở khu giam riêng gồm các anh Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, Huỳnh Anh Trí và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã chuyển về trại giam Xuyên Mộc. Khi gia đình tôi hỏi về lý do họ bị chuyển đi, vị cũng chỉ đưa ra câu trả lời tương tự cấp dưới tên Thanh của anh ta rằng đó là quyết định của lãnh đạo Tổng cục VIII và anh ta chỉ có trách nhiệm thi hành. Tuy nhiên, viên phó giám thị khẳng định việc Thức cùng 4 anh em tù nhân lương tâm khác bị chuyển đi không phải là một hình thức kỷ luật vi phạm và hoàn toàn không liên quan đến vụ việc hôm chủ nhật. Đến đây, gia đình muốn tìm hiểu về cuộc nổi dậy của các phạm nhân K1 sáng ngày 30/6 nên đặt câu hỏi thì anh ta lập tức phủ nhận từ ‘nổi dậy’ và nói rằng đó chỉ là “xích mích nhỏ giữa các phạm nhân khi chơi đá bóng” mà thôi. Trong khi trước đó, các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Pháp Luật đều đưa tin sự việc do một số “phạm nhân quá khích kích động và cố tình gây rối”. Vì có sự khác biệt giữa hai thông tin trên nên gia đình đã nêu lên vấn đề này, nhưng đến đây viên phó giám thị tên Tính từ chối bình luận thêm.
Kết thúc cuộc trao đổi, gia đình rời Xuân Lộc để đến trại Xuyên Mộc vào lúc 1h30 chiều cùng ngày. Nhưng đến 3h30 sau khi gia đình các phạm nhân khác đã ra về hết thì gia đình mới được bố trí để gặp Thức. Lúc này trong phòng thăm gặp chỉ còn mỗi gia đình tôi và Thức. Suốt 30 phút trò chuyện, luôn có 3 an ninh ngồi canh ở đầu góc phòng – trong đó có 1 người cầm súng - và 2 vị khác thường xuyên đi vòng quanh.
Nhìn Thức hốc hác trông thấy, nên gia đình hỏi thăm về sự việc hôm chủ nhật. Thức nói cả ngày hôm qua cho tới trưa hôm nay mới bỏ bụng một phần cơm trắng với canh không. Thức kể hôm 30/6 bạo động rất dữ dội, các tù nhân ở khu thường phạm đã cầm dao, gậy gộc tìm đến khu kỷ luật giải thoát cho các phạm nhân đang bị xiềng xích ở đó rồi di chuyển đến khu giam riêng nơi Thức cùng mấy anh em tù chính trị ở và phá rào, phá cửa xông vào. Họ đề nghị mấy anh em tù chính trị có hiểu biết về quyền con người giúp họ đứng ra thương lượng với các quản trại. Thức nói có dặn họ kiềm chế, không được gây thương tích cho người khác. Tuy nhiên, Thức chỉ kể được tới đó thì một an ninh trại Xuyên Mộc cắt ngang. Người này nói gia đình thăm gặp chỉ nên hỏi chuyện sức khỏe, sinh hoạt thường ngày của phạm nhân, đừng hỏi những việc không liên quan.
Sau đó, gia đình chuyển sang hỏi về chỗ ở mới của Thức ở Xuyên Mộc. Hiện tại, Thức đang ở trong một khu biệt lập cùng các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Anh Trí. Ở khu biệt lập này, các buồng sát nhau tạo thành một dãy, trong đó anh Hùng và Tuấn giam chung một buồng, còn Thức và anh Cường, anh Trí mỗi người ở buồng riêng. Do bị chuyển đi vội vã trong đêm 30/6 nên Thức không biết được mấy anh em tù nhân lương tâm còn lại ở Xuân Lộc giờ ra sao. Khi được biết cháu Việt Khang và Trần Thanh Giang vẫn ở lại chỗ cũ, không bị đưa đi đâu khác thì Thức rất vui.
Đến 4h chiều, gia đình tôi chúc Thức giữ gìn sức khỏe rồi chia tay Thức ra về. Thức nhờ gia đình báo tin đến người nhà các anh Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng rằng họ đã chuyển đến nơi giam giữ mới an toàn.
Trong lúc chờ gặp viên phó giám thị tên Tính để trao đổi, gia đình tôi có tiếp xúc với một chị là mẹ của phạm nhân tên Nguyễn Hồng Thái trước đó bị giam tại khu K1 trại Xuân Lộc. Khi làm thủ tục đăng ký thăm gặp, chị được thông báo rằng con chị đã bị đưa đến nơi khác vì tham gia vào vụ việc hôm 30/6. Chị có hỏi con chị hiện đang ở trại giam nào nhưng các quản trại không cho biết. Dường như bắt đầu rơi vào tuyệt vọng, lúc này chị van nài họ bằng giọng run run thì chỉ nhận được lời sẵng giọng đáp trả và yêu cầu chị ra về. Nhìn người phụ nữ đã luống tuổi mắt đỏ hoe, liu xiu hai tay xách nặng bước lầm lũi trở ra mà không biết con mình giờ đang ở nơi đâu, thiết nghĩ còn bao nhiêu hoàn cảnh tương tự đang diễn ra ở các trại giam trên khắp cả nước? Giống như chị, gia đình tôi cũng không hề được thông báo trước về việc chuyển trại của Thức; tuy nhiên, may mắn hơn chị, đến cuối ngày gia đình đã tìm đến được cái ôm siết chặt và lời động viên của Thức – điều mà gia đình tôi sẽ đi đến tận cùng để có được. Nhưng sự may mắn này sẽ kéo dài đến lúc nào, sau khi anh Điếu Cày và chị Tạ Phong Tần đã đột ngột bị chuyển ra Bắc? Đó chính là nỗi lo lắng của gia đình tôi.
Sau sự việc tại trại giam Xuân Lộc vừa qua, dựa trên lời con tôi kể và các anh em tù nhân lương tâm tại đây, tôi tin rằng cuộc nổi dậy hôm 30/6 của các tù nhân thường phạm xuất phát từ yêu cầu trại giam đáp ứng các điều kiện sống chính đáng và đảm bảo quyền con người của họ. Dù là phạm nhân nhưng họ vẫn là con người với phẩm giá và các quyền cơ bản cần được tôn trọng bất kể tình trạng pháp lý. Vì vậy, tôi kêu gọi cộng đồng hãy lên tiếng để vụ việc tại trại giam Xuân Lộc được giải quyết công khai, minh bạch, công bằng và phù hợp với luật pháp quốc tế lẫn trong nước. Sức mạnh thực chất của xã hội dân sự chỉ tương đồng với khả năng danh nghĩa của nó khi mỗi người trong chúng ta nhận thức và hành động.
Trần Văn Huỳnh, gửi RFA từ Việt Nam
Nguồn : RFA Đài Á Châu Tự Do
Trần Huỳnh Duy Thức tại văn phòng làm việc khi chưa bị bắt
Sau khi được tin tù nhân tại phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc nổi dậy vào sáng chủ nhật 30/6/2013, cùng tin tức do các anh em tù chính trị nhắn về cho cháu Lê Thăng Long vào buổi trưa cùng ngày, gia đình tôi đã rất lo lắng cho tình hình của Thức và các anh em ở chung khu giam riêng với Thức. Vì vậy, ngay sáng thứ Hai hôm sau, gia đình đã tức tốc đi Xuân Lộc với mong muốn được gặp Thức và tìm hiểu hiện tình ở trại giam. Đồng thời, gia đình cũng liên lạc với người nhà các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí (Việt Khang) và Nguyễn Ngọc Cường để thông báo về chuyến đi của gia đình.
Đến nơi, gia đình tôi trình diện tại chốt gác trước khi vào khu trại như thường lệ thì viên công an tại chốt bất ngờ bảo rằng gia đình hãy đến trại giam Xuyên Mộc vì Thức đã chuyển về đó. Tin đến đột ngột, thêm vào đó là sự hoang mang khi liên hệ việc chuyển trại này với sự kiện vừa diễn ra hôm trước đó, thế nên gia đình quyết định phải làm rõ ngọn nguồn vụ việc. Tuy nhiên, đề nghị trao đổi với quản lý phân trại K1 của gia đình chỉ nhận được câu trả lời rằng “cán bộ đã đi họp” từ viên công an tại chốt gác. Được một lúc thì viên công an này rời chốt đi đâu không rõ. Xung quanh đó có những người nhà phạm nhân đang chờ đến lượt được cho vào bên trong các phân trại K2, K3…, họ chứng kiến diễn biến từ đầu đến giờ nên khi thấy viên công an đi khuất thì lại gần hỏi thăm gia đình. Nghe chuyện về cuộc nổi dậy của anh em tù nhân khu K1 và việc Thức bị chuyển đi đường đột, bà con đồng tình với gia đình tôi và khuyến khích gia đình phải gặp quản lý phân trại để yêu cầu họ giải thích rõ lý do. Thế rồi một người trong số họ bảo gia đình cứ vào thẳng khu K1 mà không cần phê duyệt của viên công an chốt cổng, anh ta nói từ sáng đã có một số thân nhân làm như vậy. Nhận thấy chỉ còn cách này, vì vậy gia đình tôi đã đi bộ vào trong.
Trên con đường nhựa chừng 200m từ cổng trại dẫn vào nhà thăm gặp của khu K1, sáng hôm thứ Hai chợt xuất hiện nhiều tốp cảnh sát cơ động được bố trí la liệt. Xung quanh khu trại thi thoảng cũng có một số cảnh sát thuộc lực lượng này đi tuần qua lại. Vào đến nhà thăm gặp, gia đình tôi thử tiến hành thủ tục đăng ký thăm gặp như những lần trước thì một cảnh sát trại giam tên Thanh nói rằng không tiếp nhận sổ thăm gặp của gia đình vì Thức đã chuyển đi nơi khác theo quyết định của lãnh đạo và mời gia đình quay về. Không chấp nhận trước đề nghị vô lý đó mà không có một lời giải thích thấu đáo, gia đình tôi nhất định yêu cầu phía trại giam giải trình rõ nguyên do Thức bị chuyển đi bất ngờ, đồng thời khẳng định gia đình có quyền nghi ngờ việc chuyển đi này có liên quan đến vụ việc hôm chủ nhật nếu như không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía trại giam. Cuối cùng, người công an tên Thanh bảo gia đình tôi ngồi chờ một chút trong khi anh ta liên lạc với cấp trên nhờ giải quyết. Chừng 15 phút sau thì một phó giám thị tên Tính xuất hiện rồi mời gia đình tôi sang chỗ riêng để tiếp chuyện.
Mở đầu, vị phó giám thị này nói rằng tối hôm chủ nhật 30/6/2013, Thức cùng 4 tù nhân khác ở khu giam riêng gồm các anh Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, Huỳnh Anh Trí và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã chuyển về trại giam Xuyên Mộc. Khi gia đình tôi hỏi về lý do họ bị chuyển đi, vị cũng chỉ đưa ra câu trả lời tương tự cấp dưới tên Thanh của anh ta rằng đó là quyết định của lãnh đạo Tổng cục VIII và anh ta chỉ có trách nhiệm thi hành. Tuy nhiên, viên phó giám thị khẳng định việc Thức cùng 4 anh em tù nhân lương tâm khác bị chuyển đi không phải là một hình thức kỷ luật vi phạm và hoàn toàn không liên quan đến vụ việc hôm chủ nhật. Đến đây, gia đình muốn tìm hiểu về cuộc nổi dậy của các phạm nhân K1 sáng ngày 30/6 nên đặt câu hỏi thì anh ta lập tức phủ nhận từ ‘nổi dậy’ và nói rằng đó chỉ là “xích mích nhỏ giữa các phạm nhân khi chơi đá bóng” mà thôi. Trong khi trước đó, các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Pháp Luật đều đưa tin sự việc do một số “phạm nhân quá khích kích động và cố tình gây rối”. Vì có sự khác biệt giữa hai thông tin trên nên gia đình đã nêu lên vấn đề này, nhưng đến đây viên phó giám thị tên Tính từ chối bình luận thêm.
Kết thúc cuộc trao đổi, gia đình rời Xuân Lộc để đến trại Xuyên Mộc vào lúc 1h30 chiều cùng ngày. Nhưng đến 3h30 sau khi gia đình các phạm nhân khác đã ra về hết thì gia đình mới được bố trí để gặp Thức. Lúc này trong phòng thăm gặp chỉ còn mỗi gia đình tôi và Thức. Suốt 30 phút trò chuyện, luôn có 3 an ninh ngồi canh ở đầu góc phòng – trong đó có 1 người cầm súng - và 2 vị khác thường xuyên đi vòng quanh.
Nhìn Thức hốc hác trông thấy, nên gia đình hỏi thăm về sự việc hôm chủ nhật. Thức nói cả ngày hôm qua cho tới trưa hôm nay mới bỏ bụng một phần cơm trắng với canh không. Thức kể hôm 30/6 bạo động rất dữ dội, các tù nhân ở khu thường phạm đã cầm dao, gậy gộc tìm đến khu kỷ luật giải thoát cho các phạm nhân đang bị xiềng xích ở đó rồi di chuyển đến khu giam riêng nơi Thức cùng mấy anh em tù chính trị ở và phá rào, phá cửa xông vào. Họ đề nghị mấy anh em tù chính trị có hiểu biết về quyền con người giúp họ đứng ra thương lượng với các quản trại. Thức nói có dặn họ kiềm chế, không được gây thương tích cho người khác. Tuy nhiên, Thức chỉ kể được tới đó thì một an ninh trại Xuyên Mộc cắt ngang. Người này nói gia đình thăm gặp chỉ nên hỏi chuyện sức khỏe, sinh hoạt thường ngày của phạm nhân, đừng hỏi những việc không liên quan.
Sau đó, gia đình chuyển sang hỏi về chỗ ở mới của Thức ở Xuyên Mộc. Hiện tại, Thức đang ở trong một khu biệt lập cùng các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Anh Trí. Ở khu biệt lập này, các buồng sát nhau tạo thành một dãy, trong đó anh Hùng và Tuấn giam chung một buồng, còn Thức và anh Cường, anh Trí mỗi người ở buồng riêng. Do bị chuyển đi vội vã trong đêm 30/6 nên Thức không biết được mấy anh em tù nhân lương tâm còn lại ở Xuân Lộc giờ ra sao. Khi được biết cháu Việt Khang và Trần Thanh Giang vẫn ở lại chỗ cũ, không bị đưa đi đâu khác thì Thức rất vui.
Đến 4h chiều, gia đình tôi chúc Thức giữ gìn sức khỏe rồi chia tay Thức ra về. Thức nhờ gia đình báo tin đến người nhà các anh Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng rằng họ đã chuyển đến nơi giam giữ mới an toàn.
Trong lúc chờ gặp viên phó giám thị tên Tính để trao đổi, gia đình tôi có tiếp xúc với một chị là mẹ của phạm nhân tên Nguyễn Hồng Thái trước đó bị giam tại khu K1 trại Xuân Lộc. Khi làm thủ tục đăng ký thăm gặp, chị được thông báo rằng con chị đã bị đưa đến nơi khác vì tham gia vào vụ việc hôm 30/6. Chị có hỏi con chị hiện đang ở trại giam nào nhưng các quản trại không cho biết. Dường như bắt đầu rơi vào tuyệt vọng, lúc này chị van nài họ bằng giọng run run thì chỉ nhận được lời sẵng giọng đáp trả và yêu cầu chị ra về. Nhìn người phụ nữ đã luống tuổi mắt đỏ hoe, liu xiu hai tay xách nặng bước lầm lũi trở ra mà không biết con mình giờ đang ở nơi đâu, thiết nghĩ còn bao nhiêu hoàn cảnh tương tự đang diễn ra ở các trại giam trên khắp cả nước? Giống như chị, gia đình tôi cũng không hề được thông báo trước về việc chuyển trại của Thức; tuy nhiên, may mắn hơn chị, đến cuối ngày gia đình đã tìm đến được cái ôm siết chặt và lời động viên của Thức – điều mà gia đình tôi sẽ đi đến tận cùng để có được. Nhưng sự may mắn này sẽ kéo dài đến lúc nào, sau khi anh Điếu Cày và chị Tạ Phong Tần đã đột ngột bị chuyển ra Bắc? Đó chính là nỗi lo lắng của gia đình tôi.
Sau sự việc tại trại giam Xuân Lộc vừa qua, dựa trên lời con tôi kể và các anh em tù nhân lương tâm tại đây, tôi tin rằng cuộc nổi dậy hôm 30/6 của các tù nhân thường phạm xuất phát từ yêu cầu trại giam đáp ứng các điều kiện sống chính đáng và đảm bảo quyền con người của họ. Dù là phạm nhân nhưng họ vẫn là con người với phẩm giá và các quyền cơ bản cần được tôn trọng bất kể tình trạng pháp lý. Vì vậy, tôi kêu gọi cộng đồng hãy lên tiếng để vụ việc tại trại giam Xuân Lộc được giải quyết công khai, minh bạch, công bằng và phù hợp với luật pháp quốc tế lẫn trong nước. Sức mạnh thực chất của xã hội dân sự chỉ tương đồng với khả năng danh nghĩa của nó khi mỗi người trong chúng ta nhận thức và hành động.
Trần Văn Huỳnh, gửi RFA từ Việt Nam
Nguồn : RFA Đài Á Châu Tự Do
Khởi tố 11 phạm nhân gây rối trại giam Xuân Lộc
Sỹ Tuyên (baotintuc) - Chiều 12/7, Thượng tá Trần Tiến Đạt, Chánh văn phòng công an tỉnh Đồng Nai cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Xuân Lộc đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 5 phạm nhân gồm: Nguyễn Văn Tân, Lê Quốc Thạnh, Cao Ngọc Rê, Phạm Văn Trí và Phạm Ngọc Hường để điều tra về hành vi “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại trại giam Xuân Lộc (đơn vị thuộc Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp – Tổng cục VIII – Bộ Công an) hôm 30/6.
Sân bóng đá nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: tuoitre.vn
Thượng tá Đạt cũng cho biết, chiều cùng ngày, cơ quan điều tra công an huyện Xuân Lộc và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đã có buổi làm việc để xem xét và thống nhất hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản, để tiếp tục ra quyết định khởi tố thêm 6 phạm nhân khác.
Trước đó vào khoảng 8 giờ 30 phút, ngày 30/6, tại phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc (đóng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai), cán bộ quản giáo tổ chức cho phạm nhân đá bóng tại sân trong khu vực giam giữ, trong đó có các phạm nhân: Phạm Văn Trí (sinh năm 1977, ngụ tỉnh Tây Ninh), can tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đang chấp hành án phạt 14 năm tù với bốn tiền án; phạm nhân Phạm Ngọc Hường (sinh năm 1984, ngụ TP. Hồ Chí Minh) can tội “Cướp tài sản”, án phạt 14 năm tù; phạm nhân Nguyễn Văn Tân (sinh năm 1991, ngụ tỉnh Bình Phước) can tội “Cướp giật tài sản”, án phạt 9 năm tù, có một tiền án. Phạm nhân Lê Quốc Thạnh, Cao Ngọc Rê cũng đang chấp hành án tại phân trại 1 đã tham gia cùng các phạm nhân trên trong vụ gây rối vào sáng 30/6. Đây là những phạm nhân không chịu cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam.
Khi cán bộ quản giáo vào giải quyết, số phạm nhân này có hành vi kích động, lôi kéo nhiều phạm nhân khác tham gia đập phá hàng rào phân khu, bếp ăn, căn tin phục vụ phạm nhân; phá cửa nhà kỷ luật, nhà giam riêng đang giam giữ số phạm nhân vi phạm kỷ luật, để giải thoát cho số phạm nhân này và lôi kéo họ tham gia gây rối.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Tổng cục VIII đã chỉ đạo Ban giám thị trại giam Xuân Lộc tập trung giải quyết; phối hợp công an tỉnh Ðồng Nai tăng cường công tác bảo vệ không để phạm nhân lợi dụng trốn trại; cử cán bộ trực tiếp vào khu giam giữ đối thoại với các phạm nhân để giải quyết vụ việc. Ðến 14 giờ 45 phút cùng ngày, tình hình ở phân trại số 1 đã ổn định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét