Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Outside Off Broadway Boutique

Some of my best shots have come from waiting outside the Off Broadway Boutique on the Upper West Side. Doesn't this woman look striking in her leather pants and gorgeous scarf and jacket?!!!

Forest Tone

[Image: The "Lady Blunt" Stradivarius violin recently sold for £15.9 million].

I have to admit to a certain, by no means small, amount of obsession with the various quasi-scientific hypotheses for why Stradivarius violins have their so-called "perfect" sound, ranging from sunspots and European cold spells to tales of "secret ingredients" and "special varnishes" applied to the wood, to stories of Antonio Stradivari himself harvesting "the wood of ancient castles and cathedrals" in order to build the bodies of his famous instruments.

"A sharp dip in temperatures between 1645 and 1715," we read in but one example of these sorts of speculations, this time from National Geographic, "coincided with a reduction in sunspots and the sun's overall activity known as the Maunder Minimum. Researchers say those factors may have slowed tree growth, thereby creating the ideal building material for violins later manufactured." Indeed, the BBC adds, "It seems that the trees growing during the lifetime of Stradivari experienced a unique set of environmental conditions that has not occurred since."

[Image: Lorenzo Pellegrini gardens the forest for resonant wood; photo via JMC].

On the other hand, the resonant fullness of a Stradivarius could also come down simply to good pruning.

A fascinating and odd story in the BBC last week described the life's work of a man named Lorenzo Pellegrini, who "gardens" the Risoud Forest in Switzerland to assist the future resonant acoustics of the wood currently growing there. It's a violin garden for the 24th century. "Now 83, he still climbs trees like a squirrel," the BBC writes, "and tends the forest as if it were his garden—weeding out the beech trees that would smother his precious spruces" (note that this description suspiciously echoes the website of Swiss instrument maker JMC Lutherie, where we read that "Lorenzo is 80 years old, and he still climbs trees like a squirrel").

[Image: Lorenzo Pellegrini shapes planks for violins in Switzerland's Risoud Forest; photo via JMC].

In any case, felling the trees is like ceremonial druidry:
Once you have found the perfect tree, he says, you have to wait for the perfect day to cut it down. That day comes at the end of autumn when the sap has sunk back into the ground. When the moon is lowest on the horizon, and furthest from the Earth. Because, apparently, the gravitational pull of the moon does not only tug the waters of the sea and make the tides, it tugs up the sap.
It is, we might say, lunar wood. You can watch a film about Pellegrini—in French, without English subtitles—here.

There is a very long list of interesting things to point out here, not the least of which is the conceptual overlap between resonant forests, grown for the musical properties of their wood, and the long history of the sacred grove in European folklore and mythology. But I am also reminded of the Jaguar Lount Wood, a small forest in the UK planted specifically to help off-set all the walnut grown for paneling the insides of Jaguar cars; and of the many forests planted over the centuries specifically for growing wood for shipbuilding (more of which at the earlier link).

[Image: "Kitka River" from the Museum of Nature by Ilkka Halso].

But surely this also sets the stage for the design of some incredible future greenhouse somewhere, chilled from within and spanning whole hills, streams, and meadows at a time, where perfectly refrigerated forests grow slowly under controlled conditions to form violins in three centuries: lined with weights and counter-weights, they are pruned, cut, sliced, and pulleyed to stretch the grain toward specific densities, to hit frequencies hundreds of years from now in an echoing concert hall built for music from modified trees.

Families tend the chambered forest, introducing a new carbon dioxide mix every third Sunday of the month according to some arcane unwritten formula, and these perfectly strange trees, ideally shaped for music, roll deliriously inside with their own tuned tides of sap and water. Instrument makers step gingerly over the roots and soils of the controlled forest floor where, barely whispering out of respect for their surroundings, they remove calipers from leather bags, they prism their laser-levelers through passing banks of mist, and they pay on credit three hundred years in advance to reserve well-measured sections of trees for future violins and cellos, imagining whole new forms of music that might emerge someday, given the right, surgically placed sequences of cuts, as if all trees are secretly hiding musical instruments and only the smallest percentage of them have so far been revealed.

(Spotted via @nicolatwilley).

Việt Nam ơi! 30 tháng 4 ngày ấy… bây giờ đã sáng mắt ra chưa?

Việt Nam ơi! 30 tháng 4 ngày ấy… bây giờ

30thang4 
Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân. Đặc biệt, xin thành kính tưởng nhớ những chiến sỹ, thuộc các quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì quyết tâm bảo vệ nền tự do cho người dân Nam Việt mà đã hy sinh oanh liệt trong những ngày tàn cuộc chiến vào thánh tư đen năm 1975. Viết về ngày đau thương này của dân tộc Việt, tôi cũng xin thành kính tri ân các vị trưởng bối là Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan và quý  thân hào, nhân sỹ của Việt Nam Cộng Hòa đã vì sự an nguy của chính thể Việt Nam Cộng Hòa và của nhân dân Miền Nam mà đã hy sinh một phần máu xương của mình trên các chiến trường và đã phải trải qua nhiều năm tháng tù đày khổ sai trong các trại lao cải của cộng sản sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975. 
Đây là một trong những lý do chính yếu thúc dục tôi tiếp tục viết ngày quốc hận vào mỗi dịp tháng tư về.
Khi quý độc giả đang đọc những dòng chữ này, thì  trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam lại đang được giăng đầy băng rôn, biểu ngữ và cờ cờ máu để ăn mừng ngày “thắng cuộc”, mừng ngày cưỡng chiếm được hoàn toàn miền Nam, mà “Bác và đảng” gọi là giải phóng dân tộc. May thay đa phần người dân Việt Nam ngày nay đã sáng mắt ra cả rồi về cái chế độ cộng sản, về cái thiên đường ảo vọng Xã Hội Chủ Nghĩa, nên những băng rôn, những cờ xí đó lại trở thành những dấu chỉ nhắc nhở cho toàn dân về  những đau thương tang tóc mà hàng triệu người Việt Nam phải gánh chịu trong suốt cuộc chiến kéo  dài ròng rả 20 năm với hơn 1,100.000 người anh em ở bên kia chiến tuyến đã phải sinh Bắc tử Nam khi tham gia vào cuộc chiến tranh “giải phóng dân tộc” mà thực chất là thực hiện nghĩa vụ Quốc Tế Cộng Sản Hồ Chí Minh đã thừa hành từ Stalin, Mao Trạch Đông và từ các lãnh tụ khác của Đệ Tam Quốc Tế dưới chiêu bài “giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc” mà thực chất là  nhằm nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á theo mưu đồ và tham vọng của Quốc Tế Cộng Sản. Chỉ cần nhìn lại mối tương quan giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên hiện nay thì ai ai cũng dễ dàng  thấy được cái mỉa mai chua chát của cụm từ “giải phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước” của cộng sản Bắc Việt. Dù rằng ở Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa thuở đó, người dân chưa phải chết đói đến hàng triệu người hay phải ăn cả thịt đồng loại, phải giết cả con ruột để có thịt cho bữa ăn như ở Bắc Triều Tiên hiện nay, nhưng toàn thể dân chúng miền Bắc XHCN thuở đó cũng đã từng đói đến mờ mắt, đói đến ù tai, bởi cứ phải thiếu đói triền miên từ năm này đến năm khác do chính sách quản lý cái bao tử của người dân để dễ cai trị bằng chế độ tem phiếu. Thực phẩm chủ yếu của phần đông dân chúng là sắn khoai, là rau rừng, là măng tre thì cũng có khác mấy so với xã hội Triều Tiên hiện nay! Lương bổng cho cán bộ công chức dưới Miền Bắc XHCN cũng đã từng được quy đổi thành phân đạm, củi, than đá để chi trả thì ở Triều Tiên hiện nay cán bộ, công nhân viên chức hiện cũng đang được trả lương bằng phân đạm, nhân sâm và bút chì. Cả ở Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa thuở đó và Bắc Triều Tiên hiện nay, sự no đủ chỉ tồn tại trong phạm vi những gia đình của các lãnh đạo đảng và nhà nước và gia đình của các đảng viên cộng sản cao cấp mà thôi, vì ngân sách quốc gia chủ yếu dành cho quân sự, dành để trang bị vũ khí để để khủng bố và tàn sát đối phương, kể cả đồng bào ở bên kia chiến tuyến, là những người có chung dòng máu, có cùng màu da, nước tóc nhưng lại khác nhau về ý thức hệ.
Với khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, tất cả để giải phóng Miền Nam, ngay cả nền giáo dục cũng không được coi trọng, không được đầu tư đúng mức, cho nên cả xã hội Miền Bắc dù không phải đều “dốt đặc”, nhưng cũng chỉ ở mức “hay chữ lỏng” bởi không đủ ngân sách cho hệ thông giáo dục căn bản 12 năm, người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ học 10 năm là hoàn tất hệ trung học, thậm chí những thanh niên đang học dở dang lớp cuối cấp mà xung phong vào bộ đội là được ‘đặc cách” cho luôn cái bằng tú tài, bởi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam thừa biết rằng một khi đã đi vào cuộc chiến tranh không cân sức đó, thì có mấy thanh niên Miền Bắc có được cơ hội trở về đâu. Chính vì thế mà đã xãy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười khi cộng quân bắc Việt chiếm được Sài gòn.
Chuyện kể rằng một đơn vị bộ đội sau khi chiếm được kho quân nhu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ra trong kho còn rất nhiều thực phẩm đóng hộp, mà người Miền Nam gọi nôm na là đồ hộp, họ liền phân loại các loại thực phẩm cao cấp để cung ứng riêng cho Bộ Chính Trị Trung Ương đảng theo chế độ “đại, đại táo”, trong đó món cao cấp nhất phải kể đến là món “thịt chó đóng hộp” theo cách dịch “nóng” của một cán bộ cao cấp của đơn vị tiếp quản kho quân nhu này, khi thấy trên hộp thịt ghi là “Dog food” vậy là toàn bộ số lượng “thịt chó đóng hộp” này được chuyển về Hà Nội để cung cấp cho các “đồng chí” Tôn Đức Thắng, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng và tất cả Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản ở Hà Nội phải ăn suốt 3 năm từ 1975 đến cuối năm 1978 mới hết cơ số “thịt chó đóng hộp” này. Và trong năm 1978 khi Đồng Bằng Sông Cửu Long bị trận lũ lịch sử nhấn chìm toàn bộ hoa màu của nông dân chưa kịp thu hoạch, thì tổ chức Lương Nông Thế Giới FAO đã cử đặc phái viên đến Việt Nam để khảo sát mức độc thiệt hại, nhằm kịp thời cứu trợ, lúc này lãnh đạo cao nhất của đảng là tổng bí thư Lê Duẫn tổ chức chiêu đãi khách quý tại Văn Phòng Trung Ương đảng, và món ăn cao cấp là chiến lợi phẩm “thịt chó đóng hộp” của đế quốc Mỹ viện trợ cho quân đội đồng minh VNCH được đem ra đãi khách, như một niềm tự hào về chiến thắng vĩ đại của đảng CSVN đối với chế độ Mỹ Ngụy ở Miền Nam, và cũng chính lúc này chuyên gia của FAO đã phát hiện ra rằng cả bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã ăn thức ăn của chó, “Dog Food”, vốn là thịt ngựa được đóng hộp để làm thức ăn cho “Quân Khuyển” của quân đội Mỹ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành món ăn cao cấp của Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam nhờ vào chính sách ưu việt của nền giáo dục XHCN Việt Nam đào tạo ra những nhà phiên dịch dịch “nóng” dịch thức ăn của chó thành ra thịt chó!
Tất nhiên trong số những cán binh cộng sản có bằng tú tài khi chưa hoàn tất chương trình trung học mà được đặc cách thuở đó cũng có nhiều người sống sót và trở về sau cuộc chiến và tất nhiên là trí tuệ đỉnh cao, họ đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước đỉnh cao trí tuệ trong công cuộc kinh bang tế thế, nhờ vậy mà sau 38 năm “giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước” hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt đã được xuất dương đến nhiều quốc gia để làm “gái tứ thời” hàng triệu thanh niên Việt được xuất khẩu cũng sang nhiều quốc gia khác để làm lao nô… thật vô cùng vinh quang thay cho đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo đất nước để biến thần dân của mình thành nô lệ và điếm đĩ quốc tế! Và cũng vì được “quán triệt” rằng thịt chó là thực phẩm cao cấp, từng được “tiến” vua Lê Duẩn và Bộ Chính Trị, nên các lao nô Việt Nam ở Đài Loan hôm 08 tháng 4 vừa qua đã bắt trộm 2 chú chó Tiểu Hắc và Happy ở một chợ cá tại Đài Loan để giết thịt, hậu quả là cả 5 cẩu tặc là những lao nô Việt Nam này đều đã bị bắt, bị phạt quỳ và “bái cẩu” suốt 2 tiếng đồng hồ trước hơn 10 kg thịt chó mà cảnh sát đã thu được trong tủ lạnh của họ, họ phải đốt nhang đèn, vàng mã và khấn vái xin được “vong cẩu” xá tội! Lại một vinh quang nữa cho đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam khi thần dân của mình phải đi bái lạy hai chú chó xứ Đài Loan!
Video: NHỮNG CHÁU CON GIẶC HỒ TIẾN VỀ ĐỒNG BẰNG VỀ “GIẢI PHÓNG” THÀNH ĐÔ
Sở dĩ người viết phải nêu lên những câu chuyện này là để thấy rằng việc kết thúc sự tồn tại của nước nhà nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam chính là một nổi bất hạnh lớn của dân tộc Việt Nam, là một thảm họa lớn của đất nước Việt Nam, bởi hành động cưỡng chiếm miền Nam của cộng quân Bắc Việt thực sự không phải là công cuộc giải phóng dân tộc như luận điệu tuyên truyền của cộng sản Hà Nội cũng như của một số phần tử trí thức xuẩn động ở miền Nam trong cái tổ chức gọi là “Chính Phủ Lầm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” lúc bấy giờ, bởi xét cho cùng cả nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội và “Chính Phủ Lầm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” thực chất chỉ là tay sai của Quốc Tế Cộng Sản, đang tiến hành cuộc chiến tranh ủy thác, để mở rộng tầm ảnh hưởng của cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á mà thôi, cho nên những trí thức mù quáng và xuẩn động đã thành lập nên cái “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” và cái “Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” như Huỳnh Tấn Phát, Ung Ngọc Kỳ, Phùng Văn Cung, Nguyễn Đóa, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình… thực chất chỉ là những tay sai của cộng sản Bắc Việt, nghĩa là tay sai của những tay sai hay nô lệ của những nô lệ thì còn gì ô nhục cho bằng!
Ấy là chưa kể đến những tội ác mà những kẻ nô lệ cộng sản cũng như những kẻ nô lệ của nô lệ cộng sản đã gây ra cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược để tranh giành quyền lực, cũng như những đau thương tang tóc mà cả dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong suốt 38 năm qua sau ngày tàn cuộc chiến.
Xét về phương diện ngữ nghĩa, theo tự điển Mariam Webster Dictionary thì “Giải Phóng” – Liberate hoặc Emancipate – có nghĩa là làm cho được tự do, cho thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc. Như vậy, một xứ sở đang bị nô lệ chế độ cộng sản Nga – Tàu với những con người đang bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc bởi Quốc Tế Cộng Sản và đang vô cùng đói nghèo lạc hậu và ngu dốt thì làm sao có thể đi giải phóng cho một xứ sở tự do, dân chủ, văn minh và thịnh vượng được? Nếu có ai đó nói rằng chế độ cộng sản bắc Triều Tiên đang đấu tranh để giải phóng Nam Hàn thì cả những lãnh tụ chóp bu của cộng sản Hà Nội cũng phải cười mũi vì cái nghịch lý đó, thế thì tại sao đến nay những người cộng sản và cũng không ít dân chúng Bắc Kỳ XHCN vẫn tin rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng Miền Nam?
Sao lại có chuyện kẻ nghèo khổ, đói rách đi giải phóng cho người giàu có, thịnh vượng?
Sao lại có chuyện kẻ nô lệ, bị khống chế, ràng buộc lại đi giải phóng cho những người tự do?
Sao lại có chuyện một xứ sở mông muội, ngu tối, lạc hậu vì bị bưng tai bịt mắt lại đi giải phóng cho một xứ sở văn minh hiện đại và khai phóng?
Để rồi mọi trật tự trong xã hội đều bị đảo lộn: Những người giàu có, thịnh vượng bị biến thành những kẻ khố rách áo ôm, không cửa không nhà. Một xứ sở văn minh hiện đại bị biến thành một xứ sở u tối, lạc hậu và mông muội và đói nghèo. Những người đang tự do và những người đang bảo vệ nền tự do bị biến thành  những kẻ nô lệ,  tù tội bị cai quản, bị giáo huấn bởi những thành phần vô học thức và đại ngu xuẩn.
Và thế là đã 38 năm rồi, cái xã hội bị đảo lộn trật tự đó đã hoàn toàn bị lưu manh hóa: Đất nước bị cai trị bởi những kẻ lưu manh chính trị, xuất thân từ tầng lớp bần hàn, ít học. Nhân sĩ trí thức trở thành những con người nhu nhược, đớn hèn chỉ biết cầu an hưởng lạc để chờ ngày nhận cái sổ hưu. Đạo chích trở thành một thứ tôn giáo phổ thông trong xã hội: Quan quyền trấn cướp ruộng vườn, ao đầm, đất đai nhà cửa của dân nghèo. Giang hồ thảo khấu lộng hành ở mọi nơi, mọi lúc, cướp của giết người, hãm hiếp xãy ra dường như trong từng ngày một ở khắp mọi nơi. Công an, quân đội không phải để quốc phòng hay bảo an xã hội mà chỉ để trấn áp những người dân có tư tưởng bất đồng với chế độ, có lời nói và hành động đi ngược lại với lợi ích của đảng và của những kẻ cầm quyền. Còn lại sự an nguy của quốc gia, sự tồn vong của dân tộc chỉ là chuyện vặt! Cứ để cho dân tộc Trung Quốc anh em đến chiếm giữ dùm cho đảng ta các ngư trường và các vùng biển đảo. Cứ để cho những ngư thuyền của nhà nước Trung cộng anh em đâm chìm tàu thuyền của Ngư phủ ta, và trấn cướp hết ngư cụ hải sản của ngư phủ ta, nhưng quyết không để cho những tranh chấp biển đảo làm ảnh hưởng đến mối quan hệ truyền thống, “môi hở răng lạnh” giữa hai đảng hai chính phủ mà “Bác Hồ và Bác Mao” đã dày công xây đắp. Vì 16 chữ vàng và 4 tốt, lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam quyết tâm tiêu diệt tất cá mọi cá nhân, tổ chức dám chống lại sự xâm lược của đảng và nhà nước Trung cộng anh em. Thậm chí, để bảo vệ đảng và chế độ cộng sản Việt Nam, ngành công an sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này. Đó là chủ trương lớn của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.
Và tất cả đó là thành quả của công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Và một chủ trương lớn nữa của đảng là làm cho dân ta sáng mắt, sáng lòng: Đã 38 năm rồi kể từ ngày giải phóng, những trí thức xuẩn động của Miền Nam, những gia đình ở Miền Bắc có con em sinh Bắc tử Nam và lãnh đạo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, những ông bà Huỳnh Tấn Phát, Ung Ngọc Kỳ, Phùng Văn Cung, Nguyễn Đóa, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình, Trương Như Tảng, Trần Văn Trà, Trịnh Đình Thảo và cả những kẻ ăn cơm Quốc gia, thờ ma cộng sản khác nữa… đã sáng mắt ra chưa?
Ngày Quốc Hận lần thứ 38
© Nguyễn Thu Trâm, 8406
© Đàn Chim Việt

38 năm nhìn lại - Nguyễn Ngọc Chính

Bài này Ròm xin của anh Chính đem về 
http://chinhhoiuc.blogspot.de

38 năm nhìn lại


Con gái út của tôi sinh ngày 14/2/1975. Đây là một ngày tương đối đặc biệt nếu vào thời buổi này vì nhằm ngày Lễ Tình nhân Valentine. Bây giờ vào ngày này, những người trẻ tuổi yêu nhau thường tặng nhau hoa hồng hay kẹo chocolate có hình trái tim. Ngày con gái út ra đời, Sài Gòn chưa biết đến Valentine nên 14/2 chỉ một ngày bình thường như bao ngày khác tại miền Nam đang ngày một leo thang chiến cuộc.

Điều quan trọng mà mãi mấy tháng sau tôi mới biết, cháu sinh ra chỉ cách ngày Sài Gòn đổi chủ hơn 2 tháng. Khi đó người Sài Gòn đã cảm thấy chiến tranh đang tiến gần đến cửa nhà mình. Những người “có máu mặt” đang rục rịch tìm đường “di tản” bằng nhiều cách, miễn là thoát khỏi Sài Gòn mà mọi người biết là vòng vây ngày càng thắt chặt.

Tôi chỉ là một Trung úy quèn, làm giảng viên trường Sinh ngữ Quân đội, lại vừa mới đi tu nghiệp lần thứ 2 tại Hoa Kỳ trở về. Tôi không tìm đường đi Mỹ vì một điều dễ hiểu là mới từ bên đó trở về. Nói chung, cuộc sống ở đâu cũng khó khăn về vật chất nhưng về tinh thần thì sống tại nước Mỹ giữa những người khác màu da thì làm sao thấy thoải mái bằng ở Việt Nam, nơi ta sinh ra và lớn lên. Ý nghĩ đó theo tôi mãi cho đến ngày… bước vào trại học tập cải tạo.    

Ngay từ khi Ban Mê Thuột thất thủ ngày 10/3/1975 (1) tin tức chiến sự ngày một xấu đi. Các bản tin luôn nhắc đến “di tản” rồi “di tản chiến thuật” bắt đầu từ cao nguyên rồi đến miền Trung. Mọi người chạy loạn đều cố về gần Sài Gòn, phòng tuyến cuối cùng của miền Nam.

Ngày đó, người ta nghe đài VOA, BBC vào sáng sớm cũng như mỗi tối để cập nhật tin chiến sự. Sau này có người còn nói chính đài BBC đã góp phần khai tử Sài Gòn sớm hơn bằng những bản tin chiến sự nóng hổi đến độ còn đang đánh nhau đã đưa tin thua trận!

Những ngày cuối tháng 4 tại Bến Bạch Đằng, Sài Gòn

Trở lại với Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4/1975. Chiều ngày 28/4/1975, phi trường Tân Sơn Nhất bị oanh kích. Mãi sau này tôi mới biết người dẫn đầu phi đội 5 chiếc A-37 từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh về hướng Sài Gòn và thả bom sân bay Tân Sơn Nhất là Trung úy phi công quân lực VNCH Nguyễn Thành Trung (2).

Nguyễn Thành Trung chính thức xuất hiện như một người thuộc “phía bên kia” từ ngày 8/4/1975. Vào lúc 8 giờ 30 phút sáng, Nguyễn Thành Trung xuất phát từ sân bay Biên Hòa đã lái chiếc F5E ném bom dinh Độc Lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần cắt bom thứ hai có trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ (!).

Trung tiếp tục dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè, rồi lái máy bay đáp an toàn trên đường băng dã chiến 1.000m ở sân bay tỉnh Phước Long (nay là tỉnh Bình Phước) trong khi F5E cần một đường băng hạ cánh đến 3000m. Phước Long khi đó đã thất thủ vào tay VC.

Trong chiến tranh, những trường hợp “hai mang” như Nguyễn Thành Trung không phải là hiếm. Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Trịnh Xuân Ẩn… (3) là những gián điệp “nằm vùng” hoạt động trước Nguyễn Thành Trung. Vai trò của họ đã và sẽ được dư luận đánh giá “có công” hay “có tội”.

Có điều tất cả họ sẽ vấp phải những nghi kỵ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của một cán bộ “nằm vùng”. Lê Thành Chơn trong “Phút cô đơn và phẩm chất của người anh hùng” trên báo Sài Gòn Giải Phóng viết về Nguyễn Thành Trung như sau:

“… Đời người sĩ quan tình báo đã dấn thân tự nguyện phụng sự cho Tổ quốc thì coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Còn bây giờ, anh đang sống trong lòng đồng đội. Nhưng, một buổi chiều, Trung được yêu cầu phải báo cáo một số vấn đề thuộc về lý lịch của mình... Chẳng ai nói với anh nguyên nhân! Nhưng với giác quan của người sĩ quan tình báo lâu năm, anh hiểu đó là việc làm bình thường. Gần đây đã có một số phi công xấu lợi dụng sơ hở, cướp máy bay chạy trốn...”

Trung Úy phi công Nguyễn Thành Trung
trong vòng tay của những người “phía bên kia”

Nhà tôi ở rất gần Lăng Cha Cả. Ngày 28/4, từ căn gác trên đường Bùi Thị Xuân tôi có thể nghe tiếng bom nổ ở phi trường Tân Sơn Nhất và sau đó cột khói đen bốc lên cao. Chiến tranh đã thực sự đến thật gần. Sáng hôm sau, 29/4/1975, tôi quyết định chở gia đình vào tá túc tại Bệnh viện Sài Gòn, nơi bà xã đang làm việc.

Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu làm thế nào một gia đình gồm 6 người trong đó có một đứa trẻ sơ sinh còn ẵm ngửa có thể ngồi hết trên chiếc Honda SS50 chạy một mạch từ Lăng Cha Cả về Chợ Bến Thành. Tôi vẫn còn nhớ đường tại khu vực quận 1 khi ấy rất nhộn nhịp khác thường. Có cả phóng viên ảnh người nước ngoài đang cố gắng ghi lại những hình ảnh cuối cùng của Hòn ngọc Viễn Đông.

Đưa vợ con vào tá túc trong Bệnh viện Sài Gòn tạm ổn tôi mới tính đến bản thân mình. Lúc đó tôi đang được trường sinh ngữ biệt phái về Tổng cục Quân huấn để thành lập ban Tu thư Dịch thuật. Tổng cục Quân huấn nằm trong Bộ Tổng tham mưu nên cuối cùng tôi quyết định vào đó “ứng chiến”.

Sáng ngày 30/4/1975 tôi rời khỏi Bộ Tổng tham mưu trong bộ đồ dân sự. Lúc đó khoảng 10g sáng, trời mưa lất phất. Ngoài đường vắng vẻ hơn ngày thường, một cơn mưa trái mùa khiến tôi có cảm tưởng như trời đang khóc cho Sài Gòn vào ngày “đổi chủ” và sau đó người Sài Gòn “đổi đời”!

Tờ lịch ngày Thứ Tư, 30/4/1975

Bây giờ ngồi viết lại tản mạn những suy nghĩ sau một thời kỳ kéo dài 38 năm tôi hoàn toàn không có ý tả lại những cảnh khổ. Điều này đã có quá nhiều bài viết và người viết đã làm. Mỗi người một cảnh, mỗi người một suy nghĩ khi nhìn lại quãng thời gian 38 năm.

Ông Võ Văn Kiệt khi nói về ngày 30/4/1975 đã cho rằng: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.

Nói như thế, sự kiện 30/4 được đón nhận theo cảm tính trái ngược nhau của những người sống tại miền Bắc và miền Nam vào thời điểm đó. Cũng là lẽ thường tình vì chúng ta nằm trong guồng máy chiến tranh, hoặc “bên này” hoặc “bên kia”.

Dĩ nhiên, người dân sống tại miền Bắc thấy cảm thấy “hồ hởi” trong số “hàng triệu người vui”. Có những gia đình vui vì chồng cha, anh em sẽ không còn chịu cảnh “sinh Bắc, tử Nam”. Có những người vui vì đất nước thống nhất, nói theo kiểu Trịnh Công Sơn, “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm…”.

Hay nói như “chú nhỏ 13 tuổi” Huy Đức trong Bên Thắng Cuộc: Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối”.

Đó chỉ là ý nghĩ nông cạn của một chú bé đã lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Cảm nghĩ của Huy Đức sẽ thay đổi như thế nào khi đối diện với thực tế ở miền Nam những năm sau đó? Sự vui mừng đó có còn trọn vẹn sau 38 năm đối với những người miền Bắc? Hỏi tức là đã trả lời.

Cảm xúc của Dương Thu Huơng lại khác. Ngày mới đặt chân đến Sài Gòn khi vừa được “giải phóng”, tác giả đã bị choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại...”.

Như vậy là những người từ miền Bắc vào Nam như Dương Thu Hương lại có một nỗi buồn chứ không phải nỗi vui khi nhìn tận mắt sự khác biệt giữ hai miền ngay từ năm 1975. Nói chung, đó chỉ là những cảm nghĩ “vui – buồn” tức thời của nguời miền Bắc khi nghe tin “Sài Gòn được giải phóng”, cái mà người ta quan tâm là những thay đổi trong “tư duy” sau 38 năm.

“Bên Thắng Cuộc” trước dinh Độc Lập

Hàng triệu người miền Nam còn ở lại trong nước hay đã ra đi chắc chắn cũng không vui trong ngày 30/4/1975. Có thể ai đó cũng vui khi Sài Gòn không bị “tắm máu” như lời đồn đãi. Có thể người Sài Gòn bình thường cũng vui khi biết rằng đất nước sẽ qua đi thời chinh chiến để cùng nhau xây dựng lại quê hương theo như di chúc của ông Hồ Chí Minh:

“Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”
  

Thực tế nhìn lại sau 38 năm thật phũ phàng. Thời điêu linh (4) kéo dài hơn 10 năm với các chính sách cải tạo “ngụy quân, ngụy quyền”, cải tạo công thương nghiệp, kinh tế mới, đổi tiền, đốt sách… đã khiến hằng triệu người phải bỏ nước ra đi trên những chiếc thuyền mong manh giữa sóng biển.  

Những người trong hình có đến được bến bờ tự do?

Trở lại với chuyện cô con út của tôi khi Sài Gòn sụp đổ mới chỉ chưa đầy ba tháng, hãy còn ẵm ngửa. Cô con gái này sau có biệt danh “xúi quẩy”. Cả nhà vẫn thường gọi đùa là vậy. “Xúi quẩy” vì đồ đạc trong nhà cứ thay nhau ra chợ trời để lấy tiền mua gạo. “Xúi quẩy” vì bố đi học tập mút chỉ. Nói chung, “xúi quẩy” vì cả miền Nam đang trong thờ kỳ… “xúi quẩy”!

Tội nghiệp cho con bé hãy còn ẵm ngửa, nào có tội tình gì mà lại phải mang cái tên “xúi quẩy”. Sau này khi biết nói, cháu bé còn giải thích vanh vách khi có người hỏi tại sao lại có tên “xúi quẩy”:

“Xúi quẩy là bán đồ đạc để lấy gạo ăn!”.

Từ đó, đối với tôi, hai chữ “xúi quẩy” vừa nghe buồn buồn của một thời điêu linh nhưng cũng lại mang ý khôi hài khi phát ra từ miệng trẻ thơ.

Cô con gái út còn ẵm ngửa ngày nào nay đã là mẹ của hai đứa trẻ. 38 năm nhìn lại tôi bỗng rùng mình như vừa qua một cơn ác mộng. Mộng và thực cứ như quyện lấy nhau đến độ không biết đâu là mộng, đâu là thực.

Trong sách Trang Tử có đoạn về Mộng hồ điệp được nhà văn Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu”.

Chúng ta không phải là Trang Chu nhưng cơn ác mộng kéo dài 38 năm tựa như những ám ảnh trong tiếng đàn của Thúy Kiều:

“Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Ấy là Hồ điệp hay là Trang sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ Quyên”.

***

Chú thích:

(1) Đọc “Ban Mê Thuột: Khởi đầu của một kết thúc”

(2) Nguyễn Thành Trung là một một cựu Đại tá Không quân Nhân dân Việt Nam, tên thật là Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9/10/1947, tại Bến Tre. Cha là Đinh Văn Dậu (còn gọi là Tư Dậu), mẹ là bà Nguyễn Thị Mỹ. Trung là người con trai thứ 4 trong gia đình có 5 anh em, vì vậy ông có có tên gọi trong gia đình là Năm Chung.

Sau năm 1954, trừ người anh cả tập kết ra Bắc, cả gia đình ông đều ở lại miền Nam. Cha ông và người anh thứ hai đều hoạt động bí mật tại quê nhà. Riêng ông cùng người anh thứ ba và người em gái út sống công khai với mẹ để tiếp tục đi học.

Năm 1965, Trung được Ban binh vận T2 (khu 8) đưa lên Sài Gòn tiếp tục học hết bậc phổ thông, rồi vào học khoa Toán - Lý - Hóa ở Đại học Khoa học Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học tự nhiên). Sau khi tốt nghiệp, ông được Ban Binh vận Trung ương cục Miền Nam chỉ đạo thi tuyển vào Không lực Việt Nam Cộng hòa. Ngay sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển, ngày 31/5/1969, Nguyễn Thành Trung được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam.

Sau hơn một năm huấn luyện ở Nha Trang, Nguyễn Thành Trung được đưa đi đào tạo phi công ở các căn cứ Hoa Kỳ tại các bang bang Texas, Louisiana và Mississippi. Đến năm 1972 về nước, phục vụ tại căn cứ không quân Biên Hòa, trực thuộc Sư đoàn 3 Không quân, Phi đoàn 540 Thần Hổ.

Sau 1975, vì là người duy nhất có thể lái máy bay F5 và A37 của QĐNDVN, Nguyễn Thành Trung được phân công phụ trách công tác đào tạo, huấn luyện bay và đã góp phần rất lớn gầy dựng nên Trung Đoàn Không Quân Cường Kích 937 và Trung Đoàn Không Quân Tiêm Kích 935.

Tuy nhiên sau đó đã xảy ra một số vụ vượt biên trái phép bằng máy bay tại các sân bay phía Nam mà chủ mưu thường là các sĩ quan không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trá hàng nên Nguyễn Thành Trung cũng bị vạ lây và mất tin tưởng từ cấp trên, phải 'ngồi chơi xơi nước' cho đến năm 1980 mới được bay lại, nhưng chỉ được bay 4 vòng quanh sân bay rồi xuống đất chỉ đạo tiếp.

Cuối cùng Nguyễn Thành Trung cũng được minh oan và những đóng góp to lớn của ông đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 20/1/1994. Sau đó ông là Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

Sau khi về hưu, Nguyễn Thành Trung đã lái máy bay Beechcraft King Air 350 của Bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức, Hoàng Anh-Gia Lai), người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng.

(Nguồn: Wikipedia)

Nguyễn Thành Trung bên chiếc F5E đã thả bom xuống dinh Độc Lập ngày 8/4/1975
(Ảnh: Dirck Haltstead)

(3) Đọc “Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những từ ngữ đã đi vào quá khứ”

(4) Đọc thêm về Thời Điêu Linh

·         “Góp nhặt buồn vui thời cải tạo”

http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/gop-nhat-buon-vui-thoi-cai-tao.html

 

·         Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đổi tiền


·         “Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Chợ trời”

·         “Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt sách”


·         “Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Bao cấp”

http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/gop-nhat-buon-vui-thoi-ieu-linh-bao-cap.html

 

·         “Buồn vui thời điêu linh: Kinh tế mới”

http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/buon-vui-thoi-ieu-linh-kinh-te-moi.html

 

·         “Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Cải tạo Công thương nghiệp”

http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/gop-nhat-buon-vui-thoi-ieu-linh-cai-tao.html


***

(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10: Thời xuống lỗ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
Chương 7: Thời mở lòng (Những chuyện tình cảm)
Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)

Dânlàmbáo : Thờ cúng hồ chí minh - Thần thánh hóa và mông muội!

Thần thánh hóa và mông muội!

Nguyên Anh (Danlambao) - Lần đầu tiên báo lề đảng lên án việc thờ cúng HCM là tà đạo! Ai nghe qua không khỏi bật cười khi sự phóng đại quá lố nhân vật lãnh tụ này của nhà cầm quyền!

Bác "ta" là vĩ nhân thế giới được Unesco công nhận (!) Bác cả đời vì dân vì nước, thậm chí không có thì giờ để tính chuyện vợ con, ai ca cho bác đều được đưa lên truyền hình làm tấm gương điển hình cần nhân rộng, một anh thợ vẽ xấu quá không ai mua thì vẽ bác cho mau nổi tiếng, một anh tu hành không lo mặc áo cà sa lên ca bác hiền như thánh, như Phật (!) Tiếp đó đại dza Dũng lò vôi bưng bác vào chùa ngang hàng với Phật! (Đại nam quốc tự) 

Với chính sách ngu dân đó người dân VN không ngạc nhiên khi có những vùng dân Bắc di cư sau 1975 tổ chức... sinh nhật bác đãi những 10 bàn! 

Và sự thần thánh hóa đó lên đến cao trào khi tà đạo HCM ra đời! 

Lợi dụng với cái nhãn mác lãnh tụ không ai dám hó hé tại Nghệ An có một bà nông dân tên Nguyễn thị Điền quăng cha cái cày cái cuốc lập đền thờ HCM và tự phong cho mình chức danh rất ư là communist: Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh! 

Tội nghiệp cho bác, đang ở ngon lành ở Ba Đình bị con mụ nông dân rước về nhà của mình treo hai lá cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng sau đó phong cho cái nhà là Điện hoàng thiên long, ai muốn quy vào làm tín đồ thì móc hầu bao đóng ngay... 600 nghìn! Bà cứu nhân độ thế chữa bệnh bằng nước lã khi bị bọn côn an sờ gáy thì cho biết đã được lệnh của HCM chỉ bảo! (1) Sau đó bà bị tờ Côn An Nghệ An lên án là tà đạo! 

Vụ của bà cũng không có gì mới nhưng lần đầu tiên có người đem bác ra PR cho ngành nghề của mình. Cũng phải thôi, với chính sách ngu dân nhà cầm quyền luôn mê hoặc người dân bằng những trò mê tín, một nhà ngoại cảm nổi như cồn Phan thị bích Hằng chỉ xìu đi khi tuyên bố Đại tường Võ nguyên Giáp lìa đời và cây cầu Thăng Long bị sập! Rốt cuộc chả có ai chết và cầu còn y nguyên, nhà ngoại cảm lặn một phát mất tiêu vài năm sau xuất hiện tuyên bố sẽ viết sách về cõi âm (!) 

Không chỉ HCM bị thần thánh hóa mà ngay cả Đức Thánh Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn cũng không ngoại lệ, mỗi khi đến hẹn, người dân chen chúc leo lên đầu lên cổ nhau dẫm đạp cố lấy cho được ấn Đền Trần! Năm nào cũng như năm nào và nghèo vẫn hoàn nghèo, dĩ nhiên có làm mới có ăn chứ ở không cậy vào ấn thì đói nhăn răng! Nếu Hưng đạo Vương có sống lại chắc ngài sẽ nổi cơn lôi đình chém bay đầu hết bọn mua danh bán tước trên danh nghĩa của ngài. 

Và trò thần thánh hóa vẫn tồn tại ở VN riết rồi không ai cảm thấy là lạ! Chuyện thường ngày ở huyện thôi mà...



________________________

Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa - Phân biệt đối xử với cả mộ phần

Phân biệt đối xử với cả mộ phần

Cọc GPMB (Giải phóng mặt bằng) cắm giữa nghĩa trang Biên Hòa. Ảnh http://letungchau.blogspot.com/
Uyên Nguyên (RFA) - Nghĩa trang Biên Hòa

Dường như, nơi nào cũng gợi lên một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Những ngôi mộ hoang vu, cỏ cây um tùm, bia đá trơ trọi và trâu bò giẫm nát mọi thứ… Có một điều lạ là cách nghĩa trang Biên Hòa chưa đầy 30 cây số đường chim bay, nghĩa trang Lái Thiêu của người Hoa nằm cạnh quốc lộ 13 thì rất khang trang, kín cổng cao tường, có bảo vệ nghiêm ngặt, trừ con cháu người Hoa, bất kì ai cũng không được bước vào bên trong nghĩa trang dù chỉ vài mét.

Sau Tết Nguyên Đán, người ta cho xây dựng hai bệ thắp nhang ở nghĩa trang Biên Hòa để đón khách, mà khách ở đây là những sứ giả của cộng đồng Châu Âu, tổ chức Nhân Quyền quốc tế, hoặc các dân biểu Mỹ.

Sự chăm chuốt qua loa, lấy lệ của nhà cầm quyền địa phương dường như có sự tính toán, có tính phô trương cái gọi là “lượng khoan hồng của chính thể mới” hơn là lòng trắc ẩn của con người với con người, sự tôn kính đối với người đã khuất, đặc biệt là những chiến binh đã nằm xuống sau một cuộc chiến tranh dài của đất nước. Liền sau đó, không bao lâu, nhà cầm quyền lại cho phóng tuyến mở đường băng qua khu nghĩa trang Biên Hòa, những cột mốc được cắm khắp nơi trong khuôn viên nghĩa trang. Điều này cũng cho thấy rằng có một chiến dịch ngấm ngầm nhằm xóa sổ nghĩa trang Biên Hòa.

Nghĩa trang Phú Ninh

Ở nghĩa trang Phú Ninh, đây là một khu mộ cải táng từ một hố chôn tập thể ngay chùa Dương Lâm, thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh. Theo những nhân chứng là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận đánh còn sống sót thì ngày 29 tháng 3 năm 1975, hai binh đoàn Dù và Biệt Động Quân ở phía Tây Quảng Nam đã rút về cố thủ ở thôn Dương Lâm, gom quân vào chùa Dương Lâm để tìm đường thoát ra biển. Những người lính không hề hay biết là mình đang lọt vào sào huyện của đối phương, những ngọn đồi Phú Ninh đã được đặt sẵn các ụ súng nhắm vào chùa Dương Lâm.

Trưa 29 tháng 3, phía Cộng sản Bắc Việt bắc loa kêu gọi đầu hàng. Các chiến sĩ VNCH vẫn cố thủ, không trả lời. Chiều hôm đó, một đặc công Bắc Việt bò vào đến bờ rào chùa Dương Lâm thì dính mìn phòng thủ của phía VNCH. Tiếp theo sau đó là trận pháo kích nảy lửa và các du kích, bộ đội Cộng sản tấn công tứ phía. Những chiến sĩ VNCH chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng, bị dính pháo kích, đạn bắn tỉa và lựu đạn, đã hy sinh gần như là toàn bộ. Vài ngày sau, người dân chung quanh tìm đến chùa, đào một hố chôn tập thể sau chùa để chôn xác các chiến sĩ VNCH.

Mãi đến hơn ba mươi năm sau, ngôi chùa bỏ hoang được một trụ trì trẻ pháp danh là Thích Pháp Tánh kêu gọi các đồng đạo, Phật tử, nhà hảo tâm tìm cách soi môi, cầu hồn báo mộng để các chiến sĩ về chỉ nơi mình đang nằm. Nhà chùa cải táng, âm thầm bốc mộ tập thể, mang lên đồi Phú Ninh, chôn thành từng mộ phần riêng lẻ. Nhờ vào các thẻ bài còn nằm trong thi hài nên việc nhận dạng từng liệt sĩ cũng không khó khăn mấy.

Và, cho đến bây giờ, khu mộ liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh vẫn được nhang khói tử tế, tuy không được gắn tên cho khu nghĩa trang, chưa có tường thành chung quanh nhưng dẫu sao, những ngôi mộ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh, Quảng Nam vẫn có bà con Phật tử khói nhang hằng tháng, mỗi rằm và xây dựng thêm một am thờ tập thể trước nghĩa trang. Người đến đây thăm viếng, thắp nhang không bị công an làm khó dễ.

Đây là điểm khá đặc biệt của nhà cầm quyền Quảng Nam so với nhà cầm quyền các địa phương khác.

Nghĩa trang Đồi Hoa Sim

Cổng vào nghĩa trang Trung Quốc ở Bình Dương. Hình do thính giả gửi cho RFA.

Nghĩa trang Đồi Hoa Sim ở xã Hiệp Hòa, Bảo An, Lagi – Bình Thuận thì bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, đến mùa hạ cháy trơ phơi gốc, trâu bò giẫm nát những độc bình sứ gắn bên cạnh bia mộ, người ta thi nhau xúc cát trong nghĩa trang về xây dựng, theo chúng tôi đoán là để xây dựng công trình công cộng, chứ không có nhà dân nào dám mang cát nghĩa trang về xây nhà cho mình cả. Nhiều áo quan lộ thiên giữa mưa nắng, thậm chí các hài cốt nổi lên, xương tay chân và sọ người lộ thiên. Nhìn vào, chỉ biết xót xa, đau buồn cho một kiếp chiến binh đã bỏ mình vì lý tưởng dân tộc, để rồi, cuối cùng phải phơi xương ngay trên mưa nắng quê nhà. Rất may, Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá, phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến, đã vận động, quyên góp tài chánh để cải táng nhiều mộ về nghĩa trang của Giáo xứ.

Dường như tất cả những nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều bị bỏ hoang, trừ những nghĩa trang đã cải táng như Phú Ninh và nghĩa trang mà các Soeur qui tập trong Giáo xứ Đồng Tiến. Còn lại, có nhiều nghĩa trang đã mất dấu, mọc lên nhiều công trình, xác người lẫn lộn với đất đá, làm nền cho những ngôi nhà đồ sộ. Riêng phần nghĩa trang mất dấu, chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.

Đến bao giờ?

Người Việt với người Việt, trước cái chết của đồng bào, đồng tộc, sao chỉ thấy dửng dưng và hờ hững, chỉ thấy phá phách, xóa sổ và san bằng phần yên nghĩ của liệt sĩ đối phương. Trong khi đó, ở Lái Thiêu, nghĩa trang rộng 400 hecta, cây xanh um tùm, có chùa, hồ nước, sân quần vợt và đài tưởng niệm, có bảo vệ nghiêm ngặt, mộ nằm thẳng thớm, khang trang của người Trung Quốc ngay trên đất Việt. Sau mấy ngày tìm cách tiếp cận, chúng tôi vào được bên trong nghĩa trang. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đồ sộ, rộng lớn và nghiêm mật của khu nghĩa trang này.

Tự dưng, chúng tôi nghĩ đến thân phận người Việt Nam, cũng là người Việt với nhau, nhưng sau ba mươi mấy năm, tình anh em một nhà vẫn cứ là cừu thù, mặc dù trên ngôn từ vẫn là hòa hợp, hòa giải. Nhưng thực tế, trước cái chết, trước mộ phần của đối phương, người ta không những không biết kính cẩn nghiêng mình đúng đạo làm người mà còn đập phá, xóa sổ một cách không hề thương tâm. Và, sau ba mươi mấy năm, những cái chết mang dòng máu Việt Nam bị dày vò, giẫm đạp, không may mắn như những cái chết của người Trung Quốc tại đất nước này, họ được chôn cất tử tế, có người chăm sóc mộ phần và có nghĩa trang rộng bao la để tiếp tục duy trì phần Tổng lãnh sự âm ti của mình trên đất khách.

Đến bao giờ người Việt biết yêu thương nhau? Đến bao giờ người Việt thôi giẫm đạp lên cái chết của nhau? Đến bao giờ người Việt sống tử tế và biết nghiêng mình trước cái chết? Câu hỏi này đã bỏ ngõ suốt ba mươi mấy năm nay. Câu hỏi này sẽ rất khó trả lời trong khi Việt Nam chúng ta đang sống dưới triều đại xã hội chủ nghĩa. Vì sao lại như thế? Lại thêm một câu hỏi khác trong hàng tỉ câu hỏi về quyền làm người!

Uyên Nguyên, tường trình từ Biên Hòa, Việt Nam.