Trung Quốc củng cố các cơ sở quân sự tại Trường Sa
Một đảo trong quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp hiện do Philippines quản lý.
REUTERS
Hải quân Trung Quốc gần đây đã thiết lập một tuyến tuần tra mới bao trùm hầu như toàn bộ các thực thể đảo, đá, bãi ngầm, rạn san hô trong vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Theo tiết lộ của hãng tin Nhật Bản Kyodo ngày 05/08/2013, dựa trên một báo cáo mật của quân đội Philippines, Bắc Kinh còn cho củng cố các cơ sở trên các hòn đảo mà họ đánh chiếm của Philippines và Việt Nam trong khu vực, biến các nơi này thành tiền đồn cho Hải quân Trung Quốc.
Theo Kyodo, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vừa thiết lập tuyến tuần tra này vào năm nay, một lộ trình đi qua hầu hết các vùng biển đảo đang tranh chấp với các láng giềng Đông Nam Á, bên trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để xác định chủ quyền của họ. Thậm chí tuyến này còn đi qua cả khu vực 85 hải lý ngoài khơi đảo Palawan của Philippines.
Bản báo cáo được Kyodo trích dẫn ghi rõ : « Toàn bộ các bãi đá ngầm, bãi cạn và các hòn đảo, trong đó bãi đá ngầm Second Thomas (tên Việt Nam là Cỏ Mây), bãi Reed Bank (Cỏ Rong) và bãi Mischief (Đá Vành Khăn) đều nằm trên hoặc trong phạm vi tuyến tuyến tuần tra » của Hải quân Trung Quốc.
Theo Kyodo, bản báo cáo nêu trên thẩm định rằng chính việc hình thành ra tuyến tuần tra mới đó đã kéo theo một số vụ xâm nhập khiến cho tình hình khu vực căng thẳng hẳn lên.
Ngoài tuyến tuần tra đi qua các vùng mà nước khác tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc còn cho củng cố các cơ sở mà họ đã xây dựng trên các hòn đảo hay bãi đá mà họ đã dùng võ lực chiếm được từ tay Philippines hay Việt Nam trong những năm trước đây.
Ví dụ cụ thể nhất được báo cáo của quân đội Philippines nêu bật là trường hợp Mischief Reef (Đá Vành Khăn) mà Bắc Kinh đã lấy của Philippines vào giữa thập niên 1990.
Thực thể này hiện đã biến thành một tiền đồn của quân đội Trung Quốc tại vùng Trường Sa, với bãi đáp trực thăng, ụ súng phòng không và đại liên, rađa, đài quan sát cao ba tầng, các thiết bị liên lạc qua vệ tinh… Thậm chí Bắc Kinh còn cho xây trên đó cả một sân bóng rổ.
Ngoài Mischief Reef, Trung Quốc cũng đã củng cố các cơ sở quân sự của họ tại 7 địa điểm khác mà họ đang chiếm đóng - chủ yếu đoạt từ tay Việt Nam vào năm 1988 - trong đó có Johnson South Reef (Đá Gạc Ma), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), Subi Reef (Đá Xu Bi), Cuarteron Reef (Đá Châu Viên), Gaven Reef (Đá Ga Ven).
Theo báo cáo, Đá Chữ Thập thường được Hải quân Trung Quốc dùng làm bến cảng cho tàu đổ bộ được triển khai trong Biển Đông, Đá Xu Bi có bốn ổ súng phòng không, nhiều tòa nhà từ hai đến ba tầng… Nhiều nơi còn có bãi đáp trực thăng, có sẵn ụ súng…
Bản báo cáo được Kyodo trích dẫn ghi rõ : « Toàn bộ các bãi đá ngầm, bãi cạn và các hòn đảo, trong đó bãi đá ngầm Second Thomas (tên Việt Nam là Cỏ Mây), bãi Reed Bank (Cỏ Rong) và bãi Mischief (Đá Vành Khăn) đều nằm trên hoặc trong phạm vi tuyến tuyến tuần tra » của Hải quân Trung Quốc.
Theo Kyodo, bản báo cáo nêu trên thẩm định rằng chính việc hình thành ra tuyến tuần tra mới đó đã kéo theo một số vụ xâm nhập khiến cho tình hình khu vực căng thẳng hẳn lên.
Ngoài tuyến tuần tra đi qua các vùng mà nước khác tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc còn cho củng cố các cơ sở mà họ đã xây dựng trên các hòn đảo hay bãi đá mà họ đã dùng võ lực chiếm được từ tay Philippines hay Việt Nam trong những năm trước đây.
Ví dụ cụ thể nhất được báo cáo của quân đội Philippines nêu bật là trường hợp Mischief Reef (Đá Vành Khăn) mà Bắc Kinh đã lấy của Philippines vào giữa thập niên 1990.
Thực thể này hiện đã biến thành một tiền đồn của quân đội Trung Quốc tại vùng Trường Sa, với bãi đáp trực thăng, ụ súng phòng không và đại liên, rađa, đài quan sát cao ba tầng, các thiết bị liên lạc qua vệ tinh… Thậm chí Bắc Kinh còn cho xây trên đó cả một sân bóng rổ.
Ngoài Mischief Reef, Trung Quốc cũng đã củng cố các cơ sở quân sự của họ tại 7 địa điểm khác mà họ đang chiếm đóng - chủ yếu đoạt từ tay Việt Nam vào năm 1988 - trong đó có Johnson South Reef (Đá Gạc Ma), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), Subi Reef (Đá Xu Bi), Cuarteron Reef (Đá Châu Viên), Gaven Reef (Đá Ga Ven).
Theo báo cáo, Đá Chữ Thập thường được Hải quân Trung Quốc dùng làm bến cảng cho tàu đổ bộ được triển khai trong Biển Đông, Đá Xu Bi có bốn ổ súng phòng không, nhiều tòa nhà từ hai đến ba tầng… Nhiều nơi còn có bãi đáp trực thăng, có sẵn ụ súng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét