Võ cổ truyền Việt Nam, ước mơ và rào cản
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-08-28
Một môn phái Võ cổ truyền Việt Nam Vietmartialarts.com
Võ cổ truyền Việt Nam có khẩu quyết, các bộ mạ, bộ tấn và bài quyền đọc theo chữ Nôm, âm Nôm, điều này cho thấy từ thuở khai sinh môn võ này, các võ sư người Việt đã có ý thức dân tộc rất cao, họ đã học một phần nào các chiêu thức từ Thiếu Lâm Vịnh Xuân và Thiếu Lâm Bắc Phái của Trung Hoa nhưng sau đó cải biên, biến tấu theo cơ địa người Việt và đặc biệt, để chống kẻ ngoại xâm phương Bắc, mọi chiêu thức của võ cổ truyền Việt Nam được sáng chế, sáng tạo nhằm khắc chế, hóa giải những chiêu thức của ngoại xâm phương Bắc. Những năm gần đây, võ cổ truyền Việt Nam có nguy cơ mai một vì nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau.
Nguy cơ thất truyền
Một võ sư yêu cầu giấu tên, ông là hội viên hội võ thuật Bình Định, chia sẻ với chúng tôi rằng thực trạng nền võ học Việt Nam trong một tình trạng không mấy sáng sủa, vì hai lý do: Việt Nam chưa có một triết lý về võ thuật; Và nền giáo dục căn bản không có tinh thần võ sĩ đạo. Chính hai lý do này dẫn đến võ cổ truyền Việt Nam bị mai một thật sự vì tìm không ra truyền nhân, học trò tìm thầy thì quá nhiều nhưng thầy tìm cho ra một học trò chẳng khác nào mò kim đáy biển.
Ông giải thích thêm rằng trong suốt quá trình lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm, các võ sư Việt Nam chưa bao giờ có đủ thời gian và cơ hội để ngồi suy tư về một triết lý võ học, chính vì tính chiến đấu quá cao, nên dẫn đến tính sát thương trong chiêu thức võ cổ truyền Việt Nam nằm ở ngưỡng quá cao, đòn thế nguy hiểm và đậm đặc tính giết người.
Theo vị võ sư này, đỉnh cao của võ thuật không phải là giết người mà là để cứu người, muốn cứu người, phải có một nền tảng võ học đủ cao, đủ sâu và đủ nội lực để suy tư về thân phận con người, thân phận quốc gia, dân tộc. Rất tiếc, trong thời đại bây giờ, khi mà lòng tham và tội ác chi phối quá nhiều, nếp nghĩ của tuổi trẻ cũng trở nên hời hợt, thực dụng, không coi trọng chữ tín. Sở dĩ có tình trạng như thế là vì họ đã sinh ra và lớn lên trong một môi trường không được lành mạnh, cái ác rình rập.
Các võ sư trước bàn thờ Tổ. RFA
Việt Nam chưa có một triết lý về võ thuật; Và nền giáo dục căn bản không có tinh thần võ sĩ đạo. Chính hai lý do này dẫn đến võ cổ truyền VN bị mai một thật sự vì tìm không ra truyền nhân, học trò tìm thầy thì quá nhiều nhưng thầy tìm cho ra một học trò chẳng khác nào mò kim đáy biển.
Chính vì điều kiện xã hội như thế, các võ sư có tâm huyết với nền võ học Việt Nam khó mà tìm cho ra một để tử chân tín để chọn làm truyền nhân.
Qua nhiều thế hệ, những tuyệt chiêu chết dần theo vị thầy, tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam bị mất dần.
Một võ sư trẻ, là huấn luyện viên của đội võ thuật Bình Định, có gốc gác từ lò võ Nguyên Thiều, Tuy Phước, ông đã yêu cầu giấu tên trước khi tiết lộ cho chúng tôi biết về xứ võ Bình Định cùng với thực trạng đáng buồn của nền võ thuật một thời mệnh danh là con hổ Việt Nam, ông nói rằng hiện tại, trừ những vị lão võ sư từng rạng danh một thời trước 30 tháng Tư năm 1975, đến nay, lớp trẻ nhà võ Bình Định đã bị thất truyền quá nhiều, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, nguyên nhân nổi cộm là các võ sư trẻ, huấn luyện viên quá quan tâm đến khoản tài trợ của nhà nước để mở câu lạc bộ hoặc làm các chương trình lễ hội võ thuật. Họ ít quan tâm đến suy tư về võ học, thậm chí có nhiều lúc, họ tự biến mình trở thành tay sai của nhà cầm quyền để làm những việc lặt vặt như tổ chức các võ đài cuội để kiếm tiền, biểu diễn trong các lễ hội để thu tiền, tổ chức hội thảo qua loa, chiếu lệ… Vị võ sư trẻ này lắc đầu, thở dài khi chúng tôi nhắc đến vấn đề nền triết lý cho võ cổ truyền Việt Nam ở trong nước, đặc biệt là tại xứ võ này.
Rào cản cơ chế
Có một thực tế rất đáng buồn là cơ hội để võ thuật VN nói chung và võ cổ truyền VN phát triển nghe ra quá xa vời, nó đang càng ngày cang mai một vì nhiều tác động, trong đó, cơ chế quản lý của các sở, các ngành văn nhóa thể thao ở đây đã đẩy võ thuật đến đường cùng.
Một võ sư khác, cũng yêu cầu giấu tên như hai vị võ sư vừa nói trên, đã than thở với chúng tôi rằng có một thực tế rất đáng buồn là cơ hội để võ thuật Việt Nam nói chung và võ cổ truyền Việt Nam phát triển nghe ra quá xa vời, nó đang càng ngày cang mai một vì nhiều tác động, trong đó, cơ chế quản lý của các sở, các ngành văn nhóa thể thao ở đây đã đẩy võ thuật đến đường cùng.
Võ sinh tập luyện tại một câu lạc bộ võ thuật vào buổi tối. RFA
Vì theo vị này, võ thuật nếu đạt đến một đỉnh cao nào đó, sẽ trở thành nghệ thuật, môn nghệ thuật này bao gồm những kĩ năng khai phá năng lượng cá nhân kết hợp với nhiều kĩ thuật đặc biệt, thậm chí là công năng đặc dị.
Muốn có những yếu tố này, người nhà võ phải hoàn toàn tự do để tu tập, nghiên cứu, và truyền đạt, không bị bất cứ một ràng buộc nào mang tính hành chính nặng nề, gò bó.
Thế nhưng ở Việt Nam, nếu mở một lò võ mà không xin giấy phép thì rất khó tồn tại, mà một khi đã có giấy phép, phải tuân thủ rất nhiều qui định, văn bản kèm theo. Những văn bản này lại có tính chất hành chính theo trục dọc, một lò võ được giám sát bởi hội võ thuật cấp huyện, hội võ thuật của huyện lại bị giám sát bởi tỉnh hội ở sở thể thao văn hóa, và các tỉnh hội, sở thể thao văn hóa lại phụ thuộc vào trung ương.
Mọi hoạt động được qui định theo cơ chế một chiều, trên chỉ thị, dưới tuân thủ. Ngay cả những bài quyền như Lão Hổ Thượng Sơn, Ngọc Trảng, Thần Đồng, Chu Tước, Hầu Công… đều được qui về một mối, nghĩa là trên trung ương đưa ra một bài quyền chuẩn mà đôi khi quá xa lạ với bài quyền trùng tên ở các lò võ gia truyền vốn nhiều đời, bắt tất cả mọi võ sư trong hội phải học, thực hành và truyền đạt dựa trên căn bản đó.
Các võ sư trẻ, HLV quá quan tâm đến khoản tài trợ của nhà nước để mở CLB hoặc làm các chương trình lễ hội võ thuật. Họ ít quan tâm đến suy tư về võ học, thậm chí có nhiều lúc, họ tự biến mình trở thành tay sai của nhà cầm quyền để làm những việc lặt vặt như tổ chức các võ đài cuội để kiếm tiền.
Cuối cùng, những bài quyền có tính gia truyền theo tôn phái bị bỏ quên, mọi võ sĩ, võ sư trên cả nước đều chung một lối múa quyền, lối đánh… Nếu không làm thế, các võ sư sẽ không có cơ hội đưa học trò đi thi đấu các giải, vì họ bị xếp vào diện không phải là võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Một vị võ sư khác cũng yêu cầu giấu tên giống như ba vị võ sư trước nói rằng với đà cào bằng như thế, sức sáng tạo bị hạn chế đến mức gần như không có và mọi thứ bị cào bằng bởi một cơ chế chung. Ông nói rằng hiện nay, ông quản lý sáu lò võ tương đối lớn ở Bình Định, nhưng suốt ba mươi năm dạy võ, ông thật sự thất vọng vì chưa tìm được một đệ tử đủ tin tưởng để truyền các chiêu thức tinh hoa.
Và khổ hơn là khi tuổi đã cao, suốt ngày phải lo tập luyện những bài quyền mới của tổng hội, những bài quyền gia truyền của ông bị bỏ quên, nhiều khi thi triển trở lại rất lóng ngóng, lúng túng. Ông rất buồn vì điều này.
Và điều ông buồn nhất là ông luôn coi mình là một võ sư chân chính, mà một võ sư chân chính luôn coi trọng tinh thần võ sĩ đạo, đi không đổi họ, ở không đổi tên. Nhưng rất tiếc khi trò chuyện với chúng tôi, ông buộc phải giấu tên vì những lý do nhạy cảm. Nỗi buồn của vị võ sư vừa nói cũng giống với nỗi buồn của ba vị võ sư trước. Dường như tinh thần võ sĩ đạo đã bị lấy mất vì một thứ cơ chế nào đó khó hiểu. Và, nền võ cổ truyền Việt Nam đang dần thất truyền. Đó là một thực tế đáng buồn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nguồn: RFA.
2013-08-28
Một môn phái Võ cổ truyền Việt Nam Vietmartialarts.com
Võ cổ truyền Việt Nam có khẩu quyết, các bộ mạ, bộ tấn và bài quyền đọc theo chữ Nôm, âm Nôm, điều này cho thấy từ thuở khai sinh môn võ này, các võ sư người Việt đã có ý thức dân tộc rất cao, họ đã học một phần nào các chiêu thức từ Thiếu Lâm Vịnh Xuân và Thiếu Lâm Bắc Phái của Trung Hoa nhưng sau đó cải biên, biến tấu theo cơ địa người Việt và đặc biệt, để chống kẻ ngoại xâm phương Bắc, mọi chiêu thức của võ cổ truyền Việt Nam được sáng chế, sáng tạo nhằm khắc chế, hóa giải những chiêu thức của ngoại xâm phương Bắc. Những năm gần đây, võ cổ truyền Việt Nam có nguy cơ mai một vì nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau.
Nguy cơ thất truyền
Một võ sư yêu cầu giấu tên, ông là hội viên hội võ thuật Bình Định, chia sẻ với chúng tôi rằng thực trạng nền võ học Việt Nam trong một tình trạng không mấy sáng sủa, vì hai lý do: Việt Nam chưa có một triết lý về võ thuật; Và nền giáo dục căn bản không có tinh thần võ sĩ đạo. Chính hai lý do này dẫn đến võ cổ truyền Việt Nam bị mai một thật sự vì tìm không ra truyền nhân, học trò tìm thầy thì quá nhiều nhưng thầy tìm cho ra một học trò chẳng khác nào mò kim đáy biển.
Ông giải thích thêm rằng trong suốt quá trình lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm, các võ sư Việt Nam chưa bao giờ có đủ thời gian và cơ hội để ngồi suy tư về một triết lý võ học, chính vì tính chiến đấu quá cao, nên dẫn đến tính sát thương trong chiêu thức võ cổ truyền Việt Nam nằm ở ngưỡng quá cao, đòn thế nguy hiểm và đậm đặc tính giết người.
Theo vị võ sư này, đỉnh cao của võ thuật không phải là giết người mà là để cứu người, muốn cứu người, phải có một nền tảng võ học đủ cao, đủ sâu và đủ nội lực để suy tư về thân phận con người, thân phận quốc gia, dân tộc. Rất tiếc, trong thời đại bây giờ, khi mà lòng tham và tội ác chi phối quá nhiều, nếp nghĩ của tuổi trẻ cũng trở nên hời hợt, thực dụng, không coi trọng chữ tín. Sở dĩ có tình trạng như thế là vì họ đã sinh ra và lớn lên trong một môi trường không được lành mạnh, cái ác rình rập.
Các võ sư trước bàn thờ Tổ. RFA
Việt Nam chưa có một triết lý về võ thuật; Và nền giáo dục căn bản không có tinh thần võ sĩ đạo. Chính hai lý do này dẫn đến võ cổ truyền VN bị mai một thật sự vì tìm không ra truyền nhân, học trò tìm thầy thì quá nhiều nhưng thầy tìm cho ra một học trò chẳng khác nào mò kim đáy biển.
Chính vì điều kiện xã hội như thế, các võ sư có tâm huyết với nền võ học Việt Nam khó mà tìm cho ra một để tử chân tín để chọn làm truyền nhân.
Qua nhiều thế hệ, những tuyệt chiêu chết dần theo vị thầy, tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam bị mất dần.
Một võ sư trẻ, là huấn luyện viên của đội võ thuật Bình Định, có gốc gác từ lò võ Nguyên Thiều, Tuy Phước, ông đã yêu cầu giấu tên trước khi tiết lộ cho chúng tôi biết về xứ võ Bình Định cùng với thực trạng đáng buồn của nền võ thuật một thời mệnh danh là con hổ Việt Nam, ông nói rằng hiện tại, trừ những vị lão võ sư từng rạng danh một thời trước 30 tháng Tư năm 1975, đến nay, lớp trẻ nhà võ Bình Định đã bị thất truyền quá nhiều, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, nguyên nhân nổi cộm là các võ sư trẻ, huấn luyện viên quá quan tâm đến khoản tài trợ của nhà nước để mở câu lạc bộ hoặc làm các chương trình lễ hội võ thuật. Họ ít quan tâm đến suy tư về võ học, thậm chí có nhiều lúc, họ tự biến mình trở thành tay sai của nhà cầm quyền để làm những việc lặt vặt như tổ chức các võ đài cuội để kiếm tiền, biểu diễn trong các lễ hội để thu tiền, tổ chức hội thảo qua loa, chiếu lệ… Vị võ sư trẻ này lắc đầu, thở dài khi chúng tôi nhắc đến vấn đề nền triết lý cho võ cổ truyền Việt Nam ở trong nước, đặc biệt là tại xứ võ này.
Rào cản cơ chế
Có một thực tế rất đáng buồn là cơ hội để võ thuật VN nói chung và võ cổ truyền VN phát triển nghe ra quá xa vời, nó đang càng ngày cang mai một vì nhiều tác động, trong đó, cơ chế quản lý của các sở, các ngành văn nhóa thể thao ở đây đã đẩy võ thuật đến đường cùng.
Một võ sư khác, cũng yêu cầu giấu tên như hai vị võ sư vừa nói trên, đã than thở với chúng tôi rằng có một thực tế rất đáng buồn là cơ hội để võ thuật Việt Nam nói chung và võ cổ truyền Việt Nam phát triển nghe ra quá xa vời, nó đang càng ngày cang mai một vì nhiều tác động, trong đó, cơ chế quản lý của các sở, các ngành văn nhóa thể thao ở đây đã đẩy võ thuật đến đường cùng.
Võ sinh tập luyện tại một câu lạc bộ võ thuật vào buổi tối. RFA
Vì theo vị này, võ thuật nếu đạt đến một đỉnh cao nào đó, sẽ trở thành nghệ thuật, môn nghệ thuật này bao gồm những kĩ năng khai phá năng lượng cá nhân kết hợp với nhiều kĩ thuật đặc biệt, thậm chí là công năng đặc dị.
Muốn có những yếu tố này, người nhà võ phải hoàn toàn tự do để tu tập, nghiên cứu, và truyền đạt, không bị bất cứ một ràng buộc nào mang tính hành chính nặng nề, gò bó.
Thế nhưng ở Việt Nam, nếu mở một lò võ mà không xin giấy phép thì rất khó tồn tại, mà một khi đã có giấy phép, phải tuân thủ rất nhiều qui định, văn bản kèm theo. Những văn bản này lại có tính chất hành chính theo trục dọc, một lò võ được giám sát bởi hội võ thuật cấp huyện, hội võ thuật của huyện lại bị giám sát bởi tỉnh hội ở sở thể thao văn hóa, và các tỉnh hội, sở thể thao văn hóa lại phụ thuộc vào trung ương.
Mọi hoạt động được qui định theo cơ chế một chiều, trên chỉ thị, dưới tuân thủ. Ngay cả những bài quyền như Lão Hổ Thượng Sơn, Ngọc Trảng, Thần Đồng, Chu Tước, Hầu Công… đều được qui về một mối, nghĩa là trên trung ương đưa ra một bài quyền chuẩn mà đôi khi quá xa lạ với bài quyền trùng tên ở các lò võ gia truyền vốn nhiều đời, bắt tất cả mọi võ sư trong hội phải học, thực hành và truyền đạt dựa trên căn bản đó.
Các võ sư trẻ, HLV quá quan tâm đến khoản tài trợ của nhà nước để mở CLB hoặc làm các chương trình lễ hội võ thuật. Họ ít quan tâm đến suy tư về võ học, thậm chí có nhiều lúc, họ tự biến mình trở thành tay sai của nhà cầm quyền để làm những việc lặt vặt như tổ chức các võ đài cuội để kiếm tiền.
Cuối cùng, những bài quyền có tính gia truyền theo tôn phái bị bỏ quên, mọi võ sĩ, võ sư trên cả nước đều chung một lối múa quyền, lối đánh… Nếu không làm thế, các võ sư sẽ không có cơ hội đưa học trò đi thi đấu các giải, vì họ bị xếp vào diện không phải là võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Một vị võ sư khác cũng yêu cầu giấu tên giống như ba vị võ sư trước nói rằng với đà cào bằng như thế, sức sáng tạo bị hạn chế đến mức gần như không có và mọi thứ bị cào bằng bởi một cơ chế chung. Ông nói rằng hiện nay, ông quản lý sáu lò võ tương đối lớn ở Bình Định, nhưng suốt ba mươi năm dạy võ, ông thật sự thất vọng vì chưa tìm được một đệ tử đủ tin tưởng để truyền các chiêu thức tinh hoa.
Và khổ hơn là khi tuổi đã cao, suốt ngày phải lo tập luyện những bài quyền mới của tổng hội, những bài quyền gia truyền của ông bị bỏ quên, nhiều khi thi triển trở lại rất lóng ngóng, lúng túng. Ông rất buồn vì điều này.
Và điều ông buồn nhất là ông luôn coi mình là một võ sư chân chính, mà một võ sư chân chính luôn coi trọng tinh thần võ sĩ đạo, đi không đổi họ, ở không đổi tên. Nhưng rất tiếc khi trò chuyện với chúng tôi, ông buộc phải giấu tên vì những lý do nhạy cảm. Nỗi buồn của vị võ sư vừa nói cũng giống với nỗi buồn của ba vị võ sư trước. Dường như tinh thần võ sĩ đạo đã bị lấy mất vì một thứ cơ chế nào đó khó hiểu. Và, nền võ cổ truyền Việt Nam đang dần thất truyền. Đó là một thực tế đáng buồn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nguồn: RFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét