Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Tên bác sĩ tàu+ chuyên lấy nội tạng tử tù bị Đại Học Úc đòi tước bằng .

Muốn tước bằng bác sỹ lấy nội tạng TQ


Cập nhật: 11:05 GMT - thứ ba, 30 tháng 4, 2013
Cựu thứ trưởng Bộ Y tế và là bác sỹ ghép nội tạng hàng đầu Trung Quốc đang phải đối mặt với khả năng bị tước bằng giáo sư danh dự của Đại học Sydney.
Đại học Sydney đang phải chịu chỉ trích từ các nhóm học giả, bác sỹ và luật sư, do trao bằng danh dự cho người đứng sau các chương trình ghép nội tạng đầy tai tiếng của Trung Quốc, và yêu cầu trường tước bằng danh dự của ông Hoàng Khiết Phu, theo hãng tin AFP.
Bác sỹ Hoàng Khiết Phu,
Bác sỹ Hoàng Khiết Phu gặp phải nhiều phản đối cũng như ủng hộ trong các chương trình cấy ghép nội tạng người


Bác sỹ Hoàng Khiết Phu từng là Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc trong suốt 12 năm, vừa rời chức tháng 03/2013.
Chương trình cấy ghép nội tạng ở người của Trung Quốc lâu nay vẫn bị phản đối mạnh mẽ trên toàn cầu, do phần lớn các bộ phận như thận, phổi, gan lấy từ các tử tù.
Trong suốt một thời gian dài, nhiều nơi trên thế giới vẫn mua nội tạng người từ chính quyền Trung Quốc, và ít nhất 90 phần trăm số đó là từ tù nhân.

Hồi tháng 03/2012, chính phủ Trung Quốc từng đưa ra cam kết chấm dứt sử dụng nội tạng tử tù trong vòng năm năm.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, chợ đen buôn bán nội tạng vẫn phát triển mạnh.
Giáo sư Y khoa trường Đại học Sydney, bà Maria Fiatarone Singh nói quan chức Trung Quốc sử dụng biện pháp tử hình bằng tiêm thuốc độc là để đảm bảo cho nội tạng của tử tù được nguyên vẹn.
Trang Radio Australia dẫn lời bà Singh:“Người đó bị làm cho mê đi, họ không chết ngay, nhờ thế người giải phẫu có đủ thời gian để lấy đi bao nhiêu nội tạng tùy thích, và lại tiến hành tiêm thuốc độc để kết thúc.”
“Điều này rất khác với việc làm cho ai đó chết nhanh nhất và nhân tính nhất một cách có thể. Cách làm này thật đáng ghê tởm vì cùng là một đội bác sỹ thực hiện xử tử và làm động tác phẫu thuật,” bà Singh nói.

'Vô đạo đức'


"Chín mươi đến chín mươi lăm phần trăm nguồn gốc nội tạng ở Trung Quốc là từ tử tù."
Giáo sư Y khoa Đại học Sydney Maria Fiatarone Singh
Trung Quốc tuyên bố, quyết định hiến nội tạng là của tù nhân, song trong lá thư ngỏ của bà Singh và nhóm luật sư, bác sỹ thì cho rằng, nhà chức trách đã làm ngơ các kháng cáo về việc mổ lấy nội tạng tử tù.
“Năm 2012, chính ông ta [Hoàng Khiết Phu] đã nói ông thực hiện hai ca phẫu thuật ghép gan mỗi tuần, tức là khoảng 100 nội tạng mỗi năm, và cũng chính con số do ông từng đưa ra là từ 90 đến 95 phần trăm số nội tạng là từ tử tù,” bà Singh nói.
Một luật sư về nhân quyền cũng cho rằng, đây hành động là 'vô đạo đức', và ông Hoàng Khiết Phu là người chịu trách nhiệm về hệ thống này, việc tước bỏ danh hiệu danh dự của ông là đúng đắn.
Tuy nhiên, một giáo sư về cấy ghép nội tạng ở Đại học Sydney chỉ ra rằng, ông Hoàng Khiết Phu là ‘anh hùng’ vì đã đề ra những cải cách đáng kể trong ngành khoa học cấy ghép nội tạng ở người.
Trưởng khoa Y học của Đại học Sydney, ông Bruce Gregory Robinson cũng cho biết ông ủng hộ danh hiệu giáo sư danh dự của ông Hoàng Khiết Phu.
Một thông cáo viết vào năm 2005, chính ông Hoàng Khiết Phu công khai chỉ trích việc lấy đi các cơ quan cơ thể của tử tù , và đề nghị đóng cửa nhiều bệnh viện thực hiện cấy ghép nội tạng bất hợp pháp.
Theo văn bản quy định của Trung Quốc ban hành năm 1984 về ghép nội tạng có nguồn gốc từ tử tù, nội tạng của các tù nhân đã bị thi hành án tử hình sẽ được sử dụng vào cấy ghép khi có sự cho phép của thân nhân họ.
Tuy nhiên, cách lấy nội tạng của chính quyền Trung Quốc gây ra nhiều tranh cãi, do khó có thể đảm bảo rằng tử tù tự nguyện hiến bộ phận cơ thể mình. Giáo sư Maria Fiatarone Singh nhận xét, tù nhân ở Trung Quốc “không được tự do để quyết định điều này”.
Cách thức lấy nội tạng của Trung Quốc cũng bị Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức y học khác trên thế giới phản đối.
Các nhóm nhân quyền cho rằng, cơ thể một tử tù có thể lên tới mức giá 500.000 đô la Mỹ, cho các bộ phận như mắt, gan, thận...
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về các vụ tử hình, nhiều hơn tất cả số ca tử hình của các nước khác trên thế giới cộng lại, tuy Trung Quốc chưa từng công khai con số chính thức, theo báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế ban hành hồi tháng 03/2013.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét