Ukraina cũng là bài học kinh nghiệm cho đối sách với Trung Quốc tại châu Á
Lính Nga trước một doanh trại quân đội Ukraina ở Kerch, vùng Crimée. Ảnh chụp ngày 04/03/14.
REUTERS/Thomas Peter
Cuộc đọ sức giữa Phương Tây với Nga trên hồ sơ Ukraina là bài học mà các nước châu Á cần rút tỉa trong đối sách chống tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Lý do là vì đây là vấn đề một cường quốc khu vực có thể khởi động một cuộc tấn công quân sự chống lại một láng giềng nhỏ bé mà vẫn được yên ổn. Trong số ghi ngày 06/03/2014, tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review đã nêu bật một số kinh nghiệm mà châu Á có thể học hỏi được từ sự kiện được tờ báo gọi là « khủng hoảng an ninh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc ».
Bài học đầu tiên được nêu lên là điều thường được giới chuyên gia nhắc đến : Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không phải là bảo đảm ngăn cản xung đột quân sự. Theo tờ Nikkei Asian Review, Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Nga và là thị trường chính cho ngành xuất khẩu năng lượng của Nga. Mátxcơva cũng rất mong muốn ký được một hiệp định thương mại và đầu tư với Washington. Thế nhưng các yếu tố đó vẫn không thể ngăn cản được việc Nga xâm lược vùng Crimée. Tại châu Á, tình hình có nhiều điểm tương đồng : Dù Nhật Bản và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế nhưng điều đó không cấm được Bắc Kinh đòi chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Một bài học thứ hai mà tạp chí Nhật Bản nêu bật là cần phải cẩn có đối sách thích hợp với các thể chế độc đoán như Nga và Trung Quốc. Theo tờ báo, Tổng thống Nga Putin hiện không chỉ muốn khôi phục lại đế chế Nga, mà còn tìm cách chống lại nguy cơ một cuộc cách mạng nhân dân theo kiểu Ukraina, có thể lật đổ một chế độ tham nhũng và ăn cắp tương tự tại Mátxcơva. Và ông trắng trợn vi phạm một loạt các thỏa thuận với phương Tây về việc giải quyết tàn dư Chiến tranh Lạnh ở châu Âu.
Cũng như vậy, theo Nikkei Asian Review, các nước châu Á đang phải đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh cũng hiểu được là sở dĩ Trung Quốc có được thái độ quyết đoán nước ngoài, đó là vì chế độ hiện hành tại Bắc Kinh không bị pháp luật giới hạn, cũng như không cần phải trả lời trước dân chúng về hành động của mình.
Trong tình hình đó, kinh nghiệm mà các quốc gia dân chủ cần rút tỉa là phải năng động trong việc phát huy một môi trường an ninh, thay vì chỉ phản ứng sau khi bị khiêu khích. Theo tạp chí Nhật Bản, trong hồ sơ Ukraina, phương Tây đã không có kế hoạch được định trước để đối phó với các hành động của Mátxcơva nhắm vào Ukraina, cho dù họ đã có kinh nghiệm về vụ Nga xâm lược Gruzia vào năm 2008, nhân danh việc « bảo vệ » các nhóm thiểu số nói tiếng Nga. Đó hiện là kịch bản mà Nga đang lập lại.
Tại vùng Đông Á cũng thế, Trung Quốc cũng đã có nhiều hành động đe dọa trên không, trên biển và trên bộ mà không gây nên một phản ứng thích đáng nào. Tạp chí Nikkei Asian Review nêu bật các động thái của Bắc Kinh như dồn các giàn tên lửa đến vùng bờ biển đối diện Đài Loan, dùng võ lực mặc nhiên chiếm hữu bãi cạn Scarborough ở Biển Đông và đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo do Nhật Bản quản lý.
Đối với tạp chí Nhật Bản, bài học đến từ Ukraina là các đồng minh cần phải đoàn kết chặt chẽ hơn, không nên bị đối phương chia rẽ, Hoa Kỳ cần phải đảm trách vai trò lãnh đạo không ai thay thế nổi của mình, và nên coi trọng hơn các đồng minh của mình trong khu vực.
Uy thế kinh tế của Trung Quốc, suy cho cùng, không đáng sợ vì lẽ : « Trong tư cách cường quốc thương mại lớn nhất thế giới, Trung Quốc rất dễ bị tổn thương nếu trao đổi kinh tế bị gián đoạn, điều sẽ đương nhiên xẩy ra nếu xung đột bùng lên ở châu Á.
__________________
Washington và Bruxelles cùng lúc thông báo một loạt biện pháp trừng phạt Matxcơva trong cuộc đọ sức được xem là gay go nhất từ khi Liên Xô sụp đổ. Hoặc Nga phải đàm phán tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng cho Ukraina hoặc sẽ bị từng đợt trừng phạt, mà mỗi lúc mỗi nghiêm trọng hơn. Giới đại gia và quan chức có thế lực sẽ bị tác hại đầu tiên do bị cấm visa, bị phong tỏa tài sản.
Hoa Kỳ đã quyết định gia tăng các cuộc thao dượt chung trên không với Ba Lan và tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ không phận các nước vùng Baltic. Qua quyết định này, Washington muốn đưa ra những bảo đảm về an ninh cho các đồng minh Đông Âu trong khối NATO, hiện đang rất lo ngại trước những hành động quân sự của Nga tại Ukraina.
Một bài học thứ hai mà tạp chí Nhật Bản nêu bật là cần phải cẩn có đối sách thích hợp với các thể chế độc đoán như Nga và Trung Quốc. Theo tờ báo, Tổng thống Nga Putin hiện không chỉ muốn khôi phục lại đế chế Nga, mà còn tìm cách chống lại nguy cơ một cuộc cách mạng nhân dân theo kiểu Ukraina, có thể lật đổ một chế độ tham nhũng và ăn cắp tương tự tại Mátxcơva. Và ông trắng trợn vi phạm một loạt các thỏa thuận với phương Tây về việc giải quyết tàn dư Chiến tranh Lạnh ở châu Âu.
Cũng như vậy, theo Nikkei Asian Review, các nước châu Á đang phải đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh cũng hiểu được là sở dĩ Trung Quốc có được thái độ quyết đoán nước ngoài, đó là vì chế độ hiện hành tại Bắc Kinh không bị pháp luật giới hạn, cũng như không cần phải trả lời trước dân chúng về hành động của mình.
Trong tình hình đó, kinh nghiệm mà các quốc gia dân chủ cần rút tỉa là phải năng động trong việc phát huy một môi trường an ninh, thay vì chỉ phản ứng sau khi bị khiêu khích. Theo tạp chí Nhật Bản, trong hồ sơ Ukraina, phương Tây đã không có kế hoạch được định trước để đối phó với các hành động của Mátxcơva nhắm vào Ukraina, cho dù họ đã có kinh nghiệm về vụ Nga xâm lược Gruzia vào năm 2008, nhân danh việc « bảo vệ » các nhóm thiểu số nói tiếng Nga. Đó hiện là kịch bản mà Nga đang lập lại.
Tại vùng Đông Á cũng thế, Trung Quốc cũng đã có nhiều hành động đe dọa trên không, trên biển và trên bộ mà không gây nên một phản ứng thích đáng nào. Tạp chí Nikkei Asian Review nêu bật các động thái của Bắc Kinh như dồn các giàn tên lửa đến vùng bờ biển đối diện Đài Loan, dùng võ lực mặc nhiên chiếm hữu bãi cạn Scarborough ở Biển Đông và đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo do Nhật Bản quản lý.
Đối với tạp chí Nhật Bản, bài học đến từ Ukraina là các đồng minh cần phải đoàn kết chặt chẽ hơn, không nên bị đối phương chia rẽ, Hoa Kỳ cần phải đảm trách vai trò lãnh đạo không ai thay thế nổi của mình, và nên coi trọng hơn các đồng minh của mình trong khu vực.
Uy thế kinh tế của Trung Quốc, suy cho cùng, không đáng sợ vì lẽ : « Trong tư cách cường quốc thương mại lớn nhất thế giới, Trung Quốc rất dễ bị tổn thương nếu trao đổi kinh tế bị gián đoạn, điều sẽ đương nhiên xẩy ra nếu xung đột bùng lên ở châu Á.
__________________
Tây phương phản ứng mạnh, nhưng do dự trừng phạt kinh tế Nga
Tân thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk (trái) và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy tại hội nghị thượng đỉnh về khủng hoảng Ukraina, Bruxelles, 06/03/2014.
REUTERS/Yves Herman
Washington và Bruxelles cùng lúc thông báo một loạt biện pháp trừng phạt Matxcơva trong cuộc đọ sức được xem là gay go nhất từ khi Liên Xô sụp đổ. Hoặc Nga phải đàm phán tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng cho Ukraina hoặc sẽ bị từng đợt trừng phạt, mà mỗi lúc mỗi nghiêm trọng hơn. Giới đại gia và quan chức có thế lực sẽ bị tác hại đầu tiên do bị cấm visa, bị phong tỏa tài sản.
Nỗ lực đối thoại của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu với Nga hoặc qua các cuộc tiếp xúc với ngoại trưởng Serguei Lavrov tại Paris và Roma, hay qua hai cuộc điện đàm hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và tổng thống Nga Vladimir Putin đã thất bại. Dường như không một lập luận nào có thể thuyết phục được cựu trung tá mật vụ KGB từ bỏ ý định lấy lại vùng Crimée của Ukraina mà vào năm 1956, tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrouchtchev quyết định trao cho Ukraina quản trị.
Vào lúc chính quyền mới tại Kiev tiến hành thủ tục giải thế nghị viện địa phương Crimée do phe thân Nga kiểm soát đòi « sáp nhập vào tổ quốc Nga », thì Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đưa ra một loạt biện pháp cụ thể để trừng phạt chính quyền Nga nhưng chưa đụng đến kinh tế.
Tổng thống Mỹ ra lệnh cấm visa nhập cảnh, phong tỏa tài sản các quan chức Nga và Ukraina có trách nhiệm hay đồng lõa gây chia cắt lãnh thổ Ukraina.
Tại châu Âu, sau cuộc họp thượng đỉnh bất thường kết thúc vào chiều hôm qua 06/03/2014 ở Bruxelles, đích thân tổng thống Pháp thông báo một loạt biện pháp trừng phạt chính trị và ngoại giao.Theo một nhà ngoại giao tham dự cuộc họp khẩn cấp thì tất cả các thành viên Liên Hiệp Châu Âu, kể cả thủ tướng Đức, người có lập trường khá mềm dẻo với ông Putin, cũng phải đồng ý là Liên Hiệp Châu Âu cần « phải cứng rắn hơn » với Nga. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (tương đương với tổng thống) cảnh cáo : Matxcơva không xuống thang thì quan hệ của Nga với Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị « tác động ». Nga phải chấp nhận đàm phán với châu Âu « trong những ngày tới đây » và phải « đạt được kết quả » nhanh chóng.
Để gia tăng sức ép, Châu Âu thống nhất một chiến lược gồm ba giai đoạn : đình chỉ tức khắc tiến trình đàm phán bỏ visa nhập cảnh và thương lượng hiệp ước thương mại song phương. Nếu Nga bất động, bước trừng phạt thứ hai là nhắm vào giới lãnh đạo chính trị hay doanh nghiệp Nga như giới hạn visa nhập cảnh, phong tỏa tài sản và đình chỉ cuộc họp thượng đỉnh với ông Putin vào tháng sáu tới tại Sotchi.
Trong trường hợp Matxcơva vẫn tiếp tục « âm mưu khuynh đảo Ukraina » thì sẽ gây hệ quả sẽ « lan đến các lãnh vực khác và nghiêm trọng hơn » trong quan hệ song phương giữa Liên Hiệp Châu Âu và Nga mà bước thứ ba là trừng phạt kinh tế và thương mại.
Tổng thống Pháp cho biết là toàn bộ 28 thành viên có cùng « tiếng nói » đoàn kết.
Trong số các biện pháp trên đây, phong tỏa tài sản và cấm visa du lịch có lẽ là biện pháp gây đớn đau nhất cho thành phần lãnh đạo chính trị và các nhóm lợi ích có tiền cất giấu ở tây phương. Thụy sĩ, Áo và Liechtenstein đã thông báo danh sách khoảng 20 nhân vật Ukraina trong đó có cha con cựu tổng thống Ianoukovitch. Được biết, chỉ mới ba năm hành nghề mà tài sản của nha sĩ Alexander Ianoukovitch cất dấu ở Thụy sĩ lên đến nửa tỷ đôla Mỹ .
Vấn đề là liệu Tây phương có sẵn sàng trừng phạt kinh tế Nga hay không, một nền kinh tế đang xuống dốc ? Theo giới phân tích, Đức đồng ý « cần phải cứng rắn » với Putin và tỏ ra rất năng động trong thời gian gần đây trên hồ sơ Ukraina, đưa đến sự sụp đổ của chính quyền thân Nga tại Kiev. Nhưng đầu tàu kinh tế của châu Âu cần đến 30% lượng khí đốt nhập từ Nga. Là đối tác thương mại đứng hàng thứ ba của Matxcơva, với 6000 công ty hoạt động tại Nga và 300.000 công ăn việc làm tùy thuộc vào quan hệ kinh tế song phương, liệu Berlin sẽ nhượng bộ hay chấp nhận thách thức đối đầu với Putin ?
Vì châu Âu không muốn chiến tranh, Putin biết rõ điểm yếu này nên khăng khăng đi tới. Vũ khí duy nhất còn lại là trừng phạt kinh tế. Kinh tế là tử huyệt của Putin.
Điều đáng lưu ý là sự lựa chọn của thủ tướng Angela Merkel, dưới sức ép của doanh nhân Đức, vào thời điểm quyết định, sẽ tác động lên quyết tâm của toàn Liên Hiệp.
Vào lúc chính quyền mới tại Kiev tiến hành thủ tục giải thế nghị viện địa phương Crimée do phe thân Nga kiểm soát đòi « sáp nhập vào tổ quốc Nga », thì Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đưa ra một loạt biện pháp cụ thể để trừng phạt chính quyền Nga nhưng chưa đụng đến kinh tế.
Tổng thống Mỹ ra lệnh cấm visa nhập cảnh, phong tỏa tài sản các quan chức Nga và Ukraina có trách nhiệm hay đồng lõa gây chia cắt lãnh thổ Ukraina.
Tại châu Âu, sau cuộc họp thượng đỉnh bất thường kết thúc vào chiều hôm qua 06/03/2014 ở Bruxelles, đích thân tổng thống Pháp thông báo một loạt biện pháp trừng phạt chính trị và ngoại giao.Theo một nhà ngoại giao tham dự cuộc họp khẩn cấp thì tất cả các thành viên Liên Hiệp Châu Âu, kể cả thủ tướng Đức, người có lập trường khá mềm dẻo với ông Putin, cũng phải đồng ý là Liên Hiệp Châu Âu cần « phải cứng rắn hơn » với Nga. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (tương đương với tổng thống) cảnh cáo : Matxcơva không xuống thang thì quan hệ của Nga với Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị « tác động ». Nga phải chấp nhận đàm phán với châu Âu « trong những ngày tới đây » và phải « đạt được kết quả » nhanh chóng.
Để gia tăng sức ép, Châu Âu thống nhất một chiến lược gồm ba giai đoạn : đình chỉ tức khắc tiến trình đàm phán bỏ visa nhập cảnh và thương lượng hiệp ước thương mại song phương. Nếu Nga bất động, bước trừng phạt thứ hai là nhắm vào giới lãnh đạo chính trị hay doanh nghiệp Nga như giới hạn visa nhập cảnh, phong tỏa tài sản và đình chỉ cuộc họp thượng đỉnh với ông Putin vào tháng sáu tới tại Sotchi.
Trong trường hợp Matxcơva vẫn tiếp tục « âm mưu khuynh đảo Ukraina » thì sẽ gây hệ quả sẽ « lan đến các lãnh vực khác và nghiêm trọng hơn » trong quan hệ song phương giữa Liên Hiệp Châu Âu và Nga mà bước thứ ba là trừng phạt kinh tế và thương mại.
Tổng thống Pháp cho biết là toàn bộ 28 thành viên có cùng « tiếng nói » đoàn kết.
Trong số các biện pháp trên đây, phong tỏa tài sản và cấm visa du lịch có lẽ là biện pháp gây đớn đau nhất cho thành phần lãnh đạo chính trị và các nhóm lợi ích có tiền cất giấu ở tây phương. Thụy sĩ, Áo và Liechtenstein đã thông báo danh sách khoảng 20 nhân vật Ukraina trong đó có cha con cựu tổng thống Ianoukovitch. Được biết, chỉ mới ba năm hành nghề mà tài sản của nha sĩ Alexander Ianoukovitch cất dấu ở Thụy sĩ lên đến nửa tỷ đôla Mỹ .
Vấn đề là liệu Tây phương có sẵn sàng trừng phạt kinh tế Nga hay không, một nền kinh tế đang xuống dốc ? Theo giới phân tích, Đức đồng ý « cần phải cứng rắn » với Putin và tỏ ra rất năng động trong thời gian gần đây trên hồ sơ Ukraina, đưa đến sự sụp đổ của chính quyền thân Nga tại Kiev. Nhưng đầu tàu kinh tế của châu Âu cần đến 30% lượng khí đốt nhập từ Nga. Là đối tác thương mại đứng hàng thứ ba của Matxcơva, với 6000 công ty hoạt động tại Nga và 300.000 công ăn việc làm tùy thuộc vào quan hệ kinh tế song phương, liệu Berlin sẽ nhượng bộ hay chấp nhận thách thức đối đầu với Putin ?
Vì châu Âu không muốn chiến tranh, Putin biết rõ điểm yếu này nên khăng khăng đi tới. Vũ khí duy nhất còn lại là trừng phạt kinh tế. Kinh tế là tử huyệt của Putin.
Điều đáng lưu ý là sự lựa chọn của thủ tướng Angela Merkel, dưới sức ép của doanh nhân Đức, vào thời điểm quyết định, sẽ tác động lên quyết tâm của toàn Liên Hiệp.
_________________
Mỹ tăng yểm trợ quân sự cho Ba Lan và các nước vùng Baltic
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel họp báo sau cuộc gặp các Bộ trưởng NATO, Bruxelles, 27/02/2014
REUTERS/Francois Lenoir
Hoa Kỳ đã quyết định gia tăng các cuộc thao dượt chung trên không với Ba Lan và tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ không phận các nước vùng Baltic. Qua quyết định này, Washington muốn đưa ra những bảo đảm về an ninh cho các đồng minh Đông Âu trong khối NATO, hiện đang rất lo ngại trước những hành động quân sự của Nga tại Ukraina.
Trước Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ ngày 05/03/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo là Lầu Năm góc vừa quyết định thi hành các biện pháp để yểm trợ các đồng minh của Hoa Kỳ, trong đó có việc gia tăng các cuộc thao dượt chung trên không với quân đội Ba Lan và tham gia nhiều hơn vào lực lượng cảnh sát tuần tra trên không của khối NATO ở các nước vùng Baltic.
Một phân đội gồm khoảng một chục lính Mỹ hiện đang đóng tại hai căn cứ không quân ở Ba Lan để tiến hành các cuộc thao dượt chung trên không giữa quân đội Mỹ với quân đội Ba Lan. Không quân của Ba Lan hiện cũng được trang bị máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ.
Từ 10 năm qua, việc bảo vệ không phận ba nước vùng Baltic Litva, Latvi và Estonia ( mà hiện nay vẫn chưa có đủ lực lượng không quân ) vẫn do khối NATO đảm trách. Cứ mỗi bốn tháng, các nước thành viên của NATO thay phiên nhau gởi các máy bay tiêm kích đến những nước Baltic để bảo vệ không phận các nước này. Từ ngày 01/01/2014, đến lượt Hoa Kỳ đảm trách nhiệm vụ này.
Để bảo vệ không phận các nước vùng Baltic, Hoa Kỳ hiện đang sử dụng 4 máy bay tiêm kích F-15, nhưng theo một quan chức Lầu Năm góc, Washington sẽ triển khai thêm 6 chiếc F-15 và một máy bay tiếp liệu. Các máy bay này sẽ đáp xuống Litva chiều nay.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Litva Juozas Olekas, việc gởi các chiến đấu cơ này là nhằm đáp lại « cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina » và việc gia tăng hoạt động quân sự của Nga ở vùng Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga nằm lọt giữa Litva và Ba Lan.
Ba nước vùng Baltic, gia nhập khối NATO từ năm 2004, vẫn lo ngại thế lực quân sự ngày càng mạnh của Nga ở sát biên giới những nước này. Cuộc khủng hoảng Ukraina càng khiến họ thêm lo ngại.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Litva, các phi cơ quân sự của Nga đã gia tăng hoạt động gần biên giới các nước Baltic, khiến các máy bay tiêm kích của NATO đã phải can thiệp đến hơn 40 lần vào năm ngoái.
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Châu Âu, và cũng là Tư lệnh lực lượng khối NATO, tướng Philip Breedlove sẽ gặp Tổng Tham mưu trưởng các nước Trung và Đông Âu. Về phần tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, ông cũng đã gặp các đồng nhiệm vùng Baltic và Đông Âu. Tướng Dempsey nói với Thượng nghị sĩ Mỹ rằng lãnh đạo quân sự các nước này rất lo ngại và muốn được Hoa Kỳ có những bảo đảm về an ninh cũng như có những biện pháp để răn đe nước Nga không được có thêm những hành động quân sự.
Riêng Ba Lan thì đặc biệt lo ngại về an ninh của nước này trước những hành động của Nga ở Ukraina và nhấn mạnh rằng Hiệp ước thiết lập khối NATO có dự trù việc tham khảo ý kiến khi một quốc gia thành viên cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa.
Nhưng theo Tổng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Washington sẽ đề nghị với NATO những phương án để ổn định tình hình, chứ không phải nhằm khiến cho căng thẳng leo thang ở Ukraina.
Từ thứ Hai tuần này, Lầu Năm góc loan báo đã đình chỉ mọi hợp tác quân sự với Nga, như là một biện pháp trừng phạt Matxcơva vì đã đưa quân sang vùng Crimée của Ukraina.
Một phân đội gồm khoảng một chục lính Mỹ hiện đang đóng tại hai căn cứ không quân ở Ba Lan để tiến hành các cuộc thao dượt chung trên không giữa quân đội Mỹ với quân đội Ba Lan. Không quân của Ba Lan hiện cũng được trang bị máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ.
Từ 10 năm qua, việc bảo vệ không phận ba nước vùng Baltic Litva, Latvi và Estonia ( mà hiện nay vẫn chưa có đủ lực lượng không quân ) vẫn do khối NATO đảm trách. Cứ mỗi bốn tháng, các nước thành viên của NATO thay phiên nhau gởi các máy bay tiêm kích đến những nước Baltic để bảo vệ không phận các nước này. Từ ngày 01/01/2014, đến lượt Hoa Kỳ đảm trách nhiệm vụ này.
Để bảo vệ không phận các nước vùng Baltic, Hoa Kỳ hiện đang sử dụng 4 máy bay tiêm kích F-15, nhưng theo một quan chức Lầu Năm góc, Washington sẽ triển khai thêm 6 chiếc F-15 và một máy bay tiếp liệu. Các máy bay này sẽ đáp xuống Litva chiều nay.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Litva Juozas Olekas, việc gởi các chiến đấu cơ này là nhằm đáp lại « cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina » và việc gia tăng hoạt động quân sự của Nga ở vùng Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga nằm lọt giữa Litva và Ba Lan.
Ba nước vùng Baltic, gia nhập khối NATO từ năm 2004, vẫn lo ngại thế lực quân sự ngày càng mạnh của Nga ở sát biên giới những nước này. Cuộc khủng hoảng Ukraina càng khiến họ thêm lo ngại.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Litva, các phi cơ quân sự của Nga đã gia tăng hoạt động gần biên giới các nước Baltic, khiến các máy bay tiêm kích của NATO đã phải can thiệp đến hơn 40 lần vào năm ngoái.
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Châu Âu, và cũng là Tư lệnh lực lượng khối NATO, tướng Philip Breedlove sẽ gặp Tổng Tham mưu trưởng các nước Trung và Đông Âu. Về phần tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, ông cũng đã gặp các đồng nhiệm vùng Baltic và Đông Âu. Tướng Dempsey nói với Thượng nghị sĩ Mỹ rằng lãnh đạo quân sự các nước này rất lo ngại và muốn được Hoa Kỳ có những bảo đảm về an ninh cũng như có những biện pháp để răn đe nước Nga không được có thêm những hành động quân sự.
Riêng Ba Lan thì đặc biệt lo ngại về an ninh của nước này trước những hành động của Nga ở Ukraina và nhấn mạnh rằng Hiệp ước thiết lập khối NATO có dự trù việc tham khảo ý kiến khi một quốc gia thành viên cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa.
Nhưng theo Tổng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Washington sẽ đề nghị với NATO những phương án để ổn định tình hình, chứ không phải nhằm khiến cho căng thẳng leo thang ở Ukraina.
Từ thứ Hai tuần này, Lầu Năm góc loan báo đã đình chỉ mọi hợp tác quân sự với Nga, như là một biện pháp trừng phạt Matxcơva vì đã đưa quân sang vùng Crimée của Ukraina.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét