Crimée : Phương Tây gia tăng trừng phạt, Nga trả đũa
Tổng thống Mỹ Barack Obama ra tuyên bố về Ukraina, Washington, 20/03/2014
REUTERS
Hôm nay, 20/03/2014, phương Tây và Nga đều tỏ thái độ cứng rắn trong vụ khủng hoảng Ukraina : Matxcơva trả đũa ngay lập tức sau khi phương Tây thông báo gia tăng các biện pháp trừng phạt.
Nga đã công bố danh sách các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức Hoa Kỳ chỉ vài phút sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo những biện pháp mới.
Bộ Ngoại giao Nga đã cảnh báo : « Đối với mỗi hành động thù địch, chúng tôi sẽ đáp lại tương xứng ». Mặt khác, phát ngôn viên điện Kremlin cho rằng các trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga là « không thể chấp nhận được ».
Danh sách trừng phạt đầu tiên của Nga nhắm vào ba cố vấn của Tổng thống Obama và nhiều nghị sĩ, trong số này có Thượng nghị sĩ John McCain. Ngay lập tức, ông McCain tuyên bố là ông « tự hào » vì bị Nga trừng phạt.
Trong một tuyên bố ngắn tại Nhà Trắng ngày hôm nay, Tổng thống Mỹ Obama đe dọa Matxcơva là các biện pháp trừng phạt có thể còn tiếp tục gia tăng và nhắm vào « những lĩnh vực chủ chốt » của Nga. Ông nói : « Nước Nga phải hiểu rằng việc tiếp tục leo thang sẽ chỉ càng làm cho họ bị cô lập thêm đối với cộng đồng quốc tế ».
Về phần mình, 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu nhóm họp Thượng đỉnh tại Bruxelles và sẽ quyết định kéo dài thêm danh sách các nhân vật Nga và Ukraina thân Nga bị cấm nhập cảnh và bị phong tỏa tài sản ở nước ngoài. Theo các nguồn tin ngoại giao, hơn một chục nhân vật sẽ được bổ sung vào danh sách 21 người đã bị trừng phạt từ hôm thứ Hai, 17/03.
Theo Tổng thống Litva, danh sách 21 người bị trừng phạt, được công bố ngày 17/03, còn quá ít, vì đây chỉ là những quan chức cấp thấp. Bây giờ, cần phải nhắm vào hàng ngũ những người thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống và Thủ tướng các thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng đe dọa trừng phạt kinh tế, nhưng một số thành viên tỏ ra rất ngần ngại. Theo Tổng thống Pháp François Hollande, « nếu nước Nga chấp nhận tiến hành đàm phán » và « nếu có việc giảm căng thẳng », thì sẽ không thêm các trừng phạt khác. Ngược lại, « nếu có việc gia tăng những đòi hỏi không chính đáng, các hoạt động quân sự, đe dọa, thì sẽ có các trừng phạt khác ».
Tuy nhiên, Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo cảnh báo : « Chúng ta phải hết sức thận trọng » bởi vì Liên Hiệp Châu Âu vừa phải phòng bị các vũ khí đề phòng về sau này có leo thang căng thẳng, vừa phải « chú ý tới các lợi ích » của Châu Âu.
Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt cho biết, có 400 doanh nghiệp Thụy Điển đang làm ăn tại Nga và họ rất lo ngại về những gì sẽ xẩy ra.
Nếu như Châu Âu còn tranh luận về việc trừng phạt kinh tế Nga, thì khối này chắc chắn đạt được đồng thuận về việc hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh Châu Âu – Nga, dự kiến tổ chức vào tháng Sáu tới, tại Sotchi. Việc tổ chức Thượng đỉnh G8 tại Sotchi cũng có thể bị hủy bỏ.
Đồng thời, Châu Âu cũng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraina, qua việc ký kết « vế chính trị » trong bản Hiệp định liên kết Châu Âu-Ukraina, vào ngày mai, 21/03, tại Bruxelles.
Trong bối cảnh đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon bày tỏ thái độ « rất lo ngại » và trong ngày hôm nay, ông hội đàm với Tổng thống Nga Putin tại Matxcơva.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, một lần nữa, kêu gọi Matxcơva và Kiev cần tiến hành « một cuộc đối thoại trung thực, mang tính xây dựng », và nhấn mạnh đến sự cần thiết triển khai tại Ukraina các quan sát viên của Liên Hiệp Quốc và của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu – OSCE.
Bộ Ngoại giao Nga đã cảnh báo : « Đối với mỗi hành động thù địch, chúng tôi sẽ đáp lại tương xứng ». Mặt khác, phát ngôn viên điện Kremlin cho rằng các trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga là « không thể chấp nhận được ».
Danh sách trừng phạt đầu tiên của Nga nhắm vào ba cố vấn của Tổng thống Obama và nhiều nghị sĩ, trong số này có Thượng nghị sĩ John McCain. Ngay lập tức, ông McCain tuyên bố là ông « tự hào » vì bị Nga trừng phạt.
Trong một tuyên bố ngắn tại Nhà Trắng ngày hôm nay, Tổng thống Mỹ Obama đe dọa Matxcơva là các biện pháp trừng phạt có thể còn tiếp tục gia tăng và nhắm vào « những lĩnh vực chủ chốt » của Nga. Ông nói : « Nước Nga phải hiểu rằng việc tiếp tục leo thang sẽ chỉ càng làm cho họ bị cô lập thêm đối với cộng đồng quốc tế ».
Về phần mình, 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu nhóm họp Thượng đỉnh tại Bruxelles và sẽ quyết định kéo dài thêm danh sách các nhân vật Nga và Ukraina thân Nga bị cấm nhập cảnh và bị phong tỏa tài sản ở nước ngoài. Theo các nguồn tin ngoại giao, hơn một chục nhân vật sẽ được bổ sung vào danh sách 21 người đã bị trừng phạt từ hôm thứ Hai, 17/03.
Theo Tổng thống Litva, danh sách 21 người bị trừng phạt, được công bố ngày 17/03, còn quá ít, vì đây chỉ là những quan chức cấp thấp. Bây giờ, cần phải nhắm vào hàng ngũ những người thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống và Thủ tướng các thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng đe dọa trừng phạt kinh tế, nhưng một số thành viên tỏ ra rất ngần ngại. Theo Tổng thống Pháp François Hollande, « nếu nước Nga chấp nhận tiến hành đàm phán » và « nếu có việc giảm căng thẳng », thì sẽ không thêm các trừng phạt khác. Ngược lại, « nếu có việc gia tăng những đòi hỏi không chính đáng, các hoạt động quân sự, đe dọa, thì sẽ có các trừng phạt khác ».
Tuy nhiên, Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo cảnh báo : « Chúng ta phải hết sức thận trọng » bởi vì Liên Hiệp Châu Âu vừa phải phòng bị các vũ khí đề phòng về sau này có leo thang căng thẳng, vừa phải « chú ý tới các lợi ích » của Châu Âu.
Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt cho biết, có 400 doanh nghiệp Thụy Điển đang làm ăn tại Nga và họ rất lo ngại về những gì sẽ xẩy ra.
Nếu như Châu Âu còn tranh luận về việc trừng phạt kinh tế Nga, thì khối này chắc chắn đạt được đồng thuận về việc hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh Châu Âu – Nga, dự kiến tổ chức vào tháng Sáu tới, tại Sotchi. Việc tổ chức Thượng đỉnh G8 tại Sotchi cũng có thể bị hủy bỏ.
Đồng thời, Châu Âu cũng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraina, qua việc ký kết « vế chính trị » trong bản Hiệp định liên kết Châu Âu-Ukraina, vào ngày mai, 21/03, tại Bruxelles.
Trong bối cảnh đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon bày tỏ thái độ « rất lo ngại » và trong ngày hôm nay, ông hội đàm với Tổng thống Nga Putin tại Matxcơva.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, một lần nữa, kêu gọi Matxcơva và Kiev cần tiến hành « một cuộc đối thoại trung thực, mang tính xây dựng », và nhấn mạnh đến sự cần thiết triển khai tại Ukraina các quan sát viên của Liên Hiệp Quốc và của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu – OSCE.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét