TQ mở trường đại học 'khắp châu Á'
Tại thủ đô của nước Lào nhiệt đới, hai chục học sinh có tương lai gắn liền với quan hệ thương mại với nước láng giềng Trung Quốc đang theo học lớp tiếng Hoa tại một lớp học không kiểu cách và được thuê cho mục đích đó.
Đây là khởi đầu của cơ sở trường đại học đầu tiên và gần như chắc chắn không phải là cuối cùng của Trung Quốc ở nước ngoài.
"Có rất nhiều công ty đang làm việc ở Lào là từ Trung Quốc," Siphandone Palamy, 19 tuổi, nói. Cô cho biết cô chọn chi nhánh trường Đại học Soochow sau khi nghe trường sẽ cấp học bổng cho học sinh với điểm cao. "
"Nếu tôi có thể nói tiếng Hoa, tôi có nhiều cơ hội làm việc với họ hơn", cô nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại trong chuyến đi đến thành phố Tô Châu ở miền đông Trung Quốc - thành phố của trường Đại học Soochow.
Các quan chức ngành giáo dục ở Trung Quốc đang quảng bá cho ý niệm các trường đại học nước này mở rộng ra nước ngoài, khai thác thị trường giáo dục mới trong khi mở rộng ảnh hưởng về sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc.
Trung Quốc cho đến nay đang là điểm đến của giáo dục toàn cầu hóa, với các trường phương Tây đổ xô vào Trung Quốc để mở trường. Nay chính Trung Quốc lại đang bước ra ngoài.
Tham vọng cải cách
Tại thủ đô của nước Lào nhiệt đới, hai chục học sinh có tương lai gắn liền với quan hệ thương mại với nước láng giềng Trung Quốc đang theo học lớp tiếng Hoa tại một lớp học không kiểu cách và được thuê cho mục đích đó.
Đây là khởi đầu của cơ sở trường đại học đầu tiên và gần như chắc chắn không phải là cuối cùng của Trung Quốc ở nước ngoài.
Không kể cơ sở mới của trường này tại Lào, hiện có kế hoạch thành lập tại Malaysia những gì có thể trở thành một trong những chi nhánh lớn nhất thế giới ở nước ngoài và có thỏa thuận với một trường đại học của Trung Quốc tìm hiểu khả năng xây dựng một khu trường kết hợp với một trường đại học Anh ở London.
"Chính phủ Trung Quốc và các trường đại học của họ có tham vọng trong việc cải cách và quốc tế hóa giáo dục đại học Trung Quốc", Mary Gallagher, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Hoa tại Đại học Michigan, nói.
"Đây một phần là để tăng quyền lực mềm của Trung Quốc, làm tăng số người học tiếng Hoa và hiểu biết về Trung Quốc từ quan điểm của Trung Quốc."
Các trường đại học Trung Quốc vốn có dạy môn tiếng Hoa ở nước ngoài nhưng thường là để phục vụ người Hoa ở hải ngoại. Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã thành lập Viện Khổng Tử trên khắp thế giới để quảng bá văn hóa và ngôn ngữ nước này.
Nhưng chi nhánh chính thức của các trường, nơi có thể cấp bằng, là một thử nghiệm mới. Bộ Giáo dục Trung Quốc từ chối đề nghị phỏng vấn của AP về vấn đề này, nói rằng các nỗ lực còn quá mới để bàn tới.
Chi nhánh Đại học Soochow ở Lào, đặt tại Viêng Chăn, hiện đang tìm cách huy động tiền cho một khuôn viên chính thức với 5.000 sinh viên, viên chức trường đại học này, Trần Mỹ, nói.
"Chính sách quốc gia muốn chúng tôi vươn ra ngoài, vì quốc tế hóa giáo dục đi kèm với toàn cầu hóa nền kinh tế", bà nói.
Khu khuôn viên trường tại Lào bắt đầu như một phần của khu vực phát triển kinh tế giữa Lào và chính phủ Trung Quốc, sau đó được tiếp tục khi một dự án lớn hơn bị hỏng.
Đại học Hạ Môn của Trung Quốc, có trụ sở tại tỉnh Phúc Kiến ở miền đông Trung Quốc, công bố kế hoạch đầu năm nay sẽ mở một chi nhánh tại Malaysia vào năm 2015 và số sinh viên ghi danh hàng năm là 10.000 sinh viên vào năm 2020.
Hồi tháng Năm, Đại học Chiết Giang của Trung Quốc và trường Imperial College London đã ký một thỏa thuận tìm hiểu khả năng mở một cơ sở chung của hai trường, mặc dù phạm vi và kinh phí chưa được nêu chi tiết.
Mạo hiểm
Philip G. Altbach, một chuyên gia về giáo dục đại học quốc tế tại trường Boston College, cảnh báo rằng các trường đại học Trung Quốc có thể đang mạo hiểm khi mở ra ngoài quá sớm.
"Tôi cho rằng các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc có đủ việc để làm ở trong nước mà không cần phải bước vào thế giới các chi nhánh ngoài Trung Quốc vốn nhiều nguy cơ và thường là tốn kém," ông Altbach viết trong một e-mail.
"Cách tạo ảnh hưởng và uy tín toàn cầu tốt nhất cho Trung Quốc trong giáo dục đại học là bằng cách tăng cường các trường đại học của mình ở trong nước và cung cấp một nền giáo dục có 'đẳng cấp thế giới' cho sinh viên Trung Quốc và mở rộng số sinh viên nước ngoài vào học."
Trung Quốc có tham vọng cải cách và quốc tế hóa giáo dục đại học. Đây một phần là để tăng quyền lực mềm của Trung Quốc, tăng số người học tiếng Hoa và hiểu biết về Trung Quốc theo quan điểm của Trung Quốc
(Mary Gallagher, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Hoa, ĐH Michigan)
Bắt đầu từ những năm 1990, Trung Quốc - với mục tiêu có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học hơn - bắt đầu xây dựng các cơ sở mới của các trường, khuyến khích tư nhân hóa giáo dục đại học và mở rộng tuyển sinh.
Những thay đổi đó đã giúp thu hút sinh viên quốc tế, và số lượng này tại Trung Quốc đang gia tăng, lên tới 290.000 sinh viên trong năm 2011.
Cơn sốt này đi kèm với chỉ trích rằng chất lượng đã bị bỏ qua vì chạy theo số lượng và các trường cao đẳng của Trung Quốc đã không làm được việc chuẩn bị sinh viên của họ cho thị trường việc làm, hay cung cấp được cho sinh viên một nền giáo dục toàn diện.
Trung Quốc cũng đã khuyến khích thanh thiếu niên nước này đi du học nước ngoài và mời các trường đại học nước ngoài - đặc biệt là các trường hàng đầu - thành lập các chương trình và các cơ sở chung giúp đáp ứng nhu cầu về giáo dục có chất lượng.
Thành phố Côn Sơn ở tỉnh Giang Tô đang xây dựng một cơ sở trường trị giá 260 triệu đô la cho Đại học Duke, và Đại học New York sẽ mở khu trường ở Thượng Hải với các lớp học bắt đầu vào mùa thu này.
"Nhiều người trong ngành giáo dục đại học ở Trung Quốc vốn cam kết cải cách giáo dục đang hy vọng rằng việc chuyển ra nước ngoài cũng như việc các trường đại học nước ngoài vào Trung Quốc sẽ tạo thêm áp lực phải có cải cách trong các trường đại học Trung Quốc," bà Gallagher nói.Cách tiếp cận mới
Trung Quốc duy trì một cách tiếp cận chuyên môn hóa cao đối với các nghiên cứu tại trường và nó có nguồn gốc từ các mô hình của Liên Xô, nhưng nhiều nhà giáo dục Trung Quốc muốn đưa thêm vào đó cách giáo dục tự do hơn để khuyến khích đạo đức xã hội, trách nhiệm công dân, đổi mới và tư duy phê phán.
Tại Malaysia, nơi các trường đại học Anh đã mở rộng trong những năm gần đây, các kế hoạch của Đại học Hạ Môn, Trung Quốc, đã được chính phủ tán dương, và Thủ tướng Najib Razak gọi nó là có tính "lịch sử."
Khuôn viên chi nhánh mới của trường có thể sẽ thu hút nhiều người trong nhóm người Hoa thiểu số vốn khá lớn tại Malaysia, với các khóa học từ kinh tế đến kỹ sư hóa và văn học Trung Hoa.
Người Hoa thiểu số chiếm hơn một phần năm trong tổng dân số 29 triệu người tại Malaysia, và một số người trong số họ phàn nàn rằng con cái họ phải đối mặt với khó khăn kiếm được chỗ ở các trường đại học do nhà nước tài trợ tại Malaysia vì các chính sách ưu tiên dành cho người sắc tộc Malay chiếm đa số.
Trường Hạ Môn có gốc gác trong nước theo nghĩa là trường được ông Tan Kah Kee, một ông trùm kinh doanh làm giàu tại Đông Nam Á trong đó có Malaysia, thành lập năm 1921.
Chính phủ ủng hộ những nỗ lực của các trường đại học Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài: Việc ký kết thỏa thuận tại Trung Quốc giữa đại học Chiết Giang với trường Imperial College London có sự tham dự của một thống đốc tỉnh.
Nhưng các trường đại học nói rằng họ phải kiếm ngân sách cho các chi nhánh của mình từ thu học phí và các nguồn tư nhân.
Nó ngược với các Viện Khổng Tử, vốn được trợ cấp trực tiếp từ chính phủ Bắc Kinh, bà Trần thuộc chi nhánh đại học Soochow tại Lào nói.
Nhưng bất chấp các thách thức về tài chính, bà cho biết bà rất lạc quan về tương lai của chi nhánh tại Lào, nơi bà nhận thấy có một tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông đầy hào hứng muốn có một nền giáo dục có chất lượng và muốn làm ăn kinh doanh với Trung Quốc.
"Chúng tôi không phải lo lắng về chuyện tìm kiếm sinh viên", bà nói. "Có nhu cầu rất lớn về giáo dục ở đây."
Theo BBC
Các bài liên quan
Tại thủ đô của nước Lào nhiệt đới, hai chục học sinh có tương lai gắn liền với quan hệ thương mại với nước láng giềng Trung Quốc đang theo học lớp tiếng Hoa tại một lớp học không kiểu cách và được thuê cho mục đích đó.
Đây là khởi đầu của cơ sở trường đại học đầu tiên và gần như chắc chắn không phải là cuối cùng của Trung Quốc ở nước ngoài.
"Có rất nhiều công ty đang làm việc ở Lào là từ Trung Quốc," Siphandone Palamy, 19 tuổi, nói. Cô cho biết cô chọn chi nhánh trường Đại học Soochow sau khi nghe trường sẽ cấp học bổng cho học sinh với điểm cao. "
"Nếu tôi có thể nói tiếng Hoa, tôi có nhiều cơ hội làm việc với họ hơn", cô nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại trong chuyến đi đến thành phố Tô Châu ở miền đông Trung Quốc - thành phố của trường Đại học Soochow.
Các quan chức ngành giáo dục ở Trung Quốc đang quảng bá cho ý niệm các trường đại học nước này mở rộng ra nước ngoài, khai thác thị trường giáo dục mới trong khi mở rộng ảnh hưởng về sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc.
Trung Quốc cho đến nay đang là điểm đến của giáo dục toàn cầu hóa, với các trường phương Tây đổ xô vào Trung Quốc để mở trường. Nay chính Trung Quốc lại đang bước ra ngoài.
Tham vọng cải cách
Tại thủ đô của nước Lào nhiệt đới, hai chục học sinh có tương lai gắn liền với quan hệ thương mại với nước láng giềng Trung Quốc đang theo học lớp tiếng Hoa tại một lớp học không kiểu cách và được thuê cho mục đích đó.
Đây là khởi đầu của cơ sở trường đại học đầu tiên và gần như chắc chắn không phải là cuối cùng của Trung Quốc ở nước ngoài.
Không kể cơ sở mới của trường này tại Lào, hiện có kế hoạch thành lập tại Malaysia những gì có thể trở thành một trong những chi nhánh lớn nhất thế giới ở nước ngoài và có thỏa thuận với một trường đại học của Trung Quốc tìm hiểu khả năng xây dựng một khu trường kết hợp với một trường đại học Anh ở London.
"Chính phủ Trung Quốc và các trường đại học của họ có tham vọng trong việc cải cách và quốc tế hóa giáo dục đại học Trung Quốc", Mary Gallagher, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Hoa tại Đại học Michigan, nói.
"Đây một phần là để tăng quyền lực mềm của Trung Quốc, làm tăng số người học tiếng Hoa và hiểu biết về Trung Quốc từ quan điểm của Trung Quốc."
Các trường đại học Trung Quốc vốn có dạy môn tiếng Hoa ở nước ngoài nhưng thường là để phục vụ người Hoa ở hải ngoại. Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã thành lập Viện Khổng Tử trên khắp thế giới để quảng bá văn hóa và ngôn ngữ nước này.
Nhưng chi nhánh chính thức của các trường, nơi có thể cấp bằng, là một thử nghiệm mới. Bộ Giáo dục Trung Quốc từ chối đề nghị phỏng vấn của AP về vấn đề này, nói rằng các nỗ lực còn quá mới để bàn tới.
Chi nhánh Đại học Soochow ở Lào, đặt tại Viêng Chăn, hiện đang tìm cách huy động tiền cho một khuôn viên chính thức với 5.000 sinh viên, viên chức trường đại học này, Trần Mỹ, nói.
"Chính sách quốc gia muốn chúng tôi vươn ra ngoài, vì quốc tế hóa giáo dục đi kèm với toàn cầu hóa nền kinh tế", bà nói.
Khu khuôn viên trường tại Lào bắt đầu như một phần của khu vực phát triển kinh tế giữa Lào và chính phủ Trung Quốc, sau đó được tiếp tục khi một dự án lớn hơn bị hỏng.
Đại học Hạ Môn của Trung Quốc, có trụ sở tại tỉnh Phúc Kiến ở miền đông Trung Quốc, công bố kế hoạch đầu năm nay sẽ mở một chi nhánh tại Malaysia vào năm 2015 và số sinh viên ghi danh hàng năm là 10.000 sinh viên vào năm 2020.
Hồi tháng Năm, Đại học Chiết Giang của Trung Quốc và trường Imperial College London đã ký một thỏa thuận tìm hiểu khả năng mở một cơ sở chung của hai trường, mặc dù phạm vi và kinh phí chưa được nêu chi tiết.
Mạo hiểm
Philip G. Altbach, một chuyên gia về giáo dục đại học quốc tế tại trường Boston College, cảnh báo rằng các trường đại học Trung Quốc có thể đang mạo hiểm khi mở ra ngoài quá sớm.
"Tôi cho rằng các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc có đủ việc để làm ở trong nước mà không cần phải bước vào thế giới các chi nhánh ngoài Trung Quốc vốn nhiều nguy cơ và thường là tốn kém," ông Altbach viết trong một e-mail.
"Cách tạo ảnh hưởng và uy tín toàn cầu tốt nhất cho Trung Quốc trong giáo dục đại học là bằng cách tăng cường các trường đại học của mình ở trong nước và cung cấp một nền giáo dục có 'đẳng cấp thế giới' cho sinh viên Trung Quốc và mở rộng số sinh viên nước ngoài vào học."
Trung Quốc có tham vọng cải cách và quốc tế hóa giáo dục đại học. Đây một phần là để tăng quyền lực mềm của Trung Quốc, tăng số người học tiếng Hoa và hiểu biết về Trung Quốc theo quan điểm của Trung Quốc
(Mary Gallagher, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Hoa, ĐH Michigan)
Bắt đầu từ những năm 1990, Trung Quốc - với mục tiêu có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học hơn - bắt đầu xây dựng các cơ sở mới của các trường, khuyến khích tư nhân hóa giáo dục đại học và mở rộng tuyển sinh.
Những thay đổi đó đã giúp thu hút sinh viên quốc tế, và số lượng này tại Trung Quốc đang gia tăng, lên tới 290.000 sinh viên trong năm 2011.
Cơn sốt này đi kèm với chỉ trích rằng chất lượng đã bị bỏ qua vì chạy theo số lượng và các trường cao đẳng của Trung Quốc đã không làm được việc chuẩn bị sinh viên của họ cho thị trường việc làm, hay cung cấp được cho sinh viên một nền giáo dục toàn diện.
Trung Quốc cũng đã khuyến khích thanh thiếu niên nước này đi du học nước ngoài và mời các trường đại học nước ngoài - đặc biệt là các trường hàng đầu - thành lập các chương trình và các cơ sở chung giúp đáp ứng nhu cầu về giáo dục có chất lượng.
Thành phố Côn Sơn ở tỉnh Giang Tô đang xây dựng một cơ sở trường trị giá 260 triệu đô la cho Đại học Duke, và Đại học New York sẽ mở khu trường ở Thượng Hải với các lớp học bắt đầu vào mùa thu này.
"Nhiều người trong ngành giáo dục đại học ở Trung Quốc vốn cam kết cải cách giáo dục đang hy vọng rằng việc chuyển ra nước ngoài cũng như việc các trường đại học nước ngoài vào Trung Quốc sẽ tạo thêm áp lực phải có cải cách trong các trường đại học Trung Quốc," bà Gallagher nói.Cách tiếp cận mới
Trung Quốc duy trì một cách tiếp cận chuyên môn hóa cao đối với các nghiên cứu tại trường và nó có nguồn gốc từ các mô hình của Liên Xô, nhưng nhiều nhà giáo dục Trung Quốc muốn đưa thêm vào đó cách giáo dục tự do hơn để khuyến khích đạo đức xã hội, trách nhiệm công dân, đổi mới và tư duy phê phán.
Tại Malaysia, nơi các trường đại học Anh đã mở rộng trong những năm gần đây, các kế hoạch của Đại học Hạ Môn, Trung Quốc, đã được chính phủ tán dương, và Thủ tướng Najib Razak gọi nó là có tính "lịch sử."
Khuôn viên chi nhánh mới của trường có thể sẽ thu hút nhiều người trong nhóm người Hoa thiểu số vốn khá lớn tại Malaysia, với các khóa học từ kinh tế đến kỹ sư hóa và văn học Trung Hoa.
Người Hoa thiểu số chiếm hơn một phần năm trong tổng dân số 29 triệu người tại Malaysia, và một số người trong số họ phàn nàn rằng con cái họ phải đối mặt với khó khăn kiếm được chỗ ở các trường đại học do nhà nước tài trợ tại Malaysia vì các chính sách ưu tiên dành cho người sắc tộc Malay chiếm đa số.
Trường Hạ Môn có gốc gác trong nước theo nghĩa là trường được ông Tan Kah Kee, một ông trùm kinh doanh làm giàu tại Đông Nam Á trong đó có Malaysia, thành lập năm 1921.
Chính phủ ủng hộ những nỗ lực của các trường đại học Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài: Việc ký kết thỏa thuận tại Trung Quốc giữa đại học Chiết Giang với trường Imperial College London có sự tham dự của một thống đốc tỉnh.
Nhưng các trường đại học nói rằng họ phải kiếm ngân sách cho các chi nhánh của mình từ thu học phí và các nguồn tư nhân.
Nó ngược với các Viện Khổng Tử, vốn được trợ cấp trực tiếp từ chính phủ Bắc Kinh, bà Trần thuộc chi nhánh đại học Soochow tại Lào nói.
Nhưng bất chấp các thách thức về tài chính, bà cho biết bà rất lạc quan về tương lai của chi nhánh tại Lào, nơi bà nhận thấy có một tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông đầy hào hứng muốn có một nền giáo dục có chất lượng và muốn làm ăn kinh doanh với Trung Quốc.
"Chúng tôi không phải lo lắng về chuyện tìm kiếm sinh viên", bà nói. "Có nhu cầu rất lớn về giáo dục ở đây."
Theo BBC
Các bài liên quan
- Gần 1,3 triệu sinh viên TQ đang du học 18.04.11
, Giáo dục - Đài TQ phát sóng trực tiếp tại Lào 12.10.11
, Asean - Muốn có việc làm phải nói tiếng Trung? 08.06.13
, Giáo dục - Lào lo ngại về đầu tư của Trung Quốc 01.06.11
- TQ 'cấp vốn đường sắt 7 tỷ đôla của Lào' 25.10.12
, Kinh tế - Hoa Kỳ 've vãn' Lào sau gần 60 năm 11.07.12
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét