Đừng xem thường các loại cúm gia cầm
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2013-06-13
Nghe bài này
Cúm A/H1N1 được biết đang lây lan tại một số tỉnh thành tại miền nam Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn và Tiền Giang trong những ngày qua số nhiễm loại virus này gia tăng và đã có 3 ca tử vong.
Gia Minh hỏi chuyện tiến sỹ y khoa Nguyễn Đình Nguyên hiện công tác tại Australia về trường hợp loại virus cúm A/H1N1 này. Trước hết ông có giải thích:
Các loại cúm
Ts Nguyễn Đình Nguyên: Theo nguyên tắc phân loại về vi trùng học các loại thuộc nhóm cúm thì có ba loại thông thường mà người ta biết đến là A,B và C. Nhóm B và C không đáng kể lắm vì chúng gây ra những loại cúm thông thường hằng năm, năm nào cũng gặp; cúm này chỉ gây cảm xoàng, ho, sổ mũi… Đặc biệt mà người ta hay lưu tâm là loại cúm A. Lý do vì sao giới khoa học và giới y tế cộng đồng lưu tâm loại cúm này? Bởi vì đó là loại cúm đặc biệt: thứ nhất nó có khả năng gây bệnh nặng, thứ hai có tỷ lệ tử vong cao, và thứ ba có khả năng gây đại dịch.
Như vậy cúm thế nào thì gọi là H5N1, H7N9, H1N1...? Những loại cúm đó có kháng nguyên trên bề mặt, và trên bề mặt kháng nguyên đó, người ta chia làm hai nhóm: một nhóm là N và nhóm thứ hai là H. Nhóm H có 14 loại và N có 9; cứ ghép cặp: nếu H là 1 đi với N1 thì gọi là H1N1. Nhưng không phải H1N1 nào và H5N1 nào cũng giống nhau. Điều đó làm cho giới khoa học rất đau đầu.
Cúm được biết hằng ngàn năm, hằng ngàn năm; nhưng chúng ta không có cách nào ngăn ngừa hữu hiệu cả. Lý do con virus cúm A có đặc điểm biến hình rất nhanh; biến hình theo kiểu thích nghi với môi trường. Ví dụ năm nay cũng H5N1, phân lập nó ra một nhóm, và sang năm cũng H5N1 nhưng khác nhau chút xíu thôi chưa đủ để phân lập ra thành nhóm khác. Đó là khó khăn khiến chúng ta không thể có cách phòng ngừa đặc hiệu, mà chỉ chạy theo đuôi của loại cúm này mà thôi.
Xin phép được quay lại một chút: cúm nhóm A thường xuất phát từ loại động vật, và các loại động vật hay gặp như lợn gọi là cúm lợn H1N1; rồi cúm ở loại có lông vũ như chim trời, vịt nước người ta gọi là cúm gia cầm, H5N1. Thường các loại đó chỉ phát tán giữa các chủng loại của chúng với nhau mà thôi; đến một lúc nào đó chúng đột biến; gọi là ‘vượt rào cản chủng loại’ chuyển thành lây lan giữa động vật sang người. Vậy sự chuyển lây lan đó theo cơ chế nào chúng ta chưa rõ, nhưng đó là một sự tiến hóa của chúng. Thế rồi cũng chỉ dừng lại ở một người nào bị nhiễm mà thôi, chứ chưa có cơ chế chuyển từ người này sang người khác cho đến khi thành chuyển từ người này sang người khác thì nguy cơ gây nên đại dịch rất lớn.
Lây lan – Phòng ngừa
Gia Minh: Lần này và năm 2009 cũng bùng phát dịch cúm lợn H1N1 tại Mexico, vậy có gì tương đồng và khác biệt?
Ts Nguyễn Đình Nguyên: Thật ra đợt cúm lợn ở Mexico năm 2009 cũng không phải đợt mới. Cúm lợn chúng ta được biết trên thế giới vào năm 1918. Đó là đợt dịch cúm đầu tiên mà không ai biết cả, cho đến năm 1930, nếu tôi nhớ không nhầm, thì các khoa học gia mới phân lập được loại virus này. Dòng đó chính là xuất phát từ lợn. Lúc đó người ta rất phân vân, không biết có nguồn gốc giữa người và lợn hay không, lợn lây sang người hay người lây sang lợn.
Mãi đến năm 1974, ca bệnh ở Fort Dix, bang New Jersey của Mỹ, người ta phát hiện virus hiện diện trong huyết thanh của người cũng có trong huyết thanh của lợn, do đó có mối đầu tiên cho rằng virus từ lợn ‘vượt rào cản’ và lây sang người. Từ đó, người ta mới hiểu rõ hơn cơ chế lây lan. Như vậy không có vấn đề gì mới. Vấn đề thứ hai là có một virus thứ hai có tái dạng kết hợp giữa H1N1 tạo ra dòng H3N2 và một dòng nữa là H1N2, cả ba dòng này đều có nguồn gốc từ lợn cả.
Gia Minh: Truyền thông trong nước chỉ nói đến có trường hợp tử vong và có những trường hợp đang điều trị cúm A/H1N1 mà chưa nói đến nguyên nhân gì; là người làm trong ngành y tế và vi trùng học, thì tiến sỹ có thể giải thích gì?
Ts Nguyễn Đình Nguyên: Để giải thích vì sao trong năm nay có tỷ lệ tử vong cao như thế vẫn không nằm ngoài điều gì khác biệt của virus nhóm A cả. Điều tôi có thể nói theo hiểu biết và mặt bằng chung về cúm nhóm A thì những loại virus cúm mạnh như thế thường không lây lan nhanh mạnh; nhưng tỷ lệ tử vong cao. Điều đó làm cho người bệnh, thân nhân và mọi người hoang mang.
Gia Minh: Có nên ăn thịt heo, huyết heo không?
Ts Nguyễn Đình Nguyên: Câu hỏi này rất hay ho. Giống như trước đây cúm gà, người ta cũng hỏi có nên ăn hay không. Câu trả lời là không có vấn đề gì cả. Con virus sống trong con heo, không phải mình ăn heo đó thì bị mà con virus đó phải qua cơ chế chuyển đổi mới tấn công vào người. Phải hiểu một điều là virus rất nhạy cảm với môi trường, trong chỉ 70 độ C là chết gần hết.
Còn không nên ăn huyết sống vấn đề không phải virus cúm mà còn nhiều loại vi trùng khác vì đó là dung mối tốt nhất cho tất cả mọi loại vi trùng sống chứ không cứ gì là virus cúm, nên không nên ăn; còn những loại khác nấu chín kỹ thì không có vấn đề gì. Cần có ý thức về vấn đề ăn uống và vệ sinh phòng dịch. Trong mùa dịch có những người không ăn những thứ đó; nhưng tôi nghĩ mức độ không nên cực đoan đến như thế. Phòng tránh vì còn có nhiều nguy cơ khác, chứ không phải chỉ có mỗi virus cúm không thôi, còn nhiều nguy cơ mắc bệnh khác nữa.
Gia Minh: Cám ơn Tiến sỹ.
Cúm A/H1N1 được biết đang lây lan tại một số tỉnh thành tại miền nam Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn và Tiền Giang trong những ngày qua số nhiễm loại virus này gia tăng và đã có 3 ca tử vong.
Gia Minh hỏi chuyện tiến sỹ y khoa Nguyễn Đình Nguyên hiện công tác tại Australia về trường hợp loại virus cúm A/H1N1 này. Trước hết ông có giải thích:
Các loại cúm
Ts Nguyễn Đình Nguyên: Theo nguyên tắc phân loại về vi trùng học các loại thuộc nhóm cúm thì có ba loại thông thường mà người ta biết đến là A,B và C. Nhóm B và C không đáng kể lắm vì chúng gây ra những loại cúm thông thường hằng năm, năm nào cũng gặp; cúm này chỉ gây cảm xoàng, ho, sổ mũi… Đặc biệt mà người ta hay lưu tâm là loại cúm A. Lý do vì sao giới khoa học và giới y tế cộng đồng lưu tâm loại cúm này? Bởi vì đó là loại cúm đặc biệt: thứ nhất nó có khả năng gây bệnh nặng, thứ hai có tỷ lệ tử vong cao, và thứ ba có khả năng gây đại dịch.
Như vậy cúm thế nào thì gọi là H5N1, H7N9, H1N1...? Những loại cúm đó có kháng nguyên trên bề mặt, và trên bề mặt kháng nguyên đó, người ta chia làm hai nhóm: một nhóm là N và nhóm thứ hai là H. Nhóm H có 14 loại và N có 9; cứ ghép cặp: nếu H là 1 đi với N1 thì gọi là H1N1. Nhưng không phải H1N1 nào và H5N1 nào cũng giống nhau. Điều đó làm cho giới khoa học rất đau đầu.
Cúm được biết hằng ngàn năm, hằng ngàn năm; nhưng chúng ta không có cách nào ngăn ngừa hữu hiệu cả. Lý do con virus cúm A có đặc điểm biến hình rất nhanh; biến hình theo kiểu thích nghi với môi trường. Ví dụ năm nay cũng H5N1, phân lập nó ra một nhóm, và sang năm cũng H5N1 nhưng khác nhau chút xíu thôi chưa đủ để phân lập ra thành nhóm khác. Đó là khó khăn khiến chúng ta không thể có cách phòng ngừa đặc hiệu, mà chỉ chạy theo đuôi của loại cúm này mà thôi.
Cúm được biết hằng ngàn năm, hằng ngàn năm; nhưng chúng ta không có cách nào ngăn ngừa hữu hiệu cả. Lý do con virus cúm A có đặc điểm biến hình rất nhanh; biến hình theo kiểu thích nghi với môi trườngNói đi thì cũng phải nói lại: các loại cúm mới H5N1,H1N1 chưa có khả năng lây lan mạnh giữa người với người.
Ts Nguyễn Đình Nguyên
Xin phép được quay lại một chút: cúm nhóm A thường xuất phát từ loại động vật, và các loại động vật hay gặp như lợn gọi là cúm lợn H1N1; rồi cúm ở loại có lông vũ như chim trời, vịt nước người ta gọi là cúm gia cầm, H5N1. Thường các loại đó chỉ phát tán giữa các chủng loại của chúng với nhau mà thôi; đến một lúc nào đó chúng đột biến; gọi là ‘vượt rào cản chủng loại’ chuyển thành lây lan giữa động vật sang người. Vậy sự chuyển lây lan đó theo cơ chế nào chúng ta chưa rõ, nhưng đó là một sự tiến hóa của chúng. Thế rồi cũng chỉ dừng lại ở một người nào bị nhiễm mà thôi, chứ chưa có cơ chế chuyển từ người này sang người khác cho đến khi thành chuyển từ người này sang người khác thì nguy cơ gây nên đại dịch rất lớn.
Lây lan – Phòng ngừa
Gia Minh: Lần này và năm 2009 cũng bùng phát dịch cúm lợn H1N1 tại Mexico, vậy có gì tương đồng và khác biệt?
Ts Nguyễn Đình Nguyên: Thật ra đợt cúm lợn ở Mexico năm 2009 cũng không phải đợt mới. Cúm lợn chúng ta được biết trên thế giới vào năm 1918. Đó là đợt dịch cúm đầu tiên mà không ai biết cả, cho đến năm 1930, nếu tôi nhớ không nhầm, thì các khoa học gia mới phân lập được loại virus này. Dòng đó chính là xuất phát từ lợn. Lúc đó người ta rất phân vân, không biết có nguồn gốc giữa người và lợn hay không, lợn lây sang người hay người lây sang lợn.
Mãi đến năm 1974, ca bệnh ở Fort Dix, bang New Jersey của Mỹ, người ta phát hiện virus hiện diện trong huyết thanh của người cũng có trong huyết thanh của lợn, do đó có mối đầu tiên cho rằng virus từ lợn ‘vượt rào cản’ và lây sang người. Từ đó, người ta mới hiểu rõ hơn cơ chế lây lan. Như vậy không có vấn đề gì mới. Vấn đề thứ hai là có một virus thứ hai có tái dạng kết hợp giữa H1N1 tạo ra dòng H3N2 và một dòng nữa là H1N2, cả ba dòng này đều có nguồn gốc từ lợn cả.
Đặc biệt mà người ta hay lưu tâm là loại cúm A. Lý do vì sao giới khoa học và giới y tế cộng đồng lưu tâm loại cúm này? Bởi vì đó là loại cúm đặc biệt: thứ nhất nó có khả năng gây bệnh nặng, thứ hai có tỷ lệ tử vong cao, và thứ ba có khả năng gây đại dịchNhư vậy cúm lợn đã lây lan gần cả thế kỷ nay và vào năm 2009 có một đại dịch cúm lợn tại Mexico; điều đó hoàn toàn phù hợp cơ chế biến hình đột biến một cách rất nhanh chóng, và thay đổi rất đột ngột của các virus cúm nhóm A. Do đó không có gì lấy làm ngạc nhiên khi virus đợt này năm 2013 ở Việt Nam không giống với virus đợt năm 2009 ở Mexico; nhưng để trả lời giống hay khác nhau thì tôi không có câu trả lời vì cần phải có tìm hiểu thêm về virus học.
Ts Nguyễn Đình Nguyên
Gia Minh: Truyền thông trong nước chỉ nói đến có trường hợp tử vong và có những trường hợp đang điều trị cúm A/H1N1 mà chưa nói đến nguyên nhân gì; là người làm trong ngành y tế và vi trùng học, thì tiến sỹ có thể giải thích gì?
Ts Nguyễn Đình Nguyên: Để giải thích vì sao trong năm nay có tỷ lệ tử vong cao như thế vẫn không nằm ngoài điều gì khác biệt của virus nhóm A cả. Điều tôi có thể nói theo hiểu biết và mặt bằng chung về cúm nhóm A thì những loại virus cúm mạnh như thế thường không lây lan nhanh mạnh; nhưng tỷ lệ tử vong cao. Điều đó làm cho người bệnh, thân nhân và mọi người hoang mang.
Cách phòng chống căn bản là giữ gìn vệ sinh cá nhân, nâng cao thể trạng...nên tránh tiếp xúc giữa người với người; nếu bản thân bị bệnh tốt nhất nên ở nhà để ngăn ngừa lây lan cho người khác; nên che mũi và miệng; hắt hơi phải rửa tay ngay. Rửa tay là một biện pháp rất tốtDo đó không nên quá hoang mang; nên có cách phòng chống. Cách phòng chống căn bản là giữ gìn vệ sinh cá nhân, nâng cao thể trạng Trong mùa cúm lây lan, nên tránh tiếp xúc giữa người với người; nếu bản thân bị bệnh tốt nhất nên ở nhà để ngăn ngừa lây lan cho người khác; nên che mũi và miệng; hắt hơi phải rửa tay ngay. Rửa tay là một biện pháp rất tốt. Đó là những phương pháp phòng ngừa cúm; chứ không có phương pháp nào đặc hiệu cả.
Ts Nguyễn Đình Nguyên
Gia Minh: Có nên ăn thịt heo, huyết heo không?
Ts Nguyễn Đình Nguyên: Câu hỏi này rất hay ho. Giống như trước đây cúm gà, người ta cũng hỏi có nên ăn hay không. Câu trả lời là không có vấn đề gì cả. Con virus sống trong con heo, không phải mình ăn heo đó thì bị mà con virus đó phải qua cơ chế chuyển đổi mới tấn công vào người. Phải hiểu một điều là virus rất nhạy cảm với môi trường, trong chỉ 70 độ C là chết gần hết.
Còn không nên ăn huyết sống vấn đề không phải virus cúm mà còn nhiều loại vi trùng khác vì đó là dung mối tốt nhất cho tất cả mọi loại vi trùng sống chứ không cứ gì là virus cúm, nên không nên ăn; còn những loại khác nấu chín kỹ thì không có vấn đề gì. Cần có ý thức về vấn đề ăn uống và vệ sinh phòng dịch. Trong mùa dịch có những người không ăn những thứ đó; nhưng tôi nghĩ mức độ không nên cực đoan đến như thế. Phòng tránh vì còn có nhiều nguy cơ khác, chứ không phải chỉ có mỗi virus cúm không thôi, còn nhiều nguy cơ mắc bệnh khác nữa.
Gia Minh: Cám ơn Tiến sỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét