Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn theo kiến trúc truyền thống Việt Nam

Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn  
  Được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Việt Nam, nhà nguyện nằm trong khuôn viên tòa giám mục Tổng giáo phận tại quận 3 được xem là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay.
ToaTongGiamMucSaiGon-1.jpg
Nằm trên đường
Phan đình Phùng,Sài Gòn trước 75, ngôi nhà cổ khá khuất trong
nhiều khu cao tầng bên cạnh. Nhà được xây từ đời vua Gia Long, thế kỷ 18 sát kênh
Thị Nghè (nay là Thảo Cầm Viên). Theo linh mục Trần An Hiệp, từ vị trí ban đầu,
nhà nguyện được chuyển chỗ 2 lần trước khi về đây.

ToaTongGiamMucSaiGon-2.jpg
Ngôi nhà xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, với ba gian hai chái.
Hệ thống rường ngắn, hoa văn tinh xảo trên vách tất cả đều làm bằng gỗ.

ToaTongGiamMucSaiGon-3.jpg
Gian trước cửa chính là nơi làm lễ cầu nguyện.

ToaTongGiamMucSaiGon-4.jpg
Năm 1962, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cho xây tường gạch thay
vách ván và cửa vào chính được làm bằng gỗ xếp cho thuận tiện khi sử dụng.

ToaTongGiamMucSaiGon-5.jpg
Qua trùng tu nền nhà được nâng lên để chống ngập.

ToaTongGiamMucSaiGon-6.jpg
Mái được lợp ngói âm dương với những họa tiết hoa văn viền tinh xảo.

ToaTongGiamMucSaiGon-7.jpg
Chính diện gian giữa là nơi đặt án thờ cầu nguyện,
hầu hết chi tiết bên trong được giữ nguyên từ hơn 200 năm trước.

ToaTongGiamMucSaiGon-8.jpg
Năm 1980, cột kèo mái ngói bị mối mọt làm hư hại, phải cưa đi và dùng cốt sắt đổ đá,
xi măng bên trong để giữ cho ngôi nhà cổ như nguyên trạng.
Toàn bộ tường, nền cũng được thay lại từ gỗ sang xi măng để kiên cố.

ToaTongGiamMucSaiGon-9.jpg
Hệ thống vách là những thanh gỗ mỏng, xếp vuông góc.

ToaTongGiamMucSaiGon-10.jpg
Toàn bộ ngôi nhà nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục, xung quanh là tường rào bao bọc.
Đến nay ngôi nhà vẫn được nguyên vẹn kiến trúc cổ, tuy nhiên, một số chi tiết đang bị xuống cấp.

ToaTongGiamMucSaiGon-11.jpg 
 ngôi nhà sắp được trùng tu, tập trung ở mái ngói âm dương
bị hư, một số kết cấu bị mối mục... nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên trạng kiến trúc cổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét