Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Đông Đức : Sinh mạng con người như con chuột bạch

Đông Đức : Sinh mạng con người như con chuột bạch

Theo tuần báo Der Spiegel, các viện bào chế dược phẩmTây Đức đã  thử nghiệm thuốc trên khoảng 50 000 người Đông Đức (AFP)
Theo tuần báo Der Spiegel, các viện bào chế dược phẩmTây Đức đã thử nghiệm thuốc trên khoảng 50 000 người Đông Đức (AFP)

Thu Hằng
« Đông Đức, khi con người bị dùng để thử nghiệm thuốc như những con chuột bạch », « Các doanh nghiệp Pháp chọn chuyển hoạt động sang châu Âu », « Mỹ công nhận Damas sử dụng vũ khí hóa học » và « Bảo vệ di sản văn hóa khmer » là các thông tin chính mà các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay đề cập tới.

Vào ngày hôm nay 15/06/2013, Đức thành lập một ủy ban để điều tra về các vụ thử nghiệm dược phẩm trên con người của các phòng thí nghiệm Tây Đức trong thập niên 1980. Đặc phái viên báo Le Monde tại Berlin gửi về bài phóng sự điều tra với tựa đề : « Đông Đức, đất nước của những con chuột bạch », ý muốn nói là con người bị sử dụng như vật thí nghiệm.

Trong thập kỷ 80, khoảng 50 000 người Đông Đức bị sử dụng cho các thử nghiệm dược phẩm của các viện bào chế Tây Đức, mà họ không hề hay biết. Herbert Bruchmüller, nạn nhân sống sót duy nhất trong một cuộc thử nghiệm thuốc năm 1989, tố cáo các bác sĩ Đông Đức thời đó đã bán rẻ đồng hương của mình cho các phòng thí nghiệm dược phẩm Tây Đức.
Bác sĩ điều trị bệnh viêm cơ tim của ông cho ông biết về một loại thuốc điều trị mới tại một bệnh viện tư cách nhà ông khoảng 20 km. Tràn trề hy vọng, ông bị thử nghiệm một loại thuốc đặc trị bệnh huyết áp thấp mà ông không hề biết tên, cùng với khoảng 30 người khác. Trong một buổi kiểm tra hàng tuần, một người chết tại chỗ ngay cạnh ông, khi đang đạp xe.
Sáu người khác chết sau đó do tác dụng phụ của thuốc, hoặc do dùng song song hai loại thuốc điều trị. Sau chừng đấy thời gian, ông là người may mắn duy nhất còn sống. Ông nhớ lại : « Vào thời kỳ đó, ở đất nước chúng tôi tồn tại một dạng kiểu kỷ luật. Chúng tôi không đặt câu hỏi. Không ai nghĩ là có quyền được biết điều gì hết. Cũng có các bác sĩ tốt. Chúng tôi tin tưởng họ. Nhưng chúng tôi không có lựa chọn ».
Trong thập kỷ trước ngày hai miền được thống nhất, Đông Đức giống như một miền đất tuyệt vời cho các cuộc thử nghiệm thuốc của các phòng thí nghiệm phương tây. Nhân viên ngành y tế, từ vị trí thấp tới cao, đều được đào tạo cẩn thận để cung cấp thông tin các cuộc thử nghiệm, đồng thời cũng bị theo dõi chặt chẽ để họ không làm trái với quy định và thỉnh thoảng được tặng các món quà nhỏ để lấp bớt các thiếu thốn vật chất từ các nhà đại diện của các tập đoàn dược phẩm như : Bayer, Schering, Hoechst (hiện nay là Sanofi), Boehringer Mannheim (trong tập đoàn Roche hiện nay), Pfizer, Ciba Geigy, Sandoz hay Roche.
Vào thời đó, hệ thống y tế Đông Đức muốn trở thành một tấm gương phản ánh cho một chế độ tiên tiến luôn quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thế nhưng, do thiếu trang thiết bị y tế, công việc này trở thành sự đày ải hàng ngày. Họ thiếu đủ thứ, từ găng tay sử dụng một lần tới máy tính hay lồng ấp và máy dò, thậm chí cả cam hay chuối tặng bệnh nhân vào dịp lễ Noel.
Trong những năm 80, chừng 20% thuốc men không được chu cấp, do đó tỉ lệ tử vong tăng cao. Các cuộc thử nghiệm thuốc mà các phòng thí nghiệm phương tây đang cần trở thành chiếc phao cấp cứu cho một chế độ trong tình trạng tuyệt vọng. Gần 600 thử nghiệm được tiến hành tại khoảng 50 bệnh viện công và tư nhân trên cả nước.
Tuần báo Đức Der Spiegel, đang điều tra vụ này, ước chừng có khoảng 50 000 bệnh nhân được điều trị từ liệu pháp hóa học tới thuốc chống trầm cảm hay từ các thuốc trị tim tới trị bệnh nghiện rượu. Năm 1983, chính phủ Đông Đức mở một phòng quan hệ ngay Đông Berlin để đón tiếp mỗi tuần tới 40 cuộc viếng thăm của các nhà đại diện dược phẩm Tây Đức. Tùy theo quy mô hay tính chất phức tạp, các cuộc thử nghiệm có thể lên tới 800 000 mác Đức (khoảng 400 000 euros).
Một ủy ban điều tra, đứng đầu là Volker Hess, nhà sử học tại bệnh viện Charité ở Đông Berlin, được thành lập ngày 15/06/2013. Cuộc điều tra được tiến hành trong vòng hai năm rưỡi nhằm xác định trách nhiệm của các tập đoàn dược phẩm. Đặc phái viên báo Le Monde đã tranh thủ buổi phỏng vấn để thăm quan và miêu tả bảo tàng nằm ngay trong bệnh viện Charité, gần như có một không hai này. Tác giả khuyên những người yếu tim nên tránh xa vì họ có thể bị sốc với những bộ sưu tập nội tạng hãi hùng hay ảnh chụp minh họa chính sách thuần chủng dưới thời Đức Quốc xã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét