Kinh tế Việt Nam có nguy cơ lệ thuộc Trung Quốc
Chợ Long Biên Hà Nội : Từ rau quả đến cá tầm, nông sản và thực phẩm Trung Quốc tràn vào Việt Nam (REUTERS /Kham)
Trong khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động xâm lấn lãnh hải Việt Nam trên Biển Đông, thì một nguy cơ khác nghiêm trọng hơn de dọa chúng ta, đó là nguy cơ kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Đây là nguy cơ đã được một số chuyên gia kinh tế cảnh báo từ mấy năm qua, nhưng lần đầu tiên một đại biểu công khai nêu lên vấn đề này trong kỳ họp của Quốc hội Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ hôm qua 31/05/2013 có bài « Lo lắng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc », đăng lại một tham luận của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa gởi đến Ban thư ký kỳ họp hiện nay của Quốc hội. Thật ra thì theo các nguồn tin trên mạng, bài tham luận do Tuổi Trẻ đăng đã bị cắt một số đoạn hoặc bị chỉnh sửa vài chỗ.
Chẳng hạn như đoạn ông Trương Trọng Nghĩa chỉ trích báo cáo của chính phủ là « không phản ánh đầy đủ và xác thực tình hình khó khăn, yếu kém, cả về những con số lẫn đánh giá, nhận định ». Còn về các giải pháp do chính phủ đề ra, theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, « không ít nội dung chỉ mới là những khẩu hiệu. »
Tuy nhiên, bài tham luận đăng trên tờ Tuổi Trẻ đã gây sự chú ý đặc biệt, vì ông Trương Trọng Nghĩa đã nêu rõ những lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đã và đang phụ thuộc vào Trung Quốc một cách đáng báo động. Cụ thể, theo ông Nghĩa, « về đầu tư xây dựng, nhà thầu Trung Quốc đã thắng thầu nhiều (thậm chí phần lớn) dự án lớn, chủ yếu dựa vào tiêu chí giá rẻ, và những cam kết “muốn gì có nấy”, về sau mới thấy công nghệ, nhân lực và cả nguồn vốn của họ đều không đạt yêu cầu".
Về thương mại, đại biểu Trương Trọng Nghĩa báo động về tình trạng thương lái Trung Quốc xâm nhập sâu vào các vùng, chi phối thị trường bằng các thủ thuật giá, thu mua với giá rẻ những mặt hàng để lại tác hại nhiều mặt cho Việt Nam.
Ông viết : « Có những thứ không biết họ mua để làm gì. Nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp Trung Quốc giá rẻ tràn ngập nước ta mà không bị kiểm soát về chất lượng và vệ sinh, an toàn, thậm chí có những mặt hàng dán mác Việt Nam. »
Về công nghiệp, bài tham luận của đại biểu Trương Trọng Nghĩa cảnh báo : « Do sức cạnh tranh giảm sút, thiếu công nghiệp hỗ trợ, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và cả công nghệ thấp của Trung Quốc bởi vì giá rẻ, cách mua bán linh hoạt, và Việt Nam thiếu rào cản kỹ thuật. Đang có sự e ngại Việt Nam có thể trở thành bãi đáp công nghệ thấp cho các nhà đầu tư Trung Quốc, vì giá lao động rẻ, và quản lý dễ dãi về an toàn, vệ sinh, môi trường. »
Cho tới nay, chính quyền Việt Nam vẫn bất lực không thể ngăn cản được tình trạng hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực nông ngư nghiệp, báo chí trong nước mấy ngày qua đã báo động về nguy cơ « Trung Quốc hóa » các trại nuôi cá tầm Việt Nam.
Cụ thể, Hiệp hội các nhà nuôi cá nước lạnh tố cáo rằng, để đối phó với lực lượng chống buôn lậu, thương nhân Trung Quốc đã tìm cách cấu kết với một số người Việt mở các trại cá tại Việt Nam, như là “trạm trung chuyển” nhằm “rửa” nguồn gốc cá tầm nhập lậu. Cá tầm của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1/2 giá cá nuôi tại Việt Nam và chẳng ai biết họ nuôi cách nào mà giá rẻ đến thế.
Trường hợp của cá tầm chỉ là một trong vô số các ví dụ cho thấy rõ ràng đang có một âm mưu phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam, như lời báo động của ông Trần Cao Mưu – Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam trên tờ Pháp Luật cách đây vài ngày. Ông kêu gọi chính phủ nên có chính sách để đối phó với âm mưu này.
Chẳng hạn như đoạn ông Trương Trọng Nghĩa chỉ trích báo cáo của chính phủ là « không phản ánh đầy đủ và xác thực tình hình khó khăn, yếu kém, cả về những con số lẫn đánh giá, nhận định ». Còn về các giải pháp do chính phủ đề ra, theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, « không ít nội dung chỉ mới là những khẩu hiệu. »
Tuy nhiên, bài tham luận đăng trên tờ Tuổi Trẻ đã gây sự chú ý đặc biệt, vì ông Trương Trọng Nghĩa đã nêu rõ những lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đã và đang phụ thuộc vào Trung Quốc một cách đáng báo động. Cụ thể, theo ông Nghĩa, « về đầu tư xây dựng, nhà thầu Trung Quốc đã thắng thầu nhiều (thậm chí phần lớn) dự án lớn, chủ yếu dựa vào tiêu chí giá rẻ, và những cam kết “muốn gì có nấy”, về sau mới thấy công nghệ, nhân lực và cả nguồn vốn của họ đều không đạt yêu cầu".
Về thương mại, đại biểu Trương Trọng Nghĩa báo động về tình trạng thương lái Trung Quốc xâm nhập sâu vào các vùng, chi phối thị trường bằng các thủ thuật giá, thu mua với giá rẻ những mặt hàng để lại tác hại nhiều mặt cho Việt Nam.
Ông viết : « Có những thứ không biết họ mua để làm gì. Nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp Trung Quốc giá rẻ tràn ngập nước ta mà không bị kiểm soát về chất lượng và vệ sinh, an toàn, thậm chí có những mặt hàng dán mác Việt Nam. »
Về công nghiệp, bài tham luận của đại biểu Trương Trọng Nghĩa cảnh báo : « Do sức cạnh tranh giảm sút, thiếu công nghiệp hỗ trợ, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và cả công nghệ thấp của Trung Quốc bởi vì giá rẻ, cách mua bán linh hoạt, và Việt Nam thiếu rào cản kỹ thuật. Đang có sự e ngại Việt Nam có thể trở thành bãi đáp công nghệ thấp cho các nhà đầu tư Trung Quốc, vì giá lao động rẻ, và quản lý dễ dãi về an toàn, vệ sinh, môi trường. »
Cho tới nay, chính quyền Việt Nam vẫn bất lực không thể ngăn cản được tình trạng hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực nông ngư nghiệp, báo chí trong nước mấy ngày qua đã báo động về nguy cơ « Trung Quốc hóa » các trại nuôi cá tầm Việt Nam.
Cụ thể, Hiệp hội các nhà nuôi cá nước lạnh tố cáo rằng, để đối phó với lực lượng chống buôn lậu, thương nhân Trung Quốc đã tìm cách cấu kết với một số người Việt mở các trại cá tại Việt Nam, như là “trạm trung chuyển” nhằm “rửa” nguồn gốc cá tầm nhập lậu. Cá tầm của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1/2 giá cá nuôi tại Việt Nam và chẳng ai biết họ nuôi cách nào mà giá rẻ đến thế.
Trường hợp của cá tầm chỉ là một trong vô số các ví dụ cho thấy rõ ràng đang có một âm mưu phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam, như lời báo động của ông Trần Cao Mưu – Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam trên tờ Pháp Luật cách đây vài ngày. Ông kêu gọi chính phủ nên có chính sách để đối phó với âm mưu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét